1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun chăm sóc thỏ

100 1,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Nội dung giáo trình mô đun chăm sóc thỏ gồm có 7 bài : Bài 1 : Chuồng trại nuôi thỏBài 2 : Vận động cho thỏBài 3 : Phân đàn, ghép đànBài 4 : Phối giống cho thỏBài 5 : Đỡ đẻ cho thỏBài 6

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHĂM SÓC THỎ

MÃ SỐ : MĐ06

NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ

Trình độ : Sơ cấp nghề

Trang 2

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU : MĐ06

Trang 3

mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ Giá trị dinhdưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vậtliệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn Dê, thỏ là loài vậtrất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phếphụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vìngười tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản Xuất phát từ nhu cầu trên việc pháttriển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.

Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra

từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệthống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là laođộng nông thôn

Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảocho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn

Nội dung giáo trình mô đun chăm sóc thỏ gồm có 7 bài :

Bài 1 : Chuồng trại nuôi thỏBài 2 : Vận động cho thỏBài 3 : Phân đàn, ghép đànBài 4 : Phối giống cho thỏBài 5 : Đỡ đẻ cho thỏBài 6 : Phòng bệnh cho thỏBài 7 : Phòng, trị một số bệnh cho thỏTập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình,giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót Chúng tôi mong muốnnhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạnđồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Nguyễn Danh Phương Chủ biên

