Đề tài về: TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII
Trang 1TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAMTRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII
“Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chấtcủa xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính,địa tô phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến.Vì vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọngnông”, “khuyến nông”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang…Đặc biệt, theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ“nghề gốc” (nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đếnnguồn tô thuế từ ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đedọa ngai vàng Nghề buôn, người đi buôn…do vậy thường bị xem thường, bịkhinh miệt.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD:TS Trần Thị Thanh Thanh - Trang 3 - Năm 2009.
(Khái quát Lịch Sử ngoại thương Việt Nam)
“1.Thời kì dựng nước (Hùng Vương – An Dương Vương):
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Những hoạt động traođổi hàng hóa đầu tiên giữa nước ta với Trung Quốc có từ trước công nguyên (thờiĐường(2357-2258 TCN): Sách Cương mục tiền tiền biên của Lý Kim Tường chéprằng: “ Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt thị thường sang chầu, dâng
con rùa thần Lời chua- Rùa thần: Theo thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào
Đường, phương Nam có Việt thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùathần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình có hơn ba thước, trên có chữ văn khoađẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau Vua Nghiêu sai chép lấy, gọilà Quy lịch (Lịch Rùa)”.1
1Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục(tập1), Nxb Giáo dục,năm 1998, trang 77.
Trang 2Sử kí Trung Quốc chép: Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành
Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có Việt Thường thị qua ba lần sứ dịch,sang dâng chim trĩ trắng Chu Công nói:” Đức Trạch chưa thấm khắp đến phươngxa, người quân tử không nhận đồ lễ ra mắt; chính lệnh chưa ban ra tới người quântử chưa bắt người ta thuần phục” Theo lời người thông dịch, sứ giả muốn nói:“Ông già trong nước chúng tôi có nói: Trời mưa không dầm gió dữ và biển khôngnổi sóng đã ba năm nay, ý chừng Trung Quốc, có thánh nhân chăng? Vì thế chúngtôi sang chầu” Chu Công đem dâng lễ vật lên nhà tôn miếu Sứ giả không thuộcđường về, Chu Công cho 5 cỗ xe biền đều làm theo lối chỉ Nam Sứ giả theo xe ấytheo ven biển về nước Phù Nam, Lâm Ấp, vừa một năm mới về đến nước 2.
Đinh Tỵ, năm thứ 24 (184TCN)( Hán Cao Hậu năm thứ tư) Nhà nước
cấm nước Nam Việt mua đồ sắt ở cửa quan Vua nói: “ Khi Cao Đế lên ngôi, tacùng thông sứ chung đồ dùng Nay Cao Hậu nghe lời dèm pha, phân biệt đồdùng Hán Việt Việc này tất là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa y đức củanhà Hán mưu lấy nước ta làm vua cả, tự làm công cho mình.” 3
Năm Mậu Ngọ (183TCN) (Triệu Vũ Vương năm thứ 25,Hán Cao Hậunăm thứ 5) Mùa xuân, Triệu Vương Đà tự xưng là hoàng đế, đem quân đánhTrường Sa Bấy giờ Lữ Hâu nhà Hán không cho bán đồ sắt ở cửa quan ải NamViệt Triệu Vương nghe tin nói: Hồi Cao Đế làm vua, ta vẫn cho sứ giả thông hảohai nước cùng trao đổi đồ vật Bấy giờ Lữ Hậu nghe tin bầy tôi gièm pha, chia rẽHán với Việt làm ngăn cách việc trao đổi đồ vật…”4
Như vậy, ngay từ trước công nguyên người Việt cổ đã chủ động tiến
hành các hoạt động giao hảo với các dân tộc xung quanh và xa như Trung Quốc, vàtừ đó những hoạt động ngoại thương đầu tiên cũng hình thành Khoảng năm 210TCN, khi Tần Thủy Hoàng chết, đế chế Tần suy yếu, lợi dụng cơ hội đó Nhâm2 Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1),Sđd, trang 77 - 78.
3 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, trang 73 (Bảndịch của Cao Huy Giu).
4 Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1),Sđd, trang 92.
Trang 3Ngao và Triệu Đà chiếm Nam Hải, xây dựng một vương quốc riêng chống lạinhà Tần thì đã có hoạt động buôn bán thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa.
2 Ngoại thương Việt Nam thời Bắc Thuộc:a Với Trung Quốc:
Theo Phan Lạc Tuyên, trên thực tế Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều dântộc và nhiều nền văn minh (như một số đông nhà nghiên cứu phương Tây đãnhận định) Cũng có ý kiến khác đánh giá Việt Nam là ngã tư đường của giaolưu quốc tế với Đông Nam Á và châu Á Từ lâu rồi, trước công nguyên, Việt Namtừng là vùng đất dừng chân hay là trạm trung chuyển cho các thương nhân ở vùngbiển Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ tới, hoặc họ có thương điếm ở đâyhoặc họ dừng chân nghỉ ngơi, mua thêm hàng hóa đi tiếp tơi Trung Quốc và NhậtBản.
Được nhắc đến nhiều vào lúc đó là Luy Lâu là nơi đóng thủ phủ của Tháithú Trung Quốc (năm 203 đổi là Giao Châu), ở vào vị trí huyện Thuận Thành, tỉnhHà Bắc (Bắc Bộ ngày nay) Vào những thế kỉ đầu công nguyên do vị trí địa lýthuận lợi cho việc giao lưu bằng đường bộ, đường sông và đường biển và là trungtâm hành chính và kinh tế nên nơi đây những nhà buôn từ Ấn Độ, Trung Á hay xahơn nữa đã tới buôn bán Đồng thời tại đây họ tìm đầu mối để đi Trung Quốchay những những thương nhân Trung Quốc liên hệ để đi tới vùng Đông Nam Á,Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và Địa Trung Hải Do đấy những tăng lữ Phật
Ngoài Luy Lâu, còn có Long Biên (thuộc Hà Bắc), Tư Phố, LạchTrường( thuộc Thanh Hóa) là những trung tâm chính trị, kiêm buôn bán thời kì này.Để đạt được mục đích vận chuyển thuế khóa, vật cống, chính quyền đô hộ lo sửađắp đường sá liên lạc giữa các miền cũng như giữa nước ta với Trung Quốc.Cửu Chân, Nhật Nam và Giao Chỉ từ thời Hán đã liên lạc thông thương với nhau.Cuối thế kỉ I, con đường dọc sông Thương sang Trung Quốc được xây đắp Những
5Theo Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ XIX),Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á, trang27.
Trang 4con đường này được lợi dụng làm đường buôn bán giữa các quận và giữa nướcta với Trung Quốc Giao Chỉ là nơi có nền nông nghiệp và thương nghiệp pháttriển nên là trung tâm trao đổi của dân buôn ở Cửu Chân và Hợp Phố Gạo CửuChân được đưa sang Hợp Phố để đổi lấy ngọc trai Hương liệu quí của Cửu Chân,
Các con đường buôn bán chính trong và ngoài nước đều do người Hoanắm giữ Chính quyền đô hộ nắm độc quyền việc mua bán muối và sắt Các đồngtiền cổ Trung Quốc cũng được lưu hành như đồng tiền bán lạng thời Tần, thời Cao
Tuy vậy, dưới thời Bắc thuộc nền kinh tế Việt Nam vừa được thúc đẩy,vừa bị kìm hãm (do tiếp xúc với một nền văn minh cao hơn nhưng lại bị bóc lộtnặng nề) Với những sản vật quý được ưa chuộng ở nhiều nước nên Việt Nam trởthành nơi ghé chân của các thương thuyền Trung Quốc đi phương xa và dần trởthành một thị trường với hai mục đích: Một là, để các lái buôn Trung Quốc đếnbán hàng và mua hàng đi xa; Hai là, để các lái buôn Trung Quốc bán hàng của họ,mua của ta về nước họ hay buôn bán làm giàu tại chỗ.
Ngoại thương Việt Nam phát triển là do sự lệ thuộc vào Trung Quốc vàsự phát triển của nền sản xuất trong nước Nhưng “trong suốt một ngàn năm chốngách thống trị Trung Hoa người Việt Nam không đúc tiền mà dùng tiền của bọn đôhộ Điều đó cho thấy nền kinh tế hàng hóa ở nước ta lúc đó chỉ mới bắt đầu pháttriển và chưa đòi hỏi đến mức phải có một thứ hàng hóa đặc biệt là tiền”8.
b Với các nước Đông Nam Á, và các nước trong khu vực:
Khu vực Đông Nam Á đã có giao dịch từ những thế kỉ trước công nguyênvới Việt Nam, chủ yếu và quan trọng hơn cả là bằng con đường Hồ Tiêu, conđường biển mà các thuyền có nhiều điều kiện thuận lợi trong những đợt gió mùahàng năm có định kì Những thương nhân Ấn Độ, Cey lan, Java và cả người Arabeđã tới Giao Chỉ (và sau này là Giao Châu) để buôn bán Họ không muốn vất vả để
6Theo Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI Q1, Tập1), Nxb Gíao dục,TP Hồ Chí Minh, 1976, trang 168- 169.
7Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003, trang 36.
8Theo Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992, trang 303.
Trang 5đi tới các thương điếm xa hơn Trung Quốc, bởi lẽ hàng hóa ở đó không có gì độcđáo bằng đất Giao Chỉ (sau này là Giao Châu) để buôn bán Và họ cũng dùngnhững thương điếm đặt ở đất Giao Chỉ, chỉ để đưa hàng vào đất Trung Quốc bằngcách sử dụng những dòng sông nội địa Họ cũng có thể dùng những thương điếmđặt tại Giao Chỉ (sau này là Giao Châu) tích chứa hàng hóa để những lái buôn đemsang Trung Quốc hay dùng những thương điếm là nơi tiêu thụ hàng hóa địaphương, gom góp và đôi khi có thể chế biến (da thú quý, quế…) để chuẩn bị đem đixa cho khỏi hư hỏng.Mối bang giao chính trị thơì đó chưa rõ nét bằng những mốigiao lưu về thương mại và tôn giáo Có nhiều lý do nhưng có thể lý do chính là từnhững thế kỉ đầu công nguyên đến thế kỉ thử X, Việt Nam lúc đó nằm dưới sự đôhộ của triều đình Trung Quốc.
Cũng nên nhắc lại rằng, nói đến Việt Nam thời kì trước thế kỉ XV ngượclại cho đến những thế kỉ đầu công nguyên là phải kể đến vương quốc cổ Phù Nam(Founan) tồn tại từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ thứ VI vương quốc này đã bịChân Lạp thôn tính và sau đó mang tên Thủy Chân Lạp Ngoài ra, vương quốc cổChampa đã tồn tại từ năm 192 với quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp (Lin Yi) cho đếnthế kỉ XVIII mới trở thành một vùng đất của Việt Nam Tất nhiên là trước khi hòanhập vào Việt Nam với vị trí là những vương quốc, những quốc gia cổ này đã có sựbang giao với Đông Nam Á và thế giới ngoại vi, nhất là với Ấn Độ Đồng thời rấtcó thể là mối bang giao giữa Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Champa đã có những thờikì chặt chẽ với Việt Nam.
