1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504

119 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504 GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD1504

Trang 1

PHẦN I LÝ THUYẾT Chương I : THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD-1504

I/- CHỈ TIÊU KỸ THUẬT

- Dung lượng kênh thoại

- Dải tần số vô tuyến 1427 - 1535 MHz

- Công suất phát đo tại cổng an ten +36dBm ± 1 dBm

- Mức ngưỡng máy thu tại BER = 10-3 -92 dBm

- Phương pháp điều chế của luồng số liệu OQPSK

- Dung lượng luồng số liệu vào 2.048Mbit/s hay 2x2,048Mbit/s

75 Ω không cân bằng mã HDB3

- Phương pháp điều chế của kênh nghiệp vụ FM

- Đáp tuyến tần số của kênh nghiệp vụ +2/-3 dB từ 300 Hz đến 2,2 kHz

- Mức vào của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 Ω

- Mức ra của kênh nghiệp vụ 0 dBm 600 Ω

- Tỉ số tín hiệu trên tạp âm của kênh nghiệp vụ > 40 dBm 0p/chặng

- Phương pháp điều chế cho kênh giám sát FM

- Độ di tần kênh giám sát 5kHz ± 0,5 kHz

- Đáp tuyến tần số cyả kênh giám sát +2/-3 dB từ 2,7kHz đến 5,0kHz

- Mức vào của kênh giám sát -10dBm 600 Ω

Trang 2

- Công suất tiêu thụ tổng cộng để cho công suất ra RF:

+ Tương đương 5w 63 w+ Tương đương 1w 43 w

- Phương pháp giải điều chế kết nối

1.1 Cấu tạo: Máy phát RMD-1504 được cấu tạo gồm 4 khối

- Khối băng tần gốc: khối băng tần gốc gồm có các mạch

+ Băng tần gốc chính

+ Băng tần gốc phụ

Trang 3

+ Mạch giao tiếp cảnh báo

1.2 Nguyên lý hoạt động trên sơ đồ khối

A Khối băng tần gốc

* Khối băng gốc chính

Khối băng gốc chính nhận hai luồng số 2048kb/s với mã đường HDB3 ở đầu vào thông qua biến áp sau đó thực hiện biến đổi từ HDB3 sang NRZ và khôi phục xung nhịp Hai luồng tín hiệu NRZ sau đó được đưa đến khối ghép khung vô tuyến (DIGITAL MULTIPLEXER) Tại đây hai luồng số được ghép với nhau và được bổ sung thêm các từ mã đồng bộ khung vô tuyến, các bit kiểm tra chẵn lẻ, các bit nhận dạng tuyến v.v Luồng số sau khi ghép khung vô tuyến có tốc độ là 4,245Mb/s được thực hiện ngẫu nhiên hoá tại mạch ngẫu nhiên hoá SCRAMBLER nhằm tăng chuyển đổi mức của luồng số Tín hiệu sau khi ngẫu nhiên hoá được chia 2 và mã hoá vi sai Hai luồng số thu được sau khi mã hoá vi sai được đưa đến mạch điều chế QPSK trong khối kích thích

* Khối băng gốc phụ

Các tín hiệu nghiệp vụ, giám sát và tone gọi được xử lý ở khối băng tần gốc phụ và được gọi là tín hiệu băng tần gốc phụ Tín hiệu thoại nghiệp vụ từ micro được xử lý qua các mạch nén và hạn biên sau đó được lọc bởi mạch lọc thông thấp 2,2Khz Tín hiệu sau khi lọc được khuếch đại đến mức đủ lớn để đưa vào đầu vào một mạch khuếch đại cộng và một phần được đưa vòng về tai nghe của tổ hợp nghiệp vụ Các tín hiệu nghiệp vụ Các tín hiệu nghiệp vụ từ các máy thu tại trạm, tín hiệu kênh giám sát có băng tần 2,7 đến 5Khz và tín hiệu tone gọi 2Khz được tạo

ra từ mạch tạo tone 2Khz cùng được đưa đến đầu vào của mạch khuếch đại cộng Mạch khuếch đại cộng thực hiện khuếch đại tất cả các tín hiệu nói trên đến mức đủ lớn theo yêu cầu Tín hiệu ở ngõ ra của mạch này được đưa qua một mạch hạn chế biên độ và sau đó được lọc bởi một mạch lọc thông thấp 5 Khz Tín hiệu sau lọc được đưa đến khối kích thích thông qua một chiết áp điều chỉnh mức của tín hiệu băng tần gốc phụ SBB (Sab Base Band Level Set)

Trang 5

B Khối kích thích

* Khối điều chế QPSK

Khối điều chế QPSK nhận hai luồng số đã mã hoá vi sai từ khối băng tần gốc chính sau đó thực hiện chuyển đổi mã từ NRZ đơn cực sang NRZ lưỡng cực và lộc thông thấp để hạn chế phổ của tín hiệu Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến hai bộ nhân điều chế để nhân với hai sóng mang trung tần lệch pha nhau 90o (sóng mang Sinωt và sóng mang Cosωt) Sóng mang trung tần được tạo ra từ bộ dao động thạch anh 220MHz Sau khi nhân, các tín hiệu được cộng lại với nhau để được tín hiệu QPSK Tín hiệu này được khuếch đại đến mức -9dbm và đưa đến mạch trộn nâng tần phát

* Mạch trộn nâng tần phát

Mạch trộn nâng tần phát nhận tín hiệu sóng mang trung tần phát 220MHz đã điều chế QPSK từ khối điều chế QPSK sau đó trộn với tín hiệu dao động được tạo ra

từ bộ dao động VCO Sau khi trộn ta thu được tín hiệu có tần số :

Fct = fvco + ftt = fvco + 220MHz (fct là tần số công tác của máy phát, ftt: Tần

số trung tần, fVCO : Tần số dao động của bộ dao động VCO)

Bộ dao động Vco hoạt động ở tần số thấp hơn tần số công tác của máy phát một khoảng bằng 220MHz và được điều chế FM bởi tín hiệu băng tần cơ sở phụ.Tín hiệu tạo ra từ bộ dao động VCO được khuếch đại đến mức đủ lớn và được chia làm 2 đường Đường thứ nhất đi qua 2 bộ chia 4 (tạo thành mạch chia 16) và đưa tới tổng hợp tần số Đường thứ 2 được đưa đến mạch trộn nâng tần để trộn với sóng mang trung tần phát 220MHz Tín hiệu sau khi trộn có băng tần trong khoảng 1427 đến 1535MHz Tín hiệu này được lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần không mong muốn phát sinh trong quá trình trộn Sau đó tín hiệu được đưa qua một mạch suy hao có điều khiển để tự động hiệu chỉnh mức Cuối cùng tín hiệu được khuếch đại đến mức +8dbm để sang mạch khuếch đại công suất

* Mạch tổng hợp tần số

Mạch tổng hợp tần số có nhiệm vụ thiết lập và ổn định tần số của bộ dao động VCO Việc thiết lập tần số được thực hiện bằng cách điều chỉnh các chuyển mạch BCD trong mạch tổng hợp tần số Mạch tổng hợp tần số nhận mẫu VCO đã qua chia

16 để thực hiện xử lý và so sánh với một tín hiệu chuẩn nhằm phát hiện sự sai pha và tần số của VCO, các sai số đó được thể hiện bằng điện áp để đưa về điều chỉnh tần số

và pha của VCO

2 Máy thu RMD - 1504 :

2.1 Cấu tạo máy thu : gồm 4 khối chính

- Khối đổi tần : Rx CONVERTER

+ KĐ tạp âm nhỏ+ Trộn hạ tần+ Tổng hợp tần số (tạo ra dao động nội máy thu và đã định tần số)

- Khối trung tần : IF MOUDULE

+ Lọc trung tần : đảm bảo độ chọn lọc máy thu+ KĐ trung tần : đảm bảo tín hiệu có mức ra ổn định

- Khối băng gốc :

+ Giải điều chế QPSK

Trang 6

+ Xử lý tín hiệu băng gốc+ Băng gốc phụ

+ Khối cấp nguồn

- Khối hiển thị :

2.2 Nguyên lý hoạt động :

- Khối trộn hạ tần :

Tín hiệu từ ănten qua diplexer đến đầu vào máy thu đưa đến đầu khối trộn

hạ tần trước hết mạch đưa qua mạch KĐ tạp âm nhỏ để KĐ bù vào những suy hao trên đường truyền và đưa đến mạch trộn hạ tần để trộn với tín hiệu dao động nội máy thu lấy từ bị dao động VCO và ở đầu ra mạch trộn ta thu được tín hiệu trung tần 35MHZ đưa đến mạch trung tần

Việc trộn hạ tần áp dụng công thức : ftt = fct – fvco ⇔ fct - fvco = 35MHZ

1427 ⇒ fvco = 1427 - 35 = 1392MHZ

1535 ⇒ fvco = 1535 - 35 = 1500MHZMạch trộn hạ tần còn loại trừ tần số ảnh, tần số ảnh là tần số đối xứng với tần

số vco qua tần số công tác 1 khoảng trung tần thu

Tín hiệu từ vco còn được trích 1 phần đưa qua 2 mạch chia 4 (tương đương với chia 16) để đưa đến mạch tổng hợp tần số để so sánh với mẫu chuẩn trong mạch tổng hợp tần số nhằm phát hiện sai pha và tần số của vco thể hiện bằng điện áp lỗi

để đưa về diều chỉnh tần số và pha của vco

* Khối băng gốc:

-Băng tần gốc chính :

Tín hiệu trung tần có mức ổn định với tần số = 35MHZ được đưa đến mạch giải điều chế QPSK, mạch thực hiện giải điều chế để lấy lại luồng số đã điều chế ở bên phát , đồng thời nó cũng tách tín hiệu vào bảng tần cơ sở phụ đã điều tần VCD ở máy phát

Các luồng số sau khi giải điều chế được đưa đến mạch khôi phục đồng hồ tín hiệu để khôi phục lại xung nhịp từ các luồng số, tín hiệu sau đó được giải mã vi sai

và biến đổi song song sang nối tiếp rồi được thực hiện giải ngẫu nhiên hoá để lấy lại luồng số không ngẫu nhiên, tiếp đó đưa đến mạch phân khung vô tuyến để loại bỏ các bit đồng bộ khung, bit kiểm tra, bit chèn, bit chỉ thị tuyến và được tách thành 2 luống ố nguyên thuỷ ban đầu

Cuối cùng 2 luồng số được lập mã NRZ thành HDB3 và đưa ra đường truyền thông qua các biến áp

Trang 7

mã hoá vi sai được đưa đến mạch điều chế QPSK ở khối kích thích.