2 Lê Công Hùng Thành viên

3 Lâm Trần Khanh Thành Viên

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

MÔ ĐUN CHĂM SÓC THỎ 1

Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ 1

A Nội dung : 1

1.1 Chọn vị trí đặt chuồng nuôi 1

1.2 Xác định hướng chuồng 2

1.3 Xác định kiểu chuồng 2

1.3.1 Kiểu chuồng nuôi thỏ hộ gia đình 2

1.3.2 Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại 4

1.4 Xác định diện tích lồng, chuồng nuôi 4

1.5 Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi 8

1.5.1 Máng thức ăn tinh 8

1.5.2 Máng thức ăn xanh 9

1.5.3 Máng uống 10

1.5.4 Ổ đẻ 11

1.5.5 Các dụng cụ khác 12

1.6 Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi 13

1.7 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 13

1.7.1 Vệ sinh thường xuyên 13

1.7.2 Vệ sinh định kỳ 14

B Câu hỏi và bài tập thực hành 14

C Ghi nhớ : 16

Bài 2 : VẬN ĐỘNG CHO THỎ 17

A Giới thiệu quy trình cho thỏ vận động 17

B Các bước tiến hành: 18

2.1 Xác định thời điểm vận động 18

2.2 Chuẩn bị điều kiện vận động 18

2.3 Cho thỏ vận động 18

2.4 Chăm sóc răng, móng cho thỏ 19

2.5 Kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ của thỏ 19

2.5.1 Đo thân nhiệt 19

2.5.2 Đếm nhịp thở 19

2.5.3 Đếm nhịp đập tim mạch 19

2.5.4 Tiêm thỏ 19

2.5.5 Cho thỏ uống thuốc 20

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 21

D Ghi nhớ 22

Trang 5

3.1 Phân lô, phân đàn theo tuổi 23

3.2 Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể 23

3.3 Phân lô, phân đàn theo tính biệt 23

3.4 Phân lô, phân đàn theo hướng sản xuất 23

3.5 Bắt giữ thỏ 24

3.6 Phân biệt thỏ đực, thỏ cái 24

3.7 Vận chuyển thỏ 26

3.8 Ghi chép sổ sách theo dõi 26

B Câu hỏi và bài tập thực hành 26

C Ghi nhớ 28

Bài 4 : PHỐI GIỐNG CHO THỎ 29

A Giới thiệu quy trình phối giống cho thỏ 29

B Các bước tiến hành: 30

4.1 Đặc điểm động dục 30

4.2 Xác định thời điểm phối giống 31

4.3 Kỹ thuật phối giống 31

4.4 Theo dõi kết quả phối giống 33

4.5 Khám thai thỏ 34

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 34

D Ghi nhớ 36

Bài 5 : ĐỠ ĐẺ CHO THỎ 37

A Giới thiệu quy trình đỡ đẻ cho thỏ 37

B Các bước tiến hành: 37

5.1 Biểu hiện của thỏ sắp đẻ 37

5.2 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ và thuốc thú y 38

5.3 Theo dõi quá trình thỏ đẻ 38

5.4 Hộ lý chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con 39

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 40

D Ghi nhớ 41

Bài 6 : PHÒNG BỆNH CHO THỎ 42

A Nội dung : 42

6.1 Kiểm tra sức khỏe cho thỏ 42

6.2 Phòng bệnh bằng vacxin 42

6.3 Phòng bệnh bằng thuốc 43

6.4 Vệ sinh phòng bệnh cho thỏ 44

6.5 Chống dịch khi có dịch xảy ra 45

6.5.1 Chống dịch 45

6.5.2 Chữa trị bệnh thỏ 46

6.6 Kiểm tra theo dõi sau khi phòng bệnh 46

Trang 6

Bài 7 : PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO THỎ 49

A Nội dung : 49

7.1 Bệnh Bại huyết thỏ 49

7.1.1 Nguyên nhân 49

7.1.3 Bệnh tích 50

7.1.4 Chẩn đoán bệnh 55

7.1.5 Biện pháp phòng, trị bệnh 55

7.2 Bệnh Tụ huyết trùng thỏ 58

7.2.1 Nguyên nhân 58

7.2.2 Triệu chứng 58

7.2.3 Bệnh tích 59

7.2.4 Chẩn đoán bệnh 59

7.2.5 Biện pháp phòng, trị bệnh 59

7.3 Bệnh Tụ cầu trùng thỏ 59

7.3.1 Nguyên nhân 59

7.3.2 Triệu chứng 59

7.3.3 Bệnh tích 60

7.3.4 Chẩn đoán bệnh 60

7.3.5 Biện pháp phòng, trị bệnh 60

7.4 Bệnh viêm ruột truyền nhiễm 61

7.4.1 Nguyên nhân 61

7.4.2 Triệu chứng 61

7.4.3 Bệnh tích 61

7.4.4 Chẩn đoán bệnh 61

7.4.5 Biện pháp phòng, trị bệnh 61

7.5 Bệnh ghẻ thỏ 62

7.5.1 Nguyên nhân 62

7.5.2 Triệu chứng 63

7.5.3 Chẩn đoán bệnh 63

7.5.4 Biện pháp phòng, trị bệnh 63

7.6 Bệnh cầu trùng 64

7.6.1 Nguyên nhân 64

7.6.2 Triệu chứng 65

7.6.3 Bệnh tích 65

7.6.4 Chẩn đoán bệnh 65

7.6.5 Biện pháp phòng, trị bệnh 65

7.7 Bệnh đau bụng ỉa chảy 67

7.7.1 Nguyên nhân 67

7.7.2 Triệu chứng 67

Trang 7

7.8 Bệnh bại liệt 67

7.8.1 Nguyên nhân 67

7.8.2 Triệu chứng 68

7.8.3 Biện pháp phòng, trị bệnh 68

7.9 Bệnh cảm nóng 68

7.9.1 Xác định nguyên nhân 68

7.9.2 Triệu chứng 68

7.9.3 Cách cấp cứu 68

7.10 Bệnh viêm tuyến vú, viêm núm vú 68

7.10.1 Nguyên nhân 68

7.10.2 Triệu chứng 68

7.10.3 Biện pháp phòng, trị bệnh 69

7.11 Bệnh viêm mắt 69

7.11.1 Nguyên nhân 69

7.11.2 Triệu chứng 69

7.11.3 Biện pháp phòng, trị bệnh 69

B Câu hỏi và bài tập thực hành 70

C Ghi nhớ 72

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 73

I Vị trí, tính chất của mô đun: 73

II Mục tiêu : 73

III Nội dung chính của mô đun : 73

IV Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 74

4.1 Đánh giá bài thực hành 6.1.1: Khảo sát chuồng nuôi thỏ của một trại và một hộ chăn nuôi thỏ tại cơ sở 74

4.2 Đánh giá bài thực hành 6.1.2: Lắp đặt một lồng nuôi thỏ và bố trí máng ăn, máng uống cho thỏ 75

4.3 Đánh giá bài thực hành 6.1.3: Vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống tại trại nuôi thỏ 75

4.4 Đánh giá bài thực hành 6.2.1: Cho thỏ vận động và chăm sóc răng, móng cho thỏ tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức lớp học 76

4.5 Đánh giá bài thực hành 6.2.2: Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, tiêm thỏ và cho thỏ uống thuốc tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức lớp học 77

4.6 Đánh giá bài thực hành 6.3.1: Phân lô, phân đàn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ tại địa phương 78

4.7 Đánh giá bài thực hành 6.3.2: Bắt giữ, vận chuyển thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ tại địa phương 78

Trang 8

4.9 Đánh giá bài thực hành 6.4.1: Theo dõi phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống cho thỏ 804.10 Đánh giá bài thực hành 6.4.2: Phối giống cho thỏ 814.11 Đánh giá bài thực hành 6.4.3: Ghi chép kết quả phối giống và khám thai thỏ 814.12 Đánh giá bài thực hành 6.5.1: Theo dõi các biểu hiện của thỏ sắp đẻ tại mộttrại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 824.13 Đánh giá bài thực hành 6.5.2: Chuẩn bị chuồng nuôi, ổ đẻ, lót ổ và thuốc thú y trước khi thỏ đẻ tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 834.14 Đánh giá bài thực hành 6.5.3: Theo dõi thỏ đẻ và hộ lý chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con sơ sinh tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 834.15 Đánh giá bài thực hành 6.6.1: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và thức ăn, nước uống cho thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 844.16 Đánh giá bài thực hành 6.6.2: Tiêm vắc-xin, dùng thuốc phòng bệnh cho thỏ tại cơ sở sản suất hoặc hộ gia đình 854.17 Đánh giá bài thực hành 6.6.3: Phân biệt thỏ khỏe và thỏ bệnh tại trại hoặc

hộ gia đình nuôi thỏ 864.18 Đánh giá bài thực hành 6.7.1: Tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú

y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,…) 864.19 Đánh giá bài thực hành 6.7.2: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 874.20 Đánh giá bài thực hành 6.7.3: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh kýsinh trùng ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 884.21 Đánh giá bài thực hành 6.7.4: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 89

V Tài liệu tham khảo 90

Trang 9

MÔ ĐUN CHĂM SÓC THỎ

Mã mô đun : MĐ06

Giới thiệu mô đun :

+ Mô đun 6: Chăm sóc thỏ với tổng số giờ là 84 giờ, trong đó có 12 giờ lýthuyết, 64 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học cáckiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuồng trại nuôi thỏ; vậnđộng cho thỏ; Phân đàn, ghép đàn; phối giống cho thỏ; đỡ đẻ cho thỏ; phòng và trịbệnh cho thỏ đạt chất lượng và hiệu quả Mô đun này được giảng dạy theo phươngpháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giábằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành

Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ

Mã bài: MĐ 06-01

Mục tiêu :

- Hiểu được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng trại nuôi thỏ

- Thực hiện được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng trại nuôi thỏ

A Nội dung :

1.1 Chọn vị trí đặt chuồng nuôi

Hình 6.1.1 Chuồng nuôi gần gốc cây Hình 6.1.2 Chuồng nuôi tập trung

Trang 10

- Vị trí chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chốngđược gió lùa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thuận tiện quét dọn vệ sinh và thoátđược phân rác dễ dàng

- Chuồng nuôi thỏ có thể đặt ở dưới gốc cây có bóng mát, ở ngoài vườn, đầunhà có mái che chống được mưa nắng, hoặc có thể tận dụng các gian nhà trống đểđặt chuồng nuôi thỏ

- Chú ý không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn, chuồng gà… dễ bị lâynhiễm bệnh và ô nhiễm các chất thải của chúng

- Vị trí đặt chuồng cần có không gian ngoài chuồng để cho thỏ vận động Mộtngày thỏ cần được ra ngoài chuồng ít nhất là vài giờ để chạy nhảy tìm kiếm và chơiđùa với thỏ khác

