1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình vận hành hệ thống điện

73 646 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Vận hành hệ thống điện” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện; vận hành máy phát điện và động cơ điện; xử

Trang 1

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN:

VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: Máy Trưởng Tàu Cá Hạng 4

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 3

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ03

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Vận hành hệ thống điện” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện; vận hành máy phát điện

và động cơ điện; xử lý các sự cố về điện

Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức

cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học

thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun Xây dựng Vận hành

hệ thống điện trên tàu cá dùng cho học viên Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập

Giáo trình “Vận hành hệ thống điện” được biên soạn dựa trên chương

trình chi tiết mô đun Vận hành hệ thống điện, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng vận hành hệ thống điện Nội dung giáo trình gồm 6 bài:

Bài 1: Giới thiệu máy phát điện và thiết bị điện trên tàu

Bài 2: Chuẩn bị hệ thống điện

Bài 3: Vận hành máy phát điện

Bài 4: Vận hành động cơ điện

Bài 5: Khắc phục sự cố

Bài 6: Ghi nhật ký vận hành hệ thống điện

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người vận hành máy cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau

Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011

Tham gia biên soạn:

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

MÔ ĐUN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ 6

BÀI 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU 7

1 Máy phát điện 7

1.1 Nguyên lý cấu tạo 8

1.2 Nguyên lý hoạt động 8

2 Động cơ điện 9

2.1 Động cơ 1 pha 9

2.2 Động cơ 3 pha 10

3 Ký hiệu tổng quát 11

3.1 Ký hiệu nguồn điện 11

3.2 Ký hiệu đường dây 12

3.3 Ký hiệu khí cụ điện 12

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN 14

1 Kiểm tra cầu dao chính 14

1.1 Khái quát và công dụng của cầu dao 14

1.2 Phân loại và cấu tạo cầu dao 15

1.3 Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành 17

2 Kiểm tra máy đèn 18

2.1 Kiểm tra lượng dầu bôi trơn 18

2.2 Kiểm tra lượng nhiện liệu trong máy 20

3 Kiểm tra máy phát điện 20

3.1 Kiểm tra động cơ máy phát 20

3.2 Kiểm tra ắc quy đề 21

3.3 Kiểm tra các đồng hồ đo 21

Trang 7

3.4 Kiểm tra khí cụ điện, đường dây 23

3.5 Kiểm tra khởi động từ 23

3.6 Kiểm tra rơ le nhiệt 23

3.7 Kiểm tra đường dây 24

4 Kiểm tra phụ tải 24

4.1 Kiểm tra động cơ 1 pha 24

4.2 Kiểm tra động cơ 3 pha 24

4.3 Kiểm tra thiết bị chiếu sáng 25

BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN 27

1 Giới thiệu về an toàn khi vận hành máy phát điện 27

1.1 Giới thiệu 27

1.2 An toàn khi vận hành 27

2 Khởi động máy phát điện 29

3 Đóng cầu dao chính 31

4 Ngừng máy phát điện 32

BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN 34

1 Giới thiệu động cơ điện trên tàu 34

1.1 Động cơ kéo máy nén lạnh 34

1.2 Động cơ bơm nước làm mát 34

1.3 Động cơ kéo 35

2 Đóng điện cho các động cơ điện 35

3 Theo dõi động cơ hoạt động 36

4 Ngừng động cơ điện 37

BÀI 5: KHẮC PHỤC SỰ CỐ 38

1 Xử lý sự cố của máy phát điện 38

1.1 Hiện tượng 1 38

1.2 Hiện tượng 2 39

1.3 Hiện tượng 3 39

1.4 Hiện tượng 4 39

Trang 8

1.5 Hiện tượng 5 40

2 Xử lý chạm vỏ động cơ điện 40

2.1 Nguyên nhân 40

2.2 Cách xử lý 40

3 Xử lý chạm vỏ máy phát điện 42

3.1 Nguyên nhân 42

3.2 Cách xử lý 42

4 Khắc phục máy phát điện bị quá tải 43

4.1 Nguyên nhân gây ra quá tải máy phát điện 43

4.2 Khắc phục sự cố 43

5 Khắc phục động cơ điện bị quá tải 44

5.1 Nguyên nhân dẫn đến quá tải động cơ điện 44

5.2 Khắc phục sự cố 44

6 Khắc phục quá tải đường dây 45

6.1 Nguyên nhân dẫn đến quá tải đường dây 45

6.2 Khắc phục sự cố 45

7 An toàn điện 45

7.1 Thực hành an toàn điện 45

7.2 Cấp cứu người bị điện giật 46

BÀI 6: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN 54

1 Những vấn đề cơ bản của người vận hành máy 54

1.1 Những yêu cầu cơ bản của việc vận hành 54

1.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng vận hành 54

1.3 Nhiệm vụ của người công nhân vận hành 55

2 Ghi sổ nhật ký khi nhận ca 56

3 Ghi thông số hoạt động của máy 57

4 Lập biên bản sự cố, bảo dưỡng, sửa chữa 58

5 Giao ca trực 59

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 60

Trang 9

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 68 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH 68

