II. QUY TRÌNH KHAI THÁC 2.1 YÊU CẦU CHUNG
1. Bước chuẩn bị sơ bộ
Trước khi mở công tắc nguồn cho một hệ thống mới được lắp đặt hoạt động, yêu cầu khai thác viên kiểm tra sơ bộ các mục sau đây :
a. Nguồn cung cấp điện thế : Đo điện thế nguồn cung cấp và kiểm tra cực tính nguồn ở đầu ra trước khi gắn vào thiết bị.
b. An ten : Kiểm tra an ten và dây phi đơ có được gắn vào hệ thống chưa c. Băng tần gốc : Kiểm tra cáp đầu vào - ra của băng tần gốc được đấu nối
hoàn chỉnh chưa.
d. Dây kết nối bên ngoài : Kiểm tra các dây kết nối bên ngoài như : cáp dẹt, cáp tín hiệu ... đấu nối đúng vị trí chưa.
e. Vị trí các cầu nối : Kiểm tra các cầu nối ở các khối đã đặt đúng vị trí khai thác và thích nghi với cấu hình hệ thống hay chưa. Đặc biệt chú ý đến các cầu nối chuyển đổi chế độ nguồn ở máy phát.
f. Đo thử luồng : Đưa một luồng tín hiệu HDB3 của máy đo đến đầu vào số liệu của máy phát để đo thử luồng.
2. Mở máy :
Mở công tắc nguồn cho toàn bộ các khối thu và phát hoạt động, quan sát xem đèn báo nguồn cho máy thu và phát không ở tình trạng chớp sáng liên tục (quá dòng). Nếu trường hợp sử dụng hệ thống là bộ đôi, khai thác viên nên đặt lại bằng nút “RESET” cho máy phát chuyển đổi về máy phát A.
Lặp lại các bước từ (a) đến (f) cho trạm xa, rồi sau đó mới mở nguồn
Quan sát phía trước mặt máy thu và phát, toàn bộ các đèn cảnh báo phải ở trong tình trạng tắt, công suất đầu ra của máy phát sẽ được biểu thị trên mặt chỉ thị, ở chế độ hoạt động bình thường công suất được chỉnh từ 35 dBm đến 37dBm, đồng thời lúc này đặt chỉ thị mức thu cũng sẽ xuất hiện mức thu được phải xấp xỉ với mức đã được tính toán trong thiết kế tuyến. Sau đó nên làm một cuộc điện đàm thông qua kênh nghiệp vụ với đầu bên kia nếu có thể được ...
Lưu ý : Nếu công tác mute S3đặt ở vị trí Disable, thì có nghĩa là kênh nghiệp
vụ có thể làm việc được tới mức thấp hơn 3 dB so với ngưỡng số liệu, điều này rất có lợi khi tỉ số tín hiệu trên tạp âm quá xấu hoặc dùng để liên lạc với trạm xa trong suốt quá trình cân chỉnh an ten.
2.4. NHIỆM VỤ CỦA KHAI THÁC VIÊN
2.4.1. Nhiệm vụ hàng ngày :
Hàng ngày phải theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật, các chỉ thị cảnh báo trên mặt máy và ghi vào sổ báo cáo.
- Kiểm tra máy phát :
• Công suất phát
• Các mạch chỉ thị cảnh báo DATA In, RF LEVEL, TX FAIL ... - Kiểm tra máy thu :
• Mức thu trên đồng hồ chỉ thị trước mặt máy
• Các cảnh báo BER, RF LEVEL, RX FAIL ...
Ghi lại tất cả các thông số kỹ thuật trên. Nếu các thông số này vượt quá chỉ tiêu cho phép hoặc thay đổi đột ngột, phải báo cáo cho bộ phận quản lý kỹ thuật, để tiến hành sửa chữa, hiệu chỉnh lại.
- Kiểm tra nguồn DC :
• Điện áp
• Độ gợn sóng
• Các tính năng hoạt động của bộ nắp nạp (nạp đnệm và nạp thúc)
• Làm vệ sinh và kiểm tra nước bình điện
- Hệ thống an ten, phi đơ : Kiểm tra độ tiếp đất phi đơ và hệ thống tiếp đất của phòng máy.
- Vệ sinh công nghệp thiết bị
2.4.2. Nhiệm vụ khi có sự cố :
Khi có sự cố mất liên lạc trên tuyến thông tin, khai thác viên cần phải :
- Xác định trạng thái sự cố bằng các chỉ thị, cảnh báo trên mặt máy phát hoặc thu - Sử dụng kênh nghiệp vụ, dùng phương pháp đấu vòng để xác định phần hư
hỏng.
- Xử lý sự cố theo quy định chức năng của khai thác viên. Trường hợp không xử lý được ngay thì thay máy dự phòng để duy trì liên lạc.
- Báo cáo trưởng ca và ghi vào biên bản trực ca
Ghi chú : Khi thay máy dự phòng, mọi chế độ của máy phải được đặt giống như máy cũ như đã mô tả trong phần 3.3.2