>> Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa Hầu hết những ý kiến đó là của các thầy cô giáo vốn yêu nghề dạy học nhưng khi vào nghề gặp rất nhiều khó khăn, từ xin việc làm, đồng lương quá
Trang 1Những điều vô lý đang tồn tại trong ngành giáo dục
(Dân trí) - Chỉ một ngày thôi sau khi xuất hiện bài viết “Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa” trên Diễn đàn Dân trí, đã có hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi đến Tòa soạn bày tỏ sự đồng tình và tiếp tục nêu lên những điều trăn trở về nghề dạy học
>> Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa
Hầu hết những ý kiến đó là của các thầy cô giáo vốn yêu nghề dạy học nhưng khi vào nghề gặp rất nhiều khó khăn, từ xin việc làm, đồng lương quá eo hẹp không đủ sống cho đến cách thức quản lý tạo nên nhiều áp lực không đáng có lên giáo viên…
Vì vậy, đổi mới chính sách, chế độ cũng như cơ chế
quản lý trong ngành giáo dục đang là một yêu cầu cấp
bách nhằm phát huy năng lực và tâm huyết của đội ngũ
giáo viên, giúp cho các thầy cô giáo yên tâm gắn bó
với nghề cao quý mà mình đã lựa chọn
Chúng tôi xin được trích đăng một số ý kiến điển hình trong số đó:
Bạn đọc Giacmosaobang911@yahoo.com:
Tôi tốt nghiệp đại học sư phạm được 4 năm Ra trường tôi không được may mắn như bạn là được tuyển dụng biên chế Bởi lẽ ở chỗ tôi việc tuyển biên chế là vô cùng phức tạp Thi tuyển là một chuyện nhưng nếu như bạn không có cái gì “bôi trơn" thì cũng khó mà trúng tuyển Tuy nhiên tôi vẫn may mắn hơn một số bạn khác là vẫn được đi dạy hợp đồng ở một truờng cấp 2, rồi cấp 3 Trải qua 4 năm đứng trên bục giảng
Tôi hoàn toàn đồng ý với những “áp lực” bạn đã đưa ra ở trong bài viết Thực sự đối với một giáo viên dù có nhiều năm trong nghề thì với đồng lương công chức như hiện nay thì dù sống ở những vùng nông thôn cũng khó sống huống chi là ở các thành phố lớn, giá mọi thứ đều đắt đỏ, lương chưa tăng thì giá cả đã tăng ầm ầm
Đấy là đối với những người đã công tác lâu năm, còn đối với những giáo viên mới ra trường thì còn khó khăn biết chừng nào? Bốn năm đi dạy học với đồng lương hợp đồng 85% của 2,34 , nếu như không có "phụ cấp" của gia đình chắc tôi cũng bỏ nghề lâu rồi
Trong bài viết, bạn có nói đến nghề giáo là nghề "trên đe dưới thớt" nhưng ở đây bạn chỉ nói đến ở khía cạnh là chất lượng bài dạy mà thôi chứ chưa hề nói đến áp lực về
“thành tích” Tôi hiện đang công tác ở một trường thuộc huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú thọ, ở đây chúng tôi được cái "sướng" hơn bạn là không bị áp lực bởi chất lượng bài dạy mà chủ yếu chúng tôi chỉ bị áp lực về sổ sách giấy tờ thôi bạn à
Phòng Giáo dục khi đến kiểm tra trường không mấy khi kiểm tra xem chất lượng học tập của học sinh ra sao? Dự giờ xong thì cũng chẳng cần phải rút kinh nghiệm, cũng
Bài viết tranh luận của bạn về
vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ
e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Trang 2không cần kiểm tra xem học sinh học xong có hiểu bài hay không mà chỉ quan tâm xem: sổ đầu bài có ghi đầy đủ sạch sẽ không, có đủ số tiết không (chỗ nào trong sổ rmà tẩy xoá của môn nào thì giáo viên môn ấy chắc chắn bị trừ điểm thi đua); Kế hoạch giảng dạy có sạch sẽ gọn gàng không? Sổ tự bồi dưỡng có "bồi duỡng" đầy đủ không?
