I. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ 1. Thông số chính
II.5 KHỐI CHỈ THỊ (DSPL)
Khối chỉ thị gồm có các đèn LED chỉ thị, các chuyển mạch, nút ấn. Khối hiển thị này có thể giúp cho người cán bộ quản lý vận hành thiết bị thực hiện việc kiểm tra các giá trị tham số, các trạng thái báo cảnh thiết bị trong trạm và giám sát các giá trị tham số, các trạng thái báo cảnh của các trạm khác trong tuyến, đồng thời nó cũng giúp ta đánh giá được chất lượng đường truyền.
- Điện thoại nghiệp vụ : TEL - Hiển thị chung : COMMON
- Hiển thị giám sát : SUPERVISORY
- Hiển thị cảnh báo và đổi trạng thái : TSW và RSW Sơ đồ khối của khối hiển thị như hình 2.8
Hình 2.8: Sơ đồ khối của khối hiển thị
Hình 2.9 Mặt hiển thị của thiết bị DM2G-1000
1. Điện thoại nghiệp vụ (TEL)
Phần hiển thị điện thoại nghiệp vụ gồm :
+ Đèn TALK màu xanh : đèn TALK sáng khi ta nhấc điện thoại nghiệp vụ.
Đèn tắt khi ta cài điện thoại nghiệp vụ vào vị trí đặt của nó.
+ Volume (VOL) : là chuyển mạch trượt. Âm lượng loa có thể được điều chỉnh bằng chuyển mạch trượt này. Ta muốn nghe to hơn thì gạt sang phải, ta muốn nghe nhỏ hơn thì thực hiện ngược lại.
+ Jack Telephone : vị trí để cắm điện thoại nghiệp vụ 2. Bảng hiển thị chung (COMMON)
Tác dụng của các LED và phím ấn trên bảng hiển thị chung như sau : - Các đèn LED :
+ Đèn LED SVALM (khi sáng màu đỏ). Đèn này sáng đỏ khi báo cảnh giám sát. Nguyên nhân gây ra cho đèn SVALM sáng đỏ là do khối kênh nghiệp vụ số DSC2 hỏng hoặc đơn vị xử lý trung tâm CPU trong khối SVLGC1 hỏng.
+ Đèn LED NORM sáng màu xanh. Đèn này sáng màu xanh khi thiết bị trong trạm làm việc bình thường. Khi thiết bị trong trạm có sự cố đèn này sẽ tắt.
+ Đèn LED AL-RA : sáng màu vàng khi ấn nút AL-RA - Các nút ấn :
+ DISP - OFF : khi ấn nút này ta thực hiện tắt toàn bộ bảng hiển thị, lúc đó đèn LED màu vàng của nút DISP-OFF sẽ sáng. Khi muốn sử dụng bảng hiển thị ta ấn nút DISP-OFF một lần nữa, lúc đó bảng hiển thị sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Chú ý : Khi thiết bị DM1000 đang tắt ta bật máy lên thì bảng hiển thị lúc này sẽ tắt (LED DISP-OFF sáng vàng)
+ Núm BZ RST : Khi mà một báo cảnh xảy ra, chuông báo cảnh bắt kêu, ta thực hiện ấn nút BZ RST, chuông báo cảnh không kêu nữa. Sau đó một báo cảnh xuất hiện trở lại, như vậy ta biết có một báo cảnh khác lại xảy ra.
+ Núm BZ OFF : tắt chuông. Khi ta ấn núm BZ OFF đèn LED màu vàng nằm dưới núm BZ OFF sẽ sáng. Ta thực hiện tắt chuông báo cảnh nếu có sự cố xuất hiện sẽ không có chuông kêu.
+ Núm AL-RA : Khi mà núm AL-RA được ấn đèn LED AL-RA sẽ sáng vàng.
Khi thực hiện bảo dưỡng thiết bị những báo cảnh không mong muốn có thể được đưa ra và những báo cảnh này có thể mở rộng tới thiết bị bên ngoài, điều đó gây ra thông tin báo cảnh không cần thiết. Ấn nút AL-RA ta thực hiện ngăn chặn các báo cảnh đưa ra bên ngoài.
+ Núm HST RST : Khi mà núm HST RST được ấn thì các đèn màu vàng sẽ tắt.
Khi ấn nút HST RST thì SYS ALM được chỉ thị.
+ Núm IND CHK : Khi núm IND CHK được ấn ta thực hiện kiểm tra các đèn LED ở các bảng sau (các khối trong phần hiển thị) :
* TEL * ALM/STATUS
* COMMON * MONITOR
* SUPERVISORY * TSW và RSW
Các đèn LED ở các khối này lần lượt sáng sau đó lại trở lại trạng thái bình thường. Việc kiểm tra này thực hiện trong 5 giây.