1.3.1 Kiểu chuồng nuôi thỏ hộ gia đình

Hình 6.1.3a Chuồng nuôi kiểu hộ gia đình

- Các hộ gia đình nếu nuôi từ 20 - 30 con thì có thể thiết kế lồng chuồng vớikích thước khoảng một vài mét vuông đặt ở góc vườn, hoặc một diện tích đầu hồi

Trang 11

nhà Dù chọn vị trí nào thì vẫn phải đảm bảo cao ráo, không ẩm thấp, không ônhiễm môi trường và không quá xa nhà để dễ chăm sóc và bảo vệ thỏ

Trang 12

Hình 6.1.3b Các kiểu chuồng hộ gia đình

- Các loại nguyên vật liệu làm chuồng có thể sử dụng tranh, tre, nứa, lá dễtìm kiếm và rẻ tiền Nếu hộ nào có điều kiện thì nên làm bằng gỗ và lợp bằng ngói.Cho dù làm bằng nguyên vật liệu phải đảm bảo được các điều kiện sau :

+ Chuồng che chắn được mưa, nắng

+ Mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

+ Ánh sáng mặt trời không bị ánh xuyên thẳng vào lồng nuôi thỏ

+ Cường độ chiếu sáng vừa phải (không để quá sáng)

+ Khô ráo, thoáng mát, không bị gió lùa

+ Dễ dàng vệ sinh lồng chuồng

1.3.2 Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại

Hiện nay một số gia đình đã chuyển sang nuôi thỏ với qui mô lớn (mô hìnhtrang trại) Thiết kế chuồng trại nuôi thỏ phải thoáng, có ánh nắng buổi sáng chiếuvào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo cắn hại

Hình 6.1.4 Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại

1.4 Xác định diện tích lồng, chuồng nuôi

- Kích thước lồng kiểu hộ gia đình :

Lồng chuồng thiết kế hình hộp chữ nhật nằm ngang :

+ Chiều cao lồng 40 - 50 cm

+ Chiều dài lồng 90 - 100 cm

+ Chiều rộng (sâu) 60 cm

Trang 13

Lồng làm một tầng nên làm nắp mở mặt trên Lồng 2 tầng làm nắp mở phíatrước.

Có thể làm lồng 2 ngăn liền một khối có 4 chân, lồng cao 50 - 60 cm Mỗingăn nên nhốt 5 - 6 con sau cai sữa đến vỗ béo hoặc 2 thỏ hậu bị giống hoặc 1 thỏgiống sinh sản

Hình 6.1.5 Lồng nuôi thỏ 1 tầngNếu diện tích chật hẹp thì có thể làm lồng 2 tầng, cửa mở phía trước, dưới đáytầng trên có khay hứng phân

Trang 14

Hình 6.1.6 Lồng nuôi thỏ 2 tầng

- Kích thước lồng kiểu trang trại

Thường được làm bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt (inox) hoặc bằng gỗ cóphủ một lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6 m

+ Lồng có kích thước 2 x 0,7 x 0,5 m nuôi được 10 con thỏ giai đoạn từ 6tuần đến 4 tháng tuổi

+ Lồng có kích thước 0,7 x 0,5 x 0,5 m nuôi được 1 thỏ trưởng thành > 4tháng tuổi

Để tiết kiệm diện tích nền chuồng có thể làm chuồng 2 hoặc 3 tầng, dưới mỗiđáy lồng có lưới hứng phân và được quét dọn hàng ngày đảm bảo vệ sinh cho thỏ

Có thể áp dụng tự động hóa vào việc nuôi thỏ, nhưng chi phí cao

- Kích thước cụ thể một số loại lồng :

+ Lồng nuôi nhốt riêng từng con : Kích thước lồng 0, 6 x 0,7 x 0,8 m

Giống thỏ khối lượng lớn : 0,81 - 1,0m2 (0,9 x 0,9 m hoặc 1,0 x 1,0 m)Giống thỏ có khối lượng trung bình : 0,61 - 0,80 m2

Giống thỏ có khối lượng nhỏ : 0,45 - 0,6 m2

+ Lồng nuôi thỏ cái nuôi con : Kích thước lồng 0,6 x 0,7 x 1,0 m

Nuôi được 1 thỏ mẹ và 10 thỏ con đến cai sữa mỗi thỏ con tương ứng 2,0 dm2

Giống thỏ khối lượng lớn : 1,5 m2

Giống thỏ có khối lượng trung bình : 1,2 m2

Giống thỏ có khối lượng nhỏ : 0,8 m2

+ Lồng nuôi thỏ thịt : Kích thước lồng 0,7 x 1,5 x 0,5 m cho 10 thỏ thịt

Trang 15

có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra, lắp vào được.

Ở hộ gia đình làm thanh tre, gỗ bào nhẵn bản rộng 1,4 -1,5 cm, đóng thànhphên có khe hở 1,25 cm Nếu đáy làm bằng lưới thép mắt cáo thì thép có đườngkính 2,5 mm, lỗ lưới rộng 1,25x1,25 cm

Trang 16

Hình 6.1.8 Lưới đáy và phên đáy lồng

1.5 Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi

1.5.1 Máng thức ăn tinh

Máng thức ăn tinh có thể làm bằng vật liệu khác nhau như sành sứ, xi măng,nhựa, gỗ, tôn, sắt Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc gávào thành lồng phía trước để thỏ không làm lật đổ được Kích thước máng ăn phùhợp là hình khối hộp chữ nhật dài 35 - 40 cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng ăn, nhưngchỉ làm hẹp miệng khoảng 10 - 12 cm để thỏ không nằm vào máng ăn được, chiềucao 6 - 8 cm Miệng máng nên làm gờ hoặc uốn cong vào phía trong để tránh thỏbới thức ăn rơi ra ngoài

Trang 17

cm tùy chiều cao của lồng, miệng máng cỏ tính từ vách lồng ra khoảng 20 cm, cácsong của máng rộng khoảng 3 - 4 cm (nếu làm bằng song sắt thì rộng 2 cm)

Hình 6.1.11 Máng thức ăn xanh

Trang 18

1.5.3 Máng uống

Máng uống nước cho thỏ có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng hình chậucao 8 - 10 cm, miệng rộng 10 - 15 cm để thỏ không dẫm chân vào và không lật đổđược Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặcthuỷ tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược có giá giữ vào thành lồng để thỏhút liếm được nước hoặc làm khay nước có chai chứa nước dốc ngược