Sổ dự giờ có "chép" đủ số tiết hay không? và còn nhiều cái khác nữa nhưng tất tần tật cũng chỉ nhằm một mụ đích là trường "có gì bồi dưỡng" cho cán bộ phòng hay không thôi
Ảnh minh họa (nguồn ảnh:gdtd.vn)
Ngày trước khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tôi thấy yêu cái nghề sư phạm biết nhường nào và chính cái tình yêu ấy đã khiến tôi thi vào sư phạm và sau 4 năm học đại học trở thành thầy giáo, lần đầu tiên đặt chân lên bục giảng tôi thấy hạnh phúc biết bao thì sau 4 năm giảng dạy tôi thấy mình thật sự thất vọng bởi môi trường sư phạm
Lúc đầu tôi cứ nghĩ rằng đây là một môi trường lành mạnh, nhưng tôi đã nhầm, cái khó khăn của cuộc sống ngày thường đã len lỏi vào trong ý thức của mỗi người thầy, người
cô, cái gánh nặng cơm, áo, gạo tiền đã biến những người giáo viên trở nên ích kỷ và nhỏ nhen hơn (Tôi xin lỗi những ai không phải như tôi nói) nhất là những người giáo viên dạy ở các cấp học thấp, nội bộ giáo viên không thực sự đoàn kết, có khi chỉ vì chút quyền lợi cỏn con mà cãi nhau như mấy bà bán hàng ngoài chợ ấy
Nhưng dù sao đi chăng nữa nói như bạn thì chúng ta vẫn có một cái được và cái được
đó đã níu giữ chúng ta lại với nghề Hạnh phúc biết bao khi được học trò yêu mến, hạnh phúc biết bao khi được nghe tiếng gọi "thầy" Tiếng gọi ấy chính là sợi dây níu giữ chúng ta lại nhưng liệu nó có níu giữ được mãi hay không khi mà áp lực cuộc sống ngày một đè nặng lên mỗi người chúng ta?
Bạn đọc Phạm Duy Ninh:
Trang 3Tôi thực sự thấy ngành giáo dục của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt
là của ngành mầm non Tôi lấy ví dụ tại huyện Sóc Sơn của thủ đô Hà Nội Việc sử dụng giáo viên ở đây không đúng với luật lao động của Việt Nam
- Các cô giáo phải làm việc từ 7h sáng đến 17h tương đương 10 tiếng và theo quy định của luật là 8 giờ/ngày Vậy quá 2 tiếng làm thêm phải được trả lương ngoài giờ thành 4 tiếng, có nghĩa là làm 1 ngày thành 1,5 ngày công, nhưng cũng chỉ được tính một ngày lương Như vậy là sai luật lao động (điều 61 luật lao động Việt Nam) Những ngày làm thêm nhưng không được tính thêm lương
- Các chi phí in giáo án, văn phòng phẩm giáo viên tự túc (tự đổ mực in, tự mua giấy in
tự chi trả tiền sửa chữa máy; nhà trường không chi các khoản trên) Đấy là điều rất vô lý không hề có quy định trong luật lao động cũng như các văn bản có tính pháp quy của ngành giáo dục Vậy mà điều đó lại thực hiện ở một huyện trên địa bàn của thủ đô
Một điều ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng đời sống của giáo viên những vùng nông thôn hay miền núi còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn (nguồn ảnh:
vinhcity.gov.vn)
- Đã phải làm thêm giờ không được tính đúng tiền lương mà tiền ăn trưa giáo viên vẫn phải trả
- Không có tiền thưởng cuối năm (có thì rất ít chỉ được vài trăm ngàn)
- Đồng lương thì rất thấp trong khi áp lực công việc đè nặng, giáo viên phải chịu trách nhiệm cao (vừa phải dạy và trông trẻ) Lương của giáo viên mầm non được tổng cộng được hơn 2 triệu/tháng, vậy mà phải chi trả tiền cho nhà trường những phí tổn phục vụ giảng dạy như đã nói ở trên thì thật vô lý và lấy gì để giáo viên đủ sống trong tình hình bão giá hiện nay
Bạn đọc Đỗ Văn Minh:
Trang 4Trước hết tôi thấy rất đồng tình với một số ý kiến của nhà giáo Lưu Hải Phong Tôi đã từng là một giáo viên THPT hơn 1 năm, nay chuyển ngành rồi nhưng tôi cũng muốn đóng góp thêm một số bất cập:
Điều đáng quan tâm nhất là áp lực thi công chức:
Những điều tác giả bài viết nói đến chỉ dành cho giáo viên đã ở trong biên chế, thế còn giáo viên hợp đồng thì sao? Lương của họ còn thấp hơn nhiều, tôi đã từng chứng kiến nhiều giáo viên huyện tôi dạy hợp đồng đến hàng chục năm, vẫn chỉ ăn lương 1,0 cơ bản, làm việc chẳng thua giáo viên biên chế là bao Đối với họ nhiều khi kỳ thi công chức hàng năm như "ác mộng" vì thi quá nhiều lần để rồi để lại trượt! Một số tỉnh cải tiến thành xét duyệt qua “tổng điểm” để đỡ thi, nhưng việc chạy chọt và tiêu cực không thuyên giảm một chút nào, thậm chí còn nặng nề hơn, không làm gì có công bằng và minh bạch ở đây
Bạn đọc Nguyễn Chinh:
Tôi cũng mới vào nghề nhưng tôi cũng cảm nhận được những áp lực trong ngành Có lúc tôi phải nói "người ta bắt mình làm điều gì thì phải làm thôi", nói thế không phải là việc nào cũng làm Tôi chỉ muốn nói đến áp lực “thành tích” thôi, ví dụ như cuối năm phải có bao nhiêu học sinh giỏi thi nhà trường yêu câu phải như thế này như thế nọ Câu chốt là phải thực hiện bằng được
Ngoài công việc chuyên môn, còn phải làm những việc không tên, tôi dạy toán nên ghét nhất là làm hồ sơ mà một số hồ sơ chẳng để làm gì như giáo án lao động chẳng hạn Thời gian đó để tôi chuẩn bị giáo án cho môn toán, trau dồi thêm kiến thức có tốt hơn không Còn nhiều điều bất cập lắm, nói cả ngày cũng không hết Tôi là người may mắn khi xin việc không mất tiền, còn các bạn tôi thì có tiền cũng vẫn chưa chạy được; riêng tiền quà cáp, xăng xe đã tốn kém biết bao nhiêu mà công việc chưa đâu vào đâu! Các bạn tôi tâm sự: Nếu biết như vậy thì thà đi học thêm văn bằng 2 để kiếm nghề khác còn hơn
Bạn đọc Lê Đức Dũng :
Hãy vững tin vào nghề cao quý mà chúng ta đã lựa chọn! Tôi hiện đang là Hiệu trưởng một trường THCS ở biên giới tỉnh Đồng Tháp Nhớ năm 1996, khi mới ra trường, tháng lương đầu tiên tôi nhận được là 158.000đ Đúng là chỉ vừa đủ ăn đạm bạc Mùa nước
lũ, nhà tập thể ngập, người dân xung quanh cho chúng tôi ở nhờ, nuôi cơm không lấy tiền Mấy đứa học trò khi đánh cá về, lấp ló đổ cho mấy thầy, cô mớ cá, tép, có đứa vào bếp ăn, ngó tới ngó lui, hôm sau xách vào chai nước mắm Có phải những tình cảm đó làm chúng tôi gắn bó với vùng đất khó khăn này?
Trang 5Giờ đây, mức lương mà tôi lãnh hàng tháng đã cao hơn ngày xưa gấp 30 lần (phụ cấp
ưu đãi 70%) Cuộc sống đã dễ thở hơn Tiết kiệm 1 tí thì không thiếu thốn mấy, chỉ đau đáu mãi nỗi lo học trò học yếu quá Cha mẹ các em đa số bập bẹ vỡ lòng, không biết chữ cũng có, "quên chữ" cũng có mà chủ yếu là không có thời gian quản lí, hỗ trợ con
em Thầy cô cực quá Việc nhiều quá, có khi không có thời gian để tìm hiểu rõ những biến đổi trong hoàn cảnh của học trò, rồi có khi tặc lưỡi than thầm Các bạn ơi, nghề giáo chắc chắn còn nhiều khó khăn và nặng nề Theo đuổi con đường này không chỉ có LƯƠNG + TÂM mà còn có một cái gì đó cao hơn, lớn hơn, như chai nước mắm trong bếp, mớ tôm tép của đám học nhỏ cứ thôi thúc trong con tim mình
Cảm ơn các bạn đã thêm một lần nói lên những điều mãi mãi nói Trong câu chuyện của các bạn có bóng dáng câu chuyện cuộc đời tôi và nhiều đồng
nghiệp khác Tốt nghiệp CĐSP Hà Tây năm 1999, chờ đợi nửa năm tôi xin được chân GV hợp đồng một trường THCS ở huyện Ba Vì - Hà Tây (nay là Hà Nội) Năm ấy, tháng lương đầu tiên tôi mua được một quyển Từ điển tiếng Việt
- 110.000đ; đạp xe ngược về Cổ Đô mua được 60.000 tiền giống cây ăn quả Quyển Từ điển Tiếng Việt để thoả nguyện "ước mơ" được sở hữu "tài sản tri thức" nhằm góp phần nâng cao chuyên môn Ngữ văn của người thầy Số cây giống ươm hy vọng cải thiện "chất lượng" cuộc sống người thầy Trải qua 9 năm học với những cung bậc cảm xúc khác nhau khi lên lớp và lúc bước xuống bục giảng Trong tiếng trống trường tự mình thấy "vang vang lời lục bát", lúc tan trường "lục mãi bát còn không" "Thi công chức, 3 lần ta ứng thí Tìm công danh 4 chuyến tớ tay không 9 mùa ve vai gánh phận hợp đồng Đem tâm trí tô hồng trang giáo án Những ước mong một ngày mai xán lạn Lớp học trò tiếp lớp học trò đi Bước thơ ngây vướng bận chút gì Thầy sẵn giúp mong từng
em vững bước Mặc đời thầy, non nước chẳng thèm ghi" Xét từ góc độ nào, lĩnh vực nào thì 9 năm hợp đồng càng khẳng định mình "kém" Nhận ra điều ấy, tôi
"lủi thủi" mang "mảnh bằng" Đại học Từ xa của mình đầu quân cho một trường THPT tư thục huyện nhà Phải nói là "lủi thủi" với "mảnh bằng" bởi trình độ Từ
xa trong tư duy"ta" thì "thường" lắm "Dốt chuyên tu, ngu tại chức, bất lực từ xa" mà lại Vẫy vùng trong môi trường mới, tôi chợt nhận thấy rằng: giáo dục mình còn nhiều thứ "nhì nhằng" lắm (Đầu tư chưa hiệu quả, quản lý thì hể hả, chất lượng mặc sức thả, đời giáo viên vất vả "giáo dục là tất cả") Cái khó, cái khổ, cái dở, cái hở của giáo dục ta và "bọn người làm thầy" chúng ta thì các bạn đã nói cả rồi, các nhà chức năng đã nghe và đã bàn cả rồi, tôi chẳng nói nhiều nữa Tôi chỉ liều đem mảnh chuyện đoạn đời mình ra để đồng nghiệp và những người có chút "hồn" nghiệp ấy chia sẻ mà thôi Để rồi ta lại động viên nhau: Nước mình còn nghèo, dân ta còn khó, tâm ta sẵn có, bạn đừng cau có, đâu sẽ có đó
Thân cò
(4/21/2011 11:01:00 PM)
thanco\1980@yahoo.com.vn
Tôi cũng là một giao viên giang day ở đã hơn 10 năm, mà lương cũng chưa được 3 triệu tính cả phần trăm đứng lớp Tôi thấy còn nhiều bất cập quá, giáo
Trang 6viện phải chịu nhiều áp lực trong khi làm việc như: Làm ngoài giờ không được tính theo chế độ nào cả, chỉ biết là phải đi làm, thậm chí làm cả ngaỳ chủ nhật, ngaỳ lễ Hoặc phải có giải trong các kì thi các cấp trong học sinh thì mới dược xếp loại tốt, nếu không có giải thì bị coi là không hoàn thành nhiệm vụ, không được xếp ở loạị tốt Ở trên thì khống chế chỉ tiêu xếp loại tốt đối với giáo
viên.trong khi đó học sinh lại đang trong phong trào học theo khối thi, rồi thì lười học nhất là những ai dạy môn học được coi là môn phụ như thể dục, công dân thì lại càng đau lòng nhiều hơn Còn đồng lương của GV hiện nay không
đủ chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày trong cuộc sống tối thiểu (Lương không bắng thợ phụ xây hay thợ cắt tóc) Nếu không dạy thêm hoặc kiếm thêm bằng công việc khác thí lương của GV để chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày rất khó khăn nói gì đến mua sắm đầu tư cho chuyên môn như máy tính cố lắm thì cũng mua được một máy tính đời cổ để cọc cạch soạn bài Tôi cùng chia sẻ cùng với nhỡng ai đang là GV, cuộc sống khó khăn quá, lại phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như: Với cấp trên trong công việc, "Trên đe dưới " Nay luân chuyển, mai tăng cường, làm sao mà yên tâm giảng dạy chứ chưa nói là
những ai đã có gia đình vầ có con, lại phải đi xa hàng chục cây số, sắm
phương tiện đã khó khăn lại còn giá xăng như hiện nay quả thật đã chót theo nghề rồi phải chịu Trong khi đó, chính sách của Đảng nhà nước ta là phải quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giaố dục, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế lại Thiết nghĩ dạy người là vấn đề quan trọng nhất nhưng với nhiều áp lực bất cập như hiện nay thử hỏi : Thày nói học sinh có nghe không? Nhièu học sinh đã tâm sự: Nhìn thấy tấm gương của thày cô phải chịu áp lực từ nhièu phía vất vả quá, chúng em không dám thi vào ngành sư phạm nữa đâu, làm cho thày cô cũng không giám động viên học sinh theo cái nghề gọi là cao cả Thật đau lòng cho những ai đang đứng lớp Không biết rồi mai sau ra sao
Nguyễn Văn Hiệp
(4/21/2011 4:13:00 PM)
hiepxd84@gmail.com
Chào các độc giả của dân trí và những người công tác trong ngành giáo dục Tôi không theo nghè giáo dục nhưng co quen biết một số nhà giáo và thực lòng thấy các nhà giáo bây giờ chịu rất nhiều áp lực về áp lực công việc thì đã đành nhưng ma họ còn phải chịu thiệt thòi nhiều lắm tôi đã từng chứng kiến sự bất công trong một cuộc thi giáo viên dạy giỏi của một huyện vùng cao cua HOÀ BÌNH cô giáo đó được mọi người biết đến là co chuyên môn và có lòng nhiêt huyết với nghề không ai phủ nhận điều đó cả nhưng khi biết kết quả không trúng danh sách giáo viên dạy giỏi cô giáo đã khóc vì sự bất công đó vì cô đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong khi thi ma không được danh hiệu GIÁO VIÊN DẠY GIỎI mà ngược lai một số GV khác chuyên môn kém đi xin xỏ hối lộ thì lại được danh hiệu dó Những người lãnh đạo trong ngành giáo dục hãy kiểm tra sát xao hơn đến các PHÒNG GIAO DỤC trong các cuộc thi GV dạy giỏi tôi tin chắc rằng có rât nhiều ý kiến bức xuc từ các nhà giáo có chuyên môn nhưng
mà họ không dám nói ra vì sợ PHÒNG GIÁO DỤC sẽ gây khó dễ cho họ trong
Trang 7suốt thời gian làm nghề giáo Xin xỏ vào công chức mà không quan hệ tốt thì không bao giờ có đâu Lương Gv viên còn hạn chế Ở vùng cao cơ sở vật chất còn thiếu thốn di lại khó khăn sinh hoạt càng khó khăn gấp bội lần: nước sinh hoạt không có mà ăn mà có ăn thì nước không được sạch sẽ , mùa đông trơì lạnh buốt thấu xương, mùa hè thì nóng điện đóm còn bị cắt thường xuyên Hãy chung tay giúp sức cho các nhà giáo có cuộc sống tôt hơn và vì một nên giáo dục trong sạch với các tiêu chí bộ đã đề ra "2 không" 3 không Xin chúc các nhà giáo ngày một rủng rỉnh hơn khi chi tiêu Các phóng viên hãy cất tiếng nói giúp cho các nhà giáo ở vùng cao bớt thiệt thòi và bớt chịu khổ hơn
Lê Thị Minh Hòa
(4/21/2011 3:12:00 PM)
pthuy261185@gmail.com
Tôi là một giáo viên đã có hơn 30 năm trong nghề , tôi luôn được HS và PH yêu quí kể cả HS đã ra trường mặc dù tôi vẫn dạy thêm hàng tuần , HS khó khăn tôi không thu tiền hoặc chỉ thu một nửa , còn lại tôi chỉ thu sao cho phụ huynh có thể chi trả được , tuy thu nhập thấp nhưng tôi rất vui vì mình đã giúp được rất nhiều HS thành đạt tôi chỉ thây buồn vì còn nhiều HS lười học quá và
áp lực thi cử lớn , nhiều các cuộc thi HSG quá làm giáo viên HS mệt mỏi , bên cạnh đó lại phải làm các loại hồ sơ không cầnthiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học , GV thiếu mà nhiều GVgiỏi vẫn phải hợp đồng , thật bất công
Thấy chán nghề
(4/21/2011 7:49:00 AM)
tam_nguyen161086@yahoo.com.vn
Đọc bài viết của các bạn tôi mới thấy có lẽ gẫn như tất cả đội ngũ giáo viên chúng ta đều phải chịu những khó khăn giống nhau Được tập trung đầu tư chuyên môn để dạy cho tốt thì ít mà suốt ngày chỉ lo làm các loại hồ sơ linh tinh được nghĩ ra từ các ''ban bệ '' thì nhiều, chưa hết lại còn thanh tra kiểm tra vào những mảng đâu đâu áp lực và áp lực.Và lương thì ai cũng biết như tôi ra trường 11-12 năm rồi lương còn đang rơi vào diện trợ cấp thu nhập thấp thì còn nói gì hơn nữa
Nguyễn Thành
(4/20/2011 10:48:00 PM)
thanhson_db74@yahoo.com
Thực tế lương GV so với các ngành khác về lí thuyết thì cao hơn thật, nhưng thời giờ dành cho công việc của một người GV so với đồng lương đó thì thật bèo bọt Chính sách thay đổi, lương cũng tăng được chút ít nhưng đời sống GV nói chung chẳng cải thiện được chút nào vì nghe tin tăng lương giá cả thị
trường đã tăng vù vù Tại sao nước ta không bình ổn được giá cả? Khi các nước khác trong khu vực còn tiêu tiền đồng tiền thì ở nước ta hỡi ôi không thể ! GV thu nhập thấp khi có yêu cầu và đề nghị của phụ huynh ắt họ phải dạy thêm tôi nghĩ đó là chính đáng, nhưng lại bị cấm đoán, tại sao vậy? Chẳng lẽ nhu cầu học của học sinh và mong muốn của phụ huynh lại không thể đáp ứng? Đổi mới hô hào nhiều nhưng chất lượng có lẽ vẫn còn phải xem lại Cơ