* Mạch giao tiếp số liệu vào 2048kb/s.

Luồng số HDB3 2048kb/s thứ nhất được đưa đến khối băng tần gốc chính ở X1:26, 27, 28 và được ghép qua biến áp T1 Cuộn thứ cấp của biến áp T1 được dấu với các cặp diode V1 và V2 để hạn chế biên độ tín hiệu đưa vào các bộ so sánh Tín hiệu HDB3 cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến áp T1 được các bộ so sánh N4(a): 4+5+12, N4(a): 1+2+4, N1(b): 7+9+10 và N1(b): 9+11+12 biến đổi thành 2 luồng HDB3+

và HDB3- rồi đưa vào IC chuyên dụng D1:16 và D1:17

Luồng số HDB3 2048kb/s thứ hai đưa đến khối băng tần gốc ở X1: 29+30+31, được ghép qua biến áp T2 Cuộn thứ cấp của biến áp T2 được đấu với các cặp diode hạn chế biên độ V3 và V4 Tín hiệu HDB3 cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến áp T2 được các bộ khuếch đại so sánh N3(a): 4+5+12 và N3(b): 7+9+10 tách thành 2 luồng HDB3+ và HDB3- rồi đưa vào IC chuyên dụng D1:22 và D1:23

* Mạch khôi phục xung nhịp

Các luồng HDB3+ và HDB3- của luống số thứ nhất được công với nhau thông qua cổng OR D2(b): 4+5+6 Tín hiệu thu được sau cổng OR kích thích cho một mạch dao động LC gồm C4, C6 và biến áp cộng hưởng T3

Mạch dao động LC này dao động với tần số 2048Khz Tín hiệu thu được sau cuộn thứ cấp của biến áp T3 là tín hiệu hình sin 2048 Khz Tín hiệu này được đưa vào

2 bộ khuếch đại so sánh N2(a): 5,6,12 và N5(a) 1,2,4 mắc song song với nhau, ở ngõ ra của hai bộ so sánh nói trên là xung nhịp 2048Khz Xung nhịp khôi phục được đưa qua cổng OR D2: 11+12+13, Jack x 21 và đưa vào D1:6

Trang 9

Các luồng HDB3+ và HDB3- của luồng số thứ 2 được cộng với nhau thông qua cổng OR D2(a): 1+2+3 Tín hiệu thu được sau cổng OR này kích thích cho mạch dao động LC gồm C5, C7 và biến áp cộng hưởng T4 Tín hiệu thu được trên cuộn thứ cấp của T4 là tín hiệu hình sin 2048Khz Tín hiệu này được đưa vào hai bộ khuếch đại so sánh N2(b): 7+9+10 và N5(b) mắc song song với nhau Ở ngõ ra của hai bộ so sánh ta thu được tín hiệu xung nhịp 2048Khz Xung nhịp này được đưa qua D2(c): 8+9+10 và đưa vào D1:66.

* Mạch cảnh báo mất số liệu vào và điều khiển chèn AIS cho luồng 2048kb/s

Mạch băng tần gốc chính có các Jack x18 và x19 để cho phép cấm cảnh báo mất số liệu vào (Data In) X18 dùng cho luồng 1, x19 dùng cho luồng 2 Khi sử dụng luồng số nào thì Jack tương ứng với luồng số đó phải được đặt sang vị trí U (Use), nếu không sử dụng luồng số thì Jack tương ứng được đặt sang vị trí NU (Not Use).Khi có luồng HDB3-1 ở đầu vào thì sau Jack X21 sẽ có xung nhịp Ngoài việc đưa vào D1: 6 xung nhịp này còn được đưa vào mạch phát hiện luồng số vào và điều khiển chèn AIS Xung nhịp sau X21 được R27 và C10 tích phân tạo 1 điện áp ổn định và đặt vào N17(a):2 làm cho điện áp ở chân này dương hơn điện áp ở N17(a):3 do đó ngõ ra N17(a):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo mất số liệu vào và không điều khiển chèn AIS

Khi luồng HDB3-1 bị mất thì sau X21 sẽ không có xung nhịp, điện áp tại N17(a):2 bằng 0v Lúc này, N17(a):3 có điện áp dương hơn N17(a):2 làm cho ngõ ra N17(a):1 có mức cao Mức cao này đưa vào D1:24 để điều khiển chèn AIS vào thay thế luồng số thứ nhất Khi đó, nếu Jack X18 đặt ở vị trí NU thì mạch không tác động cảnh báo, nhưng nếu X18 đặt ở vị trí U thì mức cao này được đặt vào D3(c):9 làm cho D3(c):8 có mức cao, D3(b):5 dẫn đến D3(b):6 có mức cao tác động cảnh báo mất số liệu vào (Data In)

Tương tự, khi có luồng số HDB3-2 ở đầu vào thì sau N2(b) và N5(b) sẽ có xung nhịp Xung nhịp này ngoài việc đưa vào D1: 66 còn được đưa vào mạch phát hiện luồng số vào và điều khiển chèn AIS Xung nhịp của luồng số HDB3-2 được tích phân bởi R28 và C11 tạo một điện áp ổn định đặt vào N10(a):2 làm cho điện áp ở N10(a):2 dương hơn điện áp ở N10(a):3 và do đó ngõ ra N10(a):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo và không điều khiển chèn AIS

Khi luồng số HDB3-2 bị mất thì sau N2(b) và N5(b) sẽ không có xung nhịp Điện áp đặt vào N10(a):2 bằng 0v Lúc này, N10(a):3 có điện áp dương hơn N10(a):2 làm cho ngõ ra N10(a):1 có mức cao Mức cao này đưa vào D1: 36 để điều khiển chèn AIS vào thay thế luồng số 2 Khi đó nếu x19 đặt ở NU thì mạch không tác động cảnh báo, nhưng nếu x19 đặt ở U thì mức cao sau N10(a): 1 sẽ đặt vào D3(c):10 và cuối cùng làm cho D3(b):6 có mức cao để tác động cảnh báo mất số liệu vào (Data In).Trong trường hợp luồng số vào bị mất thì xung nhịp để nhịp cho luồng số AIS thay thế được lấy từ mạch tạo xung nhịp 2048Khz ở khối băng tần gốc phụ thông qua R53, Jack X23 (AIS CLK) và đưa vào D1:28

* Xử lý số liệu trong IC D1.

D1 là một IC chuyên dụng Các luồng số liệu HDB3+ và HDB3- đưa vào IC được biến đổi thành NRZ, sau đó thực hiện ghép khung vô tuyến (Ghép 2 luồng số

Trang 10

lại với nhau và ghép thêm từ mã đồng bộ vô tuyến các bit kiểm tra chẵn lẻ, các bit nhận dạng vô tuyến ) Sau khi ghép khung vô tuyến luồng số có tốc độ là 4,245Mb/s Luồng số này tiếp tục được ngẫu nhiên hoá, chia hai và mã hoá vi sai Hai luồng số đã mã hoá vi sai mỗi luống có tốc độ 2,1225 Mb/s được đưa ra ở D1:2 và D1:3 Xung nhịp dùng cho mạch ghép khung vô tuyến, ngẫu nhiên hoá và mã hoá vi sai được lấy từ mạch tạo xung nhịp gồm thạch anh G2, cổng đảo D6(a):1+2 và các mạch kết hợp.

Nếu vì một lý do nào đó mà không có số liệu đưa vào đầu vào mạch ghép khung vô tuyến thì mạch này sẽ tạo ra một tín hiệu điều khiển và đưa ra ở D1:56 để điều khiển mạch một trạng thái ổn định D10 Khi được điều khiển thì ngõ ra D10:13

có mức cao (bình thường D10:13 có mức thấp) đưa vào D3(c):4 làm cho D3(c):6 có mức cao để thông báo sự cố số liệu vào

* Mạch đệm số liệu ra

Các luồng số đã mã hoá vi sai đưa ra ở D1:2 và D1:3 được đưa qua mạch đệm

số liệu D5 Tín hiệu điều khiển cho D3 hoạt động được khống chế bởi chuyển mạch S3 Khi S3 ở vị trí English (ENABLE: cho phép) thì mức 0v được đưa vào D5:9+12 cho phép D3 hoạt động đưa các luồng số liệu A, B qua mạch điều chế QPSK Khi S3 đặt ở

vị trí DIS (Disable: cấm) thì mức cao (5v) được đưa vào D5: 9+12 không cho phép D5 hoạt động do đó các luống số không được đưa đến khối điều chế QPSK

Khi thiết bị hoạt động bình thường thì S5 phải được đặt ở vị trí English S3 chỉ được đặt ở vị trí DIS khi cần phát song mang không điều chế hay khi cần đo tần số công tác của máy phát, đo tần số xung tần của máy phát

B Khối cấp nguồn.

Khối cấp nguồn cho máy phát có nhiệm vụ nhận nguồn trạm -48v (-40 đến -60v) hoặc -24v (-20 đến -30v) để biến đổi thành các nguồn thành phần: +36v, +20v, +10v, +5V, -5v cung cấp cho các mạch trong máy phát Nguồn trạm được dấu đến thiết bị RMD-1504 ở tầm mạch in phía sao Diplexer và được dẫn vào máy phát bằng đường dây cáp dẹt X1 (cực âm của nguồn được dẫn đến X1:32,34,36,38,40) Nguyên

lý hoạt động của khối cấp nguồn có thể phân tích như sau:

* Các mạch bảo vệ ở đầu vào:

- Hai cầu chì bảo vệ (F1 và F2) có giá trị 3,15A

- V32 chống đảo cực: khi cực tính của nguồn được đấu đúng thì V32 không dẫn do bị phân cực ngược Khi đấu sai cực tính của nguồn thì V32 được phân cực thuận, V32 dẫn, dòng qua V32 rất lớn sẽ làm nổ các cầu chì bảo vệ và do đó bảo vệ được các mạch điện trong máy

- V29, V33 và V34 tạo thành một mạch chống quá áp V29 và V34 tạo thành mạch chống quá áp khi sử dụng nguồn -24v V33 và V34 tạo thành mạch chống quá

áp khi sử dụng nguồn -48v Việc chuyển đổi chế độ chống quá áp được thực hiện bởi Jack X37 Khi điện áp vượt quá ngưỡng cho phép thì tuỳ từng chế độ công tác (-24v hoặc -48v) mà V29 hoặc V33 sẽ bị đánh thủng, khi đó sẽ có dòng kích cho Thysistor V34 làm cho V34 dẫn Dòng qua V39 rất lớn sẽ làm nở các cầu chì, ngắt mạch điện để bảo vệ cho các phần tử trong máy

