nang cao chat luong giao duc

22 22 0
nang cao chat luong giao duc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LÊ DUẨN KHOA LÝ LUẬN MÁC - LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ***************************** BẢN THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐỀ TÀI: '' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH HẢI" HỌC VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ TUYẾT ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH HẢI Quảng Trị, năm 2011 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Về mặt lý luận: "Trường học là một tổ chức sư phạm - xã hội được hình thành để thực hiện mục đích nhất định; là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục, nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra". "Trường Tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi nhằm hình thành ở học sinh sơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt nam". Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào chất lượng của nhà trường trong đó có công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Đội ngũ giáo viên Tiểu học bao gồm các thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ để thực hiện tốt yêu cầu giảng dạy giáo dục ở trường Tiểu học, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học là:" Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học sơ sở". Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, vì vậy xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lành nghề ở trường Tiểu học là nhiệm vụ tất yếu hết sức quan trọng của người lãnh đạo. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. 2. Về mặt thực tiễn: Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường tiểu học còn hạn chế. Thực tiễn trong thời gian qua, các trường tiểu học ở địa bàn Gio Linh nói chung và trường trường Tiểu học Linh Hải nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạo hoá đất nước phát triển ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp ứng được. Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Tôi xác định rằng: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Linh Hải ". II. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này có mục đích: - Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải . - Xây dựng và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 1. Khách thể nghiên cứu: Là đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Linh Hải. 2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải. VI. Giả thuyết khoa học: Nếu việc cải tiến xây dựng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải đúng đắn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường thì hoạt động dạy học sẽ có chuyển biến và kết quả sẽ được nâng cao. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải. 2. Nghiên cứu thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải. 3. Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Linh Hải. VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu, văn bản để thu nhập tư liệu, thông tin cần thiết cho đề tài. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải. - Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án, sổ sách…) để xác định kết quả công tác dạy - học của giáo viên và học sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: - Thống kê toán học để phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm như tính phần trăm, tính trung bình. - Trò chuyện của cô giáo với học sinh. VII . Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH HẢI. 1. Cơ sở lý luận: Nghị quyết IV khoá VII và nghị quyết II khoá VIII của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định rõ vai trò có tính chất quyết định của đội ngũ giáo viên trong tất cả các hoạt động của nhà trường và nhiệm vụ của người giáo viên trong việc tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng. Luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chũ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ nhiệm vụ của nhà giáo là: " Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nêu gương tốt cho người học" và quyền của nhà giáo là: '' Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ". Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và một vấn đề sớm được các nhà quản lý và lãnh đạo các trường học chú ý quan tâm. Họ đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng trình độ và năng lực mọi mặt cho giáo viên, đặc biệt về công tác chuyên môn và nghiệp vụ dạy học. Kết quả thi dạy giỏi của giáo viên và kết quả thi học sinh giỏi của học sinh đã khẳng định những việc đã làm là đúng. 2. Cơ sở thực tiễn: Giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ, là thành phần giữ nhiều chức năng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội. Họ sống rất giàu tình cảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyện với nhau; công tác giảng dạy rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của họ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ. Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độ ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải cho thấy: Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Linh Hải rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Linh Hải vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo công tác này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Song công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường còn chưa thực sự khoa học; bởi vậy lãnh đạo nhà trường khuyến khích việc tìm hiểu nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả dạy học của nhà trường. * Yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học: Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã thực hiện thay đổi chương trình và sách giáo khoa cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá. Xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy: Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học. Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học, nhằm giúp họ có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của người học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo lớp, theo nhóm và cho từng cá nhân học sinh…). Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như Toán, Tiếng Việt theo định lượng thang điểm 10, các môn học còn lai được đánh giá bằng phiếu nhận xét của giáo viên theo các mức: Hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁCCHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH HẢI 1. Tình hình đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Linh Hải hiện nay : Trường Tiểu học Linh Hải thành lập thuộc Phòng giáo dục Huyện Gio Linh. Trường đóng trên địa bàn xã Linh Hải Huyên Gio Linh . Trường có 10 lớp chia làm 2 khu vực với tổng số học sinh là 177em trường đã thực hiện học 2 buổi/ngày. Đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên gồm 22 người. Trong đó, Ban giám hiệu: 2; giáo viên: 18; Nhân viên: 2 tuổi đời bình quân trên 35 tuổi. Đời sống của giáo viên tương đối ổn định, lương hưởng theo ngạch bậc, bằng cấp và phụ cấp nghề 35%. Trong những năm qua công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả mang lại chưa đáp ứng đúng yêu cầu của công tác này. Nguyên nhân hạn chế này một phần do nhận thức của cán bộ giáo viên chưa thấy hết vai trò, nhiệm vụ của công tác này, sự phối hợp giữa ban giám hiệu và giáo viên thiếu nhịp nhàng. Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng làm cho công tác này chưa được quan tâm đúng mức là do đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí phục vụ cho công tác này chưa đáp ứng đủ. Tuy còn gặp không ít những vướng mắc và khó khăn nhưng trong những năm qua trường cũng đã có nhiều tiến bộ nhất định. Chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. 2. Kết quả điều tra thu được số liệu sau: Bảng 1: Tình hình về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Linh Hải. năm học TS CB GV Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo Chất lượng Ghi chú Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2007-2008 16 1 6.3 13 81.3 2 12.1 3 18.1 10 62.5 3 18.1 2008-2009 20 4 20 15 75 1 5 6 30 10 50 4 20 2009-2010 21 4 19.1 17 80.1 8 38.1 11 52.4 2 9.5 2010-2011 21 4 19.1 17 80.1 8 38.1 11 52.4 2 9.5 Bảng 2: chất lượng học sinh trường Tiểu học Linh Hải. năm học TS HS HẠNH KIỂM HỌC LỰC Tốt Khá CCG Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % Sl % 2007-2008 212 180 85.5 27 12.1 5 2.4 41 19.3 57 26.9 102 48.1 12 5.7 2008-2009 200 177 88.5 20 10 3 1.5 45 22.5 54 27 93 46.5 8 4 2009-2010 198 180 90.9 15 7.7 3 1.4 48 24.2 59 29.8 86 43.5 5 2.5 2010-2011 177 120 67.8 57 32.2 49 27.7 57 32.2 76 40.1 . tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nêu gương tốt cho người học" và quyền của nhà giáo là: '' Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng. mới. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ về đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Đó là không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. coi đây là biện pháp cơ bản quan trọng, không những nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việc mà còn có tác dụng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Việc bố trí đội ngũ hợp lý thường

Ngày đăng: 25/06/2015, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan