1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

15 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 123 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1/ Lý do nghiên cứu: 1 2/ Đặt vấn đề nghiên cứu: 2 3/ Câu hỏi nghiên cứu: 3 4/ Mục tiêu nghiên cứu: 3 5/ Các khái niệm: 3 6/ Cơ sở lý thuyết: 7 7/ Giả thuyết nghiên cứu: 8 8/ Phương pháp và mô hình nghiên cứu: 9 9/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 10 10/ Dữ liệu nghiên cứu: 10 11/ Ý nghĩa và hạn chế nghiên cứu: 11 12/ Kết cấu dự kiến của đề tài nghiên cứu: 12 13/ Tiến độ thực hiện nghiên cứu: 13 14/ Tài liệu tham khảo: 13 i 1/ Lý do nghiên cứu: Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến từng bước hội nhập quốc tế, hình thành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế - xã hội, còn tạo tiền đề cơ sở vật chất quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những tồn tại, kém hiệu quả. (Theo Báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán nhà nước thực hiện trong năm 2013 công bố ngày 25/7/2014) thì tổng chi NSNN 1.170.924 tỷ đồng, vượt 8,3% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển 268.812 tỷ đồng, bằng 31,1% tổng chi NSNN, vượt 49,3% (88.812 tỷ đồng) dự toán; chi thường xuyên 603.372 tỷ đồng, vượt 0,3% (2.072 tỷ đồng) dự toán; chi trả nợ, viện trợ 105.838 tỷ đồng, vượt 5,8% (5.838 tỷ đồng) dự toán. Về quản lý chi NSNN: Đến 31/12/2012 còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có số nợ đọng vốn đầu tư lớn, trong đó 15 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có số nợ đọng trên 1.000 tỷ đồng; số vốn ứng trước chưa thu hồi lũy kế đến hết năm 2012 là 58.345,7 tỷ đồng, bằng 32,4% kế hoạch vốn năm 2012, trong khi số thu hồi vốn ứng trước năm 2012 chỉ là 2.458,8 tỷ đồng; một số địa phương có số dự án khởi công mới cao; tình trạng các dự án chậm tiến độ còn phổ biến; một số bộ, cơ quan trung ương chưa lập quy hoạch phát triển ngành theo quy định; nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư so với quyết định ban đầu; còn sai sót trong đấu thầu; công tác quản lý chất lượng công trình đối với một số dự án chưa được thực hiện nghiêm túc… Năm 2012, một số địa phương hụt thu nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để việc rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi theo quy định tại điểm 2, Điều 59, Luật NSNN; 31/34 tỉnh, thành phố được kiểm toán vượt dự toán chi thường xuyên được HĐND giao đầu năm, trong đó 20/34 địa phương chi quản lý hành chính, đảng đoàn thể có mức vượt trên 30%; trong điều hành ngân sách còn sử dụng 569 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn cải cách tiền lương, dự phòng… để bổ sung chi thường xuyên sai quy định; 17/34 địa phương chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi 79 tỷ đồng; việc sử dụng kinh phí sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức xảy ra phổ biến tại các địa phương; một số bộ, cơ quan trung ương và 26/34 địa phương được kiểm toán còn sử dụng sai nguồn 1 kinh phí 1.570,72 tỷ đồng, trong đó một số địa phương sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu của trung ương và của địa phương để bù hụt thu ngân sách; việc sử dụng sai nguồn kinh phí của một số địa phương trong khi không còn kết dư ngân sách, dẫn đến một số nhiệm vụ chi chưa thực hiện nhưng không có nguồn đảm bảo làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành theo các quy định của Luật NSNN (năm 2002) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tháng 12 năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành. Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy vậy, trong quá trình quản lý, điều hành NSNN nói chung và chấp hành NSNN nói riêng theo quy định của Luật NSNN cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn. KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2/ Đặt vấn đề nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đóng góp khoảng 30% nguồn thu cho ngân sách cả nước. Năm 2014 tổng số thu NSNN trên địa bàn TP.HCM là 252.186 tỷ đồng, đạt 111,44% dự toán (252.186/226.300). Đối với công tác quản lý chi, trong năm 2014 tổng chi ngân sách của TP.HCM là 45.449 tỷ đồng. Trong đó, thành phố chi đầu tư phát triển 19.213 tỷ đồng; chi thường xuyên là 25.389 tỷ đồng. (TP. Hồ Chí Minh: “Nóng hổi” kết quả thu - chi ngân sách ngày cuối năm 2014 - Thời báo Tài chính ngày 31/12/2014) (Tổng dự toán thu NSNN năm 2014 toàn quốc là: 817.200 tỷ đồng; trong đó TP.HCM là 226.300 tỷ đồng bằng 27,7% số thu cả nước 226.300/817.200) (Nguồn:Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Vì vậy việc nghiên cứu Đề tài nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước; góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước. Đây cũng là lý do của việc chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2 