Việc giao lưu giữa Việt Nam với Đông Nam Á và vùng ngoại vi ở nhữngthế kỉ trước và sau công nguyên chủ yếu là việc buôn bán giữa các quốc gia vùngĐịa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ với các quốc gia ở vùng Đông Dương nhưtên gọi ngày nay Các quốc gia ở Đông Dương do địa lý thiên nhiên nên là nơi sảnxuất sản phẩm quý hiếm đối với thị trường thời đó: hồ tiêu, kì nam, trầm hương,vàng ngọc, đá quý, yến sào (tổ chim yến), các loại gỗ, tê giác, da hổ, báo, đồi mồivà các loài thú, chim trĩ nói chung là những thứ hàng cần thiết mà những khu vựckhác không có hay hiếm Phải kể đến cả những loại vải, lụa dệt bằng tơ, sợi,những loại trái cây của vùng nhiệt đới, á nhiệt đới: lệ chi (vải), long nhãn…Đồng
Trang 6thời những thương nhân từ phía Tây tới đã mang theo trên những con thuyền viễndương của mình hàng hóa sản xuất của nước họ: đồ trang sức bằng vàng, đồ pha lê,các loại vũ khí và áo giáp chế tạo với kĩ thuật tinh xảo và rất có thể những vật dụngdùng cho tầng lớp quý tộc và vua chúa Trước công nguyên sự giao lưu giữa bánđảo Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã phát triển Căn cứ vào những tư liệu,thư tịch cổ, người ta có thể biết rõ ràng điều này Nhà địa dư học Ai Cập gốcLa Mã Claudius Ptolesmee đã viết trong bộ Geographica vào khoảng cuối thếkỉ II những giao lưu giữa La Mã và vùng Đông Nam Á với những địa danh mànhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng giải mã nhưng cũng chưa thể khẳng định cụthể xem đó là vùng nào hiện nay Đây là một vài ví dụ: Claudius Ptolemee đãviết tên những vùng đất hay thương điếm (Comptoir Commercial) mà nhữngthương nhân La Mã (Romain) đã ghé vào (không liệt kê những địa danh liên hệđến những khu vực ngoài địa giới Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Champa, Việt Nam)được các nhà nghiên cứu nói đến trong các công trình nghiên cứu: ClaudiusPtolemee nhắc đến thương điếm ở vùng đảo Satyres, vùng đất Sinai, địa danh,Daonas, Kottiaris, Thinai, Kattigara và những danh khác thuộc Đông Nam Á.
Những nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên việc nhiên việc nêu rõ
những ý kiến cho chúng ta thấy được trên nét khái quát về sự giao lưu đã có của TâyPhương và Đông Nam Á trong đó có khu vực Đông Dương.
Về địa danh đảo Statyres nhà khảo cổ học Louis Malleret đưa ra giả thuyếtđó là nhóm đảo Hòn Me, Hòn Sóc, Hòn Đất ở gần Rạch Gía Địa danh Daonas nhànghiên cứu Wilhem Volz cho rằng đó là vùng sông Mê Kông và nhà nghiên cứu,Andre Berthelot cũng đồng ý với nhận định này Địa danh Seros được nhànghiên cứu Richard Henning cho là sông Hồng( Sông Cái) nhưng AndreBerthelot lại cho là Quảng Trị Với địa danh Kottiaris thì Louis Malleret cho làvùng sông Cái Lớn nhưng Albert Hermann cho là vùng sông Mê Kông Địa danhThị Nại được Luuis Malleret xác định ở vung ven biển Nam Bộ ngày nay, hoặc ởgần Sài Gòn hoặc ở gần Bà Rịa Riêng địa danh Kattigara đã gây ra nhiều ý kiếnkhác nhau, nhưng đa số cho rằng đó thuộc về một nơi nào đó thuộc ven biển NamBộ ngày nay Nhà nghiên cứu Jirlius Klaprow trong cuốn Tableaux historiques de
Trang 7I’ Asie xuất bản tại Paris năm 1826 cho rằng Kattigara là một thương điếm thuộcvùng Vàm sông Mê Kông ở Nam Bộ Cùng với nhận định là địa danh này ở mộtnơi nào đó thuộc ven biển Nam Bộ có các nhà nghiên cứu Albert Hermann, RichardHenning, W.M.Stein và Louis Malleret một nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu vềViệt Nam người đầu tiên nghiên cứu về Óc Eo đã cho rằng Kattigara nằm ở vùngbán đảo Cà Mậu, tuy chưa dám khẳng định đó là Óc Eo.
Tuy vậy những hiện vật đã tìm thấy tại Óc Eo được Louis Malleret môtả trong cuốn L’Archeoloque du Dellta du Mekong,( tome III, Paris 1962) bao gồmnhiều thứ có xuất xứ tại La Mã (Roma) và Trung Cận Đông như đồ trang sức bằngmã não, bằng thủy tinh có màu sắc, đặc biệt là hai tấm mề đay (mesdaille) bằngvàng, một tấm có niên hiệu năm 152 thuộc triều đại Antonin le Pieux và một tấmkhác thuộc triều đại Marc Aurele Ngoài ra, còn một số hoa tai nhẫn bằng vàngcó kiểu dáng của nghệ thuật vùng Địa Trung Hải Nhà nghiên cứu Lê Thành Khôitrong cuốn L’Asie du Sud Est( Paris1959) có nhận định về Óc Eo là trong nhữngthế kỉ đầu công nguyên nơi đây là một thương điếm phồn vinh vì vị trí của nó nằmtrên đoạn đường giao lưu thương mại giữa phương Tây và Ấn Độ với Trung Quốcmà vào khoảng năm 166, có đoàn thương nhân La Mã đã đi đường biển tới TrungQuốc Vào khoảng triều đại của hoàng đế Marc Aurele(160) có một phái đoàn củatriều đình La Mã được phái đến đi qua đất Giao Chỉ, đi bằng đường biển tới Nhữngnhà nghiên cứu đã gọi tuyến đường biển từ Địa Trung Hải tới Việt Nam và ĐôngNam Á thời đó là đường Hồ Tiêu( Chemin des Epices) Nhận xét này không phải làkhông có lý do Bởi lẽ nhu cầu của triều đình và quý tộc vùng Địa Trung Hải lúc đócũng rất cần đến đồ gia vị mà chủ yếu là hồ tiêu, sản phẩm của vùng Đông Nam Á.Ngày nay người ta còn thấy những tên gọi từ thuở đó như Takkola (chợ Hồ Tiêu)hay Narikeladvpa (đảo Dừa) ở vùng Đông Nam Á.
Trang 8Con đường Hồ Tiêu đã mở ra mối bang giao giữa Đông Nam Á với các nướcẤn Độ và phía Tây, theo thư tịch cổ ghi lại thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc đãdùng những con thuyền viễn dương loại lớn có thể chở từ 600 đến 700 người với kĩthuật đóng thuyền rất tinh vi Những thương nhân Ấn Độ trong việc buôn bán với cácdân tộc và các quốc gia vùng Đông Dương và Đông Nam Á trong những thế kỉ trướccông nguyên vốn là những người theo đạo Bà La môn (Brahmanisme) thuộc đẳng cấptăng lữ ( Brahmana) hay quý tộc, võ sĩ (Kasytria) và những người thuộc giới buôn bántự do( Vaisya) Cũng rất có thể những người thuộc đẳng cấp tăng lữ đi cùng để truyềnđạo tại những nơi xa xôi mà sau này những nhà Đông phương học phương Tây gọi làvùng ngoại Ấn ( Inde exterieur) hoặc sau này khi văn minh Ấn Độ đã xâm nhập vàonhững quốc gia cổ ở Đông Nam Á, họ gọi vùng này là những quốc gia Ấn Độ hóa.
Cũng có trường hợp đó là những người thuộc hoàng tộc và quý tộc củanhững vương triều thuộc nhiều thuộc nhiều tiểu quốc Ấn Độ đi phiêu liêu hoặc chinhphục những vùng đất mới ở Đông Nam Á và cũng đồng thời đi trao đổi và thậm chícướp bóc hay khai thác tự do những tài nguyên quý hiếm ở địa phương như vàng, đáquý, trầm hương, ngà voi, ngà tê giác…
Quan hệ giữa Phù Nam, Lâm Ấp với Trung Quốc thời kì này chỉ diễn ra dưới
hình thức triều cống Do những biến động của chính trị nước Phù Nam bị Chân Lạpxâm chiếm vào khoảng giữa thế kỉ VI và sau năm 627 TCN sử sách không còn nhắcđến Phù Nam nữa Trước đó Phù Nam có gửi hai sứ bộ sang cầu cứu nhà Đường vàonhững năm 616 và 627 nhưng bị khước từ Sau đó Phù Nam chìm vào lãng quên của lịchsử để nhường cho một quốc gia mới xuất hiện: Chân Lạp tiền thân của Campuchia.
Nhìn chung việc buôn bán với nước ngoài, thịnh nhất vẫn là sự giao thương
giữa Việt Nam và Trung Quốc Hàng bán ra chủ yếu là hương liệu, lâm sản quí, vảimịn, gấm, giấy bản loại tốt,đường Hàng mua vào thì đủ các loại sản phẩm thủ công,nhất là những thứ xa hoa phục vụ bọn quan lại đô hộ Và tất nhiên, đương thời việcbuôn bán với nước ngoài nằm trong tay chính quyền đô hộ Người đứng ra buôn bánngoài các quan lại và họ hàng đều là các lái buôn Trung Quốc Hàng phục vụ chúng rất
Trang 9có hạn Sự phát triển ngoại thương chủ yếu làm giàu các quan lại đô hộ và do đó chỉtăng thêm ách lao dịch của nhân dân ta Ách bóc lột nặng nề càng trở nên nặng nềhơn và đó cũng là lý do khiến bọn thái thú, thứ sử ở nước ta giàu lên một cách nhanhchóng.
th ư ơ ng n g hiệp n ư ớ c ta v ốn có truyền th ố ng từ lâu đ ờ i, lẽ ra phảiđ ư ợ c phát triển theo qui luật tự nhiên của nó Nh ư ng nền t h ư ơ ng n g hiệp đó bị n g h ừ n g trệ d ư ớ i ách thống trị v ô cù n g tàn bạo h ơ n m ột n g hàn n ă m của đế quốcphong k iến Tr un g Hoa Bọn quan lại thống trị đã biến đất nước giàu có của chúng ta
thành nơi cung đốn những sản phẩm tự nhiên quý giá như hương liệu, ngà voi, ngọctrai, và bạc…và những đồ mỹ nghệ do thợ thủ công Việt Nam sang tạo ra, để thỏa mãnngày càng tăng lòng tham vô đáy của chúng Với chính sách bóc lột kinh tế vô cùngphản động như vậy, nền kinh tế nước nhà hầu như bi nghưng đọng, trong đó nền thươngnghiệp hầu như chịu hậu quả to lớn Thương nghiệp chính là biểu hiện, là thước đo củanền sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa không tăng đương nhiên thương nghiệpkhông phát triển Trong thời Bắc thuộc sản xuất hàng hóa ở nước ta không nhữngkhông tăng mà còn bị giảm sút, bởi lẽ chỉ có một số nghề thủ công, loại thủ công nàođó được tồn tại để phục vụ nhu cầu xa xỉ của bon quan lại, còn lại sức lao động hầu nhưbị đẩy lùi về thời kỳ tìm kiếm, hái lượm để cung cấp sản phẩm tự nhiên quý chochúng Mọi hoạt động kinh tế lớn đều do bọn quan lại thống trị Trung Hoa khống chế,lũng đoạn Một nền kinh tế như vậy sẽ không có nhiều sản phẩm dư thừa để biến thànhhàng hóa thúc đẩy thương nghiệp tiến lên.
“Tình trạng khan hiếm hàng hóa ở nước ta bởi sức lao động bị kìm hãm, bởisản phẩm lao động bị tận thu vơ vét, bởi quyền lao động và hưởng thụ bị chà đạp chỉcó thể khắc phục được sau khi thoát khỏi ách thống trị tàn khốc của phong kiến TrungHoa Điều này đã được thực tế lịch sử từ sau thế kỉ X, nhất là từ thời Lý và tiếp đó làthời Trần chứng minh rõ nét” 9
9 Phạm Văn Kính (1979),“Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý –Trần”,T/C Nghiên cứu Lịch sử, (số 6), trang 35.
Trang 10Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh – Trang 13-17 - Năm 2009.
“Chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến đã tạo điều kiện cho nôngnghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ấm no, trật tự xã hội được ổn định, nền độclập dân tộc được củng cố và giữ vững Đồng thời nó cũng tạo ra nguồn sản phẩm phongphú, dồi dào, đó là nguồn hàng cho thương nghiệp, tạo khả năng cho thủ công nghiệpcó thể thoát ly khỏi nông nghiệp và phát triển mạnh Mặt khác, việc khai thông hệ thốngthủy lợi, sông ngòi kênh rạch cũng cũng tạo điều kiện cho việc chuyên chở hàng hóagiữa các vùng trong nước và thuyền bè các nước có thể đến trao đổi buôn bán dễdàng Tuy vậy chính sách trọng nông lại gắn liền với tư tưởng “ức thương”, tư tươngcoi nghề nông là nghề gốc “dĩ nông vi bản” và buôn bán là “nghề ngọn” luôn chi phốitư tưởng của tầng lớp thống trị và nhân dân Vì vậy trong các chính sách phát triểnkinh tế xã hội của giai cấp phong kiến luôn lấy nghề nông làm trọng và hết sức hạn chếngoại thương Nguyên do là vì kinh tế phong kiến dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệplà chủ yếu Sự vững mạnh của chế độ phong kiến là ở chỗ giai cấp thống trị có duy trìđược tình trạng nông dân phụ thuộc vào ruộng đất để chúng tiến hành bóc lột tô Nếunhư kinh tế hàng hóa phát triển lớp thương nhân mạnh lên thì đối với chúng có hai điềutai hại: một là số thương nhân sẽ rời bỏ ruộng đất mà chuyên làm nghề thủ công haybuôn bán, như vậy mức tô của phong kiến sẽ không được đảm bảo Hai là, lớp thươngnhân lớn mạnh lên sẽ bóc lột nông dân và thợ thủ công làm giảm “thu hoạch” của giaicấp phong kiến Nên giai cấp phong kiến chỉ muốn kinh tế hàng hóa phát triển trongchừng mực có thể thỏa mãn nhu cầu mua hàng của chúng Còn nếu như phát triển quámức độ ấy đến chỗ trở thành một thực thể chi phối mọi quan hệ sản xuất và phân phốitrong nền kinh tế toàn quốc thì sẽ bị giai cấp thống trị phản đối và chống lại Ngoài ravề mặt chính trị thì nếu như quan hệ thương phẩm hóa tệ phát triển sẽ làm đảo lộn cáitrật tự “quốc quân thần, gia phụ tử”, cái trật tự dựa trên cơ sở kinh tế tự cấp, tự túc, dựa
Trang 11trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trật tự và ổn định Đó là chưa kể nếu kinh tế hànghóa phát triển thì dân số ở nông thôn sẽ không thể nào ổn định được vì nông dân hoặcbị phá sản hoặc thường xuyên tham gia vào quan hệ thương phẩm hóa tệ, hoặc bỏ rathành thị làm nghề thủ công…như thế thì sẽ không đảm bảo cho nhà nước nguồn nhâncông làm các công việc tạp dịch khác Và nhất là vì lý do an ninh đất nước, Nhà nướclo sợ bọn gián điệp đội lốt thương nhân đến buôn bán để do thám tình hình trong nước.Vì vậy chính sách “bế quan tỏa cảng” trở thành chính sách xuyên suốt các triều đạiphong kiến nhất là từ thời Lê sơ trở đi.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 21 - Năm 2009.
“Nhìn chung, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, từ thời Lý- Trầntầng lớp thương nhân Việt Nam đã ra đời “Trong xã hội có nhiều loại người tham giabuôn bán nhưng tựu chung lại có hai tầng lớp: Tầng lớp trên bao gồm vua, quan lại, quýtộc, địa chủ phong kiến và tầng lớp dưới gồm có những người sản xuất nhỏ - nông dân,thợ thủ công, dân nghèo thành thị Cả hai loại này tham gia buôn bán đều nhằm mụcđích để tăng thu nhập Mục đích của họ giống nhau nhưng điều kiện, cách thức tiến
hành khác nhau Tầng lớp trên vừa có uy quyền, vừa có của cải Đó là những điều kiện
thuận lợi để họ tham gia buôn bán lớn và dùng những thủ đoạn kinh doanh Việc buônbán lớn với nhà Tống ở “bạc dịch trường” Khâm châu thời Lý là một ví dụ nếu lái
buôn nước ta không thuộc tầng lớp có thế lực thì nhà nước không ưu tiên can thiệp tới
mức cứ mỗi lần buôn là mỗi lần nhà nước gửi thông điệp và đã ba lần cử quan lại sangnhà Tống thử lại cân10 Nếu không phải là nhà buôn giàu có, vốn liếng nhiều thì không
thể “cầm vững giá lâu” khi mà lái buôn “người Tống thường gặng giá Họ sai ngườinhà làm nhà ở, buôn bán lặt vặt để tự cấp, rồi họ ở đó mãi, cứ ngâm giá cho người ta10 Nguyễn Quang Ngọc Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, Chương trìnhnghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, trang 63-64.
Trang 12mỏi mệt…”11 Nếu lái buôn nước ta không phải là người có uy quyền thì không thể
dùng thủ đoạn “đúc lẫn đồng vào vàng bạc” để đối phó với việc nhà Tống bán thuốcgiả (chắc là thuốc bắc?) Một ví dụ tiêu biểu nữa đó là trường hợp buôn nón Ma Lôi củangười nhà Nhân Huệ Vương Khánh Dư thời Trần: “Khi Khánh Dư mới đến trấn giữVân Đồn tục ở đấy làm nghề buôn bán sinh nhai, ăn uống, y phục đều trông vào kháchbuôn phương Bắc, điểm duyệt các trang hạ lệnh rằng: Quân đóng ở Vân Đồn là để ngăngiữ giặc Hồ, không nên đội nón của phương Bắc, trong khi vội vàng khó lòng phân biệt;nên đội nón Ma Lôi ai trái thế tất phải phạt (Ma Lôi là tên một hương ở Hồng-lộ, làngnày khéo nghề đan cật tre làm nón, cho nên lấy tên làng làm tên nón) Trước đó KhánhDư sai người nhà mua nón Ma Lôi chở thuyền đến đậu ở cảng rồi Lệnh đã hạ, ông cònsai người ngầm bảo người ở trang rằng: “Hôm nọ thấy ở trước vùng biển có thuyềnchở nón Ma Lôi đậu” Do đấy người trong trang nối gót nhau tranh mua nón, bắt đầumua mỗi cái nón không quá một tiền, đến sau giá cao bán một cái nón một tấm vải, thuđược số vải đến hàng nghìn tấm”12 Qua đây ta có thể lưu ý hai điểm: Thứ nhất, nếuKhánh Dư chỉ dùng tới mánh lới con buôn mà không có uy quyền của vị phó tướng trấngiữ Vân Đồn thì chắc chắn việc buôn nón Ma Lôi không thực hiện được Thứ hai, nếukhông phải là người nhà của hoàng tộc thì sẽ không đủ vốn để thực hiện một chuyếnbuôn lớn như vậy Tuy vậy, nghề buôn vẫn chưa phải là một nghề hấp dẫn nhất đối vớitầng lớp trên Và chưa có một trường hợp nào trong số họ từ bỏ “nghề “ làm quan, điềntrang, thái ấp, trang trại, dốc toàn bộ tài sản để theo nghề buôn Như Trần Khánh Dưcan tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy con dâu Trần Quốc Tuấn, nên bị “cách hếtquan tước, tịch thu tài sản không để lại một tí gì”13 nên phải đi buôn than, nhưng rồiông lại dễ dàng từ bỏ nó để trở lại với con đường danh vọng Như vậy, nghề buôn11 Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Nxb Sông Nhị, ,Hà Nội, 1949, trang 107.
12Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, trang 60-61
13Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 2),Sđd, trang 48.
Trang 13đối với tầng lớp trên tuy có cần thiết, có hấp dẫn nhưng chưa đến mức trở thành nghềriêng, nghề chính của họ Hệ quả của nó là trong xã hội vẫn chưa xuất hiện tầng lớpthương nhân chuyên nghiệp Những trường hợp như buôn với nhà Tống thời Lý, buônthan, buôn nón Ma Lôi thời Trần chỉ có thể hiểu được đó là những người buôn bán lớn -đại thương chứ chưa phải là tầng lớp đại thương Tóm lai, tầng lớp trên có điều kiệnlàm nghề buôn bán nhất nhưng lại không chịu buôn bán đến nơi đến chốn đó là chưa kểđến việc họ còn dùng đặc quyền để lũng đoạn thị trường bằng cách mua trưng bán ép,chặn mối cướp lợi nguồn hàng…Đối với tầng lớp dưới, cũng giống như tầng lớp trênnghề buôn đối với họ cũng chỉ là nghề phụ Nông dân chỉ tranh thủ lúc công việc nhànông rỗi rãi để đi buôn, buôn bất cứ thứ gì, loại hàng nào, miễn sao phù hợp với số vốnquá ít ỏi của mình Những loại buôn này chỉ có thể gọi là hoạt động buôn bán chứ chưathể gọi là nghề buôn Đối với người nông dân ước mơ chính đáng của họ vẫn là có đượcđám ruộng riêng để cày cấy trước khi nhà nước cho phép mua ruộng công làm ruộng tưthì họ chỉ cần tiền để nộp thuế Sau đó mới dành dụm thêm để cố tậu lấy đám ruộng.Còn thợ thủ công và dân nghèo thành thị làm nghề buôn cũng không hơn gì mấy.Chồng sản xuất, vợ bán sản phẩm, trong nhà sản xuất, ngoài cửa là cửa hàng Tiền lãithu được chắc chỉ đủ dùng để tái sản xuất giản đơn và nộp thuế thân khi nhà nước yêucầu.
Như vậy, trong xã hội nước ta thời bấy giờ chủ yếu vẫn là những người sảnxuất nhỏ với lối buôn bán nhỏ Nguyên nhân là do sự phân hóa giai cấp không thể xảyra trước, trong và sau khi chế độ tư hữu về ruộng đất được xác lập Trong tầng lớpnhững người buôn bán nhỏ này sẽ có những người giàu lên và những kẻ nghèo đi.Nhưng sự giàu lên và nghèo đi chỉ ở mức độ nào đó Vì sự phân hóa giai cấp thời bâýgiờ chưa thật là sâu sắc, triệt để Số người giàu có lớn đó không có thế lực nhưng lại cósố vốn tương đối Họ đã tham gia buôn bán tích cực và là thành phần chính làmcho nội thương phát triển mạnh mẽ14 Nhưng việc buôn bán lớn phần nhiều lại thuộc về14 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý-Trần, T/C Chí nghiên cứu lịch sử, số6, 1979, trang 42.
Trang 14ngoại thương thì loại thương nhân thuộc tầng lớp dưới không thể đảm đương được Vìvậy, tầng lớp có thể đảm nhận việc buôn bán trong hoạt động ngoại thương là sốthương nhân trung lưu nhưng tiếc thay số thương nhân này lại chưa nhiều, chưachuyên nghiệp nên đã hạn chế sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà”15
ự u chu n g l ại ta có t h ể đi đ ến k ết luận, t ầng l ớ p th ư ơ n g nhân tro n g xã h ội pho n g k iến- n h ữ n g n gư ờ i g iữ v ai trò chính tro n g h o ạ t động th ư ơ n g n g h i ệp l ại có
nh ữ n g b i ểu hiện cản trở sự phát tri ể n của t h ư ơ n g nh i ệp T ầng l ớ p t h ư ơ n g nhântuy
đã hình t h ành nh ư n g c h ư a l à m g i ả m sút s ứ c lao đ ộ n g tro n g s ản xuất n ô n g n g h i ệ p đ ể ảnh h ư ở ng đ ế n địa tô pho n g k i ến v à c h ư a nh i ều t ớ i m ứ c để c ó t h ể đánhth
u ế l à m tă n g th ê m cho q u ố c k hố v à đ ủ l ớ n m ạnh để c ó t h ể đ ả m đ ư ơ ng v ai trò chính tro n g h o ạt đ ộ n g n g o ại t h ư ơ n g n ư ớ c ta t h ờ i b ấy g i ờ ”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 25-27 - Năm 2009.