Hình 6.1.12 Núm uống

Trang 20

đóng kín cố định một nửa, còn nửa đầu kia làm cửa ra vào của thỏ có nắp đậybằng lưới kim loại hoặc phên tre thưa 1,5 cm có thể mở đóng cơ động dễ dàng Với ổ đẻ này, thỏ con dưới 15 ngày tuổi không nhảy ra ngoài được, giảm tỉ lệ chết

Có thể cho thêm cỏ khô vào trong hộp để thỏ cảm thấy thoái mái và thích thú hơn

- Đồ chơi : Thỏ cần có đồ chơi Có thể cho vào chuồng thỏ nhiều vật khácnhau như đồ chơi nhựa của trẻ con, ống cuộn giấy vệ sinh, sách cũ…cho thỏ chơi

và gặm nhấm

Trang 21

1.6 Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi

- Khu vực xung quanh trại chăn nuôi phải có hàng rào, hàng rào có thể làmbằng lưới sắt hoặc xây tường bao để bảo vệ và không cho các động vật khác vàotrại

- Xung quanh chuồng nuôi nên tròng cây tạo bóng mát

- Cổng chính nên có hố sát trùng đổ dung dịch crezyl 3% hoặc vôi bột

- Trước của mỗi chuồng nuôi nên có một hố vôi bột

Hình 6.1.17 Hố sát trùng ở cổng chính Hình 6.1.18 Hố vôi bột cửa chuồng nuôi

Hình 6.1.19 Trồng cây xung quanh trại

1.7 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

1.7.1 Vệ sinh thường xuyên

Vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết đối với thỏ, do vậy chuồng thỏ phẩi dảm bảoluôn được làm vệ sinh sạch sẽ Phân thỏ thải ra hang ngày phải được thu dọn,

Trang 22

không được để chất đống dưới trong chuồng Chú ý, không dùng các loại thuốc xịtmùi không an toàn để vệ sinh chuồng thỏ vì dễ gây viêm đường hô hấp cho thỏ.

1.7.2 Vệ sinh định kỳ

Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát trùng lồng chuồng,máng ăn uống, để tiêu diệt vi trùng và ký sinh trùng tích tụ lâu ngày Lịch sáttrùng tiêu độc như sau :

- Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần

- Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 1 lần

- Mỗi quý phải quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng,thuốc diệt ruồi muỗi một lần Trước khi sát trùng cần phải quét dọn rửa sạch rồimới xử lý các biện pháp sát trùng như : dùng lửa bằng đèn khò hoặc bằng dẻ tẩmdầu thiêu ; dùng nước vôi giội, ngâm ; dùng nước vôi tôi 10% hoặc dung dịch thancủi, tro bếp 20% đun sôi lọc kỹ để phun và ngâm sát trùng dụng cụ, chuồng nuôi

Có thể dùng một dụng dịch gồm nước ấm và dấm trắng với tỷ lệ 1:1 và một ít xàphòng để làm vệ sinh

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Các câu hỏi :

- Nêu cách xác định vị trí và hướng chuồng nuôi thỏ ?

- Trình bày các kiểu chuồng nuôi thỏ hiện nay ?

- Mô tả cấu trúc và kích thước của các loại lồng nuôi thỏ ?

- Mô tả các loại dụng cụ nuôi thỏ hiện nay ?

- Trình bày cách bố trị khu vực xung quanh trại nuôi thỏ và phương pháp vệsinh sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi

2 Các bài tập thực hành :

2.1 Bài thực hành số 6.1.1 Khảo sát chuồng nuôi thỏ của một trại và một hộchăn nuôi thỏ tại cơ sở

- Mục tiêu: Khảo sát được chuồng nuôi tại cơ sở nuôi thỏ

- Nguồn lực: Chuồng nuôi, máng ăn, máng, dụng cụ chăn nuôi khác, giấy, bútmầu, bút dạ, bút chì

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện chuồng nuôi thỏ tại cơ sở nuôi thỏ

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Vị trí chuồng nuôi

+ Kiểu chuồng nuôi

Trang 23

+ Kích thước chuồng nuôi

+ Dụng cụ làm lồng chuồng

+ Máng ăn, máng uống

+ Nền chuồng nuôi

+ Hệ thống rãnh thoát nước thải

+ Khu vực xung quanh chuồng nuôi

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhđúng vị trí, kết cấu lồng chuồng, vật liệu làm lồng chuồng, kích thước lồng chuồng,máng ăn, máng uống, hệ thống cống rãnh, nền chuồng và cách bố trí khu vực xungquanh chuồng nuôi

2.2 Bài thực hành số 6.1.2 Lắp đặt một lồng nuôi thỏ và bố trí máng ăn,máng uống cho thỏ

- Mục tiêu: Lắp đặt và bố trí lồng nuôi, máng ăn, máng uống đúng yêu cầu kỹthuật

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ và hộ gia đình nuôi thỏ, lồng nuôi thỏ, máng

ăn thước dây, bút mầu, thước kẻ, giấy bút

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện lắp đặt lống nuôi và bố trí máng ăn, máng uống

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

- Thời gian hoàn thành : 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác dụng cụ phương tiện cần thiết, thực hiện lắp đặt lồng và bố trí máng ăn, mánguống đúng yêu cầu kỹ thuật Kết quả lồng chuồng đạt tiêu chuẩn và chắc chắn.2.3 Bài tâp thực hành số 6.1.3 Vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, mánguống tại trại nuôi thỏ

- Mục tiêu: Chuồng nuôi, lồng nuôi, máng ăn và máng uống được vệ sinh sáttrùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Trang 24

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), lồng nuôi thỏ, máng ăn, mánguống, các loại dụng cụ nuôi thỏ, thuốc sát trùng, bình bơm, quần áo bảo hộ laođộng.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi

+ Vệ sinh sát trùng lồng nuôi

+ Vệ sinh máng ăn

+ Vệ sinh máng uống

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện vệ sinh sát trùng Kết quảđảm bảo sạch sẽ không còn mầm bệnh