Trang 12

* Mạch biến đổi DC/AC

Sau khi qua các mạch bảo vệ ở đầu vào và mạch lọc hạn chế nhiễu gồm C204, L1, L2 và C200, nguồn trạm được cấp cho mạch biến đổi DC/AC Mạch này gồm các phần tử cơ bản như: bộ điều chế độ rộng xung N20, hai Transistor chuyển mạch V30

và V31, biến áp T3 và một số mạch phụ trợ khác Hai tín hiệu xung ngược pha nhau

và có tần số 30Khz được N20 đưa ra ở N20:14 và N20:11, và đưa vào cực cổng của các Transistor chuyển mạch V30, V31 để điều khiển Khi V30 được điều khiển thì V30 dẫn, trong khi đó V31 không được điều khiển do đó V31 tắt Lúc này có dòng điện chạy từ 0v qua nửa dưới của cuộn sơ cấp của biến áp T5, X30, V31, S1 về âm nguồn

Ở nửa chu kỳ sau thì V30 không được điều khiển do đó V30 tắt, V31 được điều khiển, V31 dẫn Lúc này có dòng điện chạy từ 0v qua nửa trên của cuộn sơ cấp của biến áp T5, X30, V31, S1 về âm nguồn Xét trong cả chu kỳ thì dòng điện trên cuộn sơ cấp của biến áp T5 là dòng xoay chiều Dòng điện này tạo ra một từ thông biến thiên qua cuộn sơ cấp và gây ra trong các cuộn thứ cấp các suất điện động cảm ứng khác nhau Điện áp cảm ứng trên các cuộn thứ cấp sẽ được nắn thành các điện áp một chiều theo yêu cầu

Trong trường hợp dòng qua V30 và V31 quá lớn thì mạch phát hiện quá dòng gồm V46, V47 và R278, R320 cùng một số phần tử kết hợp sẽ tác động và điều khiển N24 tạo ra một xung ở N24:3 thông qua V45 và X27 điều khiển vào N20:9 làm ngắt một xung ở đầu ra N20:14 và N20:11 để tránh hiện tượng quá dòng

* Mạch biến đổi AC/DC

Nguồn +36v được nắn bởi mạch nắn bội áp gồm V5s, V53, tụ C230, được lọc bởi C232, ổn áp bởi V63 và đưa đi cấp nguồn thông qua X35

- Nguồn +20 được nắn bởi V54(a), V54(b), dược lọc bởi L4, C234, L3, C239, được chống quá áp bởi V64 và V65 và được đưa đi cấp nguồn thông qua X36 Nguồn +20v được hồi tiếp về N20:1 thông qua R305, R256 và V37 Khi điện áp ra +20 thay đổi thì điện áp hồi tiếp về N20:1 cũng thay đổi để điều khiển N20 thay đổi độ rộng xung ra ở N20:14 và N20:11 để thay đổi dòng qua V30, V31 và do đó ổn định được điện áp ra +20v

- Nguồn +10v được nắn bởi V56, V57, lọc bởi C240, C245, ổn áp bởi N21 và đưa đi cấp nguồn thông qua X32

- Nguồn +5v được nắn bởi V58 và V59, được lọc bởi C241, ổn áp bởi N22 và đưa đi cấp nguồn thông qua X33

- Nguồn +5v còn được dùng để cấp cho đèn chỉ thị nguồn H1 ở trên mặt máy Khi không có nguồn đèn H1 tắt khi nguồn tốt, đèn sáng xanh Khi nguồn bị quá tải đèn H1 sẽ nhấp nháy

- Nguồn -5v được nắn bởi V60 và V61, được lọc bởi C247, ổn áp bởi N23 và đưa đi cấp nguồn thông qua X34

* Đo thử và điều chỉnh:

Trước khi cấp nguồn cho thiết bị, các Jamper chuyển đổi chế độ nguồn trạm gồm X28, X29, X30, X37 phải được đặt đúng vị trí -24v hoặc -48v Để giảm toả nhiệt trên biến áp T5 thì hai tín hiệu xung ở đầu ra của N20:14 và N20:11 được điều chỉnh bởi chiết áp R306

Trang 13

Các điểm đo kiểm tra nguồn DC ở đầu ra được liệt kê ở bảng sau:

C Khối khuếch đại logarit và xử lý cảnh báo

Khối khuếch đại logarit và xử lý cảnh báo thu thập các tín hiệu thông báo cảnh báo và điện áp mẫu từ đầu ra của mạch khuếch đại công suất để xử lý thành các tín hiệu điều khiển, chỉ thị cảnh báo, chỉ thị mức phát và tín hiệu tự động điều chỉnh mức

Điện áp một chiều RF MONITOR từ đầu ra của mạch khuếch đại công suất được đưa đến khối băng gốc phát ở đầu RF MONITOR X4:3 Điện áp này được khuếch đại bởi N5(b) Tín hiệu ở ngõ ra của N5(b) được sử dụng cho 3 mục đích:

- Tạo tín hiệu tự động điều chỉnh múc ALC: điện áp ở N5(b):7 được đưa đến mạch từ gồm N16(c) và các điện trở kết hợp Điện áp ra sau mạch từ được khuếch đại bởi N16(a) để tạo thành điện áp ALC Nếu công suất ra ở tầng khuếch đại công suất tăng thì điện áp RF MONITOR tăng điện áp ở N15(b):7 tăng làm cho điện áp ở N16(c):8 giảm do đó điện áp ALC ở N16(a):1 giảm làm tăng suy hao nên diode PIN ở khối trộn nâng tần phát Nếu công suất ra ở tầng khuếch đại công suất giảm thì điện

áp RF MONITOR giảm, điện áp ở N15(b):7 giảm làm cho điện áp ở N16(c):8 tăng do

đó điện áp ALC ở 16(a):1 tăng làm giảm suy hao trên diode PIN ở khối trộn nâng tần phát

- Tạo tín hiệu chỉ thị mức phát: Điện áp RF MONITOR sau khi đã khuếch đại bởi N15(b) được đưa vào mạch khuếch đại logarit gồm N15(a), N15(c), N15(d), N16(d), V69 và các phần tử kết hợp Điện áp ra của mạch ở N16(d):14 biến thiên theo hàm logarit Điện áp này được sử dụng để hiển thị mức phát dưới dạng dBm bằng dãy LED hiển thị mức phát trên mặt máy phát

- Giám sát mức phát và đưa ra cảnh báo: Điện áp RF MONITOR đã khuếch đại bởi N15(b) được đưa vào N17(b):6 để so sánh với một điện áp ngưỡng ở N17(b):5, điện áp này được thiết lập bởi chiết áp RE FAIL R311 Khi công suất ra lớn thì điện áp RF MONITOR lớn làm cho điện áp ở N17(b):6 dương hơn điện áp ở N17(b):5 nên điện áp ra ở N17(b):1 có mức thấp, không tác động cảnh báo mức phát thấp RF LEVEL Khi công suất ra giảm quá ngưỡng thì điện áp ở N17(b):6 âm hơn điện áp ở N17(b):5 làm cho điện áp ở N17(b):1 có mức cao tác động cảnh báo mức phát thấp (sự cố mức phát) RF LEVEL Cảnh báo này làm sáng đèn RF LEVEL trên mặt máy phát Khi N17(b):1 có mức cao thì N17(c):10 có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao sẽ tác động cảnh báo TX FAIL làm sáng đèn TX FAIL trên mặt máy phát

Khi mạch kích thích bị sự cố (mất số liệu vào khối kích thích hoặc mạch tổng hợp tần số bị sự cố) thì tín hiệu cảnh báo EXCITER FAULT mức thấp được đưa đến mạch xử lý cảnh báo ở X3:5 Lúc này, ngõ ra D7(f):14 có mức cao, N17(c):10 có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao tác động cảnh báo TX FAIL

Trang 14

Khi số liệu vào khối băng tần gốc phát bị mất thì tín hiệu cảnh báo sự cố số liệu DATA FAIL mức cao được đưa đến mạch xử lý cảnh báo Mức cao này đặt vào N17(d):12 làm cho N17(d):14 có mức cao tác động cảnh báo sự cố số liệu vào làm đèn cảnh báo DATA IN trên mặt máy phát sáng Khi tín hiệu DATA FAIL có mức cao thì N17(c):10 cũng có mức cao làm cho N17(c):8 có mức cao tác động cảnh báo TX FAIL làm sáng đèn TX FAIL trên mặt máy phát.

D Khối băng tần gốc phụ.

Tín hiệu nghiệp vụ từ tổ hợp được khuếch đại qua N11(c), N11(d) và N11(a), các mạch khuếch đại này đều có tự động điều chỉnh mức nhằm mục đích nén tín hiệu Tín hiệu sai khi khuếch đại được đưa qua mạch hạn chế gồm các diode V7, V8

và được đua qua mạch lọc số thông thấp N7 với tần số cắt 2,2 KHz Tín hiệu ta ở chân 7 của N7 được đưa qua chiết áp điều chỉnh mức R303 và được khuếch đại bởi N12a Tín hiệu ra sau N12a được đưa tới mạch xử lý tín hiệu ra và đồng thời được đưa đến ngõ vào của mạch khuếch đại cộng N12c

Tone gọi nghiệp vụ 2 KHz được tạo ra từ mạch dao động thạch anh hoạt động với tần số 4096 KHz Tín hiệu nàu được dưa qua các mạch chi để được tone 2 KHz Khi công tắc S2 được ấn thì các xung 2KHz được đưa qua D3d vào mạch lọc tone để tạo tín hiệu hình sin đưa vào đầu vào của mạch khuếch đại cộng N12c

Tín hiệu kênh giám sát được khuếch đại, nén và lọc qua mạch lọc thông cao với tần số cắt là 2,7 KHz và cũng được đưa vào đầu vào mạch khuếch đại cộng N12c

Ba tín hiệu thoại nghiệp vụ, tone gọi và tín hiệu giám sát được mạch khuếch đại cộng N12c khuếch đại sau đó đưa qua chiết áp điều chỉnh mức R312 đưa vào mạch lọc số thông thấp N8 với tần số cắt là 5 KHz Ngõ ra chân 7 của N8 là tín hiệu băng tần cơ sở phụ có băng tần từ 0 đến 5 KHz Tín hiệu này được đưa tới khối kích thích để điều tần vào VCO

