Trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng , bố là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949.. Trong một đợt
Trang 1Hoạt cảnh về nhân vật Vừ - A – Dính
Lời dẫn chuyện:
Vừ A Dính, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) Trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng , bố là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949 Mẹ A Dính là một cơ sở kháng chiến của địa phương Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược 13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên mẹ Vừ A Dính và các con gái (là chị gái và các em gái của Vừ A Dính) bị bắt cùng với các người khác mang về giam tại đồn Bản Chăn Trong thời gian bà bị bắt, Dính được giao nhiệm vụ lên lạc với mẹ để nắm được tin tức của giặc tại đồn Bản Chăn Và hôm ấy trời mù sương, hai mẹ con Dính gặp nhau bên bờ suối.
Cảnh mẹ con Vừ - A – Dính gặp nhau tại đồn Bản Chăn
Người mẹ: (Chuyển cho Vừ - A – Dính 1 gói đạn ,tài liệu và dặn con)
- Đây là số đạn mẹ và mọi người lấp được con mang về cho các anh, còn đây bản đồ khu vực đồn Bản Chăn và kế hoạch của giặc con dấu kỹ để các anh lấy
(Vừ - A - Dính nhận đạn, tài liệu giấu vào người)
- (Mẹ vuốt tóc con và nói): Con à! Trên đường về con phải hết sức cẩn thận, nếu bị bắt
con không được khai gì đâu nhé Con phải nhớ bọn chúng là kẽ đã giết bố, là bọn cướp nước
Vừ - A – Dính: Vâng, con biết rồi mẹ ạ Ở trong này mẹ và các cô, chú, các bác cũng
phải cẩn thận đấy
Người mẹ: Ừ! Thôi con về đi kẻo chúng phát hiện ra
Vừ - A – Dính: Vâng con chào mẹ (Chạy vào)
Người mẹ: Nói vọng theo cẩn thận con nhé… (đi vào)
Nói vọng từ trong:
Giặc pháp: Mụ già kia, làm gì ở đây …số đạn này mụ lấy làm gì? Không nói này, không nói này (nhạc tiếng đánh đập) Giết hết bọn này cho ta (nhạc tiếng 1 tràng súng)
Cảnh Vừ - A – Dính bị bắt
- Quân pháp (3 tên) đang mai phục, bất ngờ xuất hiện Vừ - A – Dính
Tên pháp1: Ê nhóc Đứng lại! Mày tên gì, đi đâu?
Vừ - A – Dính: Chào các ông Tôi tên ….bố mẹ tôi đặt, tôi đi ….từ đây đến đó, từ đó
đến đây
Tên pháp2: Mày giỡn mặt à! (Lấy báng súng đánh, đạp vào chân Vừ A Dính làm gãy
chân) Cho mày chết…cho mày chết
Tên pháp 3: Khám xét nó
Tên pháp1 , Tên pháp2: (Khám xét và thấy gói đạn, đưa lên cho tên thứ 3) Thưa xếp
nó có một gói đạn
Trang 2Tên pháp 3: Nhóc mày lấy đạn ở đâu, đưa cho ai
Vừ - A – Dính: Tôi nhặt được
(Bọn lính xông vào đánh A Dính túi bụi, vừa đánh vừa chửi rủa sau đó chúng nghỉ và tìm cách dụ dỗ A Dính)
Tên pháp 3: Thằng này thật cứng đầu, chắc chắn nó làm việc cho Việt Minh, chúng
mày phải bắt nó khai ra chỗ của bọn chúng
(2 tên kia tiếp tục dụ dỗ và đánh đập)
Tên pháp1: “Các ông tỉnh” ấy ở đâu? Vừ - A – Dính: Không biết (đánh đập)
Tên pháp1: Gầm lên Đạn này mày đưa về cho “các ông tỉnh” bắn bọn tao mà nói
không biết à?Nói ngay(đánh đập, Không nói này…)
Vừ - A – Dính: Không biết
Tên pháp2: Mày nói đi rồi bọn tao đưa về đồn băng thuốc và chữa cái chân gãy cho
mày
Vừ - A – Dính: Vẻ suy nghĩ… Được nhưng phải có làm cáng cho tao
Tên pháp 3: Được Bọn bay lấy cáng khiêng nó đi (Khiêng đi một vòng và quay lại chỗ
cũ Bọn pháp vẻ mệt mỏi)
Vừ - A – Dính: Chỗ này rồi đây
Bọn pháp dừng lại, A Dính đứng dậy dáng hiên ngang, lạc quan nhìn trời mây và trả lời bâng quơ câu hỏi của bọn giặc
Tên pháp 3: “Các ông” ở đâu Vừ - A – Dính: Cứ tìm đi
Tên pháp1: Thưa xếp Đây chẳng phải là chỗ chúng ta xuất phát sao?
