II. QUY TRÌNH KHAI THÁC 2.1. YÊU CẦU CHUNG
2.3. QUY TRÌNH KHAI THÁC
2.3.1. Bảng điều khiển trước mặt này
Trong khai thác, yêu cầu cơ bản của khai tjác viên là phải biết chức năng của các công tắc và các cảnh báo bằng đèn, hiển thị trước mặt máy.
1. Đối với máy phát
Máy phát viba RMD 1504 có các chỉ thị và điều khiển trước mặt máy như sau :
Công tắc tắt mở nguồn cho máy : tùy điều kiện nguồn điện hiện tại của đài trạm, chuyển các cầu nối thích hợp về vị trí nguồn tương ứng, máy hoạt động được ở hai chế độ nguồn 24V và 48V. Sau khi chuyển đúng chế độ nguồn tương ứng, rồi mới tiến hành mở máy. Công tắc mở máy là loại công tắc kéo ra, bật và chốt lại, do đó cần phải lưu ý để tránh làm hư hỏng.
Đèn led báo nguồn : Một đèn Led máu xanh lá cây sẽ bật sáng lên khi nguồn được cung cấp vào máy, đèn này sẽ chớp sáng liên tục khi máy bị quá tải.
Chỉ thị mức ra của công suất : Trên mặt máy có một dãy Led đỏ chỉ thị từ 30dBm đến 40dBm để biểu diễn mức công suất ra thực tế của máy phát (tính bằng dBm).
Chỉ thị cảnh báo hư hỏng máy phát : Các cảnh báo sau đây sẽ được chỉ thị bằng các Led màu đỏ.
• Cảnh báo hỏng đường truyền số liệu (Data fail) khi máy phát không nhận được tín hiệu HDB3 ở đầu vào.
• Cảnh báo RF Level khi mức công suất ra thấp hơn 3dB so với lúc lắp đặt ban đầu.
Trong trường hợp công suất đầu ra đột nhiên giảm đi 3 dB so với điều kiện hoạtộng bình thường thì Led này sáng, và tắt khi công suất trở lại bình thường.
RMD 1504 TRANSMITER AWA
POWER ON CALL HANDSET
DATA IN RF LEVEL Tx FAIL 30
dBm
40 dBm
Hình 3. Sơ đồ mặt máy phát
Trong chế độ dư phòng ấm, nếu đèn này sáng thì khai thác viên sẽ biết được phần khuyếch đại công suất của máy đó đã được ngắt.
Chỉ thị Tx fail cho biết có một khối trong mát phát bị hỏng. Cảnh báo này là tổng hợp của các cảnh báo.
Ổ cắm tổ hợp (Handset socket) : gắn tổ hợp vào ổ cắm này để sử dụng kênh nghiệp vụ. Trong trường hợp máy hoạt động ở chế độ bộ đôi, cả hai ổ cắm ở hai máy phải được nối lại với nhau.
Nút nhấn gọi chuông (Call tone) : Khi khai thác viên nhấn nút này thì âm hiệu 2kHz sẽ được đưa lên mạch nghiệp vụ để phát đến trạm xa. Trong hệ thống RMD 1504 khi nhấn nút này thì toàn mạch sẽ đáp ứng, trong chế độ bộ đôi, khai thác viên có thể bấm nút này ở 1 trong 2 máy phát khi cần.
2. Đối với máy thu
Máy thu vi ba RMD 1504 có các chỉ thị và nút điều khiển trước mặt như sau :
Công tắc tắt mở nguồn trong máy : tương tự như máy phát sau khi đã chuyển đổi các cầu nối về các vị trí thích hợp với các điện thế 24VDC hoặc 48VDC. Kéo công tắc và bật về vị trí ON để hoạt động.
Đèn Led báo nguồn : Một đèn Led màu xanh lá cây sẽ sáng lên khi nguồn cung cấp vào máy, đèn này sẽ chớp sáng liên tục khi máy bị quá tải.
