1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ TRONG văn học VIỆT NAM THỜI TRUNG đại

7 3,6K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 31,82 KB

Nội dung

Văn học trung đại Việt Nam hay văn học Việt Nam thời trung đại là tên gọi để chỉ giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX ở nước ta. Thời kỳ văn học chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến và thi pháp văn học trung đại với những thể loại văn học chủ yếu mượn từ Trung Quốc được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Phú là một thể loại như vậy. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát quá trình du nhập và phát triển của thể loại Phú vào Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra những khác biệt của thể loại này trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc – nơi nó đã sinh ra. Và đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu phân tích những đặc trưng về thi pháp thể loại của Phú trung đại Việt Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nông Văn Ngoan TÓM TẮT Văn học trung đại Việt Nam hay văn học Việt Nam thời trung đại là tên gọi để chỉ giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX ở nước ta. Thời kỳ văn học chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến và thi pháp văn học trung đại với những thể loại văn học chủ yếu mượn từ Trung Quốc được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Phú là một thể loại như vậy. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát quá trình du nhập và phát triển của thể loại Phú vào Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra những khác biệt của thể loại này trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc – nơi nó đã sinh ra. Và đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu phân tích những đặc trưng về thi pháp thể loại của Phú trung đại Việt Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ khoá: văn học trung đại, Phú, thi pháp, đặc trưng, thể loại. 1. MỞ ĐẦU Thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại là một thể loại mà dân tộc ta vay mượn của văn học Trung Quốc. Trong quá trình phát triển ở nước ta, thể loại này đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có sự vận động, biến đổi khác với thể loại ở nơi mà nó đã sinh ra. Nghiên cứu đặc trưng thi pháp của thể loại là một vấn đề quan trọng từ đó có thể hiểu sâu hơn bản chất và quy luật phát triển của thể loại. Thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại không phải là trường hợp ngoại lệ. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài những đặc trưng thi pháp của thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Phạm vi nghiên cứu là Phú chữ Hán và Phú chữ Nôm trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử: Thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại là một thể loại mang tính lịch sử - xã hội. Nó ra đời và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định và có một quá trình vận động và phát triển cùng với quy luật vận động và phát triển của thể loại trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 1 Phương pháp so sánh: Phương pháp này có ý nghĩa trong việc so sánh thể loại Phú trong văn học Trung Quốc và thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thi pháp học: Thi pháp học đặc biệt là thi pháp thể loại là phương pháp quan trọng và không thể thiếu trong việc nghiên cứu những đặc trung của thi pháp thể loại Phú – nội dung chính của đề tài này. Phương pháp thống kê phân loại: Nhằm tập hợp các sáng tác, phân loại theo từng bộ phận Phú chữ Hán và Phú chữ Nôm để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, phục vụ mục đích nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Để có cái nhìn trên phương diện tổng thể, tìm ra những đặc trưng về thi pháp của thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về văn học Việt Nam thời trung đại Thời trung đại là một thuật ngữ chưa có những nhận định hoàn toàn thống nhất trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng, thời trung đại tương ứng với thời kỳ phong kiến trong lịch sử. Ở Việt Nam, thời trung đại được tính từ khi Ngôn Quyền đánh thắng quân Nam Hán mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc cho đến khi thực dân Pháp tiến hành xong công cuộc bình định Việt Nam. Tức là trong giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Văn học trung đại Việt Nam nằm trọn trong giai đoạn này. Văn học Việt Nam trung đại chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến và thi pháp văn học trung đại. Đó là một giai đoạn văn học chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc từ thể loại đến ngôn ngữ để sáng tác văn học. Trong đó, thể loại có tính quy phạm rất chặt chẽ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chữ Nôm từ cuối thế kỷ XIII đã mang đến một diện mạo mới cho văn học dân tộc. Nói đến văn học trung đại Việt Nam là nói đến nền văn học Hán và Nôm tạo thành tính song ngữ, một đặc trưng tiêu biểu của văn học Việt Nam thời trung đại. 3.2. Khái quát về thể loại Phú Phú là một thể văn cổ của Trung Quốc, có thể nảy sinh từ thời Chiến Quốc, định hình và thịnh hành từ đời Hán, tiếp tục phát triển và có sự thay đổi qua các thời Đường, Tống. Phú được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm, có thể từ thời Đường (giai đoạn phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam), đến thời Trần, Phú đã trở thành thể loại khá thông dụng. Trong quá trình phát triển, Phú được chia thành các loại: “tao phú” (Phú ly tao – chỉ Sở từ do Khuất Nguyên và Tống Ngọc sáng tác), “Hán phú” (Phú thời Hán), “Biền phú” (Phú biền ngẫu), “luật phú” (Phú luật Đường), “văn phú” (phú văn – thời Tống có xu hướng văn xuôi hoá thể loại Phú). Nhưng nhìn chung, Phú được chia thành Phú cổ thể và Phú cận thể. Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 2 Về nội dung, Phú vốn nghĩa là phô bày mô tả: “Phú giả, phô dã” (Phú là trình bày) (Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long). Nếu thơ thiên về tả tình thì phú thiên về tả cảnh. Tuy nhiên, Phú “tả vật nói chí” nên bên cạnh tả cảnh, phú còn chú ý đến việc nói chí, thông qua miêu tả sự vật mà bày tỏ tình, chí. Về điểm này phú thống nhất với quan niệm “thi ngôn chí” của văn học thời trung đại. Ví dụ, bài Bạch Đằng giang phú (phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu, thông qua việc tả cảnh “Giương buồm going gió chơi vơi/ Lướt bể chơi trăng mải miết” tác giả muốn bày tỏ “tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Về nghệ thuật, Phú chú trọng việc “phô trương văn vẻ”. Trong phú thường có nhiều từ ngữ, hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ, chú trong cái đẹp về thanh điệu, vần điệu, tiết tấu, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Tất cả những điều này làm cho phú trở thành một thể văn vừa linh hoạt vừa chặt chẽ, vừa phô bày sự vật vừa nói chí, vừa đậm chất trữ tình, vừa đậm chất triết lý. Thể loại phú trong văn học Việt Nam thời trung đại với tư cách là một thể tài tiếp thu từ phú Trung Quốc, thế nên về mặt đặc trưng, hai loại này cơ bản không khác nhau. Ngoài sự khác biệt không nhiều về mặt không gian, điểm sáng tạo lớn nhất của Phú Việt Nam là về mặt chất liệu, tức từ một chất liệu đơn nhất là Hán tự, người Việt đã vận dụng chính lời ăn tiếng nói của mình để viết phú, tạo nên một thể đặc sắc với chất liệu đặc biệt – phú Nôm. Một hiện tượng độc đáo của thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại là chùm phú Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá) của Nguyễn Phi Khanh và Đoàn Xuân Lôi và chùm Phú núi Chí Linh của các tác giả thời Lê Sơ. Sách Quần hiền phú tập của Nguyễn Trù chép các bài Chí Linh sơn phú (phú núi Chí Linh) của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Trình Tuấn Du đã ghi chú là “ngự đề” tức là đề tài do vua đưa ra, và còn dẫn cả những lời “ngự bình” tức là lời bình luận của vua. Bốn bài phú chữ Hán của bốn tác giả khác nhau cùng về một đề tài, có thể thấy sự nhất trí về tư tưởng kết hợp với sự đa dạng về phong cách. Thể loại phú với tư cách là một thể loại nghệ thuật cổ điển có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Đó là thể loại chẳng những có nội dung độc đáo Việt Nam, mà cung cấp một môi trường rèn luyện ngôn ngữ, có tác dụng làm cho các tác phẩm thuộc các thể loại khác như hịch, cáo, văn tế thêm điêu luyện. Một mặt khác với cái nhìn văn xuôi phú là thể loại có vai trò tiên phong dẫn nhập ngôn từ văn xuôi, đời thường vào văn học. Trong quá trình Việt hoá phú đã từ thể loại ngợi ca tụng tán vua chúa dần dần chuyển hoá và phân hoá thành phú tỏ chí, phú giáo huấn, phú cảnh, phú ẩn cư, phú tuyên truyền và phú tự trào, châm biếm, phê phán. Đây là những điều khác với thể loại phú trong văn học Trung Quốc. 3.3. Đặc trưng thi pháp thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại 3.3.1. Về nội dung Tính chất tán tụng là đặc trưng tiêu biểu về nội dung của thể loại Phú.Thể loại phú trong văn học Việt Nam cũng thế. Có hai loại phú – phú phúng gián và tỏ chí. Phú phúng gián là thể loại viết cho vua, ngợi ca cuộc sống vương giả, để ngụ ý khen chê kín đáo.Cảm hứng ngợi ca sự nghiệp thống nhất của đất nước rất rõ: Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 3 Ôi, thánh triều ta, sung thượng văn học Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị Nếu có kiếm ni, dung đến làm chi. (Trảm xà kiếm phú – Sử Hy Nhan, bản dịch) hay: Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, bản dịch) Đặc trưng thứ hai về nội dung của thể loại Phú là tính chất triết lý, nghị luận. Không có thể loại văn chương hình tượng nào mà phần triết lý nghị luận lại quan trong như thể loại phú. Có thể nói tất cả nội dung mô tả và tự sự ở bài phú đều nhằm phục vụ cho nội dung nghị luận. Chẳng hạn trong đoạn cuối Bạch Đằng giang phú, tác giả thể hiện triết lý về lòng nhân: Nhân nhân hề văn danh Phỉ nhân hề câu dẫn (Người có nhân lưu danh mãi mãi Kẻ không có nhân sẽ sớm mai một lãng quên) và đức cao: Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. Nội dung triết lý nghị luận trong thể phú thường ngắn gọn và nằm ở đoạn cuối của bài; nhưng cũng đôi khi được phân bố trong toàn bài. Đặc trưng thứ ba về nội dung của thể loại Phú là tính chất tự trào, tự thuật. Đặc biệt là trong phú Nôm. Tiếng cười tự trào thường xuyên hiện diện, hình thành nên một mảng sáng tác độc đáo của phú Nôm trung đại. Cũng là nói về kẻ sĩ nhưng nếu phú chữ Hán chủ yếu đề cao nét đẹp chuẩn mực của người trí thức thì phú quốc âm nhìn ngắm, trêu ghẹo, cười cợt họ ở khuôn mặt đời thường. Chẳng hạn là có thể thấy ngay sự hài hước tràn trên câu chữ trpng Phú của Trần Tế Xương: Ý hẳn thầy gàn gàn dở dở, Cho nên thầy luẩn quẩn loanh quanh. Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 4 (Phú thầy đồ- Trần Tế Xương) 3.3.2. Về hình thức Tính song ngữ vừa là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam đồng thời vừa là đặc trưng về hình thức của nhiều thể loại văn học trong đó có Phú. Trong văn học Việt Nam (cũng như ở Trung Hoa), phú là một thể văn có từ rất rất sớm, có phú chữ Hán và phú chữ Nôm. Hiện tượng song ngữ trở thành một đặc trưng của văn học Việt Nam thời trung đại nói chung và ở một số thể loại nói riêng trong đó có thể loại phú. Đặc trưng thứ hai là sự xuất hiện của những chùm phú trong văn học trung đại Việt Nam. Đó là trường hợp của Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá) của Nguyễn Phi Khanh và Đoàn Xuân Lôi, cùng với các bài Chí Linh sơn phú (phú núi Chí Linh) của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du. Với trường hợp của chùm Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá), sách Quần hiền phú tập chú rằng: sau khi Hồ Quý Ly dựng thành Tây Đô ở Thanh Hoá, có người dâng con bọ lá hình con ngựa; triều đình cho là điềm tốt, mới đặt tên là Con ngựa lá và ra đề cho các danh sĩ đương thời làm bài phú về việc này. Số người làm bài Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá) chắc là khá nhiều, song hiện nay mới chỉ tìm được được bài của Nguyễn Phi Khanh và Đoàn Xuân Lôi. Chùm Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) hiện nay còn bốn bài của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn và Trình Thuấn Du. Các bài phú này, tỉ mỉ hoặc đại cương, đã vẽ lại những chặng đường gian khổ mà cuộc kháng chiến của Lê Lợi trải qua và đã nêu cao đại nghĩa của dân tộc. KẾT LUẬN Phú là một thể văn chương cổ của Việt Nam, xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một thể văn vần có từ thời nhà Hán nhưng thể phú thông dụng nhất tại Việt Nam là loại đặt ra từ đời nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ở Việt Nam thể loại Phú cũng có những đặc điểm khác biệt so với thể loại Phú ở Trung Quốc. Những điểm khắc biệt này tạo thành đặc trưng của thi pháp thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Bên cạnh những đặc trưng về nội dung vốn có của thể loại Phú như tính chất tán tụng, tính chất triết lý nghị luận. Phú Việt Nam còn có tính chất tự trào tự thuật trong bộ phận viết bằng chữ Nôm. Về mặt hình thức, thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại có tính chất song ngữ. Tức là cùng một thể loại nhưng sử dụng hai ngôn ngữ để sáng tác là chữ Hán và chữ Nôm. Cùng với tính song ngữ, hiện tượng chùm Phú cũng là một đặc trưng của thể loại Phú trong văn học trung đại Việt Nam. Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 5 POETIC SPECIFIC TO ODE GENRE IN VIETNAMESE MIDDLE-AGES LITTERATURE Nong Van Ngoan SUMMARY Vietnamese middle-ages literature or Vietnames literature dynasty middle-ages is the name talk about literature stage from the 10th to the 19 th century in our country. The literature dynasty had been affected feudal contemporary system and middle-ages literature of poetic with almost genres borrow from Chinese literature creates made of Chinese’s Han language and Chinese-strancribed Vietnamese. In that, the ode is a typical genre. In this report we to go the general imported process and growing process of ode genre in Vietname. Concurrently, it differentiates characteristics bettwen vietnamese ode with Chinese ode. Speacily, we focus deep analytical specific charateristics about the ode genre poetic in Vietnames literature dynasty middle-ages. Key words: middle-ages literature, ode, specific, poetic, genre. Thạc sĩ, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Email: ngoannongvan@gmail.com, Tel: 0984.414.922 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Hiệp (1997), Văn tâm điêu long (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương(1998), Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Lộc (tái bản 2004): Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Đình Sử (2005): Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lã Nhâm Thìn, (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Tổng tập văn học trung đại Việt Nam (1997), Nxb Khoa học Xã hội, H. 7. Lê Trí Viễn (1996): Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. . ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nông Văn Ngoan TÓM TẮT Văn học trung đại Việt Nam hay văn học Việt Nam thời trung đại là tên gọi để chỉ giai đoạn văn. khoá: văn học trung đại, Phú, thi pháp, đặc trưng, thể loại. 1. MỞ ĐẦU Thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại là một thể loại mà dân tộc ta vay mượn của văn học Trung Quốc. Trong. Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thi pháp học: Thi pháp học đặc biệt là thi pháp thể loại là phương pháp quan trọng và không thể thi u trong việc nghiên cứu những đặc trung của thi pháp

Ngày đăng: 28/06/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w