C Ghi nhớ :

- Vị trí đặt chuồng phải đảm bảo khô ráo, ấm áp về mùa đông và thoáng mát

về mùa hè, không bị gió lùa, không gần nguồn gây ô nhiễm môi trường

- Kiểu và kích thước lồng chuồng phải được thiết kế phù hợp với từng cơ sở

- Dụng cụ chăn nuôi phải thuận tiện, dễ vệ sinh và rẻ tiền

Trang 25

Bài 2 : VẬN ĐỘNG CHO THỎ

Mã bài: MĐ 06-02 Mục tiêu :

- Trình bày được các bước công việc trong việc vận động, chăm sóc răngmóng và kiểm tra sức khỏe cho thỏ

- Thực hiện được các bước công việc trong việc vận động, chăm sóc răngmóng và kiểm tra sức khỏe cho thỏ

A Giới thiệu quy trình cho thỏ vận động

Bước 1: Xác định thời điểm vận động

Bước 2: Chuẩn bị điều kiện vận động

Tiêm thỏ

Cho thỏ uống thuốc

Bước 4: Chăm sóc răng, móng

Trang 26

B Các bước tiến hành:

2.1 Xác định thời điểm vận động

Thời gian vận động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ, khi ánh sáng mặt trờimới lên Buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 17 giờ Tuy nhiên tùy theo mùa mà quyết địnhthời điểm cho thỏ vận động cho phù hợp Mùa đông trời giá rét không nên cho thỏvận động

2.2 Chuẩn bị điều kiện vận động

- Sân chơi, vườn cây, bãi cỏ gần chuồng nuôi có lưới sắt xung quang để khôngcho thỏ chạy ra khỏi khu vực trại chăn nuôi

- Tốt nhất lên tạo sân chơi bằng các bãi cỏ bằng phẳng, khô sạch, không đọngnước để thỏ vừa vận động vừa ăn cỏ

- Sân chơi phải vệ sinh, sát trùng sạch sẽ đảm bảo không mầm bệnh

- Nếu nuôi thỏ trong nhà thì sân chơi chính là sản nhà, sàn nhà cần đảm bảokhô, sạch sẽ

Trang 27

- Thỏ được vận động tốt thì khả năng sinh sản, tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ nuôi sống cao.

- Nhất là đối với thỏ hậu bị cần cho thỏ vận động để tránh thỏ quá béo hoặcquá gầy gây ảnh hưởng đến sinh sản sau này

2.4 Chăm sóc răng, móng cho thỏ

Răng thỏ sinh trưởng suốt đời nên không ngừng dài ra, đặc biệt khi chúngkhông được gặm nhấm thoả đáng để bào mòn răng Do vậy phải thường xuyênkiểm tra răng thỏ Răng thỏ có thể một lúc nào đó trở nên không được sắp xếp hợp

lý nên không nghiền được khi nhai và thậm chí thỏ phải chết đói vì răng khôngchuẩn Do vậy, điều quan trọng là phải thường xuyên có đồ gặm an toàn và phùhợp để đề phòng răng thỏ mọc quá dài

Cắt móng cho thỏ có thể gặp khó khăn nhưng khi móng quá dài cũng phảilàm Cần phải cẩn thận khi cắt móng cho thỏ, đề phòng thỏ đá khi giữ thỏ vì nhưvậy có thể làm cho chúng bị chấn thương phần lưng

2.5 Kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ của thỏ

Sau đây là một số thao tác thường dùng trong việc kiểm tra và chăm sóc sứckhoẻ cho thỏ :

2.5.1 Đo thân nhiệt

Nếu có hai người thì một người giữ thỏ ở tư thế nằm sấp trên bàn, hai taynắm da vùng gáy và mông, người kia đo nhiệt độ bằng cách dùng một tay cầmđuôi, một tay cầm nhiệt kế loại nhỏ thấm ướt đầu thuỷ ngân rồi đưa vào lỗ hậumôn, xoay nhẹ đưa vào trực tràng sâu 2 cm và sau một phút là đọc được Nếu chỉ

có một người thì đặt thỏ trên bàn, quay đầu thỏ khẹp vào nách mình, bàn tay đónắm lấy da mông và đuôi, tay kia cầm nhiệt kế đo như trên

2.5.2 Đếm nhịp thở

Để thỏ yên tĩnh, tư thế tự nhiên ở trong lồng chuồng, quan sát và đếm nhịpdao động thành bụng trong 10 giây rồi nhân với 6

2.5.3 Đếm nhịp đập tim mạch

Nhịp tim thỏ hơi khó xác định và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán bệnh lý

vì khi sợ hãi tim thỏ đập nhanh hơn nhiều Có thể xác định được nhịp tim mạchbằng cách để thỏ nằm yên tĩnh, dùng ống nghe đặt tại điểm 1/3 từ dưới lên củaxương sườn thứ 2 - 4 từ bên trái hoặc cũng có thể bắt mạch động mạch đùi ở phíatrong bẹn

2.5.4 Tiêm thỏ

Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong đùi Một người bắt thỏ, người kháctiêm cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầmbơm tiêm đặt kim tiêm vào điểm đặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ đó có cơ

Trang 28

bắp dày, không có mạch máu lớn Cần chú ý khi thỏ đạp, cựa mạnh có thể làm rờibơm tiêm.

Hình 6.2.2 Tiêm dưới da cho thỏ

2.5.5 Cho thỏ uống thuốc

Hình 6.2.3 Cho thỏ uống thuốc

Trang 29

Để tiết kiệm thuốc và dùng đúng liều, cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trựctiếp chứ không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn đại trà, thỏ ăn uốngkhông hết ngay, thuốc biến chất, không có tác dụng.

Cho thỏ uống thuốc trực tiếp bằng ống bơm hoặc ống phụt nhỏ, đặt sâu vàomiệng qua mép thỏ rồi bơm từ từ vào miệng, thỏ sẽ nuốt dần Đối với thỏ con theo

mẹ, bắt nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu há mồm ra thì nhỏ thuốc vào miệng, nếu nókhông kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ uống được, không nên cho trực tiếp ốngbơm vào miệng vì dễ làm xây xát niêm mạc miệng

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.

