1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rút kinh nghiệm thi GVG

3 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI THI GVDG THPT 2010 – 2011 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN Tổng kết chấm thi Giáo viên dạy giỏi THPT phần thực hành MÔN: HOÁ HỌC -Thời gian: Lúc 16 giờ, ngày 24 tháng 02 năm 2011 -Địa điểm: Phòng Giám khảo trường THPT Thành phố Cao Lãnh -Thành phần Tổ Giám khảo: 1.Tổ trưởng : TS. Bùi Phương Thanh Huấn 2.Giám khảo 1: TS. Dương Huy Cẩn 3.Giám khảo 2: CN. Trần Lệ Thủy I. Kết quả chấm thi: - Tổng số tiết đã chấm: 30 tiết -Thống nhất xếp loại: +Loại giỏi: 19 tiết; tỉ lệ: 63,3 % . +Loại khá: 11 tiết; tỉ lệ: 36,7 % +Loại TB : II. Nhận xét, đánh giá chung 1.Ưu điểm: - Đa số giáo viên dành nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, đầu tư bài giảng dự thi rất tốt, đảm bảo thực hiện đúng chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình hiện hành. - Trong Hội thi nầy, giáo viên đã biết kết hợp hài hoà ứng dụng công nghệ thông tin với bảng đen, giúp học sinh hiểu bài và ghi chép bài tốt hơn các hội thi trước. - Đặc biệt, giáo viên có nhiều tiến bộ vượt trội hơn so với Hội thi năm 2008 -2009, đó là tính sáng tạo của bài giảng được nâng lên rõ rệt, giáo viên đã biết nêu bật trọng tâm bài học một cách có hiệu quả, biết mở rộng và tinh lọc kiến thức thông qua việc liên hệ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học. - Hầu hết các tiết dạy có tiến hành thí nghiệm biểu diễn đều thành công, kỹ năng thực hành thí nghiệm có nhiều tiến bộ hơn so với các đợt thi trước đây. - Bên cạnh đó, tính tích cực học tập của học sinh được thể hiện rõ nét thông qua việc giáo viên biết lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo dục đạo đức học sinh thông qua các bài giảng dự thi. - Hầu hết giáo viên dự thi đều có tác phong sư phạm và ngôn phong chuẩn mực, gần gũi và thân thiện với học sinh, kết hợp nhiều phương pháp dạy học, hệ thống câu hỏi logic, mạch lạc, chuẩn xác. 2. Nhược điểm - Có trường hợp giáo viên tiến hành thí nghiệm không thành công, giải thích hiện tượng hoá học sai; còn nhầm lẫn màu hoá chất: màu trắng, không màu. - Một vài trường hợp thao tác thí nghiệm còn lúng túng, không an toàn, đưa ống nghiệm (miệng ống nghiệm) về phía học sinh. - Trước khi làm thí nghiệm không nêu mục đích thí nghiệm, không giao nhiệm vụ cho học sinh sau khi quan sát thí nghiệm để các em nhận xét, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. - Một số việc cần rút kinh nghiệm + Dạy chưa hết bài đã xoá bảng + Tiến hành thí nghiệm quá nhiều: 5 đến 6 thí nghiệm. + Thí nghiệm có chất rắn và lỏng: Cho chất rắn vào trước, chất lỏng vào sau. + Một số tiết chưa bật trọng tâm. + Giáo án: mục tiêu chưa ghi đúng theo tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng. + Khi sử dụng các phương tiện trưc quan, thiết bị hiện đại: Nền xanh - chữ tím ( da cam ); nền xanh - chữ đỏ; màn hình có quá nhiều màu (5 đến 6 màu ). + Bảng màu xanh lá cây, không nên dùng phấn xanh dương; hoặc quá nhiều màu phấn ( 4 màu). + Phối hợp sử dụng hợp lý trình chiếu, mô phỏng với bảng, phấn. Tránh vừa chiếu lên màn hình, vừa viết bảng làm phân tâm học sinh. + Sử dụng màn hình trắng khi không trình chiếu. + Lưu ý học sinh quan sát bảng với màn chiếu và ghi chép bài. + Tăng hoạt động của học sinh: viết bảng, nhận xét, trình bày, sử dụng sách giáo khoa với những phần kiến thức tương tự đã học trước. + Lớp nâng cao cần có các ví dụ, bài tập mở rộng, liên hệ với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học. 3. Đề xuất kiến nghị - Công tác tổ chức tốt và chu đáo được thể hiện cả phần Hội và thi. Đề nghị phát huy. - Trong các đơn vị đăng cai: tốt nhất là THPT Thiên Hộ Dương, học sinh ngoan, lễ phép, tổ chức chu đáo nhất. Đề nghị Sở GD & ĐT biểu dương. Thành phố Cao Lãnh, ngày 24 tháng 02 năm 2011 GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 TỔ TRƯỞNG GIÁM KHẢO Dương Huy Cẩn Trần Lệ Thuỷ Bùi Phương Thanh Huấn . viết phương trình phản ứng. - Một số việc cần rút kinh nghiệm + Dạy chưa hết bài đã xoá bảng + Tiến hành thí nghiệm quá nhiều: 5 đến 6 thí nghiệm. + Thí nghiệm có chất rắn và lỏng: Cho chất rắn vào. đưa ống nghiệm (miệng ống nghiệm) về phía học sinh. - Trước khi làm thí nghiệm không nêu mục đích thí nghiệm, không giao nhiệm vụ cho học sinh sau khi quan sát thí nghiệm để các em nhận xét,. thí nghiệm không thành công, giải thích hiện tượng hoá học sai; còn nhầm lẫn màu hoá chất: màu trắng, không màu. - Một vài trường hợp thao tác thí nghiệm còn lúng túng, không an toàn, đưa ống nghiệm

Ngày đăng: 27/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w