1.3.1. Lắp đặt thiết bị :
Thiết bị đã được kiểm tra đóng gói cẩn thận trước khi xuất xưởng và kèm theo các bảng kê và cách chỉ dẫn đo thử các thông số kỹ thuật. Công việc lắp đặt tại trạm bao gồm :
1/ Tháo dỡ bao bì đóng gói :
2/ Kiểm tra sơ bộ thiết bị trong quá trình vận chuyển có thể có hiện tượng bị va đập gây hỏng.
Để tháo các máy phát, máy thu, bộ lọc song công ra khỏi vỏ máy :
* Xoay các chốt giữ ở mặt trước nhiều vòng ngược chiều kim đồng hồ.
* Kéo ngăn máy trượt ra trước.
* Tháo các đầu nối cáp phía dưới mỗi máy.
* Tháo đầu nối SMA - 50Ω bên trái mỗi máy.
* Rút ngăn máy ra khỏi vỏ máy bằng cách ẩn chốt cài bên dưới.
Lưu ý : Cẩn thận, tránh chạm tay vào các linh kiện nhạy tĩnh điện.
3/ Kiểm tra và đặt cấu hình cho thiết bị : + Máy phát :
• Các đầu nối X16, X17 phải đặt ở vị trí 4T.
• Các đầu nối X21, X22 phải đặt ở vị trí HDB.
• Các đầu nối X28, X29, X30, X37 dùng để chọn chế độ cấp nguồn (24VDC hoặc 48VDC).
• Cầu nối X31 phải đặt ở vị trí NORM.
• Kiểm tra các đầu nối, khớp nối từ mạch kích thích (Exciter) đến mạch khuyếch đại công suất (PA), đến mạch băng gốc (BB) và từ mạch khuyếch đại công suất đến bộ cách ly (ISOLATOR)...
• Kiểm tra tần số của mát phát bằng cách kiểm tra vị trí của các chuyển mạch S1, S2, S3, và S4 trên khối kích thích. Mỗi chuyển mạch có 10 vị trí được đánh số từ 0 đến 9. Thí dụ : Tần số của máy phát là 1445,5 MHz thì S1 phải ở vị trí 4 và S2, S3, S4 ở các vị trí tương ứng là 4, 6, 5.
+ Máy thu :
• Máy thu hoạt động ở cả 24VDC và 48VDC mà không cần chuyển đổi gì.
• Cầu nối X51 để ở vị trí cao và chỉ để sang vị trí TEST khi thực hiện kiểm tra tại xưởng.
• Cầu nối X52 dùng để chọn chế độ cảnh báo (BER = 103 hay 10-6)
• Cầu nối X55 phải được đặt ở vị trí VCO
• Công tắc S3 phải được đặt ở vị trí ENABLE.
Lưu ý là các cầu nối phải được đặt đúng vị trí, không đặt sai cũng như gỡ ra ngoài.
• Kiểm tra các đầu nối, khớp nối từ bộ đổi tần (converter) đến trung tần (IF), và đến bộ băng gốc máy thu (Rx baseband).
• Kiểm tra tần số máy thu bằng cách kiểm tra vị trí của các chuyển mạch S1, S2, S3 và S4 trên bộ đổi tần. Mỗi chuyểnmạch có 10 vị trí được đánh số từ 0 tới 9. Thí dụ tần số của máy thu là 1495,5MHz thid S1 phải đặt ở vị trí 4 và S2, S3, S4 ở các vị trí tương ứng là 9, 5, 5.
+ Bộ lọc song công : Kiểm tra các dây nối, đầu nối tại các nhánh lọc phát, lọc thu...
4/ Lắp đặt giá máy : Xác định vị trí đặt máy sao cho thông thoáng, dễ quan sát, dễ dàng trong thao tác lắp đặt, khai thác, sửa chữa và an toàn.