1 Các câu hỏi :

- Trình bày cách xác định thời điểm, các điều kiện và cho thỏ vận động ?

- Trình bày cách kiểm tra nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt cho thỏ

- Trình bày cách chăm sóc, răng móng cho thỏ

- Trình bày kỹ thuật tiêm tiêm và cho thỏ uống thuốc

2 Các bài tập thực hành :

2.1 Bài thực hành số 6.2.1 Cho thỏ vận động và chăm sóc răng, móng chothỏ tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Cho được thỏ vận động đúng kỹ thuật

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), thỏ, dụng cụ vận động, dụng cụchăm sóc răng móng, giấy bút

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện cho thỏ vận động và chăm sóc răng, móng cho thỏ

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Xác định thời điểm vận động

+ Chuẩn bị điều kiện vận động

+ Cho thỏ vận động

+ Chăm sóc răng, móng cho thỏ

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và sản phần cần đạt : Xác định thời điểm vận động, các điều kiệnvận động, cho thỏ vận động đúng kỹ thuật và chăm sóc răng móng cho thỏ đúng kỹthuật Kết quả thỏ khỏe mạnh

Trang 30

2.2 Bài thực hành số 6.2.2 Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, tiêm thỏ và cho thỏuống thuốc tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức lớp học.

- Mục tiêu: Kiểm tra được các chỉ tiêu sinh lý, tiêm và cho thỏ uống thuốcđúng kỹ thuật

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), thỏ, nhiệt kế, ống cho uốngthuốc, bơm kim tiêm, giấy bút

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, tiêm thỏ và cho thỏuống thuốc

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Đo thân nhiệt

+ Đếm nhịp thở

+ Đếm nhịp đập tim mạch

+ Tiêm thỏ

+ Cho thỏ uống thuốc

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

- Kết quả và sản phần cần đạt : Kiểm tra đúng các chỉ tiêu sinh lý, tiêm và chothỏ uống thuốc đúng kỹ thuật Kết quả các chỉ tiêu sinh lý phản ánh đúng thực tế

D Ghi nhớ

- Không cho thỏ vận động vào thời điểm nắng nóng và giá rét

- Chăm sóc răng móng cho thỏ sạch sẽ, không gây tổn thương

- Thỏ rất mẫn cảm với kháng sinh, do vậy cần tính đúng liều lượng

Trang 31

Bài 3 : PHÂN LÔ, PHÂN ĐÀN

Mã bài: MĐ 06-03 Mục tiêu :

- Hiểu được các nội dung cần phân lô, phân đàn thỏ

- Mô tả được các nội dung công việc bắt giữ, vận chuyển và phân biệt thỏ đực,thỏ cái

- Thực hiện được các nội dung công việc cần phân lô, phân đàn, bắt giữ, vậnchuyển và phân biệt thỏ đực, thỏ cái

A Nội dung :

3.1 Phân lô, phân đàn theo tuổi

- Thỏ sau khi đẻ nếu thấy số con ít thì có thể ghép ở đàn nhiều con sang,nhưng yêu cầu tuổi chỉ chênh lệch nhau 1 - 2 ngày tuổi

- Trong nuôi thỏ hậu bị đảm bảo 5 - 6 con/ chuồng và nuôi thỏ thịt có thể 10con/chuồng, do vậy các ô chuồng cần phải đảm bảo cân đối về tuổi, nhằm tránh ảnhhưởng đến sinh trưởng và phát triển của thỏ, đồng thời thuận tiện cho việc chămsóc và nuôi dưỡng thỏ được tốt

3.2 Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể

- Trong cùng một lứa tuổi, cùng một mẹ đẻ ra nhưng sự sinh trưởng và pháttriển của các cá thể khác nhau là khác nhau Do vậy, có con có trọng lượng lớn, cócon có trọng lượng nhỏ

- Cho nên sau khi cai sữa thỏ phải xác định khối lượng các cá thể để tiến hànhghép chuồng cho phù hợp, tránh sự chênh lệch về khối lượng sau này Đồng thờivới những thỏ có khối lượng nhỏ thì có chế độ riêng để đản bảo sinh trưởng

3.3 Phân lô, phân đàn theo tính biệt

- Trong nuôi thỏ sinh sản, đến giai đoạn hậu bị cần tách thỏ đực và thỏ cái rariêng để tránh ảnh hưởng đến phát dục, sinh sản của thỏ sau này, không cắn nhau

và giao phối tự do

- Trong chăn nuôi thỏ thịt thì có thể nuôi chung thỏ đực và thỏ cái đến giaiđoạn giết thịt

3.4 Phân lô, phân đàn theo hướng sản xuất

Cần phân lô phân đàn khu nuôi thỏ thịt riêng, khu nuôi thỏ sinh sản riêng đểthuận tiện cho việc theo dõi giống

Trang 32

3.5 Bắt giữ thỏ

Khi bắt thỏ không được cầm tai thỏ nhấc lên vì dễ làm các mạch máu, dâychằng, thần kinh bị đứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ, không được ôm nắm bụng thỏ đểxách lên dễ làm bục dạ dày, đứt ruột, sảy thai, không được nắm 2 chân sau nâng lênthỏ sẽ giẫy giụa mạnh gây sảy thai Bắt thỏ đúng cách là phải nắm chắc da gáynhấc lên, còn tay khác tùy theo mục đíc bắt thỏ mà đặt đúng vị trí

Ví dụ bắt cho người khác kiểm tra hoặc tiêm bắp thì nắm da vùng xươnghông, sát đuôi đặt thỏ ngửa về phía người kiểm tra, người tiêm Nếu tự mình kiểmtra hoặc nhỏ thuốc mũi, cho thỏ uống thuốc thì tay kia ôm vòng xuống sống lưng,đặt thỏ nằm ngửa trên bản hoặc trên nắp lồng trong vòng cánh tay để nhỏ thuốc

Hình 6.3.1 Cách bắt giữ thỏ trưởng thành và thỏ con

3.6 Phân biệt thỏ đực, thỏ cái

Hình 6.3.2 Phân biệt thỏ đực và thỏ cái

Trang 33

Hình 6.3.4 Thỏ cái

Hình 6.3.2 Thỏ đực

Trang 34

Khi chọn giống, việc phân biệt thỏ đực cái từ lúc 20 - 30 ngày là cần thiết.Cách xác định như sau : một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vàogiữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, tay ngón cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục vuốt ngượclên phía bụng Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn là conđực Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần lỗ hậu môn là con cái.