Trang 8chế hiện nay nói thì hay nhưng làm thì phải xem lại (thi công chức tưởng là nghiêm nhưng đằng sau nó nhiều vấn đề cần xem xét; có trường học sinh tốt nghiệp cao nhưng đỗ chuyên nghiệp thì chưa chắc ) Mấu chốt để nâng chất lượng nằm ở chỗ nào, e rằng chỉ đổ cho giáo viên mà quên đi còn nhiều cán bộ quản lí kém quá, vụ lợi cá nhân quá Tôi nghĩ rằng cán bộ quản lí các cấp học tập và làm tốt theo tấm gương của Bác chắc chắn nhân viên sẽ noi theo và chất lượng sẽ được cải thiện, bệnh thành tích sẽ bị tiêu diệt, áp lực đối với GV
sẽ giảm, thây cô yêu nghề sẽ tăng lên không phải lo chuyển ngành, lo xin việc như hiện nay
Le LM
(4/20/2011 10:23:00 PM)
lethinh55@gmail.com
"Ước muốn làm người thầy đúng nghĩa" là bài viết có lẽ là đã lâu lắm rồi tôi mới thấy có người tâm huyết thế! Đã lâu rồi hình như cái nghề được tôn vinh "cao quý nhất trong các nghề cao quý" mới đựoc dãi bày trên diễn đàn Thưa các bạn, tôi đã "lái đò" trên con đò này 13 năm, cùng các em học sinh tiểu học tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa Qua bài viết " Ước muốn làm người thầy đúng nghĩa" có lẽ cũng là niềm an ủi và bộc bạch bấy lâu nay phần nào Nói ngắn gọn như sau: + Giáo viên: cái nghèo, cái thiếu lúc nào nó cũng đeo đẳng, làm cho người thầy nhiều phần bị chi phối; học nâng cao trình độ chuyên môn, khi chuyển ngạch không đủ trả lãi vay tiền để nâng cao trình độ Vay làm nhà, mua xe tiền lương biết khi nào đựoc lấy đủ cả tháng, trừ lãi ngân hàng, trừ tham quan du lịch, các loại trừ kể cả trừ chậm giờ nhìn lại chả còn lại bao nhiêu! Có nơi đi chậm 2- 3 đến 5 phút là cùng vì lý do bất thường chính đáng cũng bị trừ! Nghịch lý ở đời là hai vợ chồng giáo viên cố mãi làm được cái nhà nho nhỏ, thế mà bên cạnh là một hộ nghèo của thôn lại đang xây cái nhà mái bằng dài 18m Cũng hơn anh em hợp đồng là biên chế mỗi tháng trên 6 triệu đồng cả nhà nhưng khi chia theo nhân khẩu được 50
nghìn/người/ngày, lấy đâu tiền xăng mà chạy + Về học sinh bây giờ, Tiểu học còn đỡ chứ từ THCS trở lên nhiều đứa học hành không ra làm sao, lại coi thầy
cô như đã thấy nhưng biết làm sao!
Đồ Cũ
(4/20/2011 5:48:00 PM)
hahau1802@yahoo.com
Có lẽ chúng ta nên bình tĩnh lại để xem xét cho kín kẽ mọi vấn đề Người Việt Nam chúng ta thời này hay vội vàng quá Thấy cái gì không hợp lý một chút là sửa Sửa mà không xem xét căn nguyên gốc từ đâu Thành ra là lại làm méo
mó tất cả! Tôi cũng đã từng đứng trên bục giảng cách đây 25 năm Cũng đã say mê với "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quí" Phải công nhận ngày đấy nghề giáo sạch hơn thật Chúng tôi không phải mất triệu nọ, cây kia mới được hành nghề Mà ngày đấy có ai có tiền với vàng đâu, sao bây giờ tiền vàng ở đâu ra lắm thế! Chúng tôi đi dạy trong những điều kiện vô cùng thiếu thốn nhưng vẫn thấy hạnh phúc khi cuối năm học các trò đến chơi rồi báo
Trang 9cáo: :Lớp chúng em năm nay có 5 bạn được vào đại học, 13 bạn vào trung cấp, 2 đứa đã lấy chồng " Vậy có thể nói đồng tiền không hề quyết định đến thầy và trò chúng tôi Vậy thì cái gì, điều gì đang làm cho cả thầy và trò ngày nay nhao nhác cả lên vì tiền? Thầy ngày nay có nghèo không? Không! Thầy nào cũng có nhà lầu, xe máy xịn Tất nhiên, để có được những điều kiện vật chất đó các thầy đã phải "cấu phổi" của mình ra trong các giờ dạy thêm ở nhà,
ở trung tâm nào đó Tôi xin mọi người đừng nói đến chuyện tăng lương cho thầy giáo cũng như thầy thuốc nữa! Các thầy đấy có thiếu tiền đâu Mà mỗi lần nói đến tăng lương là cả xã hội lại náo loạn hết cả lên Cuối cùng nặng túi mà vẫn không cải thiện thêm đời sống chút nào Khó lắm các thầy ạ Muốn làm người thầy thực sự ở mình khó lắm Ngay trong khi học làm thầy các bạn sinh viên đa phần đã làm mất tính chất của người thầy rồi Thầy gì mà lại quay cóp, thầy gì mà lại đút lót, thầy gì mà lại Ra trường nếu không có từ vài chục đến vài trăm triệu (tức là tùy địa bàn hoạt động!) thì đừng nói đến lau bảng ! Còn nếu không muốn mất tiền, muốn yêu nghề thì có khó gì đâu, nhà nước lúc nào cũng tạo điều kiện cho các bạn tha hồ mơ ước ở Mù Cang Chải, Mèo Vạc hay Chuột Vạc gì đấy Tôi có cô cháu gái mới ra trường nhờ tôi xin vào một trường cấp hai ở một thành phố nhỏ (vì tôi có quen biết rất nhiều giáo giới trong tỉnh) Cháu bảo, cô cứ lo cho cháu, hết bao nhiêu cũng được Tôi hỏi ra thấy nói cũng đến 70 triệu!!! Tôi hỏi cháu, với đồng lương thế này bao giờ cháu mới
"hoàn vốn"? Người thầy giáo tương lai hồn nhiên trả lời: Lo gì cô Cháu chỉ cần được vào biên chế, "cày" 1 năm là "hoàn vốn"!!! Hóa ra bây giờ thầy không dạy
mà cày
Nguyễn Thị Thanh Tâm
(4/20/2011 5:29:00 PM)
tam_nguyen161086@yahoo.com.vn
Tôi đồng tình với quan điểm nghề giáo là môôt trong những nghề cao quý nhất
Và người giáo viên không chỉ sông bằng đồng lương mà còn vì cái tâm với nghề ngay từ khi còn là sinh viên Nhưng thiết nghĩ, trong thời buổi hiêôn nay, tất
cả các nghề đều được quan tâm và "sống khỏe" Vâôy thì tại sao nghề giáo vẫn
cứ phải "châôt vâôt" với cuôôc sống kinh tế Đó hiển nhiên cũng là vì chính sách cuả nhà nước đã "đối đãi" với nghề cao quý này như thế nào chăng?
Nguyễn Bích Nguyệt
(4/20/2011 5:24:00 PM)
cuncon0308@gmail.com
Tôi hiện đang là sinh viên sư phạm Thực tình đọc những dòng tâm sự trên đây của các bậc tiền bối cũng không khỏi lo lắng cho tương lai của mình sau này Chợt nhớ lời của một cô giáo dạy tôi từ hồi cấp 2 tâm sự khi sang Nhật công tác 2 tháng, cô nói mà giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy xót xa: Nếu ở hỏi ở Nhật nơi nào được đầu tư đẹp và khang trang nhất thì đó là trường học, ở nước ta thì ngược lại Thế nên đừng hỏi vì sao giáo dục Việt Nam chậm tiến, con người Việt Nam ngày nay hổng đủ thứ văn hóa: văn hóa ăn mặc, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử ; giới trẻ thì ngày càng chỉ biết nghĩ đến mình nhiều hơn là nghĩ đến
Trang 10người khác, Nếu không đầu tư hiệu quả cho con người, mà trước tiên là đầu
tư cho ngành giáo dục - ngành "đào tạo con người", thì tốt nhất dừng nên thắc mắc về vấn đề con người và các loại văn hóa trên, cũng đừng thắc mắc tại sao giới trẻ thế này, tại sao giới trẻ thế kia Không thể có một mùa gặt bội thu nếu chẳng chịu đầu tư gì cho cây cối, đấy là điều hiển nhiên mà