1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de tap huan

7 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 94 KB

Nội dung

KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút I-MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về phần lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn thứ hai từ năm 1945 đến nay, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Đông Dương, sự phân hóa sâu sắc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá việc học tập, giáo viên tự đánh giá hiệu quả giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học của GV và HS -Thực hiện theo yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của địa phương. 1-Về kiến thức Yêu cầu học sinh nắm được: - Những thành tựu về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân của sự phát triển đó. - Những xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh”, liên hệ đến Việt Nam. - Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam và sứ mạng lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam. 2-Về kĩ năng - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày sự kiện, vận dụng kiến thức để phân tích đánh giá sự kiện, liên hệ thực tế. 3-Về tư tưởng, tình cảm, thái độ - Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện của lịch sử thế giới từ đó hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. II-HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: -Tự luận. III-THIẾT LẬP MA TRẬN: TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. . Số câu: 1/2 1/2 1 Số điểm: Tỉ lệ: 2,0 2,0 4,0 40% 2. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh Việt Nam trong xu thế chung của thế giới. Số câu: 1/2 1/2 1 Số điểm: Tỉ lệ: 1,5 1,5 3,0 30% 3. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Thái độ và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Số câu: 1/2 1/2 1 Số điểm: Tỉ lệ: 1,5 1,5 3,0 30% Tổng số câu: 1/2 +1/2 +1/2 (1,5 câu) 1/2 1 3 Tổng số điểm: 5.0 2.0 3.0 10.0 Tỉ lệ: 50% 20% 30% 100% IV-BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2010 – 2011) MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Lý giải nguyên nhân của sự phát triển đó. Câu 2 (3,0 điêm) Em hãy nêu những xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh”? Việt Nam phải làm gì để hòa nhập vào xu thế chung của thời đại? Câu 3 (3,0 điểm) Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam? Vì sao giai cấp công nhân lại giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? HẾT V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: ĐÁP ÁN Câu Trả lời Điểm 1 * Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản: - Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “ sự phát triển thần kỳ ”. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp: 1950-1960 đạt 15 %, 1961-1970 đạt 13,5 %. Nông nghiệp từ 1967 – 1969, cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru. - Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 đạt 20 tỉ USD, năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ. - Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới… * Nguyên nhân của sự phát triển. - Truyền thống văn hóa – giáo dục lâu đời của người Nhật. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. - Sự quản lý hiệu quả các xí nghiệp, công ty. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của chính phủ Nhật Bản. 0,5đ 2 * Nêu được 4 xu thế riêng: - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, nhiều trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm. - Ở một số khu vực ( như Châu Phi, Trung Á…) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. * Xu thế chung: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. * Việt Nam phải làm gì để hòa nhập vào xu thế chung của thế giới ngày nay: - Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất. - Làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân… - Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 3 * Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. - Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị 3 tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân… - Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để, có lòng yêu nước nồng nàn. - Là giai cấp lãnh đạo cách mạng… * Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo vì: - Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có quan hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân…Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc… - Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh… - Tiếp cận với những thành tựu mới nhất, điều kiện lao động tập trung… 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ VI- XEM XÉT LẠI ĐỀ KIỂM TRA:

Ngày đăng: 26/06/2015, 01:00

Xem thêm

w