Trang 10

MÔ ĐUN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU CÁ

Mã mô đun: MĐ03

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN

Mô đun Vận hành hệ thống điện là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành vận hành hệ thống điện; nội dung mô đun trình bày cách vận hành hệ thống điện, xử lý sự cố về điện, ghi nhật

ký vận hành Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun

Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các bước công việc vận hành máy phát điện, vận hành động cơ điện, xử

lý sự cố về điện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn

Trang 11

BÀI 1: GIỚI THIỆU MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU

Mục tiêu:

- Trình bày đƣợc cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện

- Trình bày đƣợc cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên tàu

- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập

+ Phần phát điện bao gồm một máy phát đồng bộ có kèm theo bộ phận kích từ

và bộ điều chỉnh điện áp bằng tay hoặc tự động

Trang 12

 Để đảm bảo máy phát điện làm việc bình thường, ngoài các bộ phận chính trên còn cần được trang bị các hệ thống phụ trợ như:

+ Hệ thống làm mát

+ Hệ thống bôi trơn

+ Hệ thống nhiên liệu gồm: bình đựng nhiên liệu, ống dẫn, vòi phun

+ Hệ thống điện một chiều: thông thường được trang bị hệ thống điện với bộ khởi động 24 vôn, hệ thống ắc quy với bộ nạp

1.1 Nguyên lý cấu tạo

Hình 1 2 nguyên lý cấu tạo máy phát điện

1.2 Nguyên lý hoạt động

Cách tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin

Ta tác dụng lực cơ học vào trục làm cho khung dây quay, cắt đường sức từ trường của nam châm NS (N: là cực bắc; S: là cực nam), trong khung dây sẽ cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin

Dòng điện cung cấp cho tải thông qua vòng trượt và chổi than

Khi công suất điện lớn, cách lấy điện như vậy gặp nhiều khó khăn ở chỗ tiếp xúc giữa vành trượt và chổi than

Trang 13

Trong công nghiệp, máy phát điện xoay chiều đƣợc chế tạo nhƣ sau: dây quấn đứng yên trong các rãnh của lõi thép là phần tĩnh và nam châm NS là phần quay

Khi tác dụng cơ học vào trục làm nam châm NS quay, trong dây quấn phần tĩnh sẽ cảm ứng ra sức điện động xoay chiều hình sin Dây quấn đứng yên nên việc lấy điện cung cấp cho tải rất an toàn và thuận lợi

2 Động cơ điện

2.1 Động cơ 1 pha

2.1.1 Cấu tạo

Hình 1.3 Động cơ điện 1 pha

C dây chung; S Dây đề; R Dây chạy; K Rơ le đề C-S: là cuộn dây đề; C-R: là cuộn dây chạy

- Động cơ một pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và một thành phần quay đƣợc gọi là rotor

- Stato bao gồm hai cuộn dây điện (cuộn đề và cuộn chạy) và lõi sắt gồm các

lá thép mỏng trở thành nam châm điện khi đƣợc cấp điện

- Rotor là một lõi kim loại ép với các thanh nhôm dẫn điện đặt trong stator

- Ngoài ra còn có tụ điện, rơ le khởi động

Trang 14

- Để dòng điện trong cuộn dây chạy và cuộn dây đề lệch pha nhau một góc

900, ta thường nối tiếp với cuộn dây đề một tụ điện

2.2 Động cơ 3 pha

2.2.1 Cấu tạo

Hình 1.4 Động cơ điện 3 pha 1.vỏ thép; 2.Stator; 3.bạc đan; 4.Rotor; 5.trạm đấu dây; 6.nắp Động cơ ba pha bao gồm hai phần cơ bản đó là phần tĩnh gọi là stato và một thành phần quay được gọi là rotor

Stato bao gồm các cuộn dây điện và lõi sắt gồm các lá thép mỏng trở thành nam châm điện khi được cấp điện

Rotor cũng là một lõi kim loại ép với các thanh nhôm dẫn điện đặt trong stator

Trang 15

2.2.2 Nguyên lý hoạt động

Động cơ 3 pha là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator Ta thường gặp động cơ khơng đồng

bộ Rotor lồng sĩc vì đặc tính hoạt động của nĩ tốt hơn dạng dây quấn

Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về khơng gian (thường là 3 cuộn dây lệch nhau gĩc 120°) Khi cấp điện áp 3 pha vào dây quấn, trong lịng Stator xuất hiện từ trường Fs quay trịn với tần số P

3 Ký hiệu tổng quát

3.1 Ký hiệu nguồn điện

được cả dòng 1 chiều và xoay chiều

Phần tử của pin hay ắc quy, Nét ngắn cực âm, dài cực dương

dây

Cực âm

Trang 16

3.2 Ký hiệu đường dây

nhau về điện Phân nhánh

3.3 Ký hiệu khí cụ điện

Phích và ổ 3 cực 1.Sơ đồ 1 dây 2.Sô đồ nhiều dây

Cầu chì

Trang 17

B Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện Bài tập 2: Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện

C Ghi nhớ

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha, 3 pha

Trang 18

BÀI 2: KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

Mục tiêu:

- Mô tả được tình trạng của thiết bị trước khi vận hành

- Kiểm tra được tình trạng các thiết bị trước khi vận hành

- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập

A Nội dung

1 Kiểm tra cầu dao chính

1.1 Khái quát và công dụng của cầu dao

Hình 2.1 Cầu dao tự động 3 pha, cầu dao 3 pha, cầu dao 1 pha

Cầu dao là một loại thiết bị khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện, chuyển mạch bằng tay đơn giản nhất, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 220 V điện một chiều và 380 V điện xoay chiều Cầu dao thường dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, khi làm việc cầu dao không phải thao tác đóng cắt điện nhiều lần

Trong mạng điện gia dụng, văn phòng, phân xưởng, công ty xí nghiệp ngoài nhiệm vụ đóng cắt mạch điện người ta còn kết hợp với cầu chì để bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch

Trang 19

1.2 Phân loại và cấu tạo cầu dao

1.2.1 Phân loại

Theo kết cấu: cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực; cầu dao có tay nắm giữa hay ở bên; cầu dao đảo

Theo điện áp định mức có loại 250 V và 500 V

Theo dòng điện định mức có các loại: 15, 20, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 150,

200, 350, 600, 1000 A

Theo vật liệu của đế cách điện có loại bằng sứ, nhựa, bakelit, đế đá

Theo điều kiện bảo vệ có loại không có hộp và có hộp bảo vệ

Theo yêu cầu sử dụng có loại có cầu chì và loại không có cầu chì bảo vệ

Trang 20

Ngoài ra nếu cầu dao có yêu cầu bảo vệ ngắn mạch phía sau lưỡi dao được lắp qua cầu chì trước khi cung cấp điện cho phụ tải

Hình 2.3 Cấu tạo cầu dao hai ngã (đảo)

Để đóng ngắt hai mạch điện khác nhau dùng cầu dao hai ngã (cầu dao đảo hay cầu dao đổi nối) Cầu dao đảo khác cầu dao thường là ở chỗ có hai hệ thống tiếp điểm tĩnh 1 và tĩnh 2 mắc vào hai mạch điện khác nhau, việc đổi nối được thực hiện bằng cách thay đổi trạng thái tiếp xúc giữa lưỡi dao 3 và các tiếp điểm tĩnh khi quay tay cần 4 quanh trục 5

a Cầu dao 1 pha

Hình 2.4 Cầu dao 1 pha

Trang 21

b Cầu dao 3 pha

Hình 2.5 Cầu dao 3 pha

1.3 Kiểm tra cầu dao trước khi vận hành

Cầu dao phải còn nguyên vẹn, có dấu hiệu

bất thường

- Các cọc nối dây không bị cháy xém

- Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị

cháy

- Cần đó dao đang ở vị trí OFF

Hình 2.6 cầu dao tự động 3 pha

Trang 22

2 Kiểm tra máy đèn

Mức dầu nhờn trong cacte nằm trong phạm vi quy định của thước đo dầu, thấp thì phải bổ sung (tránh lột tay biên của động cơ), cao thì phải điều chỉnh bằng cách tháo ốc rốn cate để xả bớt dầu (tránh máy xục dầu)

