1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình điển khiển tàu trong các trường hợp đặc biệt

100 425 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mà TÀI LIỆU: MĐ 04 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Mà SỐ: M Đ04 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề 1 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Ngƣời làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề đƣợc bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km 2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nƣớc ta có khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhƣng số ngƣời làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nƣớc có chủ trƣơng giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành đƣợc các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trƣớc khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ sở đánh cá ở các địa phƣơng khác nhau. Đối tƣợng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên cách viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, sử dụng, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chƣơng trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để ngƣời học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trƣờng hợp đặc biệt” giúp ngƣời học tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi điều khiển tàu trong các tình huống đặc biệt, gồm 5 bài: Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế Bài 3: Điều khiển tàu tránh va trên biển Bài 4: Điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn Bài 5: Điều khiển tàu cứu nạn Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trƣờng Trung học 2 Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trƣờng Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những ngƣời đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhƣng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải - Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý Thạc 5. Nguyễn Văn Bôn 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 4 Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp 7 Mục tiêu 7 A. Nội dung 7 1. Kiến thức liên quan 7 1.1. Ảnh hƣởng do nông cạn 7 1.2. Tính năng quay trở trong vùng nƣớc nông 8 1.3. Hiện tƣợng hút nhau giữa hai tàu 8 2. Điều khiển tàu trong luồng hẹp 9 2.1. Quy định chung 9 2.2. Điều khiển tàu đi ngƣợc hƣớng với tàu thuyền khác 10 2.3. Điều khiển tàu vƣợt tàu thuyền khác hoặc tàu lai kéo khác 11 2.4. Điều khiển tàu khi chạy tới gần tàu đang neo đậu 12 2.5. Điều khiển tàu khi chạy qua một tàu đang đậu ở cầu 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14 C. Ghi nhớ 14 Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế 15 Mục tiêu 15 A. Nội dung 15 1. Kiến thức liên quan 15 1.1. Tầm nhìn xa bị hạn chế 15 1.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn 15 1.3. Phƣơng pháp điều khiển tàu 15 1.4. Quy tắc Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn chế 16 2. Điều khiển tàu hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế 16 3. Điều khiển tàu tránh nguy cơ va chạm 17 3.1. Phân tích nguy cơ va chạm 17 3.2. Hành động của tàu mình 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 C. Ghi nhớ 17 Bài 3: Điều khiển tàu tránh va trên biển 18 Mục tiêu 18 A. Nội dung 18 1. Kiến thức liên quan 18 1.1. Tính chất đèn hiệu của tàu thuyền 18 1.2. Dấu hiệu ban ngày của các loại tàu thuyền 18 1.3. Quy định mang đèn và dấu hiệu cho tàu thuyền đánh cá 19 4 1.4. Trách nhiệm tƣơng quan giữa các tàu thuyền 22 2. Điều khiển tàu tránh va 22 2.1. Hai tàu thuyền máy gặp nhau 22 2.2. Hai tàu thuyền đang đánh cá gặp nhau 23 2.3. Tàu thuyền máy gặp tàu thuyền đánh cá 24 2.4. Tàu thuyền đánh cá gặp tàu thuyền buồm 24 2.5. Tàu đánh cá gặp tàu bị hạn chế khả năng điều động 25 2.6. Tàu đánh cá gặp tàu mất khả năng điều động 25 2.7. Tàu thuyền khi vƣợt tàu thuyền khác 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 C. Ghi nhớ 27 Bài 4: Điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn 28 Mục tiêu 28 A. Nội dung 28 1. Kiến thức liên quan 28 2. Điều khiển tàu 28 2.1. Đi ngƣợc sóng 28 2.2. Đi xuôi sóng 28 2.3. Đang ngƣợc sóng chuyển về xuôi sóng 29 2.4. Đang xuôi sóng chuyển về ngƣợc sóng 29 3. Thả dầu làm giảm ảnh hƣởng của sóng gió 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ 32 Bài 5: Điều khiển tàu cứu nạn 33 Mục tiêu 33 A. Nội dung 33 1. Điều khiển tàu cứu ngƣời rơi xuống nƣớc 33 1.1. Chuẩn bị 33 1.2. Điều khiển tàu cứu ngƣời rơi xuống nƣớc 34 2. Điều khiển tàu cứu thủng 37 2.1. Nguyên nhân 37 2.2. Chuẩn bị 37 2.3. Điều khiển tàu khi bị thủng 42 3. Điều khiển tàu cứu cạn 43 3.1. Nguyên nhân tàu bị cạn 43 3.2. Điều khiển tàu vào cạn 43 3.3. Điều khiển tàu tự ra cạn 45 3.4. Điều khiển tàu ra cạn nhờ trợ giúp của ngoại lực 46 3.5. Kết hợp các phƣơng pháp để đƣa tàu ra cạn 50 4. Điều khiển tàu khi bị hoả hoạn 50 4.1. Nguyên nhân 50 5 4.2. Điều khiển tàu khi bị hoả hoạn 50 5. Điều khiển tàu lai dắt trên biển 51 5.1. Giới thiệu chung 51 5.2. Các loại dây lai 52 5.3. Điều khiển tàu lai kéo và các chú ý 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55 C. Ghi nhớ 55 Phụ lục 56 Hƣớng dẫn giảng dạy mô đun 92 I. Vị trí, tính chất của mô đun 92 II. Mục tiêu 92 III. Nội dung chính của mô đun 92 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 93 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 98 VI. Tài liệu tham khảo 99 Danh sách Ban chủ nhiệm 100 Danh sách Hội đồng nghiệm thu 100 6 MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BI ỆT Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun ” Điều khiển tàu cá trong các trƣờng hợp đặc biệt” là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: Điều khiển tàu trong luồng hẹp, điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, điều khiển tàu tránh va trên biển, điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn, điều khiển tàu cứu nạn. Mô đun đƣợc giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của ngƣời học trong quá trình học tập. Bài 1: Điều khiển tàu trong luồng hẹp Mục tiêu: - Mô tả quy tắc hành trình trong luồng hẹp. - Nhận biết dấu hiệu, tín hiệu hàng hải trong luồng hẹp. - Phân tích các thông tin về luồng lạch nơi tàu hoạt động. - Thực hiện điều khiển tàu trong luồng hẹp. A. Nội dung: 1. Kiến thức liên quan 1.1. Ảnh hưởng do nông cạn Một vùng nƣớc đƣợc gọi là vùng nông cạn, khi độ sâu của nó nhỏ hơn 2 dến 3 lần mớn nƣớc của tàu. Khi con tàu bắt đầu di chuyển trên mặt nƣớc, nó phải chịu sự thay đổi mớn nƣớc trung bình, đó là hiện tƣợng tàu bị chìm xuống. Việc thay đổi này có thể xuất hiện tƣơng đƣơng cả về phía trƣớc và phía sau, hoặc là lớn hơn ở phía trƣớc mũi hoặc lái. Khi con tàu vào vùng nƣớc nông, dòng nƣớc chiếm chỗ tăng lên, bị hạn chế do việc giảm khoảng trống cả phía dƣới và trên một hoặc hai mạn tàu. Lƣợng rẽ nƣớc của tàu quyết định khối lƣợng nƣớc tràn ra xung quanh vỏ tàu tại tốc độ đã cho. 7 Hình 1-1: Ảnh hƣởng do nông cạn đến thay đổi mớn nƣớc của tàu Hiện tƣợng tăng mớn nƣớc sẽ xuất hiện ở phía lái hay mũi mạnh hơn. Tàu càng lớn, mớn nƣớc càng trở nên sâu hơn thì độ chìm thêm càng trở nên quan trọng. Ngoài ra, khi đi vào vùng nƣớc nông tốc độ tàu sẽ bị giảm, sóng do tàu chạy gây ra việc phá hủy lòng, sƣờn dốc kênh luồng, gây mất an toàn cho tàu thuyền khác hoạt động, neo đậu trong khu vực luồng kênh đó. 1.2. Tính năng quay trở trong vùng nước nông Khi vào vùng nƣớc nông, độ sâu dƣới ki tàu giảm, làm cho các đặc tính ăn lái có tốt hơn, một tàu không ổn định trên hƣớng đi trở nên dễ lái hơn và tính không ổn định giảm. Đƣờng kính vòng quay trở của tàu tăng khi vào vùng nƣớc nông (độ sâu bằng 1,2 lần mớn nƣớc của tàu hoặc thấp hơn) đƣờng kính có thể gấp đôi so với trên biển (chỗ sâu). Tàu lƣợn vòng nhiều hơn khi lùi. Độ chúi của tàu thay đổi, mớn nƣớc tăng nhiều hơn ở phía mũi hoặc phía lái. Những sự thay đổi này xuất hiện khi độ sâu của nƣớc giảm xuống. 