Trang 16

2 Khối kích thích

Khối kích thích gồm 3 phần mạch chính là mạch điều chế QPSK, mạch trộn nâng tần phát và mạch tổng hợp tần số

A Mạch điều chế QPSK

Hai luồng số A và B đã mã hoá vi sai từ khối băng gốc chính được đưa đến khối kích thích và đưa vào mạch điều chế QPSK ở 9X3 và 9X2 Bộ khuếch đại so sánh N1(a) và bộ khuếch đại hạn biên N2 biến đổi luồng số A từ mức 0 và 5v thành mức

±0,7v Luồng số B được bộ khuếch đại so sánh N1(b) và bộ khuếch đại hạn biên biến đổi từ mức 0 và 5v thành mức ± 0,7v Mức ± 0,7v của hai luồng số A và B được gim bởi mạng diode N4

Tiếp sau đó các luồng số A, B được lọc để hạn chế phổ Luồng số A được lọc bởi các tầng lọc thông thấp gồm L1, L2, L5, L7 và các tụ C8, C9, C12, C13, C16, C17 Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến bộ nhân U1:3,4 (chân 3 và 4 của U1)

Luồng số B được lọc bởi các tầng lọc thông thấp gồm L2, L4, L6, L8 và các tụ C10, C11, C14, C15, C18, C19 Tín hiệu sau khi lọc được đưa đến bộ nhân U2:3,4 (chân 3 và 4 của U2) Sóng mang trung tần 220 MHZ được tạo ra từ bộ dao động thạch anh G1, V2 và mạch nhân ba V3 Bộ dao động thạch anh G1, V3 và các phần tử kết hợp hoạt động ở tần số 73, 3333 MHX Tín hiệu sau dao động được ghép qua biến

áp T1 để đưa vào mạch nhân 3 gồm V3 và các phần tử kết hợp Sau khi nhân 3 ta thu được sóng mang trung tần có tần số 220MHz Tín hiệu này được ghép qua biến áp T2

và được mạch khuếch đại V4 khuếch đại đến mức đủ lớn theo yêu cầu Tín hiệu sau khi khuếch đại được ghép qua biến áp T3 và được chia làm 2 đường Đường thứ nhất qua một cuộn cảm mạch in và đưa vào U2:2, đường thứ 2 qua tụ dịch pha 900 C57 và đưa vào U1:2 Tụ C57 điều chỉnh để đảm bảo pha của hai sóng mang đưa vào V1 và V2 khác nhau 900 Các bộ nhân V1 và V2 nhân sóng mang trung tần đưa vào ở chân 2 với các số liệu số đưa vào ở chân 4 Ở ngõ ra của U1:7 và U2:7 ta thu được các sóng mang đã điều chế 2PSK Hai tín hiệu này được cộng với nhau trên điện trở R21

và R22 để được sóng mang đã điều chế QPSK (Sóng mang đã điều chế 4PSK) Tín hiệu QPSK 220MHz sau đó được V1 khuếch đại đến mức -9dbm và đưa sang khối nâng trộn tần phát Ở đầu vào của mạch điều chế QPSK có một mạch phát hiện mất

số liệu vào Mạch này gồm 2 bộ so sánh N5(a), N5(b) và các phần tử kết hợp Luồng

số A được nắn thành điện áp 1 chiều bởi V6 và đưa vào N5(a):5 Luồng số B được nắn thành điện áp một chiều bởi V5 và đưa vào N5(b):3 Trong trường hợp các luồng

số A, B đều tốt thì điện áp ở N5(b):5 lớn hơn điện áp ở N5(a):6 và điện áp ở N5(b):3 dương hơn điện áp ở N5(b):2 làm cho các ngõ ra N5(b):7 và N5(b):1 đều có mức cao

và không tác động cảnh báo Trong trường hợp số liệu vào bị mất (mất ít nhất một luồng) thì điện áp ở N5(a):5 sẽ âm hơn điện áp ở N5(b):2 làm cho các ngõ ra N5(a):7

và / hoặc N5(b):1 có mức thấp tác động cảnh báo sự cố số liệu vào (INPUT FAIL) Cảnh báo này được dấu chung với cảnh báo về sự cố của bộ tổng hợp tần số để cùng đưa ra một cảnh báo chung và sự cố của khối kích thích (EXITER FAULT)

Trang 18

B Mạch trộn nâng tần phát

Mạch trộn nâng tần phát gồm một mạch dao động VCO (Mạch dao động có tần số điều khiển bằng điện áp), một mạch trộn tần kết hợp với các mạch lọc, khuếch đại và mạch suy hao có điều khiển Mạch điện có thể phân tích như sau:

Tín hiệu trung tần phát 220MHz đã điều chế QPSK được đưa đến mạch trộn nâng tần ở 8X10 Tín hiệu này được lọc bởi mạch gồm L103, L104, C132, C133 để loại bỏ các hài và sau đó được đưa vào mạch trộn nâng tần Đầu vào thứ hai của mạch trộn nâng tần là tín hiệu dao động lấy từ dao động VCO Mạch dao động VCO gồm V102, V101, V103 và các phần tử kết hợp Mạch này hoạt động ở tần số thấp hơn tần số của máy phát một trung tần phát (fvco = tần số máy phát - tần số trung tần = tần số máy phát - 220MHz) và được điều tần bởi tín hiệu băng tần cơ sở phụ với độ di tần cực đại là 15Khz Tín hiệu dao động tần lấy ra ở cực C của V102 và được chia làm hai đường bởi các điện trở R111, R112 và R113 Đường thứ nhất được mạch khuếch đại

vi ba chuyên dụng (MMI) N101 khuếch đại và được chia 16 bởi hai bộ chia tốc độ cao ECL và D1 và D2, mỗi bộ chia thực hiện chia 4 Tín hiệu chia ra sau bộ chia D2 được đưa đến mạch tổng hợp tần số Phần tín hiệu còn lại được khuếch đại bởi các mạch khuếch đại vi ba chuyên dụng (MMI) N102 và N103 tới mức +7dbm để đưa đến bộ trộn Mạch trộn nâng tần gồm các diode Schottky V105, V106 và biến áp T1 thực hiện trộn tín hiệu dao động VCO với tín hiệu trung tần phát 220MHz Sau khi trộn ta thu được tín hiệu RF (Radio Frequency) có tần số là tần số công tác cảu máy phát (nằm trong băng tần 1427 ( 1535MHz) Tín hiệu này được khuếch đại bởi MMI N104 và lọc bởi mạch lọc elip 5 cực C137, C138, c139, C140, C141 và các mạch kết hợp để loại bỏ các thành phần không mong muốn sau khi trộn Sau khi lọc tín hiệu được khuếch đại bởi MMI N105, qua mạch suy hao có điều khiển sử dụng diode PIN V107 và tiếp tục khuếch đại bởi MMI N106 Tín hiệu ra sau MMI N106 lại được lọc bởi một mạch lọc

5 cực gồm C152 ÷ C156 và các phần tử kết hợp Cuối cùng tín hiệu được V1 khuếch đại đến mức đủ lớn +8dBm để đưa sang tầng khuếch đại công suất

Trasistor V1 cùng các phần tử kết hợp tạo thành mạch định thiên cho V8 Suy hao trên diode PIN được điều khiển bởi điện áp 1 chiều ALC lấy từ tầm băng tần gốc thông qua R128

Trong trường hợp máy phát hoạt động bình thường thì đầu Tx Mute (làm câm máy phát) và đầu LOCAL MUTE (làm câm nội bộ) đều có mức thấp Lúc V7 tắt, V3 dẫn để cấp nguồn cho N106 và định thiên cho V2 V2 dẫn Có dòng một chiều chạy

từ ALC IN qua V7, R129 và V2 về mass đảm bảo cho mạch suy hao có điều khiển V7 hoạt động Khi có lệnh làm câm máy phát và/ hoặc bộ tổng hợp tần số bị sự cố thì đầu Tx Mute và / hoặc đầu Local Mute có mức cao làm cho V5 và /hoặc V6 dẫn, V7 được định thiên Khi đó V7 sẽ dẫn đưa mức )v vào ngõ ra của N106 làm cho N106 không được cấp nguồn và do đó N106 không hoạt động, đồng thời 0v được đặt vào cực B của V2 làm cho V2 tắt, không có dòng một chiều chạy qua diode PIN V7 làm cho suy hao trên V7 bằng vô cùng Vì suy hao trên V7 bằng vô cùng và n106 không hoạt động làm cho tín hiệu không thể tới được tầng khuếch đại công suất Lúc này không có tín hiệu ra ở đầu ra của máy phát

C Mạch tổng hợp tần số

Trang 19

Mẫu VCO được đưa đến khối tổng hợp tần số ở 10x1 sau đó được ghép qua biến áp T1 được vào bộ chia D2 : D2 này chia 10 hoặc chia 11 tuỳ theo tín hiệu điều kiện chia chính D1 Tín hiệu sau D2 được chuyển thành CMOS nhờ V44, V46, V47 sau

đó đưa đến D1 ở chân 20 Đến đây D1 chia với hệ số chia có thể lập trình được bởi mã diode và chuyền mạch thập phân S1, S2, S3, S4 Khi điều chỉnh các S1 ÷ S4 ta thay đổi được fVCO dẫn đến thay đổi tần số máy phát

Lưu ý : hàng ngàn đấu cứng (không thay đổi)

Nếu như mạch hoạt động tần số bị lỗi thì đầu ra chân 4 của D3 sẽ có mức cao thông qua V41 đưa vào chân 12 D1 để Reset lại hệ thống chia của D1

Nếu như mạch vẫn tiếp tục bị sự cố thì D3 chân 4 luôn ở mức cao tác động cực

B của V48 làm cho V48 dẫn đưa mức 0v ra đầu Eciter fault để cảnh bảo về sự cố của khối kích thích, đồng thời mức cao chân 4 D3 cũng được đưa vào chân B của V49 làm cho V49 dẫn đưa mức cao ra đầu local mute để điều khiển làm câm ngõ ra của bộ trộn nâng tần phát

Công tắc S5 nối với chân 12 của D1 có tác dụng đặt lại hệ số chia cho D1 Khi đặt lại tần số cho máy phát thì ta phải ấn công tắc này để tải vào D1 hệ số chia mới

3 Mạch khuyếch đại công suất.

A Phần định thiên:

Nhận nguồn +10 or + 20v để tạo ra các thiên áp cần thiết cho các transistor

trong tầng KĐ đồng thời thực hiện chức năng ổn định làm việc tính cho các cho các trasistor KĐ Mạch này cũng làm cân mạch KĐCS khi có điều kiện