“*Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế hàng hóa ở nước ta chậm pháttriển:
“Sự tồn tại của nghề phụ trong nông nghiệp có thể coi là nguyên nhân trực
tiếp và chủ yếu thứ nhất kìm hãm công thương nghiệp phát triển Như đã đề cập ở trênkinh tế hàng hóa Việt Nam hình thành trong giai đoạn Lý-Trần không phải do sức sảnxuất nông nghiệp phát triển, thành thị, nông thôn có sự phân công sản xuất như ở TâyÂu Mà nguyên nhân trực tiếp lại là do tác động của chế độ tư hữu về ruộng đất và dotác động của hình thức tô đơn giản Do chỗ kinh tế hàng hóa xuất hiện trong lúc màsức sản xuất nông nghiệp còn thấp chưa đủ khả năng nuôi sống thành thị cho nênngười thợ thủ công vẫn không giám thoát ly nông nghiệp, thoát ly nông thôn Ngườinông dân vẫn duy trì nghề phụ của mình để tự cung, tự cấp Họ không dám rời bỏ ruộng
15Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý-Trần, T/C Chí nghiên cứu lịch sử, số 6, 1979, trang 42.
Trang 15đất để đến các chợ hoặc thành phố chuyên làm nghề thủ công để sống vì sợ bị chết đói,sợ thiếu gạo Tuy nhiên nếu như sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa quá sớm khi mà sảnxuất nông nghiệp nói chung còn thấp nếu nó làm chậm sự phân công kinh tế giữathành thị và nông thôn thì nó lại làm hình thành một sự phân công tự nhiên kiểu nhưphân công tự nhiên giữa bộ lạc trồng trọt và bộ lạc chăn nuôi - đó là sự xuất hiện củacác làng chuyên môn về sản xuất thủ công (do điều kiện lịch sử-kinh tế-xã hội củalàng đó qui định) Có làng chuyên môn là vì việc trao đổi đã vượt khỏi phạm vi làngxã, mà đã phổ biến trong từng miền, và đã một phần nào đó phổ biến trong toàn quốc.Khi chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển, sức sản xuất nông nghiệp phát triển thì cáclàng chuyên môn lại càng xuất hiện nhiều hơn Trong các làng chuyên môn thủ côngnghiệp không thể phát triển mạnh được vì về mặt sản xuất cũng như về mặt tiêu thụ nógăp rất nhiều giới hạn Chỉ trong phạm vi thành thị, nơi nhân khẩu tập trung,thươngnhân tập trung, lại sẵn mọi thứ nguyên liệu do nông thôn cung cấp, thì sản xuấtvà tiêu thụ mới có thể tiến hành thuận lợi Những điểm này trong các làng chuyên mônđều thiếu cả Vì vậy các làng chuyên môn chỉ là một đơn vị thủ công của kinh tế tự cấp,tự túc ở địa phương Nó không những không có tác dụng phá vỡ kinh tế tự cấp tự túc ởđịa phương mà trái lại còn củng cố kinh tế tự cấp, túc ở địa phương nữa Tình trạngmỗi địa phương nhỏ hẹp lại có những trung tâm thủ công nghiệp nho nhỏ của mìnhcàng thêm củng cố trạng thái kinh tế tự cấp tự túc và làm cho quá trình tích lũy vốntiến hành chậm chạp, khó khăn Ngay bọn thương nhân lớn cũng không thể phát triểnđược, vì trong cái thị trường địa phương nhỏ hẹp ấy người nông dân hoặc thương nhânnghèo ở nông thôn có thể tiếp xúc với những người sản xuất trong làng chuyên môn đểmua hàng, do đó thương nhân giàu có ít cơ hội có thể kiếm chác được nhiều Vì vậymà mặc dầu dưới thời Lê mạt, kinh tế hàng hóa đã phát triển nhưng số lượng thươngnhân giàu lại không nhiều Sử cũ có cho ta biết một số lái buôn giàu có thời Lê mạt làlái buôn muối, trâu, mắm, lái trâu, bò và lái gỗ Như thế đủ biết sự tồn tại của nghề phụvà sự tồn tại của các lang chuyên môn làm cho thương nhân giàu không thể phát triểnđược nhiều Làm sao mà có thể có những thương nhân buôn vải, lụa tơ ở các địa
Trang 16phương trở nên giàu có lớn khi mà các làng chuyên môn làm nghề này rải rác khắpnơi Trong khi đó ở thành thị thương nhân lại rất giàu: Năm 1652 công ty Đông Ấn,Hà Lan vì thiếu tiền mua tơ đã vay của một số thương nhân ở Thăng Long số tiền là28.033 lạng bạc và năm 1655 lại vay 20.000 lạng bạc nữa với lãi hàng năm là haiphân Như vậy trong phạm vi thành thị thủ công nghiệp mới có thể phát triển mạnhmẽ, quá trình tích lũy vốn mới tiến hành mau chóng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bảnnảy nở, hoặc nếu như thủ công nghiệp hoặc cứ tồn tại ở nông thôn hoặc cư tập trung ởmột số làng chuyên môn ở rãi rác trong nước thì không thể phát triển mạnh được.
Đó là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu thứ nhất khiến cho nghề phụ cứ tồn tạimãi ở nông thôn làm cho thủ công nghiệp không thể phát triển độc lập và mạnh mẽđược.
Nguyên nhân thứ hai đó là sự kìm hãm công thương nghiệp của nhà nước phong
kiến mà chính sách kìm hãm quan trọng nhất là “trọng nông ức thương”.16
Như vậy trong chế độ phong kiến dưới sự áp, bức bóc lột của giai cấp phongkiến thống trị đã làm tê liệt sự sản xuất Do đó, kinh tế hàng hóa cũng chỉ phát triểnở những khu vực nào có lợi cho giai cấp thống trị, đó là phục vụ nhu cầu xa xỉ hoặc đểchúng có thể vơ vét, đánh thuế được nhiều hơn Tuy vậy, cũng nhờ đó mà “sức sảnxuất vẫn còn có chỗ thoáng , hút được không khí tự do ở những kẻ hở đó mà nảy nởtheo những phương hướng do tình trạng nói trên quyết định”17 Hơn nữa nhu cầu củanhân dân lao động tuy bị hạn chế song vẫn phát triển một mặt do bản thân việc tái sảnxuất đơn thuần ra sức lao động mặt khác do nhu cầu mới của đời sống tạo nên do ảnhhưởng của sự phát triển sản xuất phục vụ và làm lợi cho phong kiến Tuy không theo
16 Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủnghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 13,năm 1960,trang 14-16.
17 Theo Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX,Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, trang 6.
Trang 17một đường thẳng và một nhịp độ đều đặn nhưng nhìn chung kinh tế hàng hóa ở nước tavẫn có chiều hướng phát triển đi lên Sự phát triển của ngoại thương đã tạo điều kiện chomầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và sang đầu thế kỉ XVII, thì mầm mốngkinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa Việt Nam nhưng chếđộ phong kiến trung ương tập quyền đã không tạo điều kiện cho nó nảy mầm lênđược để nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam có thể mở rộng ra khỏi khuôn khổ thị trườngtrong nước.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 35-37 - Năm 2009.
“Nhìn chung, ngoại trừ Sài Gòn- Gia Định được hình thành khá muộn dưới
thời Pháp thuộc mang dáng dấp của một đô thị quốc tế còn các đô thị khác “ở ViệtNam trong lịch sử mặc dù cũng có những thời kỳ hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra
khá sầm uất nhưng chức năng chủ yếu của nó vẫn là hành chính Khác với phươngTây, thành thị ra đời thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu, chức năng hành chính nếu
có chỉ là thứ yếu và ở phương Tây, hầu hết đô thị hình thành một cách tự phát, bất cứnơi nào có ba điều kiện sau đều trở thành đô thị: Là nơi tập trung đông dân, có sản xuấtcông nghiệp và là nơi tập trung buôn bán Về mặt quản lý trong khi đô thị ở ta do nhànước quản lý thì ở phương Tây là những tổ chức tự trị Từ thời Hy Lạp cổ đại đã tồntại các Thị Quốc (Đô thị- Quốc gia) Sau này, đô thị càng mang tính tự trị rõ rệt hơn:do công thương làm chủ, nằm ngoài quyền lực của lãnh chúa và có hiến chươngriêng”18 Điều này cũng phản ánh một thực tế lịch sử là nền kinh tế hàng hóa ở nước tachưa đủ lớn mạnh đến mức để tự bản thân nó sản sinh ra các đô thị Điều đó lý giải tạisao hầu hết các đô thị cổ ở nước ta nếu không nói là tất cả ngay vào lúc phát triển hayrất phát triển, “vẫn tồn tại ngay trong lòng đô thị thậm chí giữa đô thị, những vùng,
18Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996, trang 244.
Trang 18những hoạt động nông nghiệp không phải là với tư cách là “vành đai xanh”19 Ví dụnhư “đô thị thị tiêu biểu nhất ở Việt Nam là Thăng Long-Hà Nội, chỉ tính từ khi trởthành quốc đô cho đến thế kỉ XIX, với gần một ngàn năm tồn tại và phát triển thườngxuyên, liên tục nhưng chỉ nhìn vào những tấm bản đồ đô thị hồi thế kỉ XIX, cũng vẫnthấy vô số những kí hiệu ruộng lúa ở ngay giữa trung tâm”20 Hay như Phố Hiến pháttriển và hưng thịnh là do sự thúc đẩy của nền kinh tế nội bộ nhờ vào một hậu phươngkinh tế hàng hóa phát triển đến một mức nào đó mà Phố Hiến đã trở thành như nó đãthành Nhưng cũng chính vì nền tảng, vì hậu phương đó mà Phố Hiến không vượt quanó được vì thế nó không thể phát triển từ một đô thị thương nghiệp lên thành một đôthị công thương lớn Vì vậy, khách thương ngoại quốc chỉ kích thích Phố Hiến ngótmột thế kỉ mà không tạo ra chuyễn biến căn bản nào, các lái buôn đến Phố Hiến chỉnhằm mục đích chủ yếu là lung vơ vét tơ lụa và hương liệu Còn triều đình phong kiếnthì chỉ vì mục đích chủ yếu là khai thác người phương Tây ở hướng tìm vũ khí chochiến tranh, nội chiến Vì vậy mà sau khi chiến tranh Trịnh- Nguyễn kết thúc cùng vớinhững thay đổi của điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển thương nghiệpnữa, Phố Hiến dần bị nông thôn hóa trở lại Và cũng do tình trạng kinh tế hàng hóatrong nước còn kém phát triển nên mặc dù Việt Nam có một đường bờ biển rất dài vàcác bến có thể chứa tàu lớn không phải là ít Theo lời giáo sĩ Alếch-xăng đơ Rốt ViệtNam có chừng “năm mươi bến có thể tiếp đón ít nhất 10, 12 tàu lớn” Thực ra nhiều bếntàu đỗ được, nhưng những bến mở ra buôn bán không phải là nhiều Vì cơ sở kinh tế ởViệt Nam lúc này vẫn còn ở trình độ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nên việcbuôn bán không thể nào trở nên phồn thịnh đến mức đòi hỏi có nhiều cảng mở ra buônbán Những nơi tụ tập để mua bán “các trung tâm giao thương” như Kẻ Chợ (Hà Nội),Phố Hiến, Hội An và sau này là Sài Gòn… Buôn bán cũng chỉ dựa vào các phiênchợ Ngày thường vẫn có hàng có mua bán nhưng chỉ đến phiên chợ các nơi đổ về,mang tất cả các thứ hàng có thể bán được để về bán Và các lái buôn nước ngoài cũng19Văn Tạo (chủ biên), Đô thị cổ Việt Nam, Sđd, trang 9.
20Văn Tạo (chủ biên), Đô thị cổ Việt Nam, Sđd, trang 9.