1.3. Hiện tượng hút nhau giữa hai tàu Khi điều động trong luồng lạch hẹp, đôi khi tàu thuyền phải tránh hoặc vƣợt nhau. Nếu không chú ý thì sẽ xảy ra hiện tƣợng hai tàu va chạm nhau với toàn bộ thân tàu. Ngƣời ta gọi hiện tƣợng trên là hai tàu hút nhau. Nguyên nhân của hiện tƣợng hai tàu hút nhau là do hai tàu đi theo hai hƣớng 8 song song với nhau, vƣợt hoặc tránh vƣợt nhau mạn đối mạn gần nhau và đi với tốc độ lớn. Khi hai tàu hành trình ở nơi chật hẹp, nếu gần nhau sẽ dễ bị hút nhau. Nguyên tắc chung để hạn chế hiện tƣợng hút nhau giữa hai tàu: - Hai tàu nên giữ khoảng cách càng xa nhau càng tốt. - Tàu nhỏ tránh càng xa tàu lớn càng tốt. - Hai tàu di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa để lực hút là nhỏ nhất, duy trì tốc độ máy vừa phải để có thể tăng hiệu quả của bánh lái khi cần thiết. 2. Điều khiển tàu trong luồng hẹp 2.1. Quy định chung - Tàu thuyền đi trong luồng hẹp, nếu điều kiện thực tế cho phép và đảm bảo an toàn, phải bám càng sát càng tốt mép bên phải của luồng hay kênh. - Tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20m hoặc tàu thuyền buồm không đƣợc gây trở ngại cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp. - Tàu thuyền đang đánh cá không đƣợc gây trở ngại cho những tàu thuyền khác đang hành trình trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp. - Tàu thuyền không đƣợc cắt ngang qua luồng hẹp, nếu việc đó gây trở ngại cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp đó. Tàu thuyền bị cắt hƣớng có thể sử dụng âm hiệu biểu thị sự nghi ngờ bằng cách phát ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên tiếp và có thể phát kèm thêm tín hiệu đèn, ít nhất là 5 chớp ngắn, nhanh, liên tục nếu nghi ngờ tàu thuyền kia có ý định chạy cắt ngang qua hƣớng tàu mình. - Trong luồng hẹp chỉ đƣợc phép vƣợt khi tàu thuyền bị vƣợt đã điều động để cho phép vƣợt an toàn, tàu thuyền có ý định vƣợt phải báo bằng âm hiệu thích hợp với ý định của mình nhƣ sau: Hai tiếng còi dài và tiếp theo là một tiếng còi ngắn ( ) có nghĩa là: “Tôi có ý định vƣợt về bên mạn phải tàu thuyền của anh”; Hai tiếng còi dài và tiếp theo hai tiếng còi ngắn ( ) có nghĩa là: “Tôi có ý định vƣợt về bên mạn trái của tàu thuyền anh”; Tàu thuyền bị vƣợt nếu đồng ý phải phát tín hiệu gồm 4 tiếng còi: 1 dài, 1 ngắn, 1 dài, 1 ngắn ( ) và phải điều động để cho tàu thuyền kia vƣợt đảm bảo an toàn. Nếu còn thấy nghi ngờ có thể phát âm hiệu ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên tiếp; 9 - Tàu thuyền đi đến gần chỗ ngoặt hoặc một khúc sông hoặc một đoạn luồng mà ở đó tàu thuyền khác có thể bị các vật chƣớng ngại che khuất, phải phát một tiếng còi dài. Tàu thuyền ở bên kia chỗ ngoặt hay ở phía sau chƣớng ngại đang che khuất nghe thấy âm hiệu phải đáp cùng một tiếng còi dài nhƣ thế. - Nếu hoàn cảnh cho phép, mọi tàu thuyền phải tránh thả neo trong luồng hẹp. 2.2. Điều khiển tàu đi ngược hướng với tàu thuyền khác Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Hình 1-2: Sơ đồ điều khiển tàu đi ngƣợc hƣớng với tàu thuyền khác trong luồng hẹp [...]... b) Khi tàu đang thả trôi c) Khi tàu thả neo d) Khi tàu lai dắt Hình 4-3: các vị trí thả dầu 31 B Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu hành trình trong các trƣờng hợp cụ thể thi sóng gió lớn Bài tập thực hành 2: Điều khiển tàu thả dầu trong điều khiện sóng gió lớn C Ghi nhớ: - Hiểu rõ tính năng của tàu thuyền - Xử lý trong từng trƣờng hợp cụ thể 32 Bài 5: Điều khiển tàu cứu... Thực hành điều khiển tàu đi trong luồng hẹp trong các trƣờng hợp đi ngƣợc hƣớng và đi xuôi hƣớng Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu đi trong luồng hẹp trong các trƣờng hợp đi lại gần tàu đang neo và tàu đang đậu cầu C Ghi nhớ: - Ghi nhớ quy định chung điều khiển tàu trong luồng hẹp - Ghi nhớ hiện tƣợng hút nhau giữ hai tàu 14 Bài 2: Điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế Mục tiêu: - Nhận... khi tàu khác chạy qua