Chỉ thị mức thu tín hiệu cao tần : khi máy thu hoạt động, mức tín hiệu thu sẽ được hiển thị lên dãy Led phía trước mặt máy, tầm chỉ thị từ -100dBm đến -50dBm, khai thác viên chỉ cần nhìn vào đó để đọc mức thu khi khai thác.
Chỉ thị cảnh báo hư hỏng máy thu : các cảnh báo sau đây sẽ được chỉ thị bằng các Led đỏ :
• Cảnh báo mức thu thấp (RF level) : Khi mức thu xuống thấp quá mức ngưỡng thì đèn này sẽ cảnh báo.
• Cảnh báo tỷ lệ lỗi bit (BER = Bit Error Rate) :khi mức thu ở gần mức ngưỡng thì sẽ có lỗi bit. Nếu hệ thống hoạt động ở chế độ phân tập hay dự phòng nóng thì máy sẽ dựa vào rín hiệu này mà chuyển mạch, còn nếu ở hệ thống đơn thì tín hiệu AIT sẽ được chen vào.
• Cảnh báo hư hỏng máy thu (Rx Fail) : Để chỉ thị hư hỏng các khối ở máy thu, một số thông tin về hư hỏng bên trong các khối sẽ được mạch cảnh báo tổng hợp để
POWER ON
BER RF LEVEL Rx FAIL -100
dBm
-50 dBm
Hình 4. Sơ đồ mặt máy thu SPEAKER ON RMD 1504
RECEIVER AWA
đưa ra hiển thị trên đèn Rx fail. Vì vậy khai thác viên phải xác định được khối nào hỏng mà kịp thời thay thế cho đúng. Trong chế độ thu bộ đôi thì bộ chuyển đổi cũng dựa vào tín hiệu này mà chuyển đổi máy thu.
Loa (speaker) : Loa trong máy thu RMD 1504 làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu kênh nghiệp vụ ra âm thanh, giúp cho khai thác viên ở hai đầu có thể liên lạc được với nhau, mức điện thế ra của loa có thể chỉnh được.
Công tắc loa : Khi khai thác viên không muốn nghe âm thanh nghiệp vụ qua loa thì có thể tắt bằng công tắc này.
3. Đối với bộ lọc song công
Đầu ra Tx Monitor dùng để kiểm tra máy thu tại chỗ bằng cách đấu vòng từ phát qua thu thông qua một suy hao 40 dB sau khi đã chuyển tần số máy thu giống như tần số phát.
Mặt trước bộ lọc song công như sau :
2.3.2. Đặt trước các công tắc và cầu nối
Một số chức năng khai thác của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách đặt các cầu nối và công tắc ở các vị trị thích hợp khi kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, trong thực tế việc đặt trước các công tắc này rất thuận tiện cho kỹ thuật viên đo thử cuối.
Khi thay thế một khối hư hỏng cũng cần phải xem xét lại các vị trí các cầu nối và công tắc đã được đặt đúng chưa.
Các phương pháp hiệu chỉnh và đặt các cầu nối, công tắc này hầu hết đều được thực hiện trên các mạch băng tần gốc máy thu và máy phát. Sau đây là vị trí của các cầu nối, công tắc mà khai thác viên cần phải kiểm tra trước khi đưa máy vào hoạt động :
1. Đối với máy phát : a. Khối công suất :
Kiểm tra dây cấp nguồn và mạch cảnh báo phải được nối xuống X4 của mạch băng tần gốc máy phát.
Kiểm tra dây dẫn tín hiệu từ X2 của mạch phải được nối đến X1 trên khối kích thích
b. Mạch kích thích :
RMD 1504 DIPPLEXER AWA
RF MONITOR
Hình 5. Mặt trước của Diplexer
Kiểm tra dây cấp nguồn và mạch cảnh báo phải được nối xuống X3 của mạch băng tần gốc máy phát.