3.7 Vận chuyển thỏ

Khi vận chuyển thỏ đi xa, cần nhẹ nhàng, đảm bảo cho thỏ yên tĩnh, nếu thỏhoảng sợ sẽ phát ốm hoặc làm thỏ chết Nếu vận chuyển đường dài thì thỉnh thoảngnên cho thỏ uống nước, Mỗi ngày cần cho thỏ ăn một lần nhưng đêm hôm trướcngày vận chuyển thì không nên cho ăn quá no Có thể ủ mầm thóc hoặc ngô lênthành tảng bỏ vào lồng cho thỏ ăn vừa thay thức ăn tinh vừa cung cấp nước cho thỏ

để thỏ đỡ khát nước Khi vận chuyển thỏ đi xa tốt nhất nên nhốt mỗi con một ngănthùng hoặc bu đan bằng tre đựng gà Nếu vận chuyển gần thì có thể nhốt thỏ vàomột túi xách cứng Khi trời nóng thì vận chuyển vào sáng sớm, còn nếu trời rét thìvận chuyển vào chiều tối Nếu cho thỏ vào cốp xe thì chú ý không đậy kín vì nếuđậy kín khi trời nắng nóng thỏ sẽ chết rất nhanh

3.8 Ghi chép sổ sách theo dõi

- Sau khi tiến hành phân lô, phân đàn phải ghi chép đầy đủ để theo dõi

- Thỏ giống sau khi phân biệt đực, cái phải nuôi riêng và theo dõi cá thể

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Các câu hỏi :

- Trình bày các phương pháp phân lô, phân đàn cho thỏ

- Trình bày cách bắt giữ, vận chuyển thỏ ?

- Trình bày cách phân biệt thỏ đực, thỏ cái ?

2 Các bài tập thực hành

2.1 Bài tập thực hành số 6.3.1: Phân lô, phân đàn tại trại hoặc hộ gia đìnhnuôi thỏ tại địa phương

- Mục tiêu: Đàn thỏ được phân lô, phân đàn đúng yêu cầu kỹ thuật

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), thỏ các lứa tuổi, lồng nuôi, ôchuồng, giấy bút

- Cách thức thực hiện : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện phát hiện phân lô, phân đàn thỏ

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Trang 35

+ Phân lô, phân đàn theo tuổi

+ Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể

+ Phân lô, phân đàn theo tính biệt

+ Phân lô, phân đàn theo hướng sản xuất

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác tiêu chuẩn phân lô và phân đàn, thực hiện phân lô, phân đàn thỏ đúng yêu cầu

kỹ thuật Kết quả được phân lô,phân đàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

2.2 Bài tập thực hành số 6.3.2: Bắt giữ, vận chuyển thỏ tại trại hoặc hộ giađình nuôi thỏ tại địa phương

- Mục tiêu: Thỏ được bắt giữ và vận chuyển đúng kỹ thuật

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), thỏ, lồng nuôi, dụng cụ vàphương tiện vận chuyển thỏ

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện bắt giữ và vận chuyển thỏ

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Cách bắt giữ thỏ

+ Cách vận chuyển thỏ

- Thời gian thực hiện : 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcách bắt giữ và vận chuyển thỏ, thực hiện bắt giữ và vận chuyển thỏ Kết quả đànthỏ được bắt giữ và vận chuyển đúng kỹ thuật

2.3 Bài tập thực hành số 6.3.3: Phân biệt thỏ đực, thỏ cái tại trại hoặc hộ giađình nuôi thỏ tại địa phương

- Mục tiêu: Phân biệt được thỏ đực và thỏ cái chính xác

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), thỏ đực, thỏ cái, lồng nuôi,giấy bút

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện phân biệt thỏ đực và thỏ cái

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Xác định đặc điểm cơ quan sinh dục của thỏ đực và thỏ cái

+ Phân biệt thỏ đực

+ Phân biệt thỏ cái

Trang 36

- Thời gian thực hiện : 1 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcách phân biệt thỏ đực và thỏ cái, thực hiện phân biệt thỏ đực và thỏ cái đúngkỹthuật Kết quả phân biệt được thỏ đực và thỏ cái

C Ghi nhớ

- Cần căn cứ vào mục đích nuôi để phân lô, phân đàn cho hợp lý

- Cách bắt giữ không được ôm nắm bụng thỏ để xách lên dễ làm bục dạ dày,đứt ruột và sảy thai và cũng không nên nắm hai chân sau nâng lên

- Thỏ đực thì khi ấn lỗ sinh dục có hình trụ nổi lên khỏi lỗ hậu môn, còn thỏcái thì kéo dài thành khe rãnh gần lỗ hậu môn

Trang 37

Bài 4 : PHỐI GIỐNG CHO THỎ

Mã bài: MĐ 06-04 Mục tiêu :

- Xác định được các bước công việc trong việc phối giống cho thỏ

- Thực hiện được các bước công việc trong việc phối giống cho thỏ

A Giới thiệu quy trình phối giống cho thỏ

Bước 1: Đặc điểm động dục

Bước 2: Xác định thời điểm phối giống

Bước 3: Phối giống cho thỏ

Bước 4: Theo dõi kết quả phối giống

Bước 5: Khám thai thỏ

Trang 38

B Các bước tiến hành:

4.1 Đặc điểm động dục

Chu kỳ động dục của thỏ khoảng 13 16 ngày Thời gian động dục kéo dài 3

-5 ngày Thỏ cái động dục sớm hay muộn, đúng kỳ hay không phụ thuộc nhiều vàotrạng thái sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định Thỏ quábéo hoặc quá gầy và vào mùa hè nóng bức thì chu kỳ động dục kéo dài, mùa đôngrét buốt trong kỳ thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu sinh tố đều là nguyênnhân làm thỏ không động dục hoặc ít hưng phấn chịu đực Khi thấy thỏ lâu ngàykhông động dục, không phối giống được thì phải kiểm tra xác định yếu tố nào gâyảnh hưởng để có biện pháp khắc phục kịp thời Có thể kích thích thỏ cái động dụcbằng cách nhốt thỏ cái gần thỏ đực hoặc có thể dùng kích dục tố như huyết thanhngựa chửa tiêm bắp với liều 15 đơn vị chuột cho 1 kg thể trọng, sau khi tiêm 1 - 4ngày là phối