Để mạch định thiên hoạt động được thì đầu Tx mute phải ở mức cao để không làm ảnh hưởng đến V1 khi đó sẽ có dòng điện chạy từ + 20 → R1 → R2 → R3 tạo thiên

áp cho V1 dẫn vào cho phép mạch định thiên hoạt động

Thay đổi lần là 100KHZ

Trang 21

* Định thiên cho V 1KĐ : Dòng điện từ +10v → R5 → V7 → R6 → V1 → Mass, tạo thiên áp cho V2 dẫn, khi V2 dẫn có dòng chạy từ +10v → R7 →V2 → R8 → vào cực B ra cực E của V1KĐ dẫn khi V1KĐ dẫn sẽ có dòng +10v chạy qua R7 → cực C ra E V1KĐ Giả

sử 1 lý do dòng Ic V1KĐ tăng thì sụt áp trên R7 → UBE của V2 giảm làm V2 bớt thông

→ dòng điện qua V2 giảm → Ib của V1KĐ giảm → IC V1KĐ giảm Nếu Ic V1KĐ giảm → dòng trên R7 giảm làm UBE V2 tăng → V2 thôngmạnh

Dòng qua V2 tăng → Ib của V1ĐK tăng → Ic của V1KĐ tăng kết quả Ic của V1ĐK ổn định

→ R17 → cực C của V3KĐ ra cực E của V3KĐ → Mass

Khi Ic của V3KĐ tăng → sụt áp trên R17 tăng → UBE của V4 giảm → V4 bớt thông

→ Ic V4 giảm → Ib của V3KĐ giảm → Ic của V3KĐ giảm

* Định thiên cho V 4KĐ

Dòng điện từ + 20v qua chiết áp R19, V10, R20, R21 → V1 → Mass tạo thiên áp cho V5 dẫn Khi V5 dẫn dòng từ + 20 v → R22 → V5 → R23 vào cực B, ra cực E của V4KĐ → Mass định thiên cho V4KĐ làm cho V4KĐ dẫn Khi V4KĐ dẫn sẽ có dòng từ + 20 → R22 → cực C của V4KĐ ra cực E của V4KĐ → Mass

Khi Ic của V3KĐ giảm → sụt áp trên R22 giảm → UBE của V4 tăng → V5 thông mạnh → Ic V5 tăng → Ib của V4KĐ tăng → Ic của V4KĐ tăng

B Phần khuếch đại :

Tín hiệu SCT từ khối kích thích với mức + 8 dbm, trở kháng 50Ω được đưa đến khối kích thích ở X2 → đưa qua mạch suy hao phối hợp trở kháng R1 R2 R3 sau đó lần lượt được KĐ qua tần KĐ công suất cao chế độ A V1, V2, V3, V4 ( tín hiệu ra ở cực C của tầng trước được đưa trực tiếp vào cực B của tầng sau

Ngõ ra của V4 tín hiệu của mức từ 30 đến 37 dbm,k tín hiệu được đưa qua mạch cách ly để đến Diplexer Mạch cách ly có nhiệm vụ chống hiện tượng phản xạ SĐT ở đầu ra của mạch KĐCS Ngõ ra của mạch KĐCS (sau V4KĐ) tín hiệu được trích 1 phần nắn qua V5 tạo thành điện áp 1 chiều và được chia áp qua R25 R26 R27 để đưa ra đầu RF MON Tín hiệu RFMON được dùng để chỉ thị mức phát, giám sát mức phát và tạo tín hiệu tự động điều chỉnh mức AGC

Trang 22

III.2 Máy thu

1 Khối RF CONVERTER

A Bộ đổi tần

Tín hiệu SCT với băng tần từ 1427 ÷1535 MHz được đưa vào đầu vào khối tần

ở 17X1 Sau đó tín hiệu được khuyếch đại bởi 2 tầng Kđại tạp âm nhỏ V107 và V106 V108 và V105 tạo ra các nguồn dông để cung cấp thiên áp cho V107 và V106 đảm bảo V107 và V106 luôn thiên áp ổn định

Nếu vì một lý do nào đó mà dòng điện định thiên trong V107 và V106 thay đổi thì các nguồn dong này sẽ tự động điều chỉnh để chồng lại các sự thay đổi đó

Giả sử dòng điện Ic trong V107 tăng thì sụt áp nên R105 tăng →VBE của V108 giảm→ V108 bớt thông → dòng điện thiên cho V107 giảm → VBE của V107 giảm

→ V107 bớt thông →đưa dòng IC về giá trị ổn định

Giả sử nếu dòng IC trong V106 giảm thì sụt áp trên R101 giảm → UBE của V105 tăng → V105 thông mạnh → dòng định thiên cho V106 tăng → V106 thông mạnh đưa IC về giá trị ổn định

Tín hiệu SCT sau khi khuếch đại được đưa đến mạch trộn hạ tần loại trừ tần

số ảnh (được tạo bởi 1 mạch 900, 1 mạch sai động 900, các đi ot pin V101÷V104 và các

tụ điện, cuộn cảm) để trộn với tín hiệu dao động nội của máy thu được tạo ra từ bộ dao động VCO (mạch này bao gồm V111, V109 và các phần tử R,L,C kết hợp) đã qua khuếch đại bởi N102 và N103

Sau bộ trọn ta thu được tín hiệu trung tần 35 NHZ đưa sang khối trung tầnTín hiệu từ bộ dao động Vco được trích 1 phần khuếch đại qua N101, đưa đến

2 bộ chia tốc độ cao D1,D2 Mỗi bộ thực hiện chia 4, 2 bộ tương ứng với mạch chia 16, đầu ra D2 ta thu được 1 mẫu thực hiện VCO có tần số từ 87 đến 93, 75 MHZ đưa đến mạch tổng hợp tần số

B Mạch tổng hợp tần số

Mẫu VCO có tần số nằm trong băng 87 đến 93,75 MHZ được ghép qua biến áp T1 và đưa vào bộ chia ECL D2 Ới đây tín hiệu được chia 10 hoặc 11 tuỳ theo tín hiệu điều khiển từ bộ chia vạn năng hợp tình được D1

Tín hiệu ra sau D2 được chuyển đổi mức thành CMOS nhờ Transitor V47 và các V44, V45,46 Sau đó được đưa đến D1

Mẫu VCO lúc này có tần số từ 8,7 đến 9,375 MHZ được D1 chia theo hệ số được lập trình bởi các chuyển mạch thập phân S1,S2,S3,S4 và mạng Diode

Trong đó S1,S2,S3,S4 xác định tần số công tác của máy thu Ví dụ máy thu công tác ở tần số 1452,5 MHZ thì hàng tần số cao nhất 1000 được đầu cứng

Sau khi chia D1 đưa ra 2 mẫu VCO 1 mẫu có tần số 6,25 MHZ và 1 mẫu có tần

số 62,5 MHZ Các mẫu VCO này được đưa đến D3 để so sánh với 1 mẫu tín hiệu chuẩn được lấy từ bộ dao động thạch anh 5MHZ đã được D3 chia 80 hoặc 81

Trang 24

Sau khi so sánh các và tần số giữa mẫu VCO và mẫu chuẩn được thể hiện bằng các điện áp lỗi và được lọc vòng qua N1 đưa về đặt vào 2 đầu diode biến dung V109 để thay đổi tần số và pha của VCO đảm bảo tần số và pha của VCO luôn luôn

ổn định

Nếu D1 có sự cố thì D3 : 4 có mức cao đưa qua V41 về reset lại bộ chia D1 Nếu mạch vẫn tiếp tục bị sự cố thì mức cao ở D3 : 4 làm cho V48 dẫn → đưa ra cảnh báo về sự cố của mạch tổng hợp tần số

2 Khối trung tần :

A Khối lọc trung tần

Tín hiệu trung tần 35 MHZ từ khối đổi tần đưa vào trung tần ở 20 x1 được ghép qua biến áp phối hợp trở kháng T1 sau đó được khuếch đại bởi 2 tầng khuếch đại V1 và V2, trong đó V2 là transistor thường đặt trong hợp kim loại và vỏ hộp được nối đất để tránh các ảnh hưởng nhiễu Sau khi tín hiệu đưa đến mạch lọc thông giải gồm L1, L2, L3, L4, cùng với các phần tử tụ kết hợp với nó Mạch lọc này đảm bảo 1/2

độ chọn lọc của máy thu và tín hiệu ra sau mạch đưa đến mạch khuếch đại đệm V3

Sau đó được bởi mạch lọc gồm L5, L6, L7, kết hợp với các tụ điện Mạch lọc này đảm bảo 1/2 độ chọn lọc lại máy thu, sau khi lọc thì tín hiệu đưa qua mạch suy hao phối hợp trở kháng R17, R18, R19, để đưa đến khối khuếch đại trung tần

Tất cả được lọc trong hộp kim loại kín để tránh nhiễu

B Khối khuếch đại trung tần;

Sau khi thì tín hiệu trung tần được đưa vào 20 x 20 qua mạch phối hợp trở kháng L5, L6 và lần lượt được khuếch đại qua 5 tầng khuếch đại gồm : V1 - V2, V4 - V5, V7 - V8, V10 - V11, V13 - V14, các tầng khuếch đại này mắc theo kiểu Dalington để nhằm tăng hệ số khuếch đại của mỗi tầng

5 Tầng khuếch đại thì được điều khiển bởi 2 mạch AGC

- Mạch 1 điều khiển 4 tầng đầu

- Mạch AGC điều khiển tầng cuối

* Nguyên lý của mạch AGC thứ nhất

Ở ngõ ra của tầng khuếch đại thứ 4 tín hiệu được trích 1 phần để nắn thành điện áp 1 chiều để chỉnh diode V17 sau đó lọc bởi C36 và thông qua X6 đặt vào N1 chân 3 (chân không đảo) chân đảo N1 (N1 : 2) là đáp chuẩn được lấy từ mạch phân áp R65, R69 Nếu mức ra của tín hiệu sau tầng thứ 4 tăng thì đ Áp 1 chiều nắn được sẽ lớn → ngõ ra N1 : 6 tăng → cực B của V15 làm UBE của V15 giảm → V15 bớt thông → dòng qua V15 giảm → dòng qua các diode pin V3, V6, V9, giảm làm tăng suy hao tại các diode pin này → dẫn đến giảm mức vào của các tầng khuếch đại Do đó mức ra của tín hiệu sẽ giảm

* Mạch AGC thứ 2 :

Ở sau tầng 5 tín hiệu được trích 1 phần để nắn qua diode V23 lọc bởi C45 đưa vào N2 chân 3 (chân không đảo) chân đảo của N2 là đáp chuẩn được lấy từ chiết áp R17 Nếu mức ra sau tầng 5 lớn thì đ Áp 1 chiều nắn được cũng lớn → Ngõ ra N2 lớn

→ làm UBE V21 giảm và do đó → dòng qua V21 giảm → dòng qua diode pin V12 giảm làm tăng suy hao đầu vào của tầng khuếch đại thứ 5, do đó mức ra giảm xuống

Trang 26

Ngược lại mứt ra nhỏ → đ Áp 1 chiều về V23 nhỏ dẫn đến sau N2 giảm → UBE V21 tăng (thông mạnh) → dòng qua diode pin V12 tăng làm tầng khuếch đại 5 thông mạnh trở lại.