3. Bảng hiển thị giám sát (SUPERVISORY)
Bảng hiển thị giám sát gồm có các nút ấn và các đèn LED, sau đây chúng ta sẽ đề cập đến tác dụng của các đèn LED, các nút ấn.
a. Các đèn LED
- EQP ALM từ số 1 tới số 8 : Các đèn LED này cho ta biết báo cảnh thiết bị (đỏ) hoặc (vàng)
Khi một thiết bị ở bất cứ trạm nào trong một tuyến bị báo cảnh (giả sử thiết bị số 6 chẳng hạn). Khi đó đèn LED EQP ALM sẽ đỏ. Trong trường hợp ta cần quan tâm cụ thể thiết bị số 6 báo cảnh gì sẽ được xét phần sau :
- Đèn MASTER (màu xanh) : Đèn Master sẽ sáng khi ta ấn núm MASTER, lúc đó trạm của ta sẽ là trạm chủ. Khi LED MASTER không sáng trạm khác sẽ là trạm chủ.
- EQP NO biểu thị tên của thiết bị từ 1 tới 8 : Đèn LED chỉ thị đỏ/vàng. Đèn LED sáng đỏ kho mà có 1 báo cảnh của thiết bị đó. Khi báo cảnh được xử lý xong thì đèn LED đang đỏ sẽ chuyển sang màu vàng.
Khi mà núm HST RST của bảng hiển thị chung COMMON được ấn thì đèn LED EQP ALM màu vàng sẽ tắt.
b. Các nút ấn
- Nút ấn EQP NO : giúp ta chọn lựa tên thiết bị cần giám sát. Mỗi một lần ấn phím này số trên bảng hiển thị tăng lên một đơn vị. Tổng số thiết bị DM1000 lớn nhất có thể được giám sát là 8. Tên thứ tự từ 1 đến 8 được quy định cụ thể cho tăng lên lần lượt từ 1 đến 8. Tên thứ tự từ 1 đến 8 được quy định cụ thể cho từng tuyến và từng trạm nhưng tổng thiết bị có thể giám sát lớn nhất là 8.
Ví dụ : 1 tuyến vi ba gồm có 5 trạm dùng thiết bị DM1000 như : Trạm : A,B,C,D,E
Tại trạm A là thiết bị số 1, tiếp theo trạm B sẽ là thiết bị 2 và 3, trạm C là thiết bị 4 và 5, trạm dBm sẽ là 6 và 7, trạm cuối E sẽ là 8. Điều đó giúp ta có thể giám sát được các thiết bị của trạm khác nhờ việc đưa số trên bảng hiển thị về số trạm tương ứng.
- Nút ấn MASTER : nút này được ấn đèn LED MASTER sẽ sáng lúc đó trạm sẽ là trạm chủ. Trong trường hợp nhiều trạm cùng 1 lúc ấn nút MASTER thì trạm ấn sau cùng sẽ là trạm chủ.
4. Bảng hiển thị báo cảnh và trạng thái (ALM/STATUS)
Trong bảng phần này sử dụng chung với hệ thống dự phòng nóng 1+1. Với cấu hình 1+0 hệ thống báo cảnh No2 (TALM, RALM, CH ALM, PS ALM) không sử dụng. Đèn LED sáng đỏ khi mà có 1 báo cảnh. Khi báo cảnh được xóa, đèn LED sẽ đổi thành màu vàng.
Núm HST RST của phần COMMON những tin tức này được chỉ thị bằng đèn vàng
sẽ tắt.
- Đèn LED T.ALM màu đỏ hoặc vàng. Khi LED T.ALM đỏ máy phát NI1 hỏng - Đèn CH R. ALM (đỏ/vàng), LED này sáng đỏ máy thu NO1 hỏng
- Đèn CH ALM (đỏ/vàng). Khi đèn LED này đỏ là mất khung vô tuyến hoặc tỷ số bit lỗi xấu.
- PS. ALM (đỏ/vàng), LED đỏ là khối cung cấp nguồn PS có sự cố - WS ALM không sử dụng
- Đèn SV FL (đỏ/vàng) không trả lời trên mạch giám sát (chỉ thị của việc không thu được dữ liệu giám sát của các trạm khác gây ra lỗi truyền)
- Đèn AIS REC (vàng) khi sáng vàng tức là thiết bị của trạm đang thu AIS.
- Đèn AIS SND (vàng) khi sáng nghĩa là thiết bị của trạm đang phát đi AIS.
- Đèn MAINT (vàng) thiết bị trạm hiện đang bảo dưỡng.
- Đèn AL RA (vàng), chú ý thu báo cảnh, LED sáng khi mà núm AL-RA được ấn.
5. Phần do hiển thị số MONITOR
Trước khi đề cập đến tác dụng của các đèn LED, các nút ấn chúng ta cần chú ý rằng : phần này mô tả cho hệ thống có dự phòng nóng (1+1). Vì vậy thiết bị của ta phím chọn lựa tên thiết bị (No SEL) được ấn sao cho đèn LED số 1 luôn sáng. Nếu đèn LED số 2 sáng trên bảng hiển thị sẽ chỉ có 1 dãy gạch ngang (---)
a. Tác dụng của các đèn LED
* TLVL (dBm) → mức công suất phát
* RLVL (dBm) → mức thu
* +5,3V → nguồn cung cấp +5,3VCO
* -10V → nguồn cung cấp +10VCO
* -10V/-5,5V → nguồn cung cấp -10, V hoặc -5,5V
* DC IN (V)→ nguồn cung cấp 1 chiều vào
* EC → Đếm lỗi
* BER →Tỷ số bít lỗi nghiêm trọng
* ES → Những giây lỗi
* SES → Những giây lỗi nghiêm trọng
* DM → Những phút suy giảm
* PT → Đếm thời gian
(Đèn PT sáng xanh trên bảng hiển thị chỉ cho ta biết số giây ta đã thực hiện do lỗi đường truyền. Điều này chỉ có khi ta đang thực hiện đo, bảng hiển thị sẽ chỉ 0 nếu ta
không đo)
- Đèn LED 1→ hệ thống số 1 : như trên đã nói đèn này phải luôn sáng xanh - Đèn LED 2→ hệ thống số 2 : đèn này luôn tắt vì ta không sử dụng máy 2 (máy dự phòng nóng)
- LED COUNT : đèn này sáng khi thực hiện đếm lỗi, nếu không đo đèn (COUNT)
sẽ tắt
b. Tác dụng của các nút ấn
- Nút ấn No SEL → nút chọn lựa hệ thống (hệ thống 1 hoặc hệ thống 2). Nút này ta phải ấn sao cho luôn chọn lựa hệ thống 1 (đèn LED màu xanh số 1 luôn sáng)
- ITEM SEL → nút chọn lựa tin tức cần kiểm tra. Khi bật máy và bật bảng hiển thị (nút DISP) đèn LED TLVL luôn sáng trên bảng hiển thị, sẽ chỉ cho ta biết mức công suất phát máy số 1 của 1 trạm nào đó trong tuyến. Ta ấn nút EQP.No của bảng ALM/STATUS sao cho nó chỉ đúng tên thiết bị trạm của ta (ví dụ số 3 chẳng hạn).
Như vậy công suất phát của máy số 3 được hiển thị trên màn hiển thị (+33dBm), ấn nút ITEM SEL khi đó đèn TLVL sẽ tắt và đèn RLVL sẽ sáng, trên bảng hiển thị sẽ chỉ cho ta biết mức thu của thiết bị số 3 (Ví dụ -54dBm). Ta tiếp tục ấn nút ITEM SEL các đèn +5,3V, +10V, -10V/-5,5V.
DC IN (V) sẽ lần lượt sáng, khi đó trên bảng hiển thị sẽ chỉ lần lượt các giá trị điện áp +5,3V, +10V, -10V/-5,5V và điện áp vào một chiều mà ta cần kiểm tra trong khối nguồn của thiết bị DM1000 số 1. Các giá trị EC, BER,ES,SES,DM,PT cũng sẽ được chỉ thị ra trên bảng hiển thị nếu như ta tiếp tục, ấn nút ITEM SEL. Khi đèn PT đang sáng ta ấn nút ITEM SEL một lần nữa, khi đó nó lại quay trở về vị trí đầu tiên kiểm tra công suất phát đèn T.LVL sáng.
- Nút ST và SPON → nút lệnh khởi động hoặc ngừng đo
- EXEC → nút thực hiện hoạt động. Khi đo hoặc dừng đo ta thực hiện ấn đồng thời cả 2 nút này.
6. Phần điều khiển chuyển mạch (TSW và RSW)
Phần điều khiển chuyển mạch được phân chia làm 2 như sau : a. Phần điều khiển chuyển mạch phát (TSW)
- NO1/NO2 INI → Bộ số 1/số 2 chỉ trạng thái của lệnh chuyển mạch - NO1/NO2 OP → chỉ thị hệ thống số 1 hay số 2 hoạt động
- NG → không tốt (đèn đỏ) tức chuyển mạch không thành công - AUTO → tự động (đèn xanh) chỉ trạng thái chuyển mạch tự động - Nút ấn số 1 →khoá hệ thống NO1
- Nút ấn số 2 →khoá hệ thống NO2
b. Phần điều khiển chuyển mạch thu (RSW)
- NO1/NO2 INI → Bộ số 1/số 2 (đèn đỏ) chỉ trạng thái của lệnh chuyển mạch - NO1/NO2 OP → bộ số 1/số 2 hoạt động
- NG → (đèn đỏ) chuyển mạch không thành công
- AUTO → đèn xanh chỉ trạng thái chuyển mạch tự động - Nút ấn số 1 →khoá hệ thống NO1
- Nút ấn số 2 →khoá hệ thống NO2
Cần chú ý : phần điều khiển chuyển mạch phát TSW và thu RSW chỉ được sử dụng với cấu hình 1+1 còn ở cấu hình 1+0 thì không sử dụng