3/ Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu câu hỏi: - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước? - Mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào? 4/ Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhắm đến các mục tiêu: - Tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. - Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nó đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước - Từ đó có những đánh giá tổng thể, khách quan - đưa ra đề xuất, kiến nghị khắc phục. 5/ Các khái niệm: 5.1/ Ngân sách nhà nước (NSNN): Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ… để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên ngân sách nhà nước, bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Tuy nhiên thuật ngữ “ngân sách nhà nước” chỉ thực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Lúc này các khoản thu, chi của nhà nước được thể chế hóa bằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc về Quốc hội và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành. Khi nghiên cứu về NSNN cần được xem xét cả biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong của nó: Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bảng dự toán thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc một số năm. Hàng năm Chính phủ dự toán các khoản thu vào quỹ NSNN, đồng thời dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính…từ quỹ NSNN và bảng dự toán này phải được Quốc hội phê chuẩn. Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước. Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, nguồn tài 3 chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước một bên là các chủ thể kinh tế xã hội. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước chuyển dịch của một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Hoạt động NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của nhà nước. Tóm lại: Có thể hiểu một cách khái quát, NSNN xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là toàn bộ các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, phổ biến cho một năm hoặc một số năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước; xét ở thể động và trong suốt một quá trình, NSNN là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, được nhà nước sử dụng để động viên phân phối một bộ phận nguồn lực xã hội dưới dạng tiền tệ về cho nhà nước để đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước phải gánh vác. Tại điều 1 Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ II, năm 2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng của nhà nước. Với khái niệm trên, khi nói đến ngân sách nhà nước, người ta thường đề cập tới 3 đặc tính cơ bản: + Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện. + Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi + Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Xét về bên trong thì ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng các mối quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 4 (Nguồn: http://voer.edu.vn/ Khái niệm về ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa) Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. 5.2/ Chi ngân sách nhà nước: Theo quy định tại khoản 2; Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Như vậy: Chi ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích khác nhau. Từ đó chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Hoạt động chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của mình. Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể: nhóm chủ thể đại diện cho Nhà 5 nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước. (Theo Giáo trình lý thuyết tài chính, Học viện Tài chính (2005), Nxb Tài chính, Hà Nội) Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Theo các nhà chuyên môn tài chính: "Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định" Chi NSNN bao gồm nhiều khoản chi khác nhau tuỳ theo cách phân loại. Theo lĩnh vực hoạt động, chi NSNN bao gồm: chi quản lý hành chính, chi đầu tư kinh tế, chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho phúc lợi xã hội, chi cho an ninh quốc phòng; theo mục đích chi tiêu, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ, chi tiêu dùng; theo thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác (như chi cho vay, trả nợ, viện trợ ). Chi ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước có quy mô rộng và mức độ rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, nhiều đia phương, nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. 5.3/ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước: Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định. Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định. (Nguyễn Tố Loan Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2012) Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng) Kiểm soát chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Luật NSNN hiện hành quy định khi có nhu cầu chi, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh toán (đồng thời là lệnh chuẩn chi) tới Kho bạc Nhà nước cùng với hồ sơ thanh toán, Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết 6 theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phương thức thanh toán trực tiếp. (Lâm Hồng Cường (2013) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia – Kỳ tháng 3/2013) 6/ Cơ sở lý thuyết: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy công tác kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước được quy định bởi Luật NSNN; các văn bản dưới luật là chính. Tuy nhiên để khẳng định Luật NSNN; các văn bản dưới luật quyết định, chi phối như thế nào thì chưa có con số cụ thể. Chúng ta cần biết thêm rằng, hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan, khách quan; vi mô, vĩ mô cụ thể như sau: + Yếu tố cơ chế, chính sách: - Luật Ngân sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát NSNN nói chung và kiếm soát chi NSNN nói riêng. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN. - Dự toán NSNN. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi + Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi. Bộ máy kiểm soát chi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng. + Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lượng công tác kiểm soát chi. + Công nghệ thông tin (áp dụng các phần mềm tin học trong hoạt động kiểm soát chi) + Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. (Nguyễn Cẩm Vân (2008) Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre). + Hoàn thiện việc kiểm soát chi theo cơ chế một cửa qua Kho bạc Nhà nước 7 + Xây dựng và đẩy nhanh tiến trình công nghệ hóa KBNN + Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN có phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Nâng cao chất lượng dự toán chi ngân sách Nhà nước (Nguyễn Tố Loan Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2012) Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng) + Dự toán ngân sách nhà nước + Chế độ tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước + Ý thực chấp hành của các đơn vị + Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Kho bạc + Cơ sở vật chất kỹ thuật (Đỗ Thị Thu Trang Trường ĐH Đà Nẵng (2012) Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa) Qua quá trình công tác nhiều năm trong nghành cũng như quan sát thực tế tại TP.HCM thì thấy công tác kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước còn bị tác động bởi yếu tố kinh nghiệm (thâm niên công tác) của cán bộ kế toán kiểm soát chi. 7/ Giả thuyết nghiên cứu: - Khi cơ chế, chính sách về quản lý; kiểm soát chi ngân sách nhà nước thay đổi theo chiều hướng chồng chéo; thiếu chặt chẽ và đồng bộ thì nó có làm cho hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước kém hiệu quả, (nhiều kẽ hở dẫn đến thất thoát lãng phí NSNN) không. - Bộ máy kiểm soát chi tinh gọn, chức năng phân định rạch ròi, phù hợp quy mô và khối lượng thì nó sẽ tác động tích cực đến hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước như thế nào. - Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi hạn chế thì hoạt động kiểm soát chi sẽ bị tác động xấu không. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị (Kho bạc quận, huyện) tạm bợ, thiếu thốn thì nó tác động như thế nào đến hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước. 8 - Công nghệ thông tin được đầu tư hiện đại, đồng bộ thì nó sẽ tác động tích cực đến hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước như thế nào. - Cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi có thâm niên lâu năm thì chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soát chi có tốt hơn không. 8/ Phương pháp và mô hình nghiên cứu: 8.1/ Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên định tính và định lượng - Định tính để hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu liên quan; thu thập thông tin, so sánh tiến hành phân tích, đánh giá. - Định lượng lựa chọn số liệu, các biến có liên quan và dùng mô hình kinh tế lượng chạy mô hình. 8.2/ mô hình nghiên cứu: Từ một số nghiên cứu được trình bày ở trên kết hợp với cơ sở lý thuyết, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: thâ εββββββ ++++++= 665544332211 XXXXXXQ Trong đó: - Q: Công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN - X1: Cơ chế chính sách - X2: Bộ máy 9 Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn TP.HCM Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn TP.HCM Cơ chế chính sách Cơ chế chính sách Bộ máy Bộ máy Năng lực, trình độ Năng lực, trình độ Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Thâm niên công tác Thâm niên công tác [...]