1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu lý thuyết về kiểm toán nhà nước

80 3,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán Nhà nước Kiểm toán có nguồn gốc từ tiếng Latinh, theo nghĩa của từ "Audit". Kiểm toán ra đời từ thời La Mã, thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán chỉ phát triển mạnh mẽ và mang tính phổ biến trong khoảng vài trăm năm trở lại đây. Ở Đức, từ năm 1714, Vua Phổ là Friedrich Wilhelm I đã ra Sắc lệnh thành lập Phòng Thẩm kế tối cao (hay Thẩm kế viện dưới thời Đế chế Đức). Ở Pháp, từ năm 1807, dưới thời Hoàng đế Napoleon I, Toà Thẩm kế (Cour des comptes) đã được thành lập. Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lệ và hợp lý các nguồn tài chính của Nhà nước. Bởi vậy, mục tiêu cụ thể của công tác này là sử dụng xác thực và có hiệu quả nguồn kinh phí công, phấn đấu đạt được sự quản lý kinh tế chặt chẽ, tính hợp lệ của công tác