4.2.4.7 Vimekat- Thành phần - Thành phần
(1 – n – Butylamino – 1 – methyl) Ethylphosphonic axit, Cyanocobalamine, Methyl Hydroxybenzooate B.P.
- Công dụng
+ Trị rối loạn trao đổi chất do thức ăn và chăm sóc kém.
+ Rối loạn tăng trưởng và dinh dưỡng, cung cấp phospho, Vitamine B12 sẽ giúp tôm biến dưỡng tốt hơn.
+ Kích thích tôm bắt mồi và tăng trọng tốt. - Nhà sản xuất và phân phối: Vimedim
4.3 Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Tại Trại Nuôi Tôm Công Nghiệp Bình Đại Trực Thuộc Công Ty Thuốc Lá Tỉnh Bến Tre Nghiệp Bình Đại Trực Thuộc Công Ty Thuốc Lá Tỉnh Bến Tre
4.3.1 Chuẩn bị ao
Công việc chuẩn bị ao gồm nhiều khâu đòi hỏi phải thực hiện trước mỗi vụ nuôi. Mục đích của chuẩn bị ao là tạo cho tôm có được chổ ở sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định.
4.3.1.1 Dọn tẩy ao
Sau khi kết thúc mỗi vụ nuôi chúng tôi tiến hành don tẩy ao. Phương pháp mà chúng tôi dọn tẩy là phương pháp dọn tẩy ướt.
Phương pháp dọn tẩy ướt là chúng tôi dùng cào gom các chất cặn bả lại và dùng máy bơm bơm ra kênh thoát, sau đó dùng máy bơm, bơm nước rửa lại một lần nữa. Khi dọn tẩy ao xong thì tiến hành phơi đáy ao cho đến vụ sau.
4.3.1.2 Bón vôi
Khi vụ nuôi mới bắt đầu thì ao được lấy nước vào và tháo nước ra nhiều lần để rửa ao (2 – 4 lần), sau đó tháo cạn nước phơi khô một lần nữa, khi nền đáy ao đã khô thì chúng tôi tiến hành bón vôi.
Cách bón vôi: Vôi được bón đều khắp đáy ao, xung quanh bờ ao.
Loại vôi chúng tôi sử dụng để cải tạo ao là vôi CaO. Liều lượng vôi chúng tôi sử dụng tùy thuộc vào nền đáy của mỗi ao. Liều lượng vôi sử dụng được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5 Liều lượng vôi sử dụng để cải tạo ao.
Ao Liều lượng (kg/1000m2) 1 80 2 80 3 80 4 70 5 70
Qua bảng 4.5, cho thấy liều lượng vôi sử dung để cải tạo ao của trại là phù hợp với đề nghị ở bảng 4.2. Các kỹ thuật viên ở trại cho biết sử dụng vôi CaO với liều lượng như trên là hoàn toàn phù hợp.
4.3.1.3 Lấy nước vào ao
Sau khi bón vôi được 2 ngày thì tiến hành rửa ao 2 – 3 lần, bằng cách lấy nước và và xả nước ra, rửa xong thì tiến hành lấy nước. Nước được lấy trực tiếp từ kênh thông qua hệ thống cống, qua lưới lọc 2 lớp, lớp ngoài có mắt lưới (2a = 1,8 cm), lớp trong là lưới mịn (100 lổ/cm2).
Nước cấp từ hệ thống cống chỉ đạt được 0,6 – 0,7 m, do đó cần cấp thêm nước thông qua hệ thống máy bơm.
4.3.1.4 Xử lý nước
Ao sau khi lấy nước để thêm 2 – 3 ngày thì tiến hành xử lý nước. Hóa chất mà chúng tôi sử dụng là chlorine 70% hoạt tính. Liều lượng sử dụng được trình bài qua bảng 4.6.
Bảng 4.6 Liều lượng chlorine sử dụmg để xử lý nước
Ao Liều lượng sử dụng (ppm) 1 35 2 32 3 31 4 32 5 30
Theo Phạm Văn Tình (2003) thì liều lượng chlorine xử lý nước là 25 – 30 ppm. Qua bảng trên cho thấy liều lượng sử dụng chlorine của trại là cao hơn đề nghị. Nhưng qua thực tế và kỹ thuật viên ở trại cho biết dùng với liều lượng như trên mới có thể diệt hết tất cả các loài có thể gây hại cho tôm.
4.3.1.5 Gây màu nước
Sau khi xử lý nước được 4 ngày thì chúng tôi tiến hành gây màu nước, các chất dùng để gây màu gồm: Cám, phân NPK và đường, liều lượng dùng cho 1000 m2
như sau: 1 kg cám + 0,3 kg phân NPK + 2 kg đường, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày, nếu ao nào có màu thì chúng tôi ngừng lại.
Qua thực tế chúng tôi theo dõi ở ao 1, 2, 4 sau sáu ngày màu nước đã đạt, ao 3, 5 chúng tôi ngưng gây màu ở sau bảy ngày.
Khi màu nước trong ao đã đạt trước khi thả tôm 3 ngày, chúng tôi tiến hành bón vi sinh, nhằm mục đích tăng cường hệ vi sinh có lợi trong ao. Liều lượng sử dụng 0,5 kg AbacMax +ø 10 kg đường cho mỗi ao.
4.3.2 Con giống
4.3.2.1 Chọn con giống
Con giống được chúng tôi mua từ các trại giống có uy tín. Tuy nhiên, chúng