Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
304 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING TIỂU LUẬN MARKETING CĂN BẢN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHÂU QUẢNG CÁO SẢN PHẨM SUNSILK CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER VỚI SLOGAN “CUỘC SỐNG KHÔNG CHỜ ĐỢI” GVHD : Nguyễn Văn Trưng SVTH : Nguyễn Hữu Quang Phát MSSV : 107206627 STT : 33 Lớp : TCNN4 Khóa : 33 Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần 1:TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ “QUẢNG CÁO” 2 1.1. Định nghĩa 2 1.2. Thực hiện quảng cáo như thế nào 2 1.2.1.Xác định mục tiêu quảng cáo 2 1.2.2.Quyết định ngân sách của quảng cáo 3 1.2.3.Quyết định về thông điệp 3 1.2.4.Thực hiện thông điệp 4 1.2.5.Quyết định về phương tiện và truyền thông 4 1.2.6.Đánh giá hiệu quả quảng cáo 6 PHẦN 2: NỘI DUNG (MARKETING CHO SUNSILK) 7 2.1 Giới thiệu về tập đoàn Unilever 7 2.2.Nghiên cứu thị trường 8 2.2.1.Nghiên cứu thị trường để xây dựng hỗn hợp tiếp thị 10 2.2.2.Phân tích Swot 14 2.2.2.1.Môi trường vĩ mô 14 2.2.2.2.Môi trường vi mô 15 PHẦN 3: KẾT LUẬN 17 LỜI MỞ ĐẦU Quảng cáo là một những kỹ nghệ lớn nhất của xã hội tư bản và chúng ta phải giằng co với những mời gọi đó mỗi ngày vì nó luôn luôn đánh thị hiếu và lòng ham muốn của con người. Theo Anh Quốc Bách Khoa Tự Điển thì trong năm 1997 thế giới chi dùng 1,400 tỷ Mỹ kim cho việc quảng cáo và con số này gia tăng mỗi năm. Thế giới tư bản sống nhờ tiêu thụ và quảng cáo là con đường thúc đẩy người ta tiêu thụ. Do đó chúng ta không ngạc nhiên thấy số tiền khổng lồ dùng cho quảng cáo. Chính chúng ta là khách hàng của quảng cáo hằng ngày trên đài phát thanh, truyền hình, sách vở, báo chí, các bảng quảng cáo ngoài đường phố, trên màn ảnh trong rạp chiếu bóng, bên hông và đằng sau xe buýt, máy bay bay trên trời… Có thể nói là quảng cáo mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, mọi hình thức. Và ngày nay quảng cáo không còn là cái riêng của xã hội tư bản, nó trở thành một nghệ thuật truyền đạt thông điệp với mọi người trên thế giới. Bài tiểu luận của em, tìm hiểu một góc nhỏ trong lĩnh vực quảng cáo, được hoàn thành qua quá trình tham khảo nhiều website, bài giảng, qua doanh nghiệp đã lựa chọn. Việc tiếp xúc và lấy mẫu ngẫu nhiên từ nhiều nguồn. Tuy nhiên cách nhìn nhận của em còn mang tính chủ quan, em rất mong thầy góp ý để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình cũng như rút kinh nghiệm cho những bài viết Phần 1: TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ “ QUẢNG CÁO” 1.1. ĐỊNH NGHĨA: Quảng cáo có thể hiểu là một thông điệp mang tính công cộng và có sức thuyết phục. Thông điệp đó hiển thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mục tiêu là tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Hãy tưởng tượng marketing giống như một chiếc bánh. Các phần của chiếc bánh đó tương ứng với :quảng cáo, nghiên cứu thị trường, truyền thông, PR, định giá sản phẩm , phấn phối, hỗ trợ khách hàng, chiến lược bán hàng và thu hút cộng đồng. Quảng cáo chỉ là một miếng bánh trong toàn bộ chiếc bánh marketing đó. 1.2. THỰC HIỆN “QUẢNG CÁO” NHƯ THẾ NÀO? 1. 