Trong trƣờng hợp trên đây, có ba nguyên tắc quan trọng để tránh tai nạn: - Chạy chậm ngang qua tàu kia - Không chạy quá gần - Phải buộc tàu đúng quy cách vào cầu B Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Trình bày quy định chung điều khiển tàu trong luồng hẹp Câu hỏi 2: Trình bày hiện tƣợng hút nhau giữ hai tàu Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu đi trong luồng hẹp trong. .. dấu hiệu cho mỗi loại tàu thuyền - Tƣơng quan giữa các tàu thuyền Kiểm tra định kỳ lần 1 27 Bài 4: Điều khiển tàu trong điều kiện sóng gió lớn Mục tiêu: - Mô tả tính năng của tàu thuyền - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của tàu - Điều khiển tàu trong từng trƣờng hợp cụ thể A Nội dung: 1 Kiến thức liên quan Những trƣờng hợp khi tàu đang hành trình, đậu cầu hay đang neo gặp sóng gió lớn,…:... đuôi của tàu kia qua đuôi tàu mình, do tác dụng tƣơng hỗ của hiệu ứng bờ sẽ đẩy đuôi tàu ta ra xa bờ hơn và hai tàu sẽ tiếp tục hành trình an toàn (giai đoạn 3) 2.3 Điều khiển tàu vượt tàu thuyền khác hoặc tàu lai kéo khác Kỹ thuật điều khiển một con tàu trong khi vƣợt tàu khác thì bình thƣờng và đảm bảo đƣợc an toàn chừng nào ngƣời điều khiển nhận thức đƣợc rằng tốc độ để thực hiện việc điều khiển là... mũi tàu thuyền kia - Phát tín hiệu điều động của tàu mình B Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: trình bày Quy tắc Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn chế - Bài tập thực hành: Thực hành điều khiển tàu khi tầm nhìn xa bị hạn chế C Ghi nhớ: - Ghi nhớ các nguyên nhân xẩy ra tai nạn khi điều khiển tàu trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế - Ghi nhớ công tác cảnh giới khi điều khiển tàu trong. .. phía mạn có tàu thuyền vƣợt 26 B Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Hãy trình đặc tính kỹ thuật của đèn và dấu hiệu tránh va? Câu hỏi 2: Trình bày quy định mang đèn và dấu hiệu đối với tàu máy, tàu đánh cá? Bài tập thực hành: Điều khiển tàu tránh va trong các trƣờng hợp cụ thể C Ghi nhớ: - Tên gọi và đặc điểm của các loại đèn và dấu hiệu - Quy định mang đèn và dấu hiệu cho mỗi loại tàu thuyền -... quay ngang rất nguy hiểm Để khác phục, tàu bị vƣợt đánh bánh lái về mạn phía bờ cho đến khi đuôi tàu vƣợt đi qua khỏi phía mũi tàu mình (giai đoạn 3) 11 Hình 1-3: Sơ đồ điều khiển tàu đi cùng hƣớng với tàu thuyền khác trong luồng hẹp A Tàu vƣợt; B Tàu bị vƣợt 2.4 Điều khiển tàu khi chạy tới gần tàu đang neo đậu Trƣờng hợp này đòi hỏi phải hết sức thận trọng, vì tàu đang neo không có khả năng tiến hành... mũi của tàu neo Hình 1-4: Tàu neo bị lực hút của tàu chạy gần 2.5 Điều khiển tàu khi chạy qua một tàu đang đậu ở cầu Điều này là thƣờng xảy ra khi tàu chạy trong luồng hẹp, trong sông Tàu chạy ngang qua càng gần và tốc độ của nó càng lớn thì lực hút giữa hai con tàu càng lớn Chân vịt quay cũng làm lực hút tăng lên, nhƣng không phải lúc nào cũng có thể dừng máy khi một tàu chạy ngang qua tàu khác Các dao... quan trọng nhất Nếu tàu thuyền vuợt ở ngang tàu thuyền hoặc tàu lai kéo khác trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo cho tàu thuyền bị vƣợt khó điều khiển Đặc biệt, khi đuôi tàu thuyền đó ở ngang mũi của tàu thuyền đang bị vƣợt Nên dành cho tàu thuyền bị vƣợt một khoảng càng rộng càng tốt và duy trì tốc độ vừa phải để làm giảm tối thiểu khoảng thời gian lúc hai tàu ngang nhau Tàu thuyền bị vƣợt giảm . hơn quá trình sản xuất. Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trƣờng hợp đặc biệt giúp ngƣời học tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi điều khiển tàu trong các tình huống đặc biệt, gồm. ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BI ỆT Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun ” Điều khiển tàu cá trong các trƣờng hợp đặc biệt là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Mà SỐ: M Đ04 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề 1 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w