... TP.HCM thì thấy công tác kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước còn bị tác động bởi yếu tố không kém phần quan trọng là kinh nghiệm (thâm niên công tác) của cán bộ kế toán kiểm soát chi, mà nhiều công trình nghiên cứu trước chưa đề cập tới Đề tài này nhắm tới việc xây dựng, điều chỉnh và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, qua đó có những... viết trên các tạp chí chuyên nghành như: Thời báo Tài chính; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia…viết về hoạt động kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước; nhưng các đề tài và các bài viết mới chỉ xác định, nhận xét, đánh giá các yếu tố tác động đến công tác kiểm soát chi mà chưa có một công trình nghiên cứu định lượng nào để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Qua quá trình thực tế nhiều năm công tác. .. Thông tin Cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi tại các Kho bạc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thu thập từ các phòng: Tổ chức Cán bộ; Phòng kế toán để đưa vào điều tra khảo sát Bên cạnh đó, nguồn thông tin này còn được lấy từ các bài viết, nghiên cứu có liên quan; các văn bản về hoạt động Kho bạc Nhà nước; tài chính, ngân sách Thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập thông qua nghiên cứu định... Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre 8 Nguyễn Minh Hà, (2014) Giáo trình giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học 9 Nguyễn Minh Hà, (2014) Nghiên cứu quyết định mua và sự lựa chọn của khách hàng Nhà xuất bản kinh tế TP Hồ Chí Minh 10 Nguyễn Tố Loan Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, (2012) Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm... CBCC - X4: Cơ sở vật chất kỹ thuật - X5: Công nghệ thông tin - X6: Thâm niên công tác 9/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của luận văn: về công tác kiểm soát chi NSNN từ năm 2010 đến năm 2014 tại Kho bạc Nhà nước Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Các Kho bạc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 10/ Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính... Trường ĐH Đà Nẵng, (2010) Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa 4 Học viện Tài chính, (2005) Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội 5 Khái niệm về ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-ngan-sach-nha-nuoc-va-chinh-sach-taikhoa/fc311c16 6 Lâm Hồng Cường, (2013) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (Kỳ tháng 3/2013)... tượng là kế toán trưởng; cán bộ công chức làm công tác kế toán tại các Kho bạc trên địa bàn mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các đối tượng khác - Nghiên cứu lựa chọn đối tượng khảo sát là kế toán trưởng; cán bộ công chức làm công tác kế toán mà đối tượng này là một trong các nhân tố có sự ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi, do đó, kết quả mang lại chưa thật sự khách quan - Việc chọn mẫu trong nghiên... khách quan, đưa ra đề xuất, kiến nghị khắc phục; với mục tiêu này, kết quả nghiên cứu có thể thấy: Đóng góp của nghiên cứu - Nghiên cứu đã thực hiện việc khảo sát đối với các Kho bạc trên địa bàn TP.HCM, qua đó tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới công tác kiểm soát chi 11 - Thông qua kết quả khảo sát; phân tích và nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác kiểm soát. .. Được thực hiện qua các bước: - Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình lý thuyết - Tham vấn lấy ý kiến của một số Kế toán trưởng Kho bạc quận, huyện; Trưởng phó Phòng Kế toán KBNN Thành phố và CBCC trực tiếp làm công tác kế toán về các vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát chi - Tham vấn lấy ý kiến với các thành phần trên được thực hiện bằng cách xây dựng bảng... giải pháp nhằm cải tiến công tác kiểm soát chi như: Cơ chế chính sách, bộ máy, năng lực trình độ, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin, thâm niên công tác Hạn chế của nghiên cứu - Để đánh giá hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc bằng việc đánh giá sự tác động của một số nhân tố đến nó thì cần phải thực hiện bằng nhiều cách đánh giá, nhiều khía cạnh và các thành phần đánh giá khác nhau Tuy nhiên, . công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . 2 3/ Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu câu hỏi: - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công. các yếu tố gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. - Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nó đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước - Từ đó có những. trình bày ở trên kết hợp với cơ sở lý thuyết, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w