Tín hiệu đầu vào của mạch khuếch đại trung tần biến động trong khoảng 50 dbm sau tầng khuếch đại thứ 4 thì tín hiệu biến động khoảng 10 dbm và sau tầng 5 thì tín hiệu biến động trong khoảng 2 dbm Và tín hiệu ra luôn ổn định ở mức - 5 dbm ± 1 dBm

C Mạch khuếch đại logarit và giám sát mức thu.

Mẫu tín hiệu AGC thì được đưa vào N3d sau đó đưa vào mạch khuếch đại logarit gồm N4a N4b, N4c, N4d và N3a, N3b, để tạo 1 điện áp logarit biến thiên phù hợp với mẫu đáp AGC Điện áp logarit sẽ được đưa đến mức chỉ thị mức thu để hiện thị mức thu của máy thu

Đồng thời mẫu AGC sau N3d được đưa vào chân không đảo của N3c, khi tín hiệu vào ở máy thu đủ lớn thì mẫu đ Áp AGC này sẽ nhỏ → Ngõ ra N3c có mức thấp và không tác động cảnh báo

Ngược lại thì điện áp AGC sẽ lớn làm cho ngõ ra N3c có mức cao điều kiện V29 dẫn đưa mức cao ra làm sáng đèn led level ở máy thu để cảnh báo về sự mức thu

Ngưỡng cảnh báo của mức thu được thiết lập chiết áp R109 thông thường ngưỡng cảnh báo - 80 → 90 dbm

Tín hiệu trung tần đồng thời đưa vào chân 8 của các bộ nhân N1,N2 để nhân với tín hiệu song mang khôi phục từ bộ dao động VCO và tín hiệu sóng mang khôi phục được đưa vào bộ nhân N1, N2 sau khi nhân tín hiệu sau N1, N2 đưa mạch lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần tần số cao không mong muốn

Tín hiệu ra ở 2 bộ nhân thì được trừ với nhau tại N15 được lọc thông qua N10

và N11 đưa về đặt vào giữa các diode biến dung V41a, V41b để hiệu chỉnh tần số và tần

số của sóng mang khôi phục Sau N11 nhận được tín hiệu băng tần cơ sở phụ

Sau N15 còn đưa ra tín hiệu giám sát sóng mang khôi phục

* Mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu STR

Tín hiệu sau giải điều chế ở X53,54 được đưa vào mạch khôi phục đồng hồ

ký hiệu dùng vòng pha BANG BANG khi có mặt của số liệu điều chế thì sau D10c sẽ xuất hiện các xung ngắn tác động vào D13 tạo ra 1 mức logarit đưa vào mạch so sánh

Trang 27

N12 chân 2 điện áp so sánh sau N12 được đặt vào giữa V42a và V42b để điều chỉnh tần

số và pha của mạch dao động Tín hiệu sau khi dao động thì được qua X 26 → động Tín hiệu sau khi dao động thì được qua X26 → chia 2 D13d → đưa về D1 thông qua X27 Tín hiệu sau bộ chia 2 D13b thì cũng được đưa vào chân không đảo của N12

* Mạch xử lý số liệu :

Tín hiệu sau giải điều chế ở X53, X54 được đưa vào D1 được giải mà visai, ghép 2 luồng số lại với nhau, giải ngẫu nhiên hoá và phân khung vô tuyến để loại bỏ các bit đồng bộ, bit chèn, bit kiểm tra và tách thành 2 luồng số riêng biệt 2 luông số sau đó được cân bằng tốc độ để trở lại tốc độc nguyên thuỷ ban đầu 2048 Kb/s nhờ đồng hồ được tạo ra bởi các vòng khoá pha có mặt thạch anh G3 và G4

Luồng số sau khi cân bằng tốc độ biến đổi NRZ → HDB3 và đưa ra D1 ở các chân 13,12 và 10, 14 đệm qua D5 và được đưa lên đường truyền thông qua biến áp T1, T2

D1 sẽ đưa ra các tín hiệu giám sát với đồng hồ ký hiệu khôi phục (STR Monitor), tỷ số lỗi bit vượt quá ngưỡng (BER Monitor) và các tín hiệu thông báo về

sự cố của khối phân khung vô tuyến (MUX Fail)

Khi số liệu điều chế có sự cố thì đồng hồ từ dao động AIS thông qua X29 sẽ được đưa vào D1 để thay thế đồng hồ khôi phục, khi đó chèn AIS cho các luồng số ở đầu ra sẽ được lấy từ băng tần gốc phụ

Đường 2 đưa qua mạch lọc số thông thấp N8 với tần số cắt = 2,2 KHZ để lọc lấy tín hiệu kênh nghiệp vụ và tone gọi, tín hiệu ra ở N8 được chia làm 2 đường

+ Đường 1 qua chiết áp điều chỉnh mức R345 khuếch đại bở N19d đưa đến đầu

ra kênh nghiệp vụ và đưa đến tai nghe tổ hợp nghiệp vụ

+ Đường 2 đưa xuống mạch xử lý tín hiệu nghiệp vụ và tone ra loa

S2 : Thao tác bằng nhân công :

Việc đưa tín hiệu ra loa có thể thực hiện bằng việc bật công tắc S2 sang vị trí

on Khi đó cả tone gọi và tiếng nói đều được đưa ra loa

Khi S2 ở vị trí OFF thì chỉ có Tone gọi được đưa ra loa

Khi có Tone gọi 2 KHZ thì Tone sẽ được đưa qua C132 vào N26, N26 sẽ cảm nhận tín hiệu tone và tạo ra tín hiệu điều khiển để có dòng 1 chiều chạy qua Role K1, khi K1 có dòng DC chạy qua thì tiếp điểm K1/1 chuyển từ 9 → 5 và K1/2 đóng vào 6 để đưa tín hiệu tone qua N25 khuếch đại và đưa ra loa

- Con tắc S3 : Làm câm or không làm câm kênh nghiệp vụ

Trang 30

C Xử lý tín hiệu giám sát cảnh báo.

* Tín hiệu cảnh báo về sự cố khối tổng hợp tần số (SYNTHESISER FAULT)

Khi có cảnh báo thì tín hiệu SYNTHESISER FAULT có mức thấp qua cổng

đảo D8 sẽ có mức cao, mức cao này sẽ được đưa qua D3d, D3c, D3b vào chân 10 của N18c → điện áp ở chân 10 của N18c dương hơn chân 9 của N18c → ngõ ra chân 8 của N18c có mức cao → làm sáng đèn Rx Fail

Đồng thời mức cao sau D3b đưa qua D4c và D4d tác động vào D17c để ngõ ra chân D17c có mức cao điều khiển máy thu chèn AIS vào thay thế các luồng số

* Tín hiệu cảnh báo về sự cố mức tín hiệu trung tần (IF MONITOR)

Tín hiệu trung tần được nắn qua V30 và được tích phân thành điện áp 1 chiều đặt vào chân không đảo của N16a, khi tín hiệu trung tần có biên độ lớn thì điện áp ở N16a, khi tín hiệu trung tần có biên độ lớn thì điện áp ở N16a chân 3 sẽ dương hơn N16 chân 2 → làm cho ngõ ra N16a chân 1 có mức cao, mức cao này đặt vào chân đảo của N16b làm cho điện áp ở 16b chân 5 sẽ lớn N16b chân 6 → ngõ ra N16b chân 7 có mức thấp → không tác động cảnh báo

Khi biên độ của tín hiệu trung tần giảm xuống 1 ngưỡng nào đó thì điện áp ở N16a chân 3 sẽ thấp hơn N16a chân 2 → ngõ ra N16a chân 1 có mức thấp làm cho điện

áp N16b chân 5 > N16b chân 6 → Ngõ ra N16 chân 7 có mức cao → tác động tín hiệu cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều kiện máy thu chèn AIS

* Tín hiệu cảnh báo về số liệu giải điều chế (SIGNAL MONITOR)

Từ khối băng tần gốc chính toạ độ a/10 nối tới khi tín hiệu sau giải điều chế tốt thì đầu Signal monitor sẽ có các xung ngắn, các xung này sẽ được tính phân tạo thành điện áp đưa vào chân đảo của N17c làm cho điện áp N17c chân 9 dương hơn N17c chân 10 → Ngõ ra N17c chân 8 có mức thấp và không tác động cảnh báo khi số liệu giải điều chế có sự cố thì sẽ không có các xung đưa vào đầu Signal monitor → Điện áp N17c chân 9 = 0 khi đó điện áp ở N17c chân 10 dương hơn N17c : 9 → Ngõ ra N17c có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS

* Tín hiệu cảnh báo về sự cố của mạch khôi phục

Khi mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu hoạt động bình thường thì đầu STR Monitor sẽ không có các xung tác động

Khi mạch khôi phục đồng hồ ký hiệu có sự cố thì sẽ có các xung được đưa đầu STR Monitor các xung này sẽ được tích phân thành điện áp 1 chiều đưa vào chân không đảo (chân 12) N17d làm cho điện áp chân 12 > chân 13 → ngõ ra của N17d có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS

* Tín hiệu giám sát về sự cố mạch khôi phục sóng mang (CR Monitor)

Bình thường thì đầu CR Monitor thì được xác định điện áp nào đó và điện áp này được tích phân C150, R162 đưa vào chân đảo của N17a làm cho N17a chân 2 > N17a chân 3 → Ngõ ra N17a có mức thấp đưa vào chân không đảo của N17b làm cho N17b chân 5 < N17b chân 6 → ngõ ra N17b có mức thấp và không tác động cảnh báo

- Khi mạch sáng mang có sự cố thì đầu CR Monitor có điện áp rất thấp → N17a chân 2 < N17a3 → Ngõ ra N17a có mức cao đưa vào N17b chân 5 làm cho N17b chân 5>