Kiểm tra các công tắc chọn tần số cho hệ thống máy phát dựa vào các công tắc S1,S2,S3 và S4 nằm ở các khe hình vuông trên mặt che của khối kích thích. Cách chọn này do xưởng sản xuất cung cấp và phù hợp với quy hoạch tần số đã được quốc gia quy định trước, nhiệm vụ của khai thác viên là kiểm tra lại các vị trí này theo bảng đo thử cuối.
Trong hệ thống RMD 900, 1500, 1800 các công tắc chọn tần số cho máy phát được chỉnh trực tiếp bằng tay với mỗi bước chỉnh khác nhau 100 kHz . Chú ý các băng tần hoạt động trên 1000MHz thì vị trí 1 không cần chỉnh.
c. Khối băng tần gốc máy phát
• X28, X29, X30 và X37 dùng để chọn chế độ nguồn cung cấp cho máy phát là 24V hoặc 48V.
• X31 đặt ở chế độ NORMAL khi khai thác.’ Ở chế độ dự phòng ấm thì chuyển cầu nối này sang vị trí LOAD WARM.
• X22, X33, X34, X35 và X36 dùng để cung cấp các điện thế +10V, +5V, -5V, +36V, +20V cho các mạch băng tần gốc máy phát, mạch kích thích và khối công suất.
• X27 dùng để thử mạch bảo vệ quá dòng
• X16, X17 được đặt ở vị trí 4T.
• X18, X19 dùng để đặt cảnh báo hư hỏng đường số liệu vào. X18 dùng cho luồng A, X19 dùng cho luồng B. khi sử dụng thì đặt ở vị trí U, khi không sử dụng phải đặt ở vị trí NU để khỏi phát sinh cảnh báo.
• X21, X22 dùng để chuyển chức năng sử dụng mã đường truyền HDB3 hoặc NRZ
• X24 MUX CLK tạo xung đồng bộ cho mạch ghép đa hợp của IC chuyên dùng.
• X23 tạo xung chuẩn cho mạch AIS.
• X26 tạo xung chuẩn đồng hồ cho các mạch nghiệp vụ.
• Công tắc S3 : Bình thường khi khai thác đặt ở vị trí ENABLE. Khi đặt ở vị trí DISABLE, máy phát sẽ ở tình trạng phát sóng mang không có điều chế.
• Kiểm tra dây dẹt từ mạch cảnh báo đến mạch băng tần gốc máy phát.
2. Đối với máy thu
Tương tự máy phát, máy thu cũng có một số cầu nối và công tắc được đặt trước ở mạch băng gốc máy thu.
a. Mạch đổi tần
Các đầu nối phải được thực hiện đúng như sau :
• Đầu vào RF X1 nối đến bộ lọc thu
• Đầu vào IF X2 nối đến X1 của khối IF
• Dây cáp dẹt cung cấp nguồn và cảnh báo nối đến X4 của mạch băng gốc máy thu Tương tự như máy phát, việc chọn lựa tần số cho máy thu cũng được thực hiện bằng cách đặt công tắc S1, S2 , S3 và S4 trên khối đổi tần.
b. Mạch trung tần
• Đầu vào X2 nối đến băng gốc máy thu
• Trên khối trung tần, 2 đầu nối X1 và X2 phải được nói với nhau bằng 01 dây cáp ngắn.
Dây cáp dẹt cung cấp nguồn cảnh báo nối đến X3 của mạch băng gốc máy thu.
c. Mạch băng gốc máy thu
Quan sát các cầu nối và công tắc sau đây có nằm đúng vị trí quy định hay không.
• X35 kích xung mở nguồn cho máy thu
• X34 bảo vệ quá dòng
• X36, X37, X38, X39 cung cấp nguồn cho các khối máy thu như + 10V, 5V, -5V
• X53, X54 tách 02 luồng số liệu A và B
• X30, X31 dùng để nối tín hiệu dao động 4096MHz đến mạch chia 2
• X29 kết nối giao động AIS vào IC chuyên dùng
• X33 tạo xung cho các IC kênh nghiệp vụ
• X52 đặt cảnh báo độ lỗi bit BER ở 10-3, 10-6
• X28 đoản mạch chân 63 và 64 của IC chuyên dụng
• X32 nối tín hiệu SSB cung cấp cho các nghiệp vụ
• X55 và X51 dùng cho kỹ thuật viên đo thử giao động trung tần 35MHz.