2.1 Xác định mục tiêu quảng cáo: Có 3 loại mục tiêu :Thông báo, thuyết phục, nhắc nhở. • Quảng cáo với mục tiêu thông báo nhằm: Nói cho khách hàng biết về sản phẩm mới: mô tả các dịch vụ sẵn có. Nêu những giá trị sử sụng mới của sản phẩm: sửa chữa những sấn tượng sai lầm. Thông báo về sự thay đổi giá: làm cho khách hàng bớt lo lắng, sợ hãi. Giải thích sản phẩm làm việc như thế nào, xây dựng hình ảnh của công ty. Thường được dùng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm. • Quảng cáo với mục đích thuyết phục nhằm: Xây dựng sự ưa thich thương hiệu sản phẩm hơn các thương hiệu khác. Khuyến khích khách hàng chuyển sang thương hiệu của công ty. Thay đổi nhận thức của khách hàng về những đặc tính của sản phẩm. Thường được dùng trong giai đoạn tăng trưởng. • Quảng cáo với mục tiêu nhắc nhở nhằm: Nhắc khách hàng rằng sản phẩm vẫn cần thiết cho họ trong tương lai gần Quả quyết rằng việc lựa chọn của khách hàng là đúng ( quảng cáo tăng cường) Thường được dùng trong giai đoạn bão hòa. Mục tiêu quảng cáo thường được đặt ra một cách cụ thể về các khía cạnh: thị trường mục tiêu, mục tiêu truyền thông, sự thay đổi mong đợi và khoảng thời gian có được sự thay đổi mong đợi đó. 1. 2.2 Quyết định ngân sách của quảng cáo: Xác định một ngân sách quảng cáo vừa phải là rất khó. Nhiều người chỉ trích về những nhà sản xuất hàng tiêu dùng tiêu quá nhiều vào quảng cáo, còn những nhà sản xuất công nghiệp lại tiêu quá ít. Các nhân tố cần cân nhắc khi xây dựng ngân sách quảng cáo: • Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: giai đoạn đầu có thể chi tiêu nhiều hơn, còn giai đoạn sau có thể chi tiêu ít hơn ( theo phầm trăm doánh số bán ). • Thị phần: các thương hiệu có thị phần cao cần một lượng chi phí quảng cáo vừa phải để duy trì thị phần trong khi các thương hiệu có thị phần thấp muốn tăng thị phần phải tăng mạnh chi phí quảng cáo. • Canh tranh: khi các đối thủ cạnh tranh chi tiêu nhiều cho quảng cáo, thương hiệu của công ty cũng phải được quảng cáo nhiều để có thể thoát ra khỏi “nhiễu” • Tần số quảng cáo: thông thường để có thể thuyết phục một người tiêu dùng, người đó phải tiếp xúc với quảng cáo ít nhất ba lần. 1. 2.3 Quyết định về thông điệp: a ) Khởi tạo thông điệp: Trước hết, doanh nghiệp cần có ý tưởng về thông điệp sắp trình bày. Việc khởi tạo ý tưởng quảng cáo có thể dựa vào khách hàng, các nhà phân phối, chuyên giá, những quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. Sau đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng hoặc thuê một hãng quảng cáo xây dựng một số phương án quảng cáo theo ý tương đã có. Nếu doang nghiệp càng có nhiều phương án, nó sẽ càng có cơ hội phát triển được một quàng cáo hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, doang nghiệp sẽ mất thời gian và chi phí nhiều hơn. b ) Đánh giá và lựa chọn thông điệp: 3 tiêu chuẩn thường được sử dụng để đánh giá một thông điệp là: Khả năng tạo ước muốn: sau khi xem quảng cáo khách hàng sẽ ưa thích sản phẩm hơn và muốn mua sản phẩm nhiều hơn. Khả năng tạo niềm tin: sau khi xem quảng cáo, khách hàng thấy là những tình tiết trong quảng cáo có thể tin cậy được. Tính độc đáo: thông điệp không lặp lại nội dung, phong cách của những quảng cáo đã có và cần chuyển tải những thông tin hay phong cách đặc sắc cho người xem. 1. 