Hình 6.4.1 Kiểm tra phát hiện động dụcBiểu hiện của thỏ động dục : Thỏ động dục thường bỏ ăn hoặc ăn ít, pháchuồng đòi ra tìm con đực, không ra được thì gặm chuồng, húc máng ăn, húc nócchuồng để thoát được ra ngoài, nhất là vào ban đêm Thỏ không động dục, tư thếnằm bình thường, hai chân trước duỗi thắng thoải mái về phía trước, hai bàn chân

và các ngón chân nằm song song với mặt sàn chuồng, chân sau và đuôi tư thế thoảimái, toàn thân dài song song với mặt sàn chuồng Khi thỏ động dục toàn thân nằm

Trang 39

ở tư thế phục phị, hai chân trước không duỗi thẳng, chỉ nhô ra trước ngực một ít,hai chân sau thu vào bụng, mông vồng lên, đuôi nâng lên, sờ hai tai thấy rất nóng(thỏ không động dục tai chỉ hơi ấm) Bình thường niêm mạc âm hộ của thỏ có màuhồng nhạt, nếu động dục chuyển sang màu đỏ tươi, sưng tấy lên Lúc này nếu chothỏ cái đến ô chuồng thỏ đực thì chịu đực, mông và đuôi cong lên chờ thỏ đực giaophối Khi niêm mạc âm hộ chuyển sang màu đỏ thẫm, tím bầm là kết thúc kỳ độngdục, thỏ không chịu đực nữa.

4.2 Xác định thời điểm phối giống

Tuổi phối giống lần đầu : Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu đực lúc 4 4,5 tháng tuổi tuỳ theo giống và nuôi dưỡng Thông thường sau khi động dục 2 chu

-kỳ mới cho phối giống lần đầu để cho cơ quan sinh dục của thỏ cái phát triển hoànthiện nhằm đảm bảo cho việc chửa đẻ và nuôi con tốt Lúc này khối lượng cơ thểđạt từ 75 - 80% khối lượng trưởng thành Đối với thỏ ngoại tuổi phối giống thíchhợp là lúc khối lượng cơ thể đạt từ 3 kg trở lên, thỏ lai đạt 2,6 kg trở lên vào lúc 5,5

- 6 tháng tuổi Nếu cho phối sớm trước 5 tháng tuổi thì đàn con yếu, kém phát triển

và tuổi sử dụng của bố mẹ ngắn hơn bởi vì cơ thể thỏ trước 5 tháng tuổi chưa pháttriển hoàn hảo

- Thời điểm phối giống thích hợp : Kiểm tra âm hộ nếu thấy sưng tấy nên mầu

đỏ tươi là thời điểm phối giống thích hợp cho thỏ Khi phát hiện thỏ động dục thìbắt thỏ cái sang chuồng thỏ đực để cho phối giống

4.3 Kỹ thuật phối giống

Khi phối giống cho thỏ cái thì phải bắt thỏ cái sang chuồng thỏ đực, nếu làmngược lại thì thỏ đực thì thỏ đực lạ chỗ khó làm quen với thỏ cái, đồng thời thỏ cáithường kháng lại thỏ đực

Thao tác bắt thỏ cái như sau : tay phải nắm da gáy thỏ cái nhấc ra khỏichuồng, tay trái đỡ lấy mông và đưa đến lồng thỏ đực (đã được bố trí ghép giaophối trong một gia đình) Khi con cái vào lồng con đực, sau ít phút làm quen mùicủa con đực đã bao trùm ngăn lồng và gây kích thích hưng phấn cao độ cho concái, tạo điều kiện tốt để phối giống đạt kết quả Đến lúc này thỏ đực chồm lên lưngthỏ cái và thỏ cái đứng yên mình vươn dài ra phía trước, hai chân sau kiễng lên,mông nâng cao, đuôi vắt sang một bên ở tư thế chờ phối Âm hộ thỏ cái lộ rõ và mởrộng, tạo điều kiện cho thỏ đực giao phối Khác với tất cả các gia súc khác là thỏđộng dục mà không rụng trứng, chỉ khi nào con đực nhảy lên lưng con cái gây kíchthích thì thỏ cái mới rụng trứng Vì vậy, khi phối giống cho thỏ phải phối 2 lầntrong ngày để nâng cao khả năng rụng trứng và tăng số con đẻ ra

Trang 40

Hình 6.4.2 Phối giống cho thỏThời gian giao phối chỉ kéo dài khoảng 15 - 20 giây Khi giao phối kết thúc,con đực co mình ngã lăn cạnh con cái hoặc ngã ngồi xuống sàn chuồng phía sauđuôi thỏ cái và phát ra một tiếng kêu nho nhỏ, đó là âm thanh báo hiệu việc giaophối đã kết thúc thoải mái của con đực Ngược lại, nếu con cái không chịu đực thì

cứ chạy trốn rồi nằm áp mông, cụp đuôi xuống đáy lồng chuồng

Thời điểm phối giống thích h ợp vào lúc mát mẻ trong ngày thường vào banđêm hoặc sáng sớm

Chú ý một số con cái do sợ hài nên không cho con đực phối giống, trongtrường hợp này ta kéo con cái ra giữa lồng và luồn tay vào bụng nhẹ nhàng nângmông lên cho thỏ đực phối giống

Ở những cơ sở giống thương phẩm thì con cái nên phối hai lần liền với hai conđực khác nhau, con đực trước già hơn con đực sau, để tinh trùng thỏ trẻ tăng cườnghoạt lực cho tinh trùng thỏ già phối được trước

Ở cơ sở nhân giống thuần chủng thì chỉ phối lặp lại, lần sau phải cách lầntrước 4 - 6 giờ để tăng tỷ lệ thu thai và số con sơ sinh

Ngày đăng: 26/06/2015, 07:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w