Thiết bị được đặt trên giá máy tiêu chuẩn 19" (483mm), chọn giá cao hay thấp tuỳ điều kiện thực tế. Giá máy phải được lắp đặt chắc chắn, cố định bằng 4 vít nở ∅12 - 14 ở chân đế xuống nền nhà trạm. Tiếp đất cho giá máy.
Thiết bị tiêu thụ công suất từ 43w đến 134w tuỳ thuộc cấu hình, do đó cần bố trí thiết bị nơi thông thoáng, nếu có điều kiện thì bố trí thiết bị trong phòng có điều hòa nhiệt độ.
5/ Lắp đặt vỏ máy vào giá máy : Tất cả các kết nối giao tiếp ra ngoài (trừ kết nối an ten) thông qua bảng đối nối, các công việc thực hiện trên bảng đấu nối (nằm trên ngăn chứa bộ lọc song công).
6/ Đấu nối dây cấp nguồn đầu nối X6 : (lưu ý đầu dương nối đất). Nối đất tới bảng phân phối nguồn bên dưới. Ở bảng phân phối nguồn, dây được nối tới tiếp điểm qua công tác RMD. Sau đó, cố định dây nguồn vào lưng máy (phía trong) bằng hai kẹp nhựa.
Lưu ý : Kiểm tra cực tính nguồn trước khi đấu vào X6 (bên phải có bảng đấu nối).
7/ Đấu nối hai đường số liệu phát vào X1, X2, (A, B) HDB3 IN bên trái bảng đấu nối.
8/ Đấu nối hai đường số liệu thu vào X3, X3 (A, B) HDB3 OUT. Đặc tính giao tiếp số liệu 3Mbit/s :
• Trở kháng 75Ω không cân bằng.
• Suy hao cực đại trên cáp cho phép : 6đảm bảo ở 1,024MHz.
• Loại đầu cuối : 1,6/5,6 mm đồng trục. Nên dùng loại đấu nối Siemens và cáp đồng trục tương ứng RG 59/U có đặt tính như sau :
- Điện môi : Polyethylene 0,146" vỏ ngoài lưới đồng.
- Vỏ bọc : Nhựa đen Vinyl đường kính ngoài 0.242".
- Suy hao/100m : 1MHz 0,3dB
2MHz 0,6dB
Từ đó ta tính được chiều dài cáp đồng trục RG 59/U cho phép nối luồng số liệu. Tuỳ theo dung lượng khai thác ta dùng 2 hay 4 dây cáp đồng trục RG59/U.
9/ Đấu nối giữa bộ lọc song công và máy thu phát : Đặt máy phát, máy thu vào ngăn máy đúng vị trí, đấu nối cáp đến bộ lọc song công qua đầu nối SMA, đấu nối cáp từ X10 bảng đấu nối tới máy phát, X11 tới máy thu.
10/ Đấu nối dây phi đơ : Sử dụng cáp nhảy Cellflex 1/2" dài 3m - đầu nối N đực (male).
11/ Gắn tổ hợp vào ổ cắm mặt trước máy phát, gắn tai giữ tổ hợp vào bên hông trái máy phát, đóng các khối máy vào ngăn chứa, dùng chốt giữ khóa chặt máy.
1.3.2. Lắp đặt an ten - phi đơ.
Từ bảng thiết kế tuyến ta có các số liệu : Loại an ten sử dụng, độ cao an ten và loại và phi đơ được sử dụng, loại phân cực an ten. Qua khảo sát, xác định được kết nối của tháp an ten và chiều dài phi đơ cần thiết nối an ten đến thiết bị.
1/ Công việc chuẩn bị :
• Gia công bộ giá đỡ an ten thích ứng với kết cấu tháp an ten và loại an ten được sử dụng. Các chi tiết bộ giá được gia công phải có tính chịu lực lớn để đảm bảo an toàn trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt như gió bão.. tương ứng với
chỉ tiêu kỹ thuật loại an ten đã cho. Các vật liệu gia công đạt chất lượng tốt, đảm bảo độ bền theo thời gian, cần thiết phải sử dụng loại thép tốt, sau đó mạ kẽm bảo vệ bề mặt. Nếu sử dụng các bu-long bằng thép không rỉ.