2.4 Th ực hiện thông điệp: Người quảng cáo phải chuẩn bị một bản thảo nội dung quảng cáo trong đó nêu rõ: mục đích, nội dung, phong cách lập luận, giọng điệu, từ ngữ và hình thức của thông điệp sắp ra đời. Về phong cách lập luận, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách nhấn mạnh vào lý trí hay nhấn mạnh vào cảm xúc. Nhấn mạnh vào lý trí: sử dụng những bằng chứng khoa học, lập luận logic, đề cao lợi ích của sản phẩm bằng cách dùng những nguổn phát thông điệp đ1ng tin cậy, được mến mộ, thích hợp với sản phẩm. Nhấn mạnh vào cảm xúc: sử dụng những hình ảnh lãng mạn tạo cảm giác dễ chịu, gây ấn tượng mạnh cho người xem. Không có tranh luận trực tiếp về lơi ích sản phẩm. Về giọng điệu có thể nghiêm túc hay hài hước: Nghiêm túc: sử dụng sự lập luận chính xác, có căn cứ khoa học để thuyết phục khán giả. Hài hước: sử dụng nhạc vui nhộn, tình tiết gây cười để hấp dẫn khán giả Về từ ngữ, thông điệp quảng cáo nên dùng những từ ngắn,dễ nhớ, dễ thu hút sự chú ý. Về hình thức, thông điệp quảng cáo cần phối hợp hài hòa về kích thước, chữ viết, màu sắc, chất liệu. Đối với quảng cáo in ấn hay truyền hình, ngoài trời, kích thước lớn thường gây ấn tượng mạnh hơn. 1. 2.5 Quyết định về phương tiện và truyền thông: a ) Quyết định về phạm vi và tần suất: Phạm vi bao phủ R là số người được tiếp xúc với thông điệp quảng cáo ít nhất 1 lần trong thời gian chiến dịch. Tần suất F là số lần bình quân một người được tiếp xúc với thông điệp quảng cáo trong thời gian chiến dịch. Từ ngân sách quảng cáo, doanh nghiệp có thể tính ra phạm vi bao phủ dựa trên một tần suất giả định. Tổng số tiếp xúc E=FxR sẽ giúp ước tính chi phí nếu chi phí phần nghìn (chi phí để tiếp xúc với một nghìn ngươi). Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải đánh đổi giữa R và F.R là quan trọng hơn khi đưa ra một sản phẩm mới hoặc một thương hiệu mới, vào một thị trường mục tiêu còn chưa được xác định. Mặt khác, F quan trọng hơn khi có cạnh tranh mạnh, sự tỷ lệ từ chối cao của người tiêu dùng, Thông thường F có tinh ưu tiên cao hơn R. Lý do là cần phải có một số lần tiếp xúc nhất định mới gây ảnh hưởng đến khán giả mục tiêu và để nhắc cho khách hàng khỏi quên. b ) Lựa chọn phương tiện truyền thông chung: Có nhiều loại phương tiện truyền thông chung mà doang nghiệp có thể sử dụng. Điểm quan trọng là doanh nghiệp cần nắm chắc ưu nhược điểm của từng loại phương tiện đề vận dụng cho mục tiêu quản cáo của mình. Bảng dưới đây tóm tắt ưu nhược điểm của các phương tiện truyền thông chung là báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, gửi thư trực tiếp và biển quảng cáo ngoài trời. c ) Lựa chọn các phương tiện truyền thông cụ thể: Sau khi đã lựa chọn một phương tiện truyền thông chung, nhà maketing cần nghiên cứu những phương tiện cụ thể trong phương tiện truyền thông chung đã chọn. Thí dụ như báo được chọn là phương tiện quảng cáo chung, nhưng doanh nghiệp sẽ quảng cáo trên báo nào. Những điểm cần cân nhắc khi lựa chọn phương tiện truyền thông chung và cụ thể là: Mục tiêu của chương trình quảng cáo: nếu mục tiêu là tạo nên R lớn, cần chọn phương tiện có độ bao phủ rộng. Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của khán giả mục tiêu Đặc điểm của sản phẩm: sản phẩm tiêu chuẩn hay chuyên dụng, giá trị cao hay giá trị thấp. Đặc điểm của thông điệp: cần sử dụng hình ảnh hay không cần. Chi phí phần nghìn(CPM): chi phí để có được 1000 người tiếp xúc với quảng cáo. Với phương tiện là báo chí, CPM được tính như sau: CPM= (Chi phí quảng cáo x 1000)/ Số lượng lưu hành. d ) Quyết định về lịch quảng cáo : Sau khi đã lựa chọn một phương tiện cụ thể, doanh nghiệp cần xác định lịch tổng thể và lịch chi tiết đối với các thông điệp quảng cáo của mình. Lịch tổng thể là lịch phân bố các khoảng thời gian quảng cáo trong quan hệ với xu thế mùa vụ trong năm, tức là vào những tháng nào trong năm. Lịch chi tiết là lịch phân bố thời gian quảng cáo trong một giai đoạn nhỏ, chẳng hạn như tuần nào trong tháng, ngày nào trong tuần, giờ nào trong ngày, để đạt cường độ tác động cao nhất. 1. 2.6 Đánh giá hiệu quả quảng cáo: Hiệu quả của quảng cáo có thể được đo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thước đo trực tiếp là hành vi đáp ưng lại của khách hàng. Các thí dụ về kiểm tra trực tiếp là số câu hỏi, cuộc gọi từ khách hàng để hỏi thêm thông tin sau khi đã trình chiếu một quảng cáo về sản phẩm. Tuy nhiên cách đo trực tiếp được sự sử dụng rất hạn chế. Cách đo lường gián tiếp được thực hiện để đo thái độ vì thái độ có liên quan đến hành vi. Một cách đo thông dụng là kiểm tra mức độ ghi nhớ của khách hàng. Trước khi được đưa ra thực hiện cho công chúng thấy, các quảng cáo thường được kiểm tra trước. Một khách hàng chọn lọc được mời tới để xem hay nghe một chương trình thử nghiệm quảng cáo. Sau khi xem chương trình đó, khách hàng sẽ tham gia trả lời một số câu hỏi. Phần 2.NỘI DUNG (MARKETING CHO SUNSILK) 2.1.GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER: Unilever là một công ty đa quốc gia, là 1 tập đoàn của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy,kem đánh răng, dầu gội,thực phẩm Tập đoàn unilever hiện có trên 1600 thương hiệu được kinh doanh trên 150 quốc gia và 90% lợi nhuận đến từ 600 nhãn hiệu nổi tiếng . Trong đó phải kể đến nhãn hiệu Sunsilk. Sunsilk là một trong những sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu thế giới. Là một trong mười thương hiệu chăm sóc tóc có uy tín nhất Hoa Kỳ và Sunsilk chiếm khoảng 40% thị trường phân khúc này tại Châu Á và Mỹ La-tinh Nhãn hiệu Sunsilk được thành lập năm 1954 tại Anh. Sunsilk đã không ngừng phát triển và đã trở thành một nhãn hiệu chăm sóc tóc có mặt khắp toàn cầu. Sunsilk phát triển mạnh ở thị trường Mỹ, Canada và Châu Âu. Từ nhiều năm qua, kể từ khi Sunsilk có mặt ở Việt Nam, nó đã trở thành một nhãn hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới phụ nữ. Từ đầu năm 2008, Sunsilk đã chính thức giới thiệu thông điệp “Sống là không chờ đợi”(life can’t wait) ở Việt Nam,cũng như tại các thị trường lớn như Mỹ, Ấn Độ, Braxin. Trong bài này chúng em tìm hiểu về quá trình marketing của unilever với sản phẩm Sunsilk thông điệp là “Sống là không chờ đợi”. Sunsilk đã nghiên cứu thị trường như thế nào? Họ đã tiếp thị ra sao? Cạnh tranh như thế nào? Họ đã làm gì để có được chổ đứng trên thị trường như hiện giờ? 2.2.NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG: Việc nghiên cứu thị trường nhằm thực hiện hai mục tiêu căn bản sau: Nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng tiềm năng, qua đó xây dựng một hệ thống hỗn hợp tiếp thị đúng đắn nhằm thu hút khách hàng mục tiêu. Trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường, Sunsilk đã thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các cuộc khảo sát đã cho thấy: • Khảo sát quốc tế (thực hiện ở 10 nước thuộc 3 châu lục) Hơn tất cả mọi yếu tố khác, mái tóc có ảnh hưởng lớn nhất tới nhu cầu thể hiện bản thân và sự tự tin của nữ giới trong lứa tuổi từ 20- 30. Có tới 90% bạn gái tuổi lứa tuổi 20 - 25 cho rằng mái tóc đóng vai trò quan trọng đối với vẻ bề ngoài của mình. Gần 85% cho rằng sự thay đổi của mái tóc sẽ làm thay đổi tức thì vẻ bên ngoài của mình. Có tới 87% bạn gái trẻ cho rằng khi họ nghĩ mình có mái tóc đẹp, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn với các cơ hội mới. [...]... đã thực hiện cùng lúc hai loại hình quảng cáo: quảng cáo trực tiếp và quảng cáo gián tiếp • Quảng cáo trực tiếp: là hình thức quảng cáo trên truyền hình, báo chí, internet… nhằm mục đích làm cho khách hàng biêt đến sản phẩm hoặc để hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Vì Sunsilk đã nhắm đến khách hàng mục tiêu là những bạn gái trẻ nên Sunsilk thường đăng những mẫu quảng cáo của mình trên các kênh truyền hình... các sản phẩm của Sunsilk được bày bán ở tất cả các chợ, siêu thị trên tồn quốc Ở những quầy bán lẻ, Sunsilk cung cấp những tủ kính để trưng bày nhằm làm cho sản phẩm của mình trở nên bắt mắt hơn e) Phương thức tiếp thị hiệu quả • Sunsilk với câu slogan sống là khơng chờ đợi” cùng với sự xuất hiện của những ngơi sao như madonna,marilyn monroe,hồ ngọc hà Đây là những hiện thân của quan điểm sống, sống. .. nhiên Sunsilk vẫn được nhiều phụ nữ tin dùng.Để tiếp tục phát triển dòng sản phẩm này thì bản thân Unilever cũng như Sunsilk cần phải ln ln tự làm mới mình để phù hợp với câu slogan của họ Vì vậy, Sunsilk vẫn bắt tay vào thực hiện những mẫu quảng cáo phù hợp với thị trường, phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng đặc biệt là phù hợp với bản sắc văn hóa của người phụ nữ Việt Nam Nhờ vậy nội dung của những... mẫu, phim ảnh trẻ trung Với chiêu bài quảng bá đó, Sunsilk đã khẳng định mình là sản phẩm dành cho những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung Việc quảng bá như vậy cũng đồng nghĩa với việc "chê" đối thủ khác là sản phẩm của thế hệ trước, thế hệ già cỗi Lập tức Sunsilk trở thành một hình ảnh tương phản của các đối thủ đi trước điều này đã khiến cho ấn tượng về 1 Sunsilk hồn tồn mới trong... Chiến lược marketing của Sunsilk đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý người tiêu dùng,tạo một hình ảnh Sunsilk mới đầy tính năng động và truyền nhiệt huyết của cuộc sống sáng tạo cho giới trẻ,làm cho họ cảm nhận thấy một Sunsilk hồn tồn mới,khác hẳn với hình ành Sunsilk trước kia,một hình ảnh phù hợp với thời đại và phong cách sống hiện nay hơn Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống xã hội... bạn gái tuổi từ 20-30 Nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra cho mình một chổ đứng vững chắc trên thị trường 2.2.1 Nghiên Cứu Thị Trường Để Xây Dựng Hỗn Hợp Tiếp Thị : Hỗn hợp tiếp thị bao gồm bốn cơng cụ chính: the 4Ps Sản phẩm Giá cả Quảng cáo Phân phối a) Về sản phẩm Khách hàng ln có sự lựa chọn, Sunsilk đã khơng qn điều quan trọng này Sunsilk đã sử dụng hiệu quả kết quả nghiên cứu thị trường để tạo... Sống là khơng chờ đợi” của Sunsilk tung ra đúng dịp Quốc tế Phụ nữ, bao gồm quảng cáo đủ loại, bài PR ngập các tờ báo lớn, xác định kỉ lục panơ ảnh động, đây cũng là chương trình remain lại mọi người về TV show “Phụ nữ Thế kỷ 21” mà Sunsilk chạy mấy năm nay Sunsilk nhân dịp này cũng tung ra các kiểu chai với thiết kế mới, và mua bán rất cẩn thận tại các siêu thị • Quảng cáo gián tiếp: Sunsilk đã áp... thức quảng cáo gián tiếp như: giảm gía, tặng kèm sản phẩm dưới nhiều hình thức, tặng mẩu dùng thử, rút thăm trúng thưởng, cào trúng thưởng, tài trợ cho các chương trình truyền hình(phụ nữ thế kỉ 21)…đặc biệt Sunsilk còn tổ chức câu lạc bộ Sunsilk với những đêm ca nhạc sơi nổi ln thu hút được nhiều bạn trẻ, từ đó quảng bá cho sản phẩm của mình d) Về phân phối Ngay từ khi có mặt ở Việt Nam thì Sunsilk. .. trường" quả là khơng q xa so với thực tiễn Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ những sản phẩm truyền thống Làm sao để chiếm lĩnh được thị trường truyền thống của đối thủ, làm sao để vươn lên vững mạnh trước sức ép của đối thủ đã triệt để sử dụng sự tương phản, sự khác biệt của mình so với. Chiến lược quảng bá của họ là sự góp mặt của hàng loạt các ngơi sao... từ Unilever tồn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt • Được sự hỗ trợ của tập đồn Unilever tồn cầu nên có tài chính vững mạnh • Cơng tác R&D rất được chú trọng, đặc biệt là trong việc nghiên cứu ngun liệu truyền thống nhằm hạ giá thành sản phẩm mà khơng ảnh hưởng đến chất lượng • Sunsilk đã ngắm đến 1 phần(segment) mới trên thị trường, đó chính là sản phẩm làm đẹp tóc,khác hẳn với . MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH -MARKETING TIỂU LUẬN MARKETING CĂN BẢN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHÂU QUẢNG CÁO SẢN PHẨM SUNSILK CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER VỚI SLOGAN “CUỘC SỐNG KHÔNG CHỜ ĐỢI” GVHD : Nguyễn Văn. quảng cáo: quảng cáo trực tiếp và quảng cáo gián tiếp. • Quảng cáo trực tiếp: là hình thức quảng cáo trên truyền hình, báo chí, internet… nhằm mục đích làm cho khách hàng biêt đến sản phẩm hoặc. sau khi xem quảng cáo khách hàng sẽ ưa thích sản phẩm hơn và muốn mua sản phẩm nhiều hơn. Khả năng tạo niềm tin: sau khi xem quảng cáo, khách hàng thấy là những tình tiết trong quảng cáo có thể