Mức nước làm mát trong két nước đúng quy định (tránh bó piston), trạng thái nước có sạch hay đóng váng dầu nhằm đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt (một số máy phát có yêu cầu nước làm mát riêng hoặc định kỳ dùng nước có hóa chất để khử cacbonat, cặn lắng trong két nước)

Lượng xăng trong bình đảm bảo tối thiểu ở mức 1/3 so với dung lượng bình xăng của máy, lượng nhiên liệu dự phòng còn đủ cho dự kiến thời gian sử dụng Kiểm tra dung lượng, điện áp ác quy đề, tiếp xúc của cáp nối với máy đề, cáp nối nạp đệm ác quy đảm bảo tiếp xúc chắc chắn

Nếu bổ sung hoặc hiệu chỉnh nhiên liệu, dầu nhờn, nước làm mát…ghi chép vào sổ quản lý, sử dụng máy phát điện

Hình 2.7 Động cơ kéo máy phát điện

2.1 Kiểm tra lượng dầu bôi trơn

Kiểm tra dầu bôi trơn trong các te bằng thước thăm dầu, mức dầu thường nằm giữa hai vạch đã qui định Nếu thiếu thì cần phải bổ sung đến mức cần thiết

Trang 23

Cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của các loại dầu bôi trơn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể, phù hợp với môi trường nơi đặt máy

Các bước thực hiện kiểm tra dầu bôi trơn

- Rút cây thăm dầu ra ngoài, lau khô cây thăm dầu

- Đưa cây thăm dầu vào vị trí cũ, sau đó rút cây thăm dầu ra và xem mức dầu ước trên cây thăm dầu

Hình 2.8 kiểm tra dầu bôi trơn

- Mức dầu thường nằm giữa hai vạch đã qui định

Vạch giới hạn trên

Vạch dưới

Hình 2.9 Thước thăm nhớt

Trang 24

2.2 Kiểm tra lượng nhiện liệu trong máy

Hình 2.10 kiểm tra nhiên liệu Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa và bổ sung thêm nếu thiếu

Lưu ý: Trong mọi trường hợp phải giữ hệ thống nhiên liệu không bị

bẩn, phải kiểm tra kỹ đường dẫn nhiên liệu để tránh mọi sự rò rỉ

3 Kiểm tra máy phát điện

3.1 Kiểm tra động cơ máy phát

Kiểm tra tất cả các điểm nối đƣợc

xiết chặt, sơ đồ nối dây còn nguyên

vẹn, không có dấu hiệu bị cháy

Hình 2.11 động cơ phát điện

Trang 25

3.2 Kiểm tra ắc quy đề

Hình 2.12 kiểm tra bình ắc quy khởi động máy

Kiểm tra và khẳng định các bình ắc quy sẳn sàng làm việc, tuyệt đối không để cho các tia lửa điện hoặc ngọn lửa tiếp cận bình ắc quy, vì các chất khí do bình ắc quy sinh ra có thể gây nổ rất nguy hiểm