• Các loại an ten phải được lắp ráp kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật, nhất là an ten pa-ra- bol loại 1,8m trở lên... (Xem tài liệu hướng dẫn lắp ráp an ten kèm theo khi nhận an ten), đúng phân cực quy định trước khi kéo an ten lên độ cao yêu cầu. Nếu trên tháp đã có sẵn nhiều an ten và nếu là loại an ten 1,8m trở lên, chỉ nên lắp chấn tử sau khi đã treo xong lưới an ten.
2/ Thực hiện treo an ten :
• Treo ròng rọc lên độ cao thích hợp, nếu sử dụng loại an ten và cáp lớn, cần thiết phải sử dụng 2 ròng rọc (trên, dưới) bố trí dây cáp, dây lái thích hợp đảm bảo an toàn trong thi công. Lưu ý chọn hướng để mang dây kéo lên tháp.
• Treo bộ giá đỡ an ten ở độ cao định trước, khoá chặt bộ giá vào cột.
• Treo an ten vào bộ giá đỡ an ten.
• Lắp ráp đầu nối vào phi đơ : An ten RFS có đầu nối N cái (female), do đó đấu nối lắp vào vào phi đơ phía an ten gọi là N đực, và phía thiết bị là loại N cái. Các bước lắp ráp đấu nối phi đơ phải được thực hiện đúng hướng dẫn, chắc chắn đảm bảo tiếp xúc tốt, chống nước (sử dụng keo Plast 2000 đã cung cấp).
• Sử dụng rọ kéo cáp để kép phi đơ, với loại phi đơ 7/8" của hãng RFS có quy định khoảng cách các rọ kéo 1m/kẹp.
• Để bảo vệ an ten tránh sét, cần thiết phải tiếp đất tốt ở hai đầu cuối phi đơ, sử dụng bộ tiếp đất tương ứng. Việc thi công bộ tiếp đất phải đảm bảo tiếp đất tốt đồng thời đúng kỹ thuật chống ẩm, chống nước cho phi đơ.
• Đấu cáp nhảy loại cáp mềm từ phi đơ nối vào thiết bị.
• Đấu phi đơ vào ống phóng (Feed Assembly).
Lưu ý :
+ Khi sử dụng loại phi đơ 7/8" hay lớn hơn, trước khi đấu vào ống phóng an ten phải uốn cáp theo độ cong thích hợp (cho phép đường kính uón cong nhỏ nhất R
= 0,7m với cáp 7/8"). Tránh phi đơ bị gấp khúc hoặc không thẳng hàng với ống phóng dể gây hỏng đầu nối khi đấu nối.
+ Lúc điều chỉnh xoay hướng an ten phải sử dụng một đoạn cáp mềm 50 Ω đấu nối giữa phi đơ và ống phóng an ten để tránh làm hỏng các đầu nối. Sau khi đã điều chỉnh đúng, bỏ đoạn cáp mềm ra, đầu nối phi đơ vào an ten chắc chắn, phải sử dụng các loại cao su non, băng keo chống nước để bảo vệ các khớp nối tránh nước, hơi ẩm, ở phía chân tháp an ten, khi kéo phi đơ đến thiết bị, phải lắp đặt gọn và giữ chặt trên máng đỡ cáp.
+ Để đảm bảo an toàn cho người thao tác lắp đặt trên cột cao cũng như người đang làm việc bên dưới an ten, phải tuân thủ theo những nguyên tắc an toàn lao động : dây an toàn, mũ bảo hộ, dây kéo chắc chắn, tác phong cẩn thận, tuyệt đối tránh để rơi đồ vật, dụng cụ từ độ cao xuống. Không được thi công trong điều kiện thời tiết xấu, ban đêm.
Sau khi lắp đặt xong thiết bị, an ten, phi đơ, các giao tiếp, nguồn, cần kiểm tra lại toàn bộ công việc, bảo đảm đúng quy địng, đúng kỹ thuật.