Tên pháp 3: Vẻ tức tối Giết nó cho tao
Bọn chúng chĩa súng về A Dính và bắn, Vừ A Dính chết
Tên pháp 3: Treo xác nó lên cây đào cổ thụ kia, chò bọn chúng đấy lấy ta sẽ tóm gọn
(Kết thúc hoạt cảnh) – Lời dẫn
Lời dẫn chuyện
Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949 Vừ A Dính đã hi sinh khi chưa tròn 15 tuổi
Tấm gương hy sinh anh hùng bất khuất của Vừ A Dính đã đi vào sử sách Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính
- chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang huyện Tuần Giáo Theo đề xuất của báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ học bổng mang tên “Vừ A Dính”dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cả nước Đến ngày 5-3-1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt và trao học bổng đầu tiên cho
240 học sinh dân tộc thiểu số Quỹ học bổng mang tên Vừ A Dính mãi mãi đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát
Trang 3MÀN CHÀO HỎI
Tại Ải Chi Lăng ngày 10 – 10 – 1427
Lê Lợi cùng các tướng sĩ đang nghiên cứu và bài thế trận (Cùng chụm lại xem bản đồ.
Lê lợi làm động tác chỉ trỏ vào bản đồ) thì có tin báo:
Lính: Trình chủ tướng.
Lê Lợi: (Dõng dạc) có chuyện gì?
Lính: Quân của Liễu Thăng đã tiến đến gần Ải Chi Lăng, Xin chủ tướng cho lệnh
Lê Lợi: (Dõng dạc) Hỡi ba quân tướng sĩ….Hãy triển khai quân sĩ theo kế hoạch
Tiêu diệt tướng giặc Liễu Thăng và toàn bộ bọn cước nước
Liễu Thăng: (nói từ phía trong) Quân bay, hãy tiến vào Ải Chi Lăng, Giải cứu cho
tướng quân Vương Thông
Liễu Thăng cầm đầu quân giắc xông lên (ồ ạt kéo ra sân khấu).
Quân của Lê Lợi thừ lúc xông lên giết chết Liễu Thăng, đám tàn quân chạy toán loạn Quân Lê Lợi reo hò mừng chiến thắng, bà con dân làng đến chung vui
Lê Lợi: - Hỡi các bạn học sinh! các bạn vừa được chứng kiến một trận đánh lịch sử, có
ý nghĩa quyết định, cho thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đầu thế kỷ XV
Lê Lợi: Các bạn có biết đó là trận gì không? (Khán giả đồng thanh: Trận Chi Lăng,
Chi Lắng, Chi Lăng)
Lê Lợi: Vâng, ham gia trận chieenshoom nay, đội chúng ta rất vinh dự được mang tên
trận đánh lịch sử của cha ông thủ trước Đó là đội (cả đội đồng thanh: Chi Lăng)
Lê Lợi: Chúng ta đến đây để cùng tham gia… (cả đội đồng thanh: CLB em yêu sử)
Lê Lợi: Xin được giới thiệu cùng các bạn, đội chúng tôi gồm: (các thành viên lần lượt
giới thiệu và thể hiện điệu bộ)
1- Tôi, tướng quân: Sầm Lê Dung
2- Tôi, tướng quân: Nguyễn Thị Vân Trang
3- Tôi, tướng quân: Nguyễn Kim Linh
4- Tôi, tướng quân: Trần Tư Hậu
5- Tôi, tướng quân: Hoàng Kiều Anh
6- Còn tôi, Tướng quân : Lang Đình Trường (Đội trưởng) Mong được sự cổ vũ của
các bạn