• X27 và X26 đây là tổ hợp của mạch phục vhồi ký tự thời gian
• Công tắc S3 (Mute switch) : Bình thường đặt ở vị trí ENABLE, mạch này sẽ không cho phép khai thác viên đo thử BER, hay khai thác kênh nghiệp vụ dưới mức ngưỡng số liệu
2.3.3. Đo thử và kiểm tra hệ thống trước khi khai thác
Đo thử và kiểm tra hệ thống trước khi đưa vào khai thác là để khẳng định rằng hệ thống RMD - 1504 đang làm việc đúng với các chỉ tiêu hệ thống của nó, khi khai thác viên đặt máy vào hoạt động thông thoại chính thức.
1. Bước chuẩn bị sơ bộ
Trước khi mở công tắc nguồn cho một hệ thống mới được lắp đặt hoạt động, yêu cầu khai thác viên kiểm tra sơ bộ các mục sau đây :
a. Nguồn cung cấp điện thế : Đo điện thế nguồn cung cấp và kiểm tra cực tính nguồn ở đầu ra trước khi gắn vào thiết bị.
b. An ten : Kiểm tra an ten và dây phi đơ có được gắn vào hệ thống chưa c. Băng tần gốc : Kiểm tra cáp đầu vào - ra của băng tần gốc được đấu nối
hoàn chỉnh chưa.
d. Dây kết nối bên ngoài : Kiểm tra các dây kết nối bên ngoài như : cáp dẹt, cáp tín hiệu ... đấu nối đúng vị trí chưa.
e. Vị trí các cầu nối : Kiểm tra các cầu nối ở các khối đã đặt đúng vị trí khai thác và thích nghi với cấu hình hệ thống hay chưa. Đặc biệt chú ý đến các cầu nối chuyển đổi chế độ nguồn ở máy phát.
f. Đo thử luồng : Đưa một luồng tín hiệu HDB3 của máy đo đến đầu vào số liệu của máy phát để đo thử luồng.
2. Mở máy :
Mở công tắc nguồn cho toàn bộ các khối thu và phát hoạt động, quan sát xem đèn báo nguồn cho máy thu và phát không ở tình trạng chớp sáng liên tục (quá dòng). Nếu trường hợp sử dụng hệ thống là bộ đôi, khai thác viên nên đặt lại bằng nút “RESET” cho máy phát chuyển đổi về máy phát A.
Lặp lại các bước từ (a) đến (f) cho trạm xa, rồi sau đó mới mở nguồn
Quan sát phía trước mặt máy thu và phát, toàn bộ các đèn cảnh báo phải ở trong tình trạng tắt, công suất đầu ra của máy phát sẽ được biểu thị trên mặt chỉ thị, ở chế độ hoạt động bình thường công suất được chỉnh từ 35 dBm đến 37dBm, đồng thời lúc này đặt chỉ thị mức thu cũng sẽ xuất hiện mức thu được phải xấp xỉ với mức đã được tính toán trong thiết kế tuyến. Sau đó nên làm một cuộc điện đàm thông qua kênh nghiệp vụ với đầu bên kia nếu có thể được ...
Lưu ý : Nếu công tác mute S3đặt ở vị trí Disable, thì có nghĩa là kênh nghiệp vụ có thể làm việc được tới mức thấp hơn 3 dB so với ngưỡng số liệu, điều này rất có lợi khi tỉ số tín hiệu trên tạp âm quá xấu hoặc dùng để liên lạc với trạm xa trong suốt quá trình cân chỉnh an ten.
2.4. NHIỆM VỤ CỦA KHAI THÁC VIÊN