Trang 31

N17b chân 6 → ngõ ra N17b sẽ có mức cao tác động cảnh báo làm sáng đèn Rx Fail và điều khiển chèn AIS

* Tín hiệu giám sát BER (tỷ số bit lỗi)

Bình thường khi số liệu tốt thì đầu BER Monitor sẽ có mức 0 → qua cổng đảo D17a có mức cao đưa vào chân 2 của N6 → N6 không hoạt động

Khi đường truyền bị lỗi thì đầu BER Monitor sẽ xuất hiện các xung thông báo lỗi thông qua D17a đặt các mức thấp vào chân 2 của N6 kích thích N6 hoạt động khi đó

sẽ có các xung được tạo ra N6 chân 3 Tuỳ theo X52 được đặt ở vị trí 10-3 or 10-6mà các xung này sẽ được đưa vào các mạch tích phân khác nhau để tạo điện áp 1 chiều đưa vào chân không đảo của N18a làm cho N18a chân 3 > N18a chân 2 → ngõ ra N18a có mức cao đặt vào N18b chân 5 làm cho N18 chân 5 > N18b chân 6 → ngõ ra N18b có mức cao làm sáng đèn cảnh báo BER và tác động điều khiển chèn AIS

Khi có sự cố khối MUX hoặc khối EB fail thì máy thu sẽ chèn AIS (tín hiệu đều có mức cao MUX Fail và EB Fail nằm trong D1 nên không cần thiết đưa ra, cảnh báo

E Mạch cấp nguồn :

* Mạch bảo vệ đầu vào :

Cầu chì F1, F2 = 1A, diode chống đảo cực V1 chống quá áp V3, V11, R251, R250C204, L20, L21, L22 : mạch lọc nguồn

* Mạch DC sang AC

Khi S1 đóng → mạch được cấp nguồn → V12 dẫn kéo theo V14 dẫn đưa + nguồn cấp vào chân 15 của N20 khi đó điện áp giữa chân 8 và 15 là 8 → 13V

Khi được cấp nguồn thì N20 hoạt động và tạo ra chân 11 dãy xung có tần số =

30 KHZ, các xung này thông qua V8 và V18 x 35 đặt vào cực cổng của transistor chuyển mạch chạy từ OV → Sơ cấp biến áp → V19 → về âm nguồn Đường qua biến

áp là dòng xung biến thiên sẽ gây ra 1 từ thông biến thiên cảm ứng sang thứ cấp qua Sđđ cảm ứng và các cảm ứng này sẽ được nắn thành DC mong muốn khi trong mạch

sơ cấp có dòng điện thì 1 phần điện áp cảm ứng sang cuộn thứ cấp (2 - 1) được nắn

và lọc thành DC 1 chiều, ổn định thông qua V21 đưa về cấp cho N20 và làm tắt V14

Khi trong mạch của cuộn sơ cấp xảy ra hiện tượng qua dòng Thì điện áp trên R326 cảm biến dòng đủ lớn làm cho V16 tắt → V15 dẫn đưa mức trong vào chân 2 của n24 kích cho N24 hoạt động tạo ra xung chân 3 N24 → R274 điều kiện cực B của V17 làm V17 dẫn vào đưa mức trong thông qua x 34 vào chân 9 của N20 làm giảm độ rộng or ngắt đi 1 số xung điều khiển để tránh hiện tượng quá dòng

* Mạch biến đổi AC sang DC

+ Nguồn + 36v thì được nắn bởi V2 lọc C230, C230 và ổn áp V7, đưa qua X 39 để cung cấp cho máy thu

+ Nguồn + 10v thì được nắn bởi V24 lọc bởi C240 ổn áp N21 , đưa qua X 36 để cung cấp cho máy thu Có thể điều chỉnh R335

+ Nguồn + 5v thì được nắn bởi V25 lọc C241 ổn áp N22 điều chỉnh mức ra R336 và cung cấp thông qua X37 Nguồn + 5v còn cấp cho đèn H1 trên máy

+ Nguồn - 5v được nắn bởi V26, lọc bởi C248, ổn áp bởi N23 và thông qua X 38 cung cấp cho các mạch trong máy thu

Trang 33

CHƯƠNG II THIẾT BỊ VI BA SỐ DM2G – 1000

Thiết bị vi ba số DM2G-1000 là thiết bị vi ba dung lượng trung bình do Hảng Fusitsu - Nhật Bản sản xuất đang được sử dụngrộng rãi trong mạng truyền dẫn ở Việt Nam Thiết bị có kết cấu gọn nhẹ và thông tin ổn định

I TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ

+ Các đầu nối cao tần RF : loại N (ổ cái có ốc vặn) : Z0 = 50Ω

+ Các đầu nối tín hiệu băng tần cơ sở : đầu nối nhiều chân

- Nguồn cung cấp : - 24V hoặc -48V phạm vi biến đổi cho phép của nguồn từ

- 19V đến -60V

- Công suất tiêu thụ : 75W

2 Suy hao bộ lọc phân nhánh anten

4 Máy thu vô tuyến

- Loại máy thu : đổi tần 1 lần

- Tạp âm hình : 3,5dB - 4dB

- Độ ổn định tần số dao động nội (VCO ) ± 10-5

- Mức tín hiệu đầu vào máy thu lớn nhất cho phép : -42dBm

- Ngưỡng thu tại BER = 10-3 là -89dBm

- Tần số trung tần : 70MHz

- Tốc độ số liệu đầu ra là : 2 luồng dự liệu có tốc độ 9,01764Mbit/s

Trang 34

5 Giao tiếp tín hiệu băng cơ sở

- Tốc độ dự liệu vào ra : 8 luồng số liệu 2,048Mbit/s

6 Giao tiếp kênh nghiệp vụ số :

- Tố độ dự liệu : 2 đường 140,9kbit/đường

- Dung lượng truyền : 4 đường 64kbit/s (4 kênh 64kbit/s)

7 Giao tiếp tín hiệu số :

- Tốc độ 64kbit/s

- Điều kiện giao tiếp số : CCITT G703

8 Giao tiếp tín hiệu tương tự (giao tiếp tín hiệu tần số âm thanh)

- Băng tần : (300-3400)Hz

- Mức tín hiệu vào : (-16 ±1)dBm điều chỉnh được

- Mức tín hiệu ra : (-8±7)dBm điều chỉnh được

Nửa băng cao : fn = f0 - 44,5 + 14n (n=1,2,3,4,5)

II SƠ ĐỒ KHỐI THIẾT BỊ VI BA SỐ DM2G-1000

II.1 Máy phát

1 Sơ đồ khối

Sơ đồ khối thiết bị phát được trình bày trên hình 2.2

Máy phát DM2G 1000 được cấu trúc gồm có 4 khối :

∆ X: Khoảng cách kênh lân cận : 14 MHz

Trang 35

- Bộ xử lý dự liệu phát : TDP

- Dao động : OSC

- Điều chế : MOD

- Khếch đại công suất siêu cao tần : HPA

Hình 2.1 Cấu hình 1+0 của một thiết bị DM2G 1000

MOD: Khối điều chế HPA: Khối khuếch đại công suất

B IN: các luồng số 2Mb/s vào

B OUT: các luồng số 2Mb/s ra DEM: Khối giải điều chế

R CONV: Khối biến đổi hạ tần RIF: Khối trung tần

RF IN/OUT:

Điểm nối anten

Luồng tín hiệu chính Luồng tín hiệu phụ

VF/

DGTL

DIG CONN

DSC INTF (MUX/

DEMUX, STF/DSTF)

TEL/

BR NET

Hiển thị Khai thác

DRV PIU

DI

SW CONT

1 3

DSPL 2 DSC 2

SV LGC 1

- VF/DGTL: Kênh điện thoại tương tự hay số

- DIG CONN: Đấu nối số

- DSC INTF(MUX/DEMUX, STF/DSTF): Giao tiếp DSC (Ghép kênh/Phân kênh)

- TEL/BR NET: Mạng chia nhánh điện thoại

- SPK: Loa - DRV: Điều khiển

- MPU: Khối xử lý chính

- SW CONT: Điều khiển chuyển mạch

- PIU: Giao tiếp ngoại vi

Trang 36

2 Chức năng của các khối

Trang 37

có mạch giao tiếp số liệu cho giám sát của SVLGC1, cảnh báo công suất phát cảnh báo vòng khoá pha PLL, mở tắt mạch điều khiển mức tự động (ALC) Để thực hiện các nhiệm vụ trên thì khối TPD phải có các khâu xử lý tín hiệu sau :

- Biến đổi tốc độ luồng số liệu chung

- Kiểm soát các bit chẳn lẽ

- Tổ chức ghép số liệu gồm :

+ Các bit số liệu luồng chính

+ Các bít đồng bộ khung

+ Các bít kiểm soát chẳn lẽ

+ Các bit số liệu kênh nghiệp vụ số DSC

+ Các bit điều khiển chèn

+ Các bit nhận dạng tuyến

- Ngẫu nhiên hoá luồng số liệu

- Mã hoá vi sai số liệu

- Gửi tín hiệu nhận dạng cảnh báo AIS

- Khối xử lý TDP gồm có 4 bộ phận đó là :

+ Mạch xử lý tín hiệu số bằng IC tổ hợp cao LSI (DP)

+ Mạch giao tiếp số liệu giám sát và điều khiển

+ Mạch giao tiếp số liệu giám sát

+ Mạch điều khiển nguồn cấp điện

Nguyên lý hoạt động của khối được mô tả tóm tắt như sau : Hai luồng số chính và đồng hồ của nó từ khối B-U/U-B đưa sang và tới mạch LSI tốc độ 8,448Mbit/s qua mạch biến đổi nối tiếp thành song song qua bộ nhớ đàn hồi, ở đây số liệu được viết vào và đọc ra nhờ đồng hồ chủ Tín hiệu số lại được đưa qua khối điều khiển AIS Khối này chịu sự điều khiển bởi tín hiệu sự cố số liệu đưa từ khối B-U/U-b tới Sau đó các luồng số liệu được ngẫu nhiên hoá nhờ chuỗi bit giả ngẫu nhiên được tạo ra trong IC Hai dãy số sau ngẫu nhiên hoá được cộng thêm các bit của kênh nghiệp vụ số, các bit kiểm tra chẳn lẽ, các bit đồng bộ khung, các bit nhận dạng tuyến ID