3.3 Kiểm tra các đồng hồ đo

Kiểm tra đồng hồ đo vôn

Hình 2.13 Đồng hồ đo vôn

Trang 26

- Kiểm tra đồng hồ đo dòng điện

Hình 2.13 Đồng hồ đo dòng điện

- Kiểm tra đồng hồ áp suất dầu bôi trơn

Hình 2.14 Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn

- Kiểm tra đồng hồ tua máy

Hình 2.15 Đồng hồ đo vòng tua của máy

Trang 27

3.4 Kiểm tra khí cụ điện, đường dây

- Kiểm tra tất cả các khí cụ điện

trong tủ điện, tất cả các điểm nối được

xiết chặt

- Đường dây dẫn điện không bị đứt,

hở

Hình 2.16 Tủ cung cấp điện

3.5 Kiểm tra khởi động từ

- Các cọc nối dây không bị cháy xém

- Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã bị

cháy

Hình 2.17 Khởi động từ

3.6 Kiểm tra rơ le nhiệt

- Các cọc nối dây không bị cháy xém

- Các dầu dây điện không có dấu hiệu đã

bị cháy

- Trị số bảo vệ phải đúng với qui định

Hình 2.18 Khởi động từ và rơ le nhiệt

Trang 28

3.7 Kiểm tra đường dây

- Đường dây điện phải bình thường,

không có dấu hiệu đã bị cháy xém

- Dây điện không bị hở

- Dây điện không bị đứt

Hình 2.19 Hệ thống điện bị hở

4 Kiểm tra phụ tải

4.1 Kiểm tra động cơ 1 pha

- Kiểm tra động cơ bơm nước

Hình 2.20 Bơm nước 1 pha

4.2 Kiểm tra động cơ 3 pha

- Kiểm tra bơm nước 3 pha

Hình 2.21 Bơm nước 3 pha

Trang 29

- Kiểm tra động cơ kéo 3 pha

Hình 2.22 mô tơ kéo 3 pha

- Kiểm tra động cơ kéo máy lạnh

Hình 2.23 Mô tơ kéo máy nén lạnh

4.3 Kiểm tra thiết bị chiếu sáng

Hình 2.24 Thiết bị chiếu sáng

Trang 30

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Kiểm tra thiết bị điện trên tàu Bài tập 2: Kiểm tra máy phát điện trên tàu

C Ghi nhớ

- Kiểm tra dầu bôi trơn trước khi vận hành máy

- Kiểm tra nhiên liệu

- Kiểm tra dây dẫn điện

Trang 31

BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN

- Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế

độ, đặc biệt là các phương tiện cách điện khi làm việc

- Phải nắm vững sơ đồ phân phối điện trên tàu, qui trình vận hành và qui trình

kỹ thuật an toàn điện Nhật ký vận hành phải được ghi chép đầy đủ đúng qui định

Trang 32

- Trước khi cho máy làm việc phải :

+ Xem xét phát hiện hư hỏng bên ngoài của máy

+ Kiểm tra xiết chặt

+ Kiểm tra mức nhiên liệu và nước làm mát, nhiên liệu phải được lắng lọc và phải

xả cặn ở bình chứa nhiên liệu

+ Kiểm tra mức dầu nhờn của cacte dầu

+ Kiểm tra sự rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát + Kiểm tra xem cầu dao tổng có ở vị trí cắt mạch không

+ Đưa núm điều chỉnh kích thích về vị trí điện áp thấp nhất

Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm việc mới cho phép khởi động máy

* Chú ý: Khi sử dụng máy "đề " bằng không khí nén phải tuân theo "Qui định an

toàn lao động khi vận hành máy nén khí "

- Khi kích thích máy phát phải làm từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay)

Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột

- Trong quá trình làm việc người trực máy phải luôn luôn có mặt, không được

tự ý rời vị trí công tác hay giao vị trí cho người khác trông coi hộ Phải chú ý kiểm tra:

+ Nhiệt độ dầu và nước động cơ nổ

+ Áp suất dầu nhờn

+ Tần số, điện áp và cường độ dòng điện của từng pha

+ Nhiệt độ máy phát điện và nhiệt độ các ổ bi của máy phát điện

+ Tình trạng làm việc của các chổi than và cổ góp nếu có

* Chú ý: Khi máy đang hoạt động cấm lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu

mỡ , chỉ được làm việc đó khi máy đã ngừng hẳn chuyển động

- Điện áp làm việc dài hạn của máy phát không được vượt quá 110% điện áp định mức của máy

+ Dòng điện các pha không được chênh lệch quá 15%

+ Thời gian cho phép quá tải của máy đối với các trị số quá tải tương ứng phải nằm trong giới hạn qui định của nhà chế tạo

- Khi dừng máy bình thường phải cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc

độ tối thiểu và cho tiếp tục làm việc một thời gian trước khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nước làm mát đã đạt 50 ÷ 600

C

- Phải định kỳ kiểm tra điện trở cách điện ở máy đang vận hành sao cho trị số của chúng không nhỏ hơn trị số qui định ở cả hai trạng thái nóng và nguội

- Phải ngừng máy phát ngay trong các trường hợp sau :

+ Nhiệt độ dầu và nước, hoặc của ổ bi và máy phát điện tăng quá giới hạn cho phép

Trang 33

+ Áp suất vượt quá trị số giới hạn

+ Tốc dộ quay tăng hay giảm quá mức qui định

+ Có tiếng gõ và tiếng khua kim khí hoặc rung ngày càng tăng

+ Xuất hiện tia lửa hoặc khói trong máy phát điện

+ Phóng điện quá nhiều và không bình thường của chổi than và cổ góp

- Khi cấp nhiên liệu và dầu phải :

+ Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa hở để soi kiểm tra mức nhiên liệu