Trang 19chỉ nhằm mua vào một số hàng có thể đem bán kiếm lời được ở nơi khác (Trung Quốc,Hà Lan, Anh, Pháp, Ba-ta-vi-a…)21”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 49-50 - Năm 2009.
“TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈXI-XVII
I Thời Lý-Trần (Thế kỉ XI-XIV):
Trong lịch sử các nhà nước quân chủ Việt Nam nền kinh tế nông nghiệp luônđóng vai trò chủ đạo Hàng hóa của Đại Việt đưa ra nước ngoài không chỉ bằng conđường buôn bán mà bằng con đường ngoại giao dưới hình thức cống nạp hoặc làmtặng vật, lễ vật của các sứ đoàn Đây cũng là điểm tương đồng của các nước trong khuvực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
1 Thời Lý:
-Với Trung Quốc
Về cơ bản, hoạt động ngoại thương dưới triều Lý do nhà nước kiểm soát.
Việc buôn bán với bên ngoài, nhất là với Trung Hoa đã có những bước phát triển Tuynhiên trong thời kì có xung đột, có quan hệ căng thẳng giữa Đại Việt và nhà Tống, việckiểm soát ngoại thương rất gắt gao.
Do lo sợ người Trung Quốc dưới chiêu bài buôn bán để do thám tình hìnhĐại Việt các vua Lý thường chỉ cho phép người nước ngoài được phép buôn bán ở mộtsố địa điểm nhất định và chịu sự kiểm soát của nhà nước Phía Trung Quốc cũng vậy,chỉ cho phép thương nhân Đại Việt đến buôn bán ở một số địa điểm thuộc Ung Châu,Khâm Châu Năm 1012, Lý Công Uẩn cho người đem sản phẩm tới Ung Châu buôn bánnhưng vua Tống Chân Tông chỉ chấp thuận cho thuyền dừng lại ở Quảng Châu và trại
21Thành Thế Vỹ,Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII-XVIII đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 189.
Trang 20Như Hồng theo như lệ cũ thời Tiền Lê mà thôi22.
Dọc biên giới Đại Việt và Trung Hoa có tổ chức các địa điểm buôn bán màChu Khứ Phi gọi là “ bạc dịch trường” (chợ biên giới) Ở Ung Châu có hai bác dịch
trường lớn là trại Hoành Sơn, nơi mua ngựa, các lâm sản, dược phẩm của địaphương và muối; trại Vĩnh Bình, một trong các bạc dịch trường quan trọng Chu KhứPhi cho biết: “ Trại Vĩnh Bình ở sông Hữu Giang, Ung Châu, kề biên giới Giao Chỉ, chỉ
cách một con sông con mà thôi Phía Bắc có trạm Giao Chỉ, phía Nam có đình TuyênHòa, làm bạc dịch trường Chủ trại Vĩnh Bình coi việc trao đổi, người Giao Chỉ đemcác thứ hương, ngà voi, vàng bạc, tiền đổi lấy các thứ vải vóc Những người GiaoChỉ đến Vĩnh Bình đều đi đường bộ Những hàng họ đem bán đều quý, nhỏ nhẹ, chỉ cómuối là nặng, nhưng muối có thể đổi lấy vải Muối đóng 25 cân thành một sọt Vải sảnxuất ở huyện Vũ Duyên, Ung Châu khổ hẹp”23 ; Bạc dịch trường Khâm châu thuộc loại
lớn nhất Cũng theo Chu Khứ Phi: “Bạc dịch trường ở ngoại thành, tại trạm Giang
Đông Những người thuyền chài Giao Chỉ mang cá, sò đến đổi lấy đấu gạo, thước vải.Phú thương nước ấy (Đại Việt) đến buôn bán từ châu Vĩnh An phải thông điệp choKhâm Châu, ấy là tiểu cương (buôn nhỏ), còn nước ấy sai sứ đến Khâm Châu để buônbán gọi là đại cương (buôn to), hàng đem bán có bạc, đồng, tiền, trầm hương, quanghương, thục hương, sinh hương, trân châu, ngà voi Những tiểu thương nước ta (TrungQuốc) bán các thứ giấy, bút, gạo vải, hàng ngày trao đổi một ít với người Giao Chỉ,không đáng kể Chỉ có những phú thương từ đất Thục buôn gấm đến Khâm Châu rồi từKhâm Châu buôn hương đến Thục Một năm một chuyến buôn bán đến mấy nghìn quan.
22Theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia ĐạiViệt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 24.
23Theo Chu Khứ Phi, Lĩnh Nam chích quái ngoại đáp, dẫn theo Theo Nguyễn ThịPhương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần(thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 24.
Trang 21Hai bên đem hàng mặc cả cùng nhau, hồi lâu mới định giá Sau khi mặc cả khôngđược thương nghị với người khác Lúc định giá ban đầu thật là xa nhau một trời mộtvực” “ Phú thương nước ta (Trung Quốc ) sai người nhà buôn bán nhỏ để tự cấp,dựng nhà, cày ruộng để ở lâu Phú thương nước ấy (Đại Việt), cũng ngoan cố khôngnhúc nhích, giữ giá lâu làm cho ta khốn đốn Khi lái buôn hai bên gặp nhau, mờiuống rượu làm vui, lâu rồi mới nói đến buôn bán Những người tả hữu đi theo dần dầnnâng cao giá gần bằng nhau rồi đến ngang nhau Bấy giờ mới có quan cân hương vàgiao gấm”24 Tại các bạc dịch trường thương nhân hai nước đem hàng hóa đến trao đổibuôn bán Những hàng hóa lớn, có giá trị phải được chính quyền hai bên chứng kiến vàcho phép Những thuyền buôn Trung Hoa và nước ngoài muốn đến buôn bán với ĐạiViệt được nhà Lý cho phép cập bến cảng Vân Đồn.
Hàng hóa của Đại Việt xuất sang Trung Quốc thường là lâm tổ sản Hàng nhậpcủa Trung Quốc vào là giấy, bút, tơ vải, gấm vóc Tuy nhiên, ngoài những thứ đó ra, tacòn thấy người Man ở Trung Quốc mang ngựa sang Đại Việt buôn bán và bị vua Lý bắt,
sử cũ ghi: “ Nhâm tý năm thứ 3 (1012).Năm ấy người Man sang quá cột đồng, đến bếnKim Hoa và châu Vị Long để buôn bán Vua (Lý Thái Tổ) sai người bắt được người Manvà hơn một van ngựa”25.
-Với các nước khác trong khu vực:
Ngoài việc buôn bán với các nước ở “ bạc dịch trường”, nước ta vào thời Lýcòn có một địa điểm buôn bán quan trọng là Vân Đồn để trao đổi hàng hóa với cácnước vùng Đông Nam Á như Xiêm La và các vùng đảo Inđônêxia (như Qua Oa, tứcJava và đông Mã Lai) Trang Vân Đồn được lập ra từ năm 1149, do yêu cầu buôn bánvới các nước kể trên Về địa thế Vân Đồn là một đảo lớn ở phía đông đảo Cái Bàn Đảo
24Theo Chu Khứ Phi, Lĩnh Nam chích quái ngoại đáp, dẫn theo Theo Nguyễn ThịPhương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần(thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 24.
25 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm 1968,trang 149.
Trang 22Vân Đồn có một đảo nhỏ nằm ngang ngăn thành một lối vào hải vịnh khuất gió gọi là
Liên “Năm Kỉ Tỵ [1149], mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn 3 nước Trảo Oa, Lộ Hạc và
Xiêm La vào Hải Đông xin buôn bán, (vua Lý Anh Tông) bèn cho lập trang ở nơi hảiđảo gọi là Vân Đồn để mua bán hang hóa quý, dâng tiến sản vật đia phương”27.Tại
đây có các quan lại nhà Lý xem xét và sẽ cấp giấy phép cho vào nội địa và phải cậpnhững cảng nhất định.
Sử cũ còn ghi lại rằng, Ja-va một trong những nước trở thành “trung tâmthương mại quan trọng” của khu vực đã vượt biển đến Đại Việt để buôn bán: “Bính
vạn quan” Ngoài những nước có quan hệ buôn bán thường xuyên với nước ta như
Trung Quốc, Ja-va còn có sự hiện diện của thuyền buôn các nước: Xiêm la, TamPhật Tề (tức là nước Palembang một quốc gia cổ thuộc phía Đông Nam của đảoSumatra ngày nay, tiếp giáp phía Tây Ja- va phía Đông Malacca) Theo Toàn thư, vào
năm 1184 “ Người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (vương quốc Srivijaya ở đảo
Sumatra) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán”29.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 52-53 - Năm 2009.
26 Theo Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVII và đầu thế kỉ XIX,Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, trang 50-51.
27Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm1968, trang 281.
28 Ja-va thời Lý-Trần gọi là Trảo Oa, Qua Oa, Đại Oa.
29Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm1968, trang 295
Trang 23“2.Thời Trần
-Với Trung Quốc:
Chính quyền Đại Việt thời Trần vào đầu và giữa thế kỉ XIV luôn có ý thứckhuyến khích thương nghiệp phát triển và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài.Các thuyền buôn không bị nhà nước đánh thuế đã thể hiện phần nào tư tưởng tiến bộđó của nhà Trần.
“ Đầu thời Trần sản vật mà các đoàn đi sứ mang theo thường bi thổ quan ởbiên giới giữ không đến được kinh đô nhà Tống Năm 1242, nhà Trần sai Trần KhuêVinh trấn giữ biên giới đem quân đánh chiếm lộ Bằng Tường để giải phóng sự “ùn tắc”
trên con đường thông thương giữa hai nước Sử chép: “ Năm 1242, mùa Hạ, tháng 4,sai thân vệ tướng quân là Trần Khuê Vinh đem quân trấn giữ biên giới phía Bắc, đánhlấy địa phương lộ Bằng Tường Trước là, từ sau khi Nguyên Thái Tông băng thìcửa ải thường không thông, nếu có sứ mệnh thì chỉ có hai viên chánh phó sứ và haibọn người đi theo mà thôi, còn sản vật có bao nhiêu thì gói bọc cẩn thận đưa đến địagiới, thổ quan bản xứ nhận đổi giữ nộp Sứ thần đến Kinh chỉ dâng biểu tâu mà thôi,các vật đến tiến cống không đến nơi cả được Đến nay, sai tướng chống giữ, đánhchiếm mới được thông hiếu với nước Tống”.
Không chỉ tụ tập buôn bán ở các cảng biển mà đầu thế kỉ XIV, thuyền buôncủa Trung Quốc còn cập bến sông ở phường Yên Hoa (Thăng Long), Đạo sĩ Hứa
Tông Đạo vào nước ta theo thuyền buôn ở bến sông này: “Nhâm Dần năm thứ 10
[1302]; Bấy giờ có người đạo sĩ phương Bắc tên là Hứa Tôn Đạo theo thuyền buôn đến,cho ở tại bến sông phường Yên Hoa Phép phù thủy và đàn chay thịnh hành bắtđầu từ đấy”30 Ngoài ra còn phải kể đến loại hình buôn bán của người nước Tống lánhnạn sang sinh sống ở nước ta cũng tham gia vào hoạt động thương nghiệp, theo Đại Việt
sử kí toàn thư, năm 1274: “Người Tống sang qui phụ (trước người Tống ở lánh nạn về
Giang-nam, người Nguyên thường thường đến lấn đánh Đến đây (người Tống) đem30 chiếc thuyền biển chở đầy của cải và vợ con vượt biển đến nguồn La-cát, đến tháng
30 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 2), Sđd, trang 88.
Trang 2412 dẫn về Kinh, an trí ở phường Nhai-tuân, tự gọi là Hồi-kê, vì người Tống đem các thứvóc đoạn và mở chợ buôn bán nên người nước ta gọi người nước Tống là Kê quốc”31.
Tuy nhiên có một thực tế là nếu như việc buôn bán giữa biên giới hai nước tạicác địa điểm thuộc Ung Châu, Khâm Châu diễn ra nhộn nhịp dưới thời Lý thì đếnthời Trần trở nên mờ nhạt và không thấy ghi chép trong sử cũ.
-Với các nước trong khu vực:
Thời Trần hải cảng Vân Đồn trở thành một trung tâm buôn bán thịnh vượng.Tại đây đã phát hiện được những mảnh gốm vỡ các loại, phần lớn là đồ gốm menngọc thời Lý, đồ gốm men nâu thời Trần và đồ gốm men lam thời Lê được xuấtkhẩu ra nước ngoài (Hiện nay có một số đồ gốm có chất lượng cao của Việt Namđược lưu giữ tại Nhật Bản, Anh, Mỹ, Xinggapo, Anh, Malaixia) Nhiều thuyền buôncác nước đã đến trang Vân Đồn buôn bán Một chủ thuyền đã dốc hết vốn ra để muamột viên ngọc rết to, chứng tỏ các thương gia sang Đại Việt để buôn bán đều vào loại
giàu có Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Qúi Mão, năm thứ 6 [1363] “Tháng 6, tịch thu gia
sản của trại chủ xã Đại –lai là Ngô Dẫn Trước đây cha Dẫn về thì Minh Tôn bắtđược viên ngọc rết to, đem đến Vân Đồn, các thuyền buôn tranh nhau mua, một ngườichủ thuyền buôn muốn được của báu đem hết cả vốn để mua Dẫn từ đấy trở nên giàucó Minh Tôn đem công chúa Nguyệt Sơn gả cho Dẫn cậy nhà giàu thông dâm vớingười con gái khác, lại có khi nói khinh công chúa, công chúa tâu lên vua biết Dẫnđược miễn tội chết mà bị tịch thu gia sản”.32 Từ thế kỉ XIV, nhà Trần kiểm soát và bảovệ nghiêm ngặt hoạt động của các thương nhân ngoại quốc ở Vân Đồn Thuyền buôncủa họ chỉ được phép dừng lại ở vùng Đoạn Sơn (huyện Vân Đồn) và không được ghévào đất liền vì sợ người ngoài dò thấy hư thực của mình Vân Đồn từ đơn vị trang thờiLý được nâng lên thành trấn vào năm 1349 Triều đình còn đặt các quan cai quảnVân Đồn như một trọng trấn gồm có quan Trấn (võ tướng nắm giữ), quan lộ (văn quan
31 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 2), Sđd, trang 40.
32 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 2), Sđd, trang 149.
33Theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 27.
Trang 25thương ngay từ thời kỳ này đã không nằm ngoài việc giữ gìn an ninh quốc gia.Yamatomo Tatsuro đã tìm thấy ở Vân Đồn 125 đồng tiền đời Đường và Tống từ đờiĐường Huyền Tông (712-756) đến Tống Lý Tông (1224-1264).
Ngoài Vân Đồn còn có một hải khẩu khác ở phủ Tinh Hoa được dùng làm nơitrao đổi hàng hóa với nước ngoài “Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên sang Đại Việt năm
1293 chép trong An Nam tức sự rằng: “ Thuyền bè các nước ngoài đến hội tụ ở đây, mở
chợ ngay trên thuyền, cảnh buôn bán thật là thịnh vượng”.
Tuy nhiên, nếu như dưới thời Lý quan hệ buôn bán giữa nước ta và Ja-va kháphát triển thì sang thời Trần có phần giảm sút Trước cuộc kháng chiến chốngMông Nguyên do: “Đại Việt giáp ranh với nhà Nguyên vì thế luôn chịu một sức épchính trị căng thẳng, liên tục; mọi nhân tài, vật lực trong nước luôn sẵn sàng phải đốiphó với âm mưu bành trướng của kẻ thù, còn Ja-va thế kỉ XIII luôn xảy ra sự biến độnglớn về chính trị, sự xung đột giữa các quí tộc Ja-va, cộng với việc tiến hành chiến tranhra bên ngoài, nên không thể mở rộng ngoại giao với các quốc gia lân bang” Sang thế kỉXIV, Ja-va bị giới hạn quyền kiểm soát eo biển bởi sự trỗi dậy của nạn cướp biển ởvùng eo Malacca và dọc duyên hải miền Nam Borneo suốt thế kỉ XIV Dường như nạncướp biển đã buộc các nhà cầm quyền Ja-va để tâm, buộc họ phải tập trung tiểu trừ, từđó họ không còn điều kiện thiết lập quan hệ bang giao với Đại Việt, cũng như nhiềuquốc gia trong khu vực và quốc tế Từ cuối thế kỉ XIV, để duy trì quan hệ thường xuyênvà lâu dài với Đại Việt Ja-va thường dâng tặng triều đình Đại Việt nhiều sản vật quý.Năm 1349, nước Đại Oa sang cống sản vật địa phương và chim vẹt đỏ biết nói Và, cũngcó trường hợp hộ cũng buôn bán bất hợp pháp như lén lút mua ngọc trai mặt hàng
trong danh sách cấm của Đại Việt Khi bị lộ tất cả đều bị trị tội: “ Năm 1348, mùađông tháng 10, thuyền buôn người nước Chà-bồ (Chà –và) đến hải cảng Vân Đồn,ngầm mua ngọc trai để bán Việc phát giác đều bị bắt tội cả” Lê Qúy Đôn trong Vân
Đài loại ngữ cũng cho biết một số hàng hóa quý của Trà Và đến buôn bán ở Đại Việt
như vải hoa, trân châu, cánh trả, kim la (thanh la): “Đời nhà Trần thuyền buôn
Trang 26thông thương các nước như: vóc đoạn của các nước Tây dương; vải hoa, trân châu,cánh trả, kim la (thanh la) của Trà Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi, trầmhương, bạch dần của Miên, Lào, không thiếu thứ gì, đều là những thứ đời sau ít có”.34
Sử cũ cho biết, vua Nguyên từng đòi vua Trần phải nộp những lái buôn HồiHoạt (Hồi Hột- Uigur, tức là người Duy Ngô Nhĩ ở Nam Tân Cương) Năm 1269, vuaTrần trả lời rằng, một người lái buôn tên là I ôn chết đã lâu và một người tên là Bà Bàvừa bị bệnh chết Chứng tỏ rằng, lúc bấy giờ đã có những lái buôn Tây Vực đến buônbán ở nước ta.35”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 54-56 - Năm 2009.
“Nhìn chung, ngoại thương thời Lý -Trần ngày càng phát triển, tình hình buôn
bán của Đại Viêt và nước ngoài khá nhộn nhịp Người các nước Trung Quốc, Lộ Hạc,Trà Oa (tức Trảo Oa – đảo Ja-va của nước Indonesia ngày nay), Xiêm, Tam Phật Tề(Palempang) đã đến hải trang Vân Đồn buôn bán và tiến các vật lạ Trong đó quan hệchính trị, ngoại giao giữ vị trí quan trọng, mở đường và hỗ trợ cho các hoạt động giaothương Trung Quốc là nước có quan hệ giao thương thường xuyên, liên tục và quantrọng nhất Một số nước tuy hoạt động giao thương không nổi trội nhưng hàng hóa, vậtphẩm có thể tới Đại Việt dưới hình thức cống nạp như Champa, Chân Lạp Một số
nước như Java, Xiêm mục đích buôn bán trội hơn Những yếu tố đưa đến sự pháttriển của ngoại thương thời kỳ này đó là: Điều kiện đất nước độc lập, tự chủ sau hơn
sau hơn 1000 năm dưới ách thống trị tàn bạo của phong kiến Trung Hoa nhờ đó “tìnhtrạng khan hiếm hàng hóa của nước ta bởi sức lao động bị kìm hãm, bởi sản phẩm lao
34 Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc giaĐại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 30-31.
35 Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc giaĐại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 32.
Trang 27động bị tận thu vơ vét, bởi quyền lao động và hưởng thụ bị chà đạp được khắc phục”36;
Thứ hai, là sự ra đời của tiền tệ đã tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi hàng hóa phát
triển “Cùng với sự ra đời của nước Đại Cồ Việt độc lập đồng tiền chính thống đầu tiêncũng được xuất hiện đó là đồng “ Thái bình thông bảo” của nhà Đinh Và không phảiđến thời Lê sơ với chiếu về tiền tệ của Lê Thái Tổ mới khẳng định “Tiền là huyếtmạch của dân, không thể thiếu được” mà trước đó, mở đầu thời Đinh tiếp đến nhà TiềnLê, nhà Lý, nhà Trần đều đã nhiều lần ban hành tiền tệ trong đó có cả tiền giấy”37; Thứba, đó là sự mở mang của hệ thống giao thông thủy bộ “Tuy mục đích trước tiên của
nó là phục vụ cho nhu cầu quân sự, nhưng không phải vì thế mà không có tác dụng
đến thương nghiệp Hệ thống đường bộ đã bao gồm đủ các loại: quốc lộ, đường hàngtỉnh và hàng xã, cùng với hệ thống giao thông đường sông, đã góp phần tích cực thúc
đẩy nhịp độ hoạt động thương nghiệp trong cả nước, hàng hóa được lưu thông trao đổigiữa các miền, các vùng địa phương đều phải nhờ vào hệ thống giao thông này: Muối từven biển, ngược các dòng sông rồi theo đường mòn sườn núi đến tận các bản làng xaxôi, hẻo lánh Và ngược lại, lâm sản quí xuôi các dòng sông đến các chợ, đồng bằng venbiển…Kinh đô Thăng Long trở thành nơi “bốn phương tụ hội”, bởi vì Thăng Long là nơixuất phát của nhiều đầu mối giao thông quan trọng kể cả thủy lẫn bộ, từ Thăng Long,
theo các tuyến đường này có thể tỏa đi khắp mọi miền của Tổ quốc Thăng Longthời Lý- Trần không những chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế vàobậc nhất, chắc chắn một phần là nhờ vào hệ thống giao thông, đúng hơn là trung tâmgiao thông của cả nước Ngoài hệ thong giao thông thủy bộ trong đất liền thì tuyếnđường biển thời Lý-Trần đã góp phần tích cực và chủ yếu cho sự phát triển củangoạithương”38; Một yếu tố quan trọng khác đó là sự ra đời và phát triển của nền kinhtế hàng hóa, chắc chằn là nền kinh tế hàng hóa ở nước ta đã xuất hiện từ trước nhưng
36 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 6, năm 1979, trang 35.
37 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 6, năm 1979, trang 35.
38 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịchsử, số 6, năm 1979, trang 36.
Trang 28đến thời Lý – Trần kinh tế hàng hóa mới “phát triển nhảy vọt, vượt bậc cả về số lượnglẫn chất lượng Nguồn hàng hóa cung cấp cho thị trường lúc này không chỉ dừng lại ởnhững sản phẩm dư thừa mà còn do nhu cầu sinh hoạt cần phải trao đổi của nhân dân.Mọi ngành kinh tế xã hội trong một chừng mực nào đó đã được tự do phát triển Một sốngành sản xuất được khuyến khích Mọi thành quả của người lao động không còn bịtước đoạt vơ vét hết để không đủ sức tái sản xuất như hồi phong kiến Trung Hoa cònthống trị Sức lao động được giải phóng trong khuôn khổ của một nước độc lập Sảnxuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề rừng, nghề biển, nghề khai khoáng, luyệnkim… đều có bước phát triển nhảy vọt so với hàng ngàn năm về trước”39; Cuối cùng,đó là sự mở rộng của thị trường tiêu thụ hàng hóa Thời kỳ này nhà nước khuyến khíchmở rộng mạng lưới chợ địa phương trong cả nước năm 1035, Lý Thái Tông cho mở
chợ Tây Nhai ở kinh thành Trần Phu sứ giả nhà Nguyên có viết: “ Trong các xómlàng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt Hễ cứnăm dặm thì dựng một ngôi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ” 40 Ở
thành thị, ngoài chợ ra còn có phố phường cũng là một trung tâm mua bán hàng hóa(phố phường thực chất cũng là một cái chợ họp theo phố dài) Ngoài những trung tâmđã có từ trước đến lúc này chắc chắn vẫn còn hoạt động như Long Biên (Đông Anh),Luy Lâu (Thuận Thành, Hà Bắc), Tư Phố (Thanh Hóa); còn có thêm các cơ sở mới làPhố Hiến (Hưng Yên) và tiểu biểu là kinh đô Thăng Long Và như đã đề cập ở trên cònphải kể đến các trung tâm giao thương của nước ta với nước ngoài đó là các “bạc dịchtrường” ở biên giới Việt Trung và Vân Đồn (hay cù Lao Lợn Lòi) (ở Hải Đông, QuảngYên).Tuy vậy, thời kỳ này ngoại thương cũng có phần bị hạn chế do những yếu tố
sau: Tiền tệ của nước ta thời phong kiến không riêng gì thời Lý – Trần chỉ có một đơn
vị nhỏ nhất và độc nhất là đồng tiền Không có loại tiền là bội số của đơn vị như tiền
39 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịchsử, số 6, năm 1979, trang 36.
