Sâu mực nước

Một phần của tài liệu khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre (Trang 56 - 57)

- Chỉ tiêu phòng thí nghiệm

4.3.3.5sâu mực nước

Theo Vũ Thế Trụ (2003) thì mực nước thích hợp cho nuôi tôm sú công nghiệp 1,2 – 2 m. Qua theo dõi trực tiếp ở trại mực nước được trình bài qua đồ thị 4.5.

70 80 90 100 110 120 130 1 3 5 7 9 11 13 15 17 Tuần cm

Ao1 Ao2 Ao3 Ao4 Ao 5

Đồ thị 4.5 Biến động mực nước ở các ao

Qua đồ thị 4.5 cho thấy mực nước ở trại tương đối thấp hơn so với đề nghị (< 1,2 m). Sự biến động mực nước ở các ao tương đối thấp, mực nước trung bình dao động từ 75 – 120 cm. Nguyên nhân mực nước thấp là do rò rỉ và bốc hơi.

Riêng ở ao 4 mực nước ao thấp nhất so với các ao. Nguyên nhân do kết cấu bờ ao không tốt làm rò rỉ nước. Tuy nhiên giai đoạn 13 tuần nuôi đầu mực nước ao tuy thấp nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Tuần thứ 13 trở đi chúng tôi mới tiến hành cấp nước cho tôm. Tuần nuôi thứ 13 trở đi mực nước luôn luôn đạt từ 1,2 m trở lên.

4.3.3.6 NH3

NH3 xuất hiện trong ao nuôi do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong ao. Khí NH3 tồn tại quá mức cho phép trong ao nuôi sẽ gây độc cho tôm. Độc tính của NH3 phụ thuộc vào pH của ao nuôi, pH càng cao thì độc tính của NH3 càng mạnh. Theo Phạm Văn Tình (2003) thì hàm lượng NH3 thích hợp cho tôm sú là < 0,1 mg/L.

Qua thực tế chúng tôi theo dõi ở trại thì yếu tố NH3 chúng tôi không theo dõi định kỳ mà chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi NH3 khi thấy nghi ngờ NH3 vượt mức cho phép.

Các yếu tố chúng tôi nghi ngờ NH3 vượt mức cho phép là: Nước ao bị ô nhiễm, tảo phát triển quá mức, độ trong giảm, khi quạt nước đứng phía dưới gió có mùi hôi.

Ở ngày nuôi 83 thì chúng tôi tiến hành đo NH3 ở tất cả các ao, thì thấy chỉ có ao 2 và ao 4 là vượt mức cho phép, Ao 2 (NH3 = 0,120 mg/L), ao 4 (NH3 = 0,110 mg/L). Còn tất cả các ao còn lại NH3 < 0,1 mg/L.

Một phần của tài liệu khảo sát mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại Bình Đại, tỉnh Bến Tre (Trang 56 - 57)