+ Không cho phép rò rỉ dầu và nhiên liệu, nếu phát hiện rò rỉ phải khắc phục ngay mới được cho máy hoạt động tiếp

+ Không cho để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện

- Chỉ được sử dụng bình chữa cháy CO2 hay vải không thấm nước để dập tắt

sự cháy của dầu và nhiên liệu

* Chú ý: Nghiêm cấm rót nước vào dầu và nhiên liệu cháy cũng như dùng bình

bọt chữa cháy để dập tắt các dây dẫn hay thiết bị bị cháy mà đang có điện

2 Khởi động máy phát điện

Sau khi kiểm tra đạt các yêu cầu trên, vận hành kiểm tra tính sẵn sàng làm việc theo các bước sau :

Bước 1: Giật nhẹ hoặc quay bánh đà ít vòng để dầu máy bôi trơn phần động cơ

và kiểm tra xem sự quay trơn của rotor sau đó mới tiến khởi động máy, bật khóa khởi động theo chiều kim đồng hồ

Bước 2: Khi bật khóa khởi động máy chỉ duy trì việc khởi động dài nhất

không quá 30 giây, nếu động cơ chưa nổ phải nghỉ từ 1-3 phút để ác quy kịp phục hồi mới tiếp tục khởi động lần thứ hai và nếu tới 3 lần động cơ vẫn không nổ ngừng để kiểm tra, tìm nguyên nhân khắc phục

Trang 34

Hình 3.2 Khởi động máy phát điện

Bước 3: Khi động cơ đã làm việc, từ từ điều chỉnh tay ga hoặc núm điều

chỉnh để tốc độ vòng quay máy phát đạt giá trị quy định, tiếng động cơ chạy đều Đối với máy lớn có núm điều chỉnh kích thích, phải xoay thật chậm đến khi vòng quay máy phát đạt giá trị quy định của nhà sản xuất tương ứng với mức điện áp, tần số

Hình 3.3 điều chỉnh tốc độ cho máy phát

Bước 4: Khi tiếng động cơ nổ nghe êm, thuận (sau 3-5 phút), không có tiếng

va đập bất thường của kim loại, tốc độ vòng quay máy phát đạt mức quy định, kiểm tra điện áp, tần số bằng các đồng hồ chỉ báo trên máy (hoặc dụng cụ đo kiểm ngoài)

Nếu Ura = 220VAC/50±2Hz hoặc Ura=220/380VAC/50±2Hz, đồng hồ áp lực dầu nhớt trong khoảng 2,5 - 6kg (tùy máy), có dòng nạp vào ác quy đề và đồng

hồ đếm giờ hoạt động, chứng tỏ máy hoạt động bình thường và tốt

Trang 35

Hình 3.4 Đồng hồ vôn, đồng hồ áp suất dầu, đồng hồ đếm giờ vận hành Nếu không đủ trị số danh định thì điều chỉnh các nút tương ứng để đạt được các giá trị điện áp, tần số theo yêu cầu

3 Đóng cầu dao chính

Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống đồng hồ chỉ báo trên mặt máy như áp, dòng, tần số, áp lực đầu nhớt, đếm giờ chạy máy… .để chắc chắn hệ thống máy phát điện hoạt động bình thường (chú ý hoạt động và đèn báo hoạt động của đồng hồ đếm giờ chạy máy), tiến hành đóng cầu dao (hoặc automat lên vị trí ON) cấp điện xoay chiều lên đường dây Khi đóng tải chú ý quan sát các đồng hồ chỉ báo để kịp điều chỉnh hoặc dừng máy kịp thời

Ghi chép lại giờ chạy máy và thường xuyên theo dõi trong suốt quá trình chạy máy để kịp thời phát hiện các sự cố bất thường trong vận hành, nhất là sự cố quá tải (có thể dẫn đến gẫy trục truyền động), để xử lý hoặc dừng máy kịp thời, tránh gây hư hỏng máy phát điện hoặc thiết bị, phụ tải tiêu thụ điện

- Nếu tất cả các chỉ số được thể hiện trên các đồng hồ đều bình thường sau khi máy phát khởi động vẫn cần theo dõi tiếp khoảng 5 phút để chắc chắn là tất cả các

hệ thống đều làm việc bình thường

- Kiểm tra và cúp tất cả các cầu dao cấp điện

cho các phụ tải phải ở vị trí OFF

Hình 3.2 CB cấp điện cho các phụ tải

Trang 36

- Đóng cầu dao chính để cấp điện cho các

cầu dao của các phụ tải

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w