40 Theo Trần Phu, An Nam tức sự (bản dịch của Trần Đại Nghĩa), dẫn theo Trương Hữu Quýnh,Đại cương lịch sử Việt Nam(tập1), Sđd, trang 210.
Trang 29“Đương thiện” của Tôn Ngô, tiền giấy “sao giao dẫn” đời Tống Cao Tông, tiền giấy“Hội sao” đời Trần Thuận Tông Đành rằng thời Lý –Trần vàng, bạc cũng đã được sửdụng trong thương nghiệp, nhưng không phải là phổ biến, thông dụng trong dân gian.Đây là một trở ngại lớn trong hoạt động thương nghiệp, đặc biệt với việc buôn bánlớn Mỗi lần mua bán lớn cả hai bên đều phải mất nhiều thì giờ để kiểm tiền, kiểm mộtlúc tới hàng vạn, hàng chục vạn đông tiền Ngoài ra đồng tiền lại rất nặng, mang vác
đài tải rất khó khăn, chiếm mất phần lớn trọng lượng hàng hóa; Về giao thông đường
bộ không những chỉ đi lại khó khăn do kĩ thuật thi công hạn chế, mà còn vấp phải nạnkhan hiếm phương tiện vận tải Trên miền núi còn có ngựa thồ, trâu kéo, nhưng dướimiền xuôi chủ yếu chỉ dùng đôi vai gồng gánh,họa hoằn mới có xe đẩy một bánh(kiểu xe cút kít), xe kéo hai bánh (kiểu xe tay), mà chắc rằng xe chưa có ổ trục vòng bi.Còn loại xe bốn bánh thì mãi đến năm 1427 mới thấy xuất hiện dùng để đánh trongcuộc kháng chiến chống Minh Phương tiện vận tải khó khăn như vậy sẽ làm tốc độcũng như mức độ lưu thông hàng hóa bị hạn chế Những việc buôn bán lớn thuộc loạihàng hóa nặng, cồng kềnh khó có thể thực hiện được trên tuyến đường bộ Tuyếnđường thủy tuy có lợi thế và phương tiện vận tải hơn, song lại có không ít nhượcđiểm vì trong đất liền không phải chỗ nào cũng có đường sông; còn ngoài biển khôngphải chỗ nào cũng có bến, có cảng để tàu thuyền ghé đậu Những việc buôn bán lớn cóthể thực hiện được trên tuyến đường thủy, nhưng lại bị hạn chế trong việc đi tìm nguồnhàng, vả lại buôn bán bằng đường thủy sẽ không được thường xuyên và thiếu an toàn,
cập ở trên đó là tầng lớp thương nhân Việt Nam vẫn chưa đủ lớn mạnh để có thể đảm
đương vai trò chính trong hoạt động ngoại thương nước ta thời kỳ này.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh - Trang 56-58 - Năm 2009.
41Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 6, năm 1979, trang 38-40.
Trang 30“Ta có thể rút ra một số đặc điểm của hoạt động ngoại thương thời Lý-Trần:
Thứ nhất, các lái buôn nước ngoài đến Đại Việt thường dâng tiến những hànghóa đắt tiền và sang trọng Đây là nét đặc biệt trong giao thương hàng hóa thời Lý
Trần Ví dụ, năm 1066, lái buôn Ja – va dâng biếu ngọc dạ quang trị giá hơn 1 vạn quantiền, năm 1149, thuyền buôn ba nước Ja – va, Lộ Hạc, Xiêm La dâng biếu phương vật,năm 1347, lái buôn nước Tống dâng tặng vải hỏa cán, mỗi thước là 300 quan để may
áo cho nhà vua Sử chép: “Năm 1347, buổi mới dựng nước, thuyền buôn nước Tốngsang dâng người nước tiểu nhân (nước Chim chích), mình dài 7 tấc, tiếng như tiếng ruồinhặng; không hiểu tiếng nói, lại tiến một tấm vải hỏa cán, giá tiền mỗi thước là 300quan, lưu truyền làm của quý, sau đem may áo cho vua hơi ngắn một tí, cất trong Hộiphủ”99.
Thứ hai, thời Lý -Trần, các cửa biển, bến sông lá nơi tụ tập thuyền bè trongnước và nước ngoài đến buôn bán Giao thông đường sông, đường biển không chỉ đóng
vai trò quan trong trong quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trong nước màcòn là phương tiện giao thông chính cho hoạt động thương nghiệp.
Thứ ba, sự phát triển của giao thương thời Lý - Trần là nằm trong xu thếchung của bối cảnh khu vực và quốc tế hồi thế kỉ XI- XIV Thời kì này, lịch sử thương
mại thế giới xuất hiện nhân tố mới mang tính bước ngoặt:
Về lịch sử: Ở Ai Cập, vương triều Mameluke được thiết lập năm 1250 ỞTrung Quốc, vương triều Minh thay thế triều Nguyên năm 1368 và đã thiết lập kinh đôNam Kinh – một trung tâm buôn bán ở hạ lưu sông Trường Giang, tạo đòn bẩy đối vớithương mại hàng hải phương Đông và phương Tây Vương triều Mameluke ở Ai Cậpmang đến sự ổn định cho con đường Hồng Hải, nối thông Ấn Độ Dương với ĐịaTrung Hải; sự tiếp xúc giữa vương triều Mameluke với các thương nhân Vaneticancòn làm cho hàng hóa châu Á dễ dàng chảy vào các chợ châu Âu Sự lên ngôi của nhàNguyên đã làm sụp đổ con đường bộ qua châu Á do triều Nguyên thành lập Và con
Trang 31đương hàng hải giữa phương Đông và phương Tây ngang qua Đông Nam Á trở nênthịnh vượng Như vậy từ thế kỉ XI- XIV, bằng việc kết nối các tuyến hải thương ngắn(như việc kết nối giữa thương nhân Địa Trung Hải với Arab - Ba Tư, giữa Ba Tư vớiẤn Độ, Ấn Độ với Đông Nam Á, Đông Nam Á với Trung Quốc…) một cấu trúcthương mại nối liền châu Á với châu Âu được hình thành.
Theo quan điểm của Kenneth R Hall “ có ít nhất 6 vùng buôn bán cần đi trongquá trình vận chuyễn hàng hóa từ Trung Quốc tới đông bắc châu Âu” vùng thứ nhấtlà trung tâm phía nam Trung Hoa; Vùng thứ hai được kiểm soát bởi nhóm buôn ở Javavà mở rộng quần đảo hương liệu ở phía Đông, với cảng thương cảng ở Tây Bắc củaSulawesi, dọc theo bờ Bắc của Borneo đến hòn đảo Mindanao, phía Đông đến các hảicảng ở Đông Nam của Sumatra; vùng thứ ba, bao gồm các cảng thị dọc theo duyên hảicủa Ấn Độ, đặc biệt là ở Nam Ấn Độ và Srilanka, Gujarat và Bengal, thông vớiphương Đông ở phía Tây quần đảo Indonesia và phương Tây với Hồng Hải; Vùng thứtư, gồm phía trên Alechxandria và gồm những thương cảng ở phía Đông Địa TrungHải và Trung Đông Các thương nhân Italia thống trị vùng thứ năm và phân bổ hànghóa đến vùng thứ sáu mở rộng từ bán đảo Iberia ở cực Tây của Địa Trung Hải, nơi màhàng hóa đến từ Tây Bắc của châu Âu và từ đó các thương nhân Hansen của vùng biểnphía Bắc tiếp tục phân bổ đi nơi khác.
Rõ ràng lộ trình thương mại Á – Âu đến đây hoàn thiện42.
Cuối cùng, h o ạt động th ư ơ ng ngh i ệp th ờ i Lý - Trần v ẫ n không t h oát k h ỏi s ự ki
ể m soát c h ặt c h ẽ của nhà n ư ớ c , thương thuyền các nước không được tự do ồ ạt vào
buôn bán trong nội địa Trừ một số ra vào buôn bán lén còn tất thảy thuyền buôn đềuphải xin phép Sau khi đã dâng nộp những phương vật quí và được phép nhữngthuyền buôn ấy sẽ được cập một số bến nhất định trên các triền sông lớn như Phố Hiến,Mê Linh, Long Biên (sông Hồng, Doanh Lâu (sông Đuống), Tư Phố (sông Mã)…vàcác cửa lạch ven biển như Đồ Sơn, Cờn, Sót…để cất hàng Tại những nơi đó, thương42Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốcgia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 32-35.
Trang 32thuyền các nước đến buôn bán chắc chắn cũng đông vui, tấp nập như bến sông ThanhHóa, mà Trần Trung Cương từng mô tả: “ phủ Tinh Hoa (Thanh Hóa) cách thành GiaoChâu hơn 200 dặm, các phiên thuyền hải ngoại đều tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trênthuyền rất đông thật là một thị trấn lớn”43.”
Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP HồChí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS TrầnThị Thanh Thanh – Trang 58-59 - Năm 2009.
“II Thời Lê Sơ (Thế kỉ XV):
Thời Lê sơ ngoại thương bị hạn chế nhiều Các triều vua Lê đều thi hành
một chính sách “bế quan tỏa cảng” Theo Đại Việt sử kí toàn thư vào năm Đinh Hợi thứ
8 (1467) đời Lê Thánh Tông, có tàu buôn Xiêm La đến Trang Vân Đồn dâng tờ biểu
bằng vàng lá cùng là hiến vật, vua từ chối: “Thuyền buôn nước Xiêm-la đến trang VânĐồn, dâng biểu lá vàng và dâng sản vật địa phương Vua khước từ không nhận”44.
Sở dĩ các vua thời Lê sơ đều thi hành chính sách bế quan tỏa cảng nghiêmngặt là vì đất nước vừa trải qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ chống ngoại xâmđể giành độc lập, nên nước nhà rất cảnh giác với những âm mưu dò xét và xâm lượccủa nước ngoài nên đã nghiêm cấm sự qua lại của các thuyền ngoại quốc, vì các thuyềnngoại quốc đến chẳng những chỉ đơn thuần buôn bán mà còn dò xét tình hình trong
nước nữa Theo Quốc Triều hình luật (Luật Hồng Đức): “ Những người đem binh khí vàcác thứ có thể chế hỏa pháo …hay tiết lộ việc quân cơ cho người nước ngoài đều phảitội chém…”45.“Những người giữ quan ải không khám xét cẩn thận để cho kẻ gian đưa
43 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứuLịch sử, số 6, năm 1979, trang 39.
44Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 214.
45 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991,trang 58-59 ( Điều 26, Chương Danh lệ)
Trang 33lọt tin tức ra ngoài hay có kẻ gian lọt vào trong hạt mình dò la tình hình, thì xử tội đồ46,tội lưu47 hay tội chết người khác mà bắt được kẻ gian,được thưởng tước hai tư”.48(Điều
38, chương Quân chính) Điều 30, chương Vệ cấm cũng cho biết: “ Sứ thần đi ra nướcngoài, hay sứ thần nước ngoài vào trong nước, mà trò chuyện riêng (nhân dân dọcđường mà thông đồng riêng tư cùng đồng tội) hoặc lấy của hối lộ mà tiết lộ công việcnước nhà thì đều phải tội chém, các chánh, phó sứ cùng các nhân viên cùng đi, biết màcố ý dung túng thì cũng cùng một tội, nếu không biết thì được giảm tội”49.