Hai luồng số có tốc độ 9,0176Mbit/s tiếp tục được đưa qua bộ mã hoá vi sai để

có đầu ra hai luồng số S1,S2 để đưa sang khối điều chế sóng mang MOD Khi mất số liệu đầu vào thì LSI sẽ gửi đi tín hiệu AIS thay thể luồng số vào Quá trình xử lý tín hiệu AIS cũng giống như quá trình xử lý tín hiệu số đã trình bày ở trên

Với kênh nghiệp vụ số DSC thì : hai luồng số liệu của các kênh nghiệp vụ số được đồng bộ bởi đồng bộ bởi đồng bộ DSC CLK và được ghép vào luồng số chính như mô tả ở trên

PHÒNG KHOA HỌC Trang 37 Phần I Lý thuyết

MẠCH XỬ

LÝ SỐ LIỆU LSI (DP)

8,448 Mb/s số liệu vào từ B-U

8,448MHz đồng hồ vào từ B-U

Mất tín hiệu vào từ B-U

1 2

VCXO 9,01764 MHz

CONT

OUT PUT

2

1 140,8 Kb/s từ DSC

CW CONT

SW2

9,01764 Mb/s 9,01764 Mb/s Tới mạch điều chế

CW ON TO SV LGC 2 SIG IN

T PWR PLL

ALC CONT &

SV DATA INTERFACE CIRCUIT

Mất DSC vào SV LGC 2 Phát hiện mức phát từ HPA

Điều khiển mức tự động cho HPA Giám sát mức phát tới SV LGC 2 Cảnh báo công suất phát tới SV LGC 2 Đóng mở ALC tới SV LGC 2

SV DATA INTERFACE CIRCUIT

Trang 38

Hình 2.3 Sơ đồ khối xử lý số liệu phát

Nếu một trong hai luồng dự liệu DSC IN bị mất, cảnh báo SIG In xuất hiện và SIG IN LED sáng đỏ trên panel của máy phát sáng

Khối TDP còn tham gia mạch giao tiếp tín hiệu giám sát và cảnh báo, mạch điều khiển ALC Một bộ tách sóng mức công suất phát ở khối khuếch đại công suất HPA luôn luôn theo dõi mức công suất ra của máy phát Điện áp 1 chiều DC ở đầu ra

bộ tách sóng (TL VL DET) sử dụng cho ALC và giám sát mức phát (TLVL MON) Để thay đổi công suất ra RF có thể thay đổi điều khiển ALC bằng bộ suy hao có thể thay đổi AVTT ở khối HPA Tín hiệu đầu ra bộ TLVLs (Transmit - LEVEL) DET được đưa qua mạch logic giám sát một (SVLGC1) để tới bộ giám sát công suất ra của máy phát

Khối TDP nhận cảnh báo vòng khoá pha (PLL-ALARM) khi bộ dao động OSC không được khoá pha

Chuyển mạch SW2 dùng để điều khiển mạch điều khiển sóng mang (CW CONT) Khi SW2 được đặt máy phát ở CWON và một sóng mang không điều chế được đưa tới đầu ra Tx

Điệp áp nguồn lấy từ khối nguồn nuôi PS : Điệp áp + 10V + 5V cấp cho khối khuếch đại công suất HPA chịu điều khiển bởi mạch chuyển mạch nguồn ở khối

Trang 39

TDP Chuyển mạch này ở vị trí ON khi vòng khoá pha PLL của bộ dao động OSC hoạt động bình thường, nó sẽ tự động đặt tới OFF khi phát hiện có cảnh báo vòng khoá pha và cắt nguồn cung cấp cho khối khuếch đại công suất HPA.

b Khối dao động chủ sóng OSC

Khối OSC là một bộ phận tạo tín hiệu RF được sử dụng cho hệ điều chế trực tiếp tín hiệu RF Nó cung cấp sóng mang RF tới MOD Phần chủ yếu là bộ tạo dao động điều khiển áp VCO, bộ dao động VCO được ổn định tần số - pha bằng vòng khoá pha PLL Dải tần sóng mang nằm trên băng tần : 2000MHz - 2150MHz và 2150MHz - 2300MHz Độ ổn định tần số công tác : 10-6

Mức công suất đầu ra để kiểm tra -15dBm Bộ dao động VCO thực hiện vòng khoá pha với tần số dao động chuẩn là 8MHz, dao động chuẩn này được chia thấp

để có tần số so sánh tại 250kHz Để thay đổi tần số RF khi cần thiết thiết bị có bộ phận chỉnh kênh với bước nhảy là 500kHz Tần số công suất của máy phát có thể điều chỉnh được nhờ các chuyển mạch từ SW1 đến SW4

c Khối điều chế MOD

Khối MOD lấy sóng mang RF từ khối OSC đưa tới và tín hiệu số đến được điều chế trực tiếp vào sóng mang này với phương thức 4QAM

Khối này có đặc tính kỹ thuật sau :

Dải tần công tác : 2000MHz - 2150MHz

2150MHz - 2300MHz Mức tín hiệu đầu vào -5dBm ±1bB

Tín hiệu đầu ra sau điều chế có mức : 5dBm ± 1dB

Lỗi pha nhỏ hơn 50

Điện áp điều chế 800mV

Hoạt động của khối được trình bày như sau : Sóng mang RF lấy từ bộ dao động VCO sau khi được lọc và khuếch đại thì chia làm 2 đường nhờ cầu chia Một đường RF đưa tới đầu ra ở mặt máy LOF MON để kiểm tra Đường thứ 2 sóng mang

RF được chia 2 và lệch pha 900, để đưa tới bộ điều chế 4QAM Hai luồng số S1,S2 có tốc độ mỗi luồng là 9,0176Mbit/s từ khối xử lý băng tần phát TDP đến để điều chế sóng mang RF.Sóng mang sau điều chế được khuếch đại tới -5dBm, rồi đưa sang khối khuếch đại công suất phát

d Khối khuếch đại công suất phát (HPA)

Khối khuếch đại công suất phát HPA có nhiệm vụ khuếch đại sóng mang đã điều chế từ đầu vào lên công suất yêu cầu ở đầu ra, khối gồm có các khối nhỏ : bộ khuếch đại công suất siêu cao tần RF, bộ suy hao có thể thay đổi AVTT, bộ chia và tổng hợp công suất, bộ khuếch đại công suất lớn siêu cao tần Khối nhận tín hiệu ở đầu vào từ khối điều chế sang mức +33dBm Sau đó đưa đến bộ phân nhánh siêu cao tần BRNTWK đến fiđơ, đến anten bức xạ ra không gian

3 Nguyên lý hoạt động

Trang 40

Hai luồng số liệu chính BB DATA IN cùng với 2 luồng số liệu DSC DATA IN

1 và DSC DATA IN 2, cùng với các đồng hồ tương ứng được đưa đến khối STB Các

số liệu này đưa đến IC tích hợp mất độ cao trong TDP, ở độ tín hiệu sẽ được chuyển đổi tốc độ, phát hiện AIS khi tín hiệu vào có sự cố, và được ngẫu nhiên hóa và thực hiện ghép khung vô tuyến Việc ghép khung vô tuyến được thực hiện bằng cách ghép các số liệu chính 8,448 Mb/S với số liệu nghiệp vụ 140,8 Kb/s cùng với các bit đồng bộ khung, kiểm tra chẵn lẽ, các bit chèn và nhận dạng tuyến, sau khi ghép khung ta thu được 2 luồng số 9,01764 Mb/S (S1 và S2) đưa sang khối điều chế MOD

để điều chế trực tiếp vào sóng mang SCT Các luồng số S1, S2 đồng thời được đưa ra ngoài để phục vụ cho việc đấu vòng

Sóng mang siêu cao tần đưa vò khối điều chế MOD được lấy từ bộ dao động VCO thông qua tầng khuếch đại và 2 mạch suy hoa tín hiệu ra ở đầu VCO được trích 1 phần để đưa về vòng khóa pha PLL Tại vòng khóa pha PLL tín hiệu được so sánh với 1 mẫu chuẩn có tần số = 8MHZ, Với tần số so sánh là 250KHZ các điện áp sai pha và tần số ở PLL được lọc vòng về để điều chỉnh tần số và pha của VCO

Khi vòng khóa pha bị sự cố thì tín hiệu cảnh báo được đưa đến đầu PLL A lam để thông báo về sự cố của vòng khóa pha đồng thời điều khiển khối cấp nguồn

để ngắt nguồn cung cấp cho máy KĐCS và đồng thời tác động Led cảnh báo PLL trên mặt máy phát

Đưa tín hiệu siêu cao tần vào khối điều chế MOD, trước hết tín hiệu đưa qua

1 mạch chia, để chia làm 2 đường

Đường 1 qua 2 mạch suy hao và 1 mạch khuếch đại đưa ra đầu giám sát tín hiệu dao động nội (với mức -15 dbm/50Ω)

Đường 2 thông qua 2 suy hao → Mạch khuếch đại rồi chia làm 2 đường để đưa vào mạch điều chế MOD các luồng số S1, S2 trước hết lọc thông thấp để hạn chế phổ sau đó được khuếch đại và được đưa đến mạch MOD để nhận được sóng mang, sau khi điều chế ta thu được tín hiệu 4QAM, tín hiệu này được khuếch đại đến mức -5dBm để đến khối KĐCS

tín hiệu siêu cao tần với mức -5dBm được đưa vào khối KĐCS HPA trước hết tín hiệu được qua 1 mạch suy hao phổi hợp trở kháng → tầng khuếch đại thứ 1 → suy hao có điều khiển (điều khiển từ khối điều khiển ALC) tiếp đó tín hiệu lại được đưa qua 2 tầng khuếch đại → được chia làm 2 đường để đưa tới 2 tầng khuếch đại mắc song song với nhau, công suất ra ở 2 tầng khuếch đại này được cộng với nhau

để đưa ra đầu RF out

Ở ngõ ra của tầng KĐCS được đưa 1 phần vẽ suy hao để đến giám sát Ngoài

ra ở ngõ ra KĐSC tín hiệu được trích 1 phần nắn thành DC đưa về khối ALC Cont thực hiện điều chỉnh mức ra ALC tín hiệu này được đưa đến mạch suy hao có điều khiển để điều khiển

Khi cần phát → sóng mang không điều chế thì Contac S2 sang on để cấm các luồng số S1, S2 đưa vào khối điều chế MOD

Khi công suất ra ở máy thu có sự cố thì mạch ALC Cont cũng tác động tín hiệu cảnh báo làm sáng đèn TPWR

Nếu 1 trong các tín hiệu vào bị mất thì STP tác động cảnh báo làm đèn SIG IN

Ngày đăng: 27/06/2015, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w