Ngược lại, có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, ví dụ như thị trường lao động, môi trường doanh nghiệp hay do chính bản thân người lao động ..
Trang 1GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà Lớp : 14SKT11
Trang 2ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3LÝ DO NGHIÊN CỨU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn lực con người Để sử dụng hiệu quả nguồn lực này thì mọi nhà quản trị đều phải sử dụng đến một công cụ là tiền lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
Đối với người sử dụng lao động thì đó là một khoản chi phí trong chi phí sản xuất kinh doanh Để kinh doanh có hiệu quả thì họ phải tối thiểu hóa chi phí này Đồng thời, phải sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế để khai thác tối đa nguồn lực con người
Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu
Đối với xã hội thì tiền lương là căn cứ để đóng thuế thu nhập, trên
cơ sở đó mà phân phối lại thu nhập của xã hội
Ngược lại, có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, ví dụ như thị trường lao động, môi trường doanh nghiệp hay do chính bản thân người lao động
Trang 4VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay và khảo sát số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đó.
Trang 5MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khái quát tình hình tiền lương của người lao động và chỉ
ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Từ đó phân tích được yếu tố nào tác động mạnh và yếu
tố nào ít tác động đến tiền lương của họ.
Trang 6CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình tiền lương của người lao động hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Yếu tố nào tác động đến tiền lương của người lao động hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ tác động của các yếu tố đó?
Trang 7 Đối tượng nghiên cứu: Người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tiền lương là giá cả của sức lao động hình thành thông qua cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động.
Tiền lương phụ thuộc vào tình hình cung cầu, chính sách tiền lương của Nhà nước.
Hiểu theo nghĩa rộng, tiền lương không chỉ bao hàm các yếu tố tài chính mà còn có cả các yếu tố phi tài chính.
Phần phi tài chính chứa đựng các lợi ích mang lại cho người lao động từ bản thân công việc và môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, sự vui vẻ, mức độ tích luỹ kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của xã hội.
Khái niệm tiền lương
Trang 9CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hình thức trả lương theo thời gian
- Trả lương theo thời gian giản đơn:
Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu
- Trả lương theo thời gian có thưởng:
Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng
Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi
trả cho người lao động dựa trên hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn
với kết quả lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
Các hình thức trả lương
Trang 10CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hình thức trả lương theo sản phẩm
– Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
– Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
– Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
– Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
– Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công
việc
Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi
trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định
Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động
với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
Nhược điểm: Tính toán phức tạp.
Các hình thức trả lương
Trang 11CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp (Môi trường xã hội)
2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp
3 Nhóm yếu tố thuộc bản thân người lao động
4 Nhóm yếu tố thuộc về công việc
5 Các nhân tố khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động
Trang 12CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp (Môi trường xã hội)
- Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước
- Tình hình cung cầu lao động và mức lương trên thị trường lao động
- Chi phí sinh hoạt; giá cả hàng hóa, dịch vụ
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Các yếu tố khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động
Trang 13CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Năng suất lao động
- Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức
3 Nhóm yếu tố thuộc bản thân người lao động
- Trình độ lao động
- Thâm niên công tác, kinh nghiệm làm việc
- Mức độ hoàn thành công việc
- Tiềm năng nhân viên
- Các yếu tố khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động
Trang 14CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4 Nhóm yếu tố thuộc về công việc
- Mức độ hấp dẫn, tầm quan trọng của công việc
- Mức độ phức tạp của công việc
- Điều kiện thực hiện công việc
- Các nhân tố khác
5 Các nhân tố khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động
Trang 15CƠ SỞ LÝ THUYẾT
* Đinh Mỹ Hương (2013), Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền
lương của người lao động việt Nam trong giai đoạn từ năm
2004 đến 2006, đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền
lương của người lao động như sau: khi số năm đi học hay
số năm kinh nghiệm tăng lên một đơn vị thì tiền lương tăng theo một hàm số với biến là Schooling hay Experience.
* Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014), Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng làm việc của người lao động trong các cơ
sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội, nhân tố
tiền lương – thu nhập tác động mạnh nhất đến chất lượng làm việc của người lao động, tiếp đó là thời gian làm việc
và nghỉ ngơi.
Các nghiên cứu trước
Trang 16CƠ SỞ LÝ THUYẾT
* Pratik Mukesh Mehta (2012), The factors driving
employee Salaries đưa ra ba kết luận
Thứ nhất: thông tin cá nhân như độ tuổi, vị trí, chiến lược làm việc, số người phụ thuộc thậm chí thái độ cảm xúc của người lao động ảnh hưởng đến tiền lương của họ
Thứ hai: tình hình quản lý vĩ mô và vi mô của thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động
Thứ ba: tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cơ hội để người lao động xin được công việc hài lòng như họ mong muốn.
Các nghiên cứu trước
Trang 17PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng kết hợp với tổng quan tài liệu.
Sử dụng phần mềm hổ trợ trong tính toán SPSS
Phương pháp thu thập số liệu
Trang 18PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
XH : Môi trường xã hội ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.
DN: Môi trường trong doanh nghiệp tác động đến tiền lương của người lao động.
BT: Bản thân người lao động tác động đến tiền lương của chính họ.
CV: Giá trị công việc tác động đến tiền lương của người lao động.
KH: Các nhân tố khác như giới tính, độ tuổi, khu vực thành thị hay nông thôn … cũng tác động đến tiền lương của người lao động.
Giả thuyết nghiên cứu
Trang 19PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đó: Y là biến phụ thuộc; XH, DN, BT, CV, KH là các biến độc lập
Y: Tiền lương của người lao động
XH: Môi trường xã hội
DN: Môi trường doanh nghiệp
BT: Bản thân người lao động
CV: Giá trị công việc
KH: Các nhân tố khác
β0: Tham số chặn
β1 , β2 , β3 , β4 , β5: Các tham số chưa biết của mô hình
U: Sai số ngẫu nhiên
Mô hình nghiên cứu
Trang 20PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến Y: Tiền lương được đo bằng số tiền mà người lao động nhận
được Thang đo phân loại: từ … đồng đến … đồng.
Biến XH: Môi trường xã hội được đo bằng các thang đo sau:
+ Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước
+ Tình hình cung cầu lao động và mức lương trên thị trường của người lao động
+ Chi phí sinh hoạt, giá cả, hàng hóa dịch vụ
+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế
+ Các yếu tố khác
Biến XH đi thu thập số liệu bằng cách hỏi ý kiến chuyên gia.
Mô hình nghiên cứu
Trang 21PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến DN: Môi trường doanh nghiệp được đo bằng các thang đo
sau:
+ Năng suất lao động
+ Chính sách tiền lương của doanh nghiệp
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Biến DN đi thu thập số liệu bằng cách lập bảng câu hỏi gửi đến các doanh nghiệp có lao động được khảo sát.
Mô hình nghiên cứu
Trang 22PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến BT: Bản thân người lao động được đo bằng các thang đo sau:
+ Trình độ lao động: dùng thang đo xếp hạng
+ Thâm niên công tác (kinh nghiệm làm việc): dùng thang đo phân loại
+ Mức độ hoàn thành công việc: dùng thang đo mức độ
+ Tiềm năng của người lao động: dùng thang đo Yes/No
+ Các yếu tố khác (sự trung thành, Sức khỏe): dùng thang đo mức độ
Biến BT đi thu thập số liệu bằng cách lập bảng câu hỏi gửi đến đối tượng lao động
Mô hình nghiên cứu
Trang 23PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến CV: Giá trị công việc được đo bằng các thang đo sau:
+ Mức hấp dẫn của công việc
+ Tầm quan trọng của công việc
+ Mức độ phức tạp của công việc
+Điều kiện thực hiện công việc
Biến CV dùng thang đo mức độ
Mô hình nghiên cứu
Trang 24PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến KH: Các nhân tố khác được đo bằng các thang đo sau:
+ Giới tính
+ Độ tuổi
+ Khu vực thành thị - nông thôn
Biến KH dùng thang đo phân loại
Mô hình nghiên cứu
Trang 25DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu nghiên cứu dựa vào kết quả điều tra, phỏng vấn của 250 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Trang 26NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tiền lương và các yếu tố tác động đến tiền lương
Nghiên cứu mô hình kinh tế lượng để xác định mối tương quan giữa các biến tác động đến tiền lương
Mô tả nguồn dữ liệu để phục vụ nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa các biến với tiền lương
Trang 27Ý NGHĨA
Yếu tố nào tác động mạnh và yếu tố nào ít tác động đến tiền lương của người lao động từ đó giúp người lao động tích cực phát huy những điểm mạnh của bản thân đồng thời hạn chế những khuyết điểm còn tồn tại để từ đó làm tăng tiền lương của người lao động.
Trang 28DỰ KIẾN KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu của đề tài này dự kiến 5 chương
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sơ lý thuyết về tiền lương
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận
Trang 29Đề tài này dự kiến thực hiện từ …/ … / 2015 đến … / …/ 2015
Trang 30- Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng làm việc của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh phi chính thức ở Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2014,
tập 12 số 6: 955 – 963
- Đinh Mỹ Hương (2013), Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của
người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006,
Luận văn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, TP Hà Nội, Việt Nam
- Nguyễn Minh Hà (2014), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa
học, Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM
- Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS (2008), Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM
Trang 31- Pratik Mukesh Mehta (2012), The factors driving employee
salaries, New York University.
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ luật lao động
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn bộ luật lao động
- Võ Văn Nhị (2010), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính
- Trang web:
http://quynhtrangduong.wordpress.com
http://voer.edu.vn