Để giữ vững an ninh đất nước, nhà nước đặt các trạm kiểm soát ở các cảngkhẩu Các chức giang hải tuần kiểm tra, xét nghiệm nghiêm ngặt những người nướcngoài đến buôn bán và trừng phạt những ai tự ý không có giấy phép mà vượt qua biên ảivào nội địa nước ta50 Theo Đại Việt sử kí toàn thư vào năm Đinh Hợi thứ 8 (12-
1467) vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ “bắt lấy những người nước Minh ở thuyền buôncủa nước Tô-môn-đáp-lạt đưa trả về bản quốc”51; Luật Hồng Đức cũng qui định: “…
Nếu chứa những người ngoại quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định, thì xử biếm một tư,và phạt tiền 50 quan; thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba”52 Thuyền bè ngoạiquốc đến trang Vân Đồn buôn bán phải chịu sự khám xét của quan sát hải sứ,53 muốn
đậu lại lâu thì trang chủ phải làm giấy trình An Phủ ty: “Thuyền bè ngoại quốc đếntrang Vân Đồn buôn bán, mà sát hải sứ đi riêng ra ngoài cửa bể kiểm soát trước thì xử
46 Đồ: Tội bị bắt làm lao dịch (hầu hạ vua quan, phục dịch bếp núc, quét chuồng voi, khaihoang )
47 Lưu: Lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa.
48 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991,trang 111.
49 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991,trang 61.
50 Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Sđd, trang 330.
51 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 1968, trang 207.
206-52 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội,1991, trang 211 (Điều 64, chương Tạp luật).
53 Quan khám xét các việc ở ngoài biển khi thuyền bè đi lại có việc gì xảy ra.
Trang 34biếm một tư Thuyền buôn ấy muốn đậu lại lâu, thì trang chủ phải làm giấy trình AnPhủ ty,làm bằng mới được ở lại, nếu trang chủ không trình mà tự ý cho ở lại thì xửbiếm hai tư và phạt tiền hai trăm quan, thưởng cho người tố cáo một phần ba…”54.“Những người đi đến cửa sông thì phải dừng lại, chờ khi nào quan đồn khám xét xongmới được đi lại; nếu trái thì bị xử biếm55 hay đồ; chỉ thuyền riêng của những quan đạithần luân quí, hàm nhị phẩm trở lên thì không phải khám xét; thuyền theo hầu cũngphải khám xét theo phép Nếu cậy sức mà chống cự không cho khám xét thì cũng bị xửtội biếm hay đồ, chủ thuyền bị phạt theo trường hợp nhẹ hay nặng, quan giữ đồn nhát sợđể cho kẻ gian trốn thoát, cùng là do sự khám xét mà làm khó dễ, cản trở đi lạithì cũngphải tội biếm hay đồ; nếu sách nhiễu tiền của thì phải tội đồ…”114;
Việc canh phòng, giữ vững an ninh được nhà nước thời Lê Sơ tiến hành rất
nghiêm ngặt đặc biệt là ở những nơi cửa ải, quan yếu của đất nước Những “ngườitrốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém (theo thuyềnbuôn nước ngoài mà ra nước ngoài cũng bị tội này) người giữ cửa quan, người coixét cửa bể cũng thế) không biết thì bị lưu56 đi châu gần, biết mà cố ý cho đi thì cũngmột tội với người trốn đi nước ngoài, người chủ tướng bị biếm hai tư Nếu kết vợ chồngvới người nước ngoài phải lưu đi châu xa đôi vợ chồng ấy phải ly dị và bắt trở về nước.Người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội đồ làm chủng điền binh; người chủ tướngbị biếm một tư”57; “Những người giữ cửa quan thấy người đem đồ cấm qua cửa quanmà không bắt giữ lại, nếu là lính bị tội đồ làm khao đinh; người ở trấn58 tội giảm một
54 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội,1991, trang 211 (Điều 64, chương Tạp luật).
55 Biếm: Giáng chức quan
56 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 59 (Điều 28, chương Vệ cấm).
57 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội,1991, trang 57 ( điều 22, chương Cấm vệ).
58 Dân địa phương ở trấn hạt đó Ý nói nếu dân mang đồ cấm vật qua cửa quan mà người giữcửa không biết thì người giữ cửa quan bị tội nhẹ hơn so với bỏ sót người lính đem cấm vật
Trang 35bậc Nếu chiếu giấy phép xét ra có mang thừa cấm vật gì, mà không giữ lại , thì línhvà quan trấn thủ đều được giảm tội một bậc Nếu lính canh hay quan trấn thủ cố ýdung túng , cùng là tự mình phạm vào tội nói trên (tội đem cấm vật qua cửa quan) thìđều phải xử tội nặng hơn tội đem cấm vật ra ngoài một bậc…”59 “Những người bánruộng ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém Những người bán nô tỳ và voingựa cho người nước ngoài thì bị tội chém Quan phường xã biết mà không phát giác,thì tội giảm một bậc Quan lộ, huyện, trấn cố ý dung túng, thì cùng một tội, vô tìnhkhông biết thì bị xử biếm hay phạt”60 “Các quan ty mà cùng với những tù trưởng ở nơiphiên trấn kết làm thông gia thì phải xử tội đồ hay lưu và phải ly dị…”61 Đại Việt sử kítoàn thư cũng cho hay vào năm 1467: “Tháng 12, quyền đô đốc Đông quân phủ TrịnhCông Lộ từ trấn Yên Bang về, dâng sớ về việc tiện nghi bốn điều: 1 Lập doanh bảo TânYên Vạn Ninh để chống giặc ngoài; 2 Tuyển đặt hương trưởng làm giáp thủ để trôngcoi lẫn nhau; 3.Chọn người có tài cán văn võ làm quan trấn thủ; 4 Lấp đường cácquan ải không cho đốn chặt cây cối để mở đường đi mà làm mất thế hiểm trở62.
Nhờ việc giữ gìn quan ải được tiến hành nghiêm ngặt nên khi nghe tin nhàMinh điều động quân sĩ ở sát vùng biên giới nước ta, quan quân triều đình đã họp bàn
và đề ra được biện pháp đối phó kịp thời “Tổng binh Lạng Sơn là Lê Luyện tâu rằng:Được tin tổng binh tỉnh Quảng Đông nước Minh điều động 13 vạn binh mã đóng tạicác châu Ngô, Tẩm nói phao sửa sang các cầu đường ở ven biển và khe suối, tiếnđánh bọn giặc Man ở Liêm Châu; và tri huyện Bằng Tường tỉnh Quảng Đông là LýQuảng Ninh nói dối là còn bận phòng bị ở cửa ải Nam Giao, chưa rỗi đi đánh giặc
Trang 36Man Vua sai triều thần họp bàn Bọn thái bảo Nguyễn Lỗi đều nói: “Nên giữ kỹ quanải, mặc cho họ làm gì thì làm có hại gì đâu!”63
Chính vì những lý do bảo vệ an ninh đất nước như trên mà hoạt động ngoạithương
thời Lê sơ cũng bị nhà nước kiểm soát rất gắt gao Nhà nước đã ban hành các
điều luật qui định: “Những người đem mắm muối bán ra nước ngoài thì bị xử lưu đichâu xa; cho đến kẻ chuyễn vận trộm muối mắm cùng các vật cấm có thể tạo ra binh khílén lút đưa ra cửa quan, tuy còn ở trong cương giới cũng bị lưu đi châu xa, nếutang vật không đủ một cân cũng bị xử lưu đi châu gần Nếu đem gỗ lim, vàng sống, vỏquế, trân châu, ngà voi bán cho thuyền buôn nước ngoài thì bị tội biếm ba tư Quanphường, xã biết mà không phát giác thì tội giảm một bậc, các quan lộ, huyện và trấn, cốý dung túng cùng bị một tội, nếu vì vô tình không biết thì bị tội biếm hay phạt”64;
“Những người đem binh khí và các thứ thuốc có thể chế hỏa pháo, hỏa tiễn bán chongười nước ngoài…bị tội chém Nếu bán binh khí không đến 10 cái, thuốc súng khôngđến 10 cân thì bị xử lưu đi châu xa, bán đồng và sắt thì bị xử lưu đi châu gần Bán datrâu, các thứ gân, các thứ sừng để làm quân khí, kê số vật giá đáng 10 quan thì bị lưu đichâu ngoài, nếu tang vật nhiều tội tăng thêm một bậc Nếu không biết thì biếm hayphạt”65 “Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài về việc mua bán thì phải tội biếmhay đồ Nếu là vật lạ, cùng là sách vở, thuốc men, thì cho phép được mua Khi về đếnquan ải phải khai rõ từng thứ; quan ở cấp ấy sai quan cấp dưới đệ trình những thứ đóvề kinh để kiểm soát; nếu có thứ gì đáng dâng lên cho vua dùng thì sẽ trả lại số tiềnmua thứ ấy Còn các thứ khác sẽ trả lại cho người đi sứ Nếu giấu diếm không khai thực
63 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1968,trang 219.
64 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, HàNội, 1991, trang 58-59.( Điều 26, chương Vệ cấm).
65 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội,1991, trang 59, (điều 27, chương Vệ cấm)
Trang 37thì bị xử tội biếm hay bãi chức, đồ vật đó sẽ tịch thu sung công”66 Ví dụ như trường hợpcủa Nguyễn Xao phụng mệnh sang sứ Bắc triều, có mua được cái gối của phương Bắc
rất đẹp, không đem tiến vua bị xá nhân tâu lên, phải bãi chức về nhà Sử chép: “ ĐinhMão năm thứ 3[1502], cho Nguyễn Xao làm thừa tuyên sứ Hải-dương trước đây Xaophụng mệnh sang sứ Bắc triều, có mua được cái gối của phương Bắc rất đẹp, khôngđem tiến vua bị xá nhân tâu lên, phải bãi chức về nhà, đến đây mới được bổ dùng.Sau Xao chết ở nơi làm”67 Hay như trường hợp của “chánh sứ là Lê Vĩ, NguyễnTruyền mua nhiều hàng hóa phương Bắc, đến hơn 30 gánh Triều đình gét là buôn bánmuốn làm cho xấu hổ trong lòng, mới sai người thu lấy hết đem bày bán ở điện đình rồisau trả lại Bèn thành lệ thường”68 Nhà nước còn cấm các quan lại và nhân dân khôngđược mua riêng hàng hóa với người nước ngoài Sử chép: “Bản triều cấm các quan vànhân dân không được mua riêng hàng hóa nước ngoài Bấy giờ có thuyền buôn củanước Trảo Oa đến trấn Vân Đồn, bọn Tông Từ giữ việc xét ghi số hàng hóa trongthuyền, trước đã đem nguyên số cung báo rồi , sau lại gian ẩn đổi làm bản khác mà bánriêng đi hơn 900 quan tiền, Tông Từ cùng với Lê Dao mỗi người chiếm lấy 100 quan.Việc phát giác đều bị tội”69 “Các quan ty vô cớ mà đi riêng ra những trạm ngoài VânĐồn70, các trấn cửa quan ải thì bị xử tội đồ hay lưu thưởng cho người tố cáo tướcmột tư”71 Và ngay chính hoạt động buôn bán ở trong nước cũng bị triều đình kiểm
66 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, HàNội, 1991, trang 95-96, ( Điều 125, chương Vi chế).
67 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 4), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm1968, trang 44-45.
68 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm1968, trang 277
69 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm1968, trang 94.
70 Vân Đồn là thương cảng trao đổi hàng hóa lớn của nước ta với nước ngoài.
71 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm