1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN -VĨNH PHÚC

21 830 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 1

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN

CHXHCN Việt Nam)

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005)

Những con người có nhân cách như Luật giáo dục chỉ ra do nền giáo dục, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ có đủ tài đức “vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Bác Hồ coi việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc Bác Hồ kính yêu đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó Người có tài mà không có đức thì vô dụng” Giáo dục phải là bồi dưỡng được cái đức: cái vốnquí của một con người Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thấm nhuần được tư tưởng đó

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện: từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Chuyển từ chính sách ”đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo: Nghị quyết TW 2 khóa 8 nhấn mạnh ”Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” Trường THPT Bình Sơn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc không đứng

Trang 2

ngoài thực trạng đó Hơn ai hết, là người làm công tác quản lý một trường THPT trên quê hương mà mình dã sinh ra và lớn lên, tôi nhận thức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức và coi việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dụchọc sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc “.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc, từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1- Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức

3.2- Phân tích thực trạng việc quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trongrèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn -Lập Thạch – Vĩnh Phúc

3.3- Đề xuất và lý giải một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác

5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở Trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc

6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, trường THPT Bình Sơn

Trang 3

- Giáo trình, các bài giảng về công tác quản lý giáo dục.

- Tài liệu, Tạp chí

6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát

- Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục

6.3- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

- Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ

PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG

* Vậy đạo đức là gì?

- Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội Đạo đức tồntại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người

- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và vớichính bản thân mình

Trang 4

- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình.

*Giáo dục đạo đức là:

Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xãhội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hộithành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội

Có thể hiểu quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạchnhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội

Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thếgiới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường chủ nghĩa xã hội Học sinh phải thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, có kỷ cương nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữacon người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày Đểthực hiện được những yêu cầu đó quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại

1.2-CƠ SỞ PHÁP LÝ

Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dâ;, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo”- ( Quy chế 40) Trong chương V điều 38 của điều lệ qui định ”Nhiệm vụ của học sinh ” bao gồm 5 nội dung bất buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức Cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng chỉ rõ: “ tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, sinh

viên ”

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội

Trang 5

Đảng toàn quốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông.

Hướng dẫn Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2008 - 2009 trong nội dung nhiệm vụ thứ nhất nói về tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giáo dụcđã nhấn mạnh: nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh

Như vậy nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trường THPT nói riêng

1.3-CƠ SỞ THỰC TIỄN

* Học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức

Với đặc điểm của lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi ở bậc THPT, đây la giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình Chính vì vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng buộc, các

em dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi phạm các nội quy, quy định chung Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiện nay có ít con, có điều kiện về kinh tế nên cũng nuông chiều con cái cho nên các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật, Internet trong nước và thế giới, do vậy mà các

em có thể hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã trưởng thành và có thể quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội Vì thế chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ đó cũng là mầm mống nảy sinh các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạođức

* Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thường có các đặc điểm rất cụ thể như:

Phát triển rất lệch lạc, biến dạng, thái hoá về nhu cầu cá nhân: nghiện hút, cờ bạc, chơi các tròchơi không lành mạnh Nhu cầu phát triển lành mạnh xã hội kém, có các biểu hiện tiêu cực đối lập với các mối quan hệ văn hoá, nhân bản của con người đặc biệt là vật chất

Kém phát triển về ý thức đạo đức, hoặc có khi trở nên vô thức trong quan hệ với cộng đồng, với người khác Nhận thức xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin Hoài nghi mọi thứ, ngại thổ lộ, bộc bạch bản thân ngay cả những vấn đề tích cực

Đôi khi có sự di chuyển niềm tin, lẽ sống, lý tưởng tốt đẹp sang niềm tin, lẽ sống, lý tưởng của những kẻ bụi đời, ngỗ ngược mù quáng

Tình cảm của những học sinh này phát triển rất hạn chế: Có em trở nên hận đời, hằn học,

Trang 6

phớt đời; có em khát khao tình cảm được bù đắp thoả đáng; có em mất cân bằng về tình cảm dễ bị kích động; có em tình cảm yếu đuối dễ bị mua chuộc, ngại làm việc

Từ đó dẫn đến các em hay có các thói quen vi phạm các kỷ cương, nề nếp, nội quy của tập thểđược biểu hiện qua các hành vi: Trêu tức, xấc xược, liên kết thành nhóm Nhũng nhóm này không tích cực hay có các trò quỷ quái để trêu bạn bè, phản ứng, trả đũa, nói năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, gây bè, kéo phái đánh nhau

* Một số vấn đề cơ bản để tạo ra cho các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức là:

- Về tâm sinh lý học sinh: Có thể là trẻ ra đời đã có khuyết tật bẩm sinh nhất định như: thiểu năng về trí tuệ, bệnh đao, khiếm khuyết về giác quan , rối loạn về tâm lý, nguồn gốc nội sinh ; hoặc là do tính tập nhiễm phát sinh trong quá trình phát triển nhân cách

- Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy; sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc là hay bị sử dụng bằng vũ lực

- Về phía nhà trường: Có những định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh; sử dụng thái quá các biện pháp hành chính; có sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong các tổ chức khác trong nhà trường; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn; ảnh hưởng nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trong khi đó truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam luôn coi trọng đạo đức con người “Tiên học lễ, hậu học văn”, tư tưởng đó đã in đậm trên khẩu hiệu của mỗi nhà trường

Tháng 10/1964 Bác Hồ về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội đã nói “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường XHCN Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đứccách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”

Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

Nhà trường cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cókhó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật để xâydựng cuộc sống

- Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài bão

Trang 7

cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ.

- Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH: tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc

- Tăng cường ý thức lao động và tự lao động

- Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc

- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm tốn,biết tự trọng Đối với gia đình phải gắn bó, đùm bọc Với bạn bè trung thực thẳng thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ

Để đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó, quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường phải đạt tớimục đích biến thành quá trình tự giáo dục Học sinh có thể tự trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình một cách có ý thức Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bộ phận học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, không nắm bắt được kiến thức pháp luật, sống tự do, vô kỷ luật, chây lười học tập, suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn đang là vấn đề thách thức sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Vấn đề đặt ra và cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những giá trị nhân văn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bóvới lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ” (Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC

HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC

Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

2.1.1- Đặc điểm chung của địa phương

Trường THPT Bình Sơn đóng trên địa của xã Nhân Đạo, một xã miền núi nằm ở vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Vùng tuyển sinh của trường gồm 7 xã

Trang 8

phía Bắc vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Sông Lô Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin, văn hoá chính trị xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn Mọi thứ đều thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, hạn chế so với tất cả các huyện khác ở trong tỉnh Đặc biệt là trình độ dân trí còn rất thấp, đại đa số là làm nghề nông nên có rất nhiều hạn chế trong nhận thức và phương pháp giáo dục trẻ.

Trong vài năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường nên nhiều gia đình cũng đã bung rađể làm giàu, nhưng họ lại mải kiếm tiền nên đã bỏ mặc không quan tâm đến bọn trẻ Có gia đình thì nay đã có tiền thì cho trẻ tiêu pha không có kế hoạch để lên mặt với bạn bè Đặc biệt là các tệ nạn như : cờ bạc, số đề, nghiện hút, Intirnet, các văn hoá phẩm đồi truỵ cũng đã len lỏi vào đến từng ngõ xóm mà do nhận thức và hiểu biết còn rất hạn chế nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền nếp, chuẩn mực đạo đức của những miền thôn quê này Nguy hại hơn là các em học sinh do thiếu về hiểu biết, thông tin, nhận thức kém, sai lạc lại không được sự quan tâm của gia đình, của xã hội, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo đã đua đòi xa vào những thói xấu của xã hội tạo nên một số em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức

2.1.2- Đặc điểm của trường

Trường THPT Bình Sơn được thành lập vào ngày 04 tháng 12 năm 2003, là một trường có vùng tuyển sinh và nằm ở nơi vùng sâu, vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh VĩnhPhúc Sau 5 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành đến nay trường đã có một cơ sở trường lớp tương đối khang trang, khuôn viên rộng và thoáng Hiện nay trường có 34 lớp với 1555 học sinh

Qui mô những năm gần đây số lượng học sinh tăng nhanh, với việc mở rộng số lớn bán công trong trường công lập Tuy nhiên sĩ số học sinh trên một lớp tương đối ổn định có chiều hướng giảm xuống theo sĩ số qui định của chuẩn

Năm học

Số lớpcông lập

Số lớpbán công

2005 – 2006 18 10 28 1457 » 52

2006 – 2007 21 11 32 1568 » 49

2007 – 2008 25 11 35 1632 » 46

Hiện nay trường có 54 cán bộ, giáo viên, với 38 giáo viên đứng lớp Lãnh đạo nhà trường có

1 đồng chí Hiệu trưởng, 2 đồng chí Phó hiệu trưởng, cả 3 đồng chí đã qua Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trường có một Chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, với 10 đồng chí đang ở tuổi Đoàn Những năm qua Chi bộ liên tục đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh” Công đoàn nhà trường liên tục được nhận bằng khen của công đoàn ngành Chi đoàn giáo viên gồm 50 đồng chí Đoàn trường liên tục đạt danh hiệu “Đoàn trường có công tác đoàn và phong trào

Trang 9

thanh niên xuất sắc” được Tỉnh Đoàn khen Mấy năm qua trường giữ vững danh hiệu

“Trường tiên tiến cấp tỉnh” Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hóa và không ngừng phát triển Tập thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm đạt 90 - 95% Học sinh khối

12 vào Đại học, Cao đẳng hệ A đạt 71¸14%

Năm học Số lớp

12

Số họcsinh

Số HSthi đỗ

vào ĐH

Số HSthi đỗ

vào CĐ

Số HS thiđỗ vàoTHCN và

thi

Số họcsinh đạtgiải

Giảinhất

Giải nhì Giải ba Giải KK

2007 – 2008 258 117 4 9 19 85

2.2-MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH

CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC

+ Hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu Ngay từ đầu năm chi bộ Đảng đã có nghị quyết về giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh đặc biệt là đối với những em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Phát động thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ chí Minh” Lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bằng những biện pháp sát thực, cụ thể: Đã nâng cao nhận thức, vị trí vai trò công tác giáo dục đạo đức trong tập thể sư phạm, giữ vững nền nếp kỷ cương trong hoạt động dạy và học Công tác

Trang 10

Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua đã chú trọng tới rèn luyện

tư tưởng đạo đức cho đoàn viên, thanh niên Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực trong côngtác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt là chú trọng giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức

+ Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói chung và các em học sinh có khó khăn trong ren luyện đạo đức nói riêng ngày càng tăng Phần lớn các em đã xác định được động cơ, thái độ học tập, có ý thức tu dưỡng rèn luyện để lập thân, lập nghiệp Tỷ lệ học sinh vi phạm kỷ luật giảm rõ rệt Không có học sinh sa vào tệ nạn ma túy

Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong những năm gần đây:

Năm học

Tổngsố HS

Xếp loại hạnh kiểm Số HS

bị kỷ

luật

Số HSbị đuổihọcTốt (%) Khá

(%)

Trungbình(%)

Yếu,kém(%)

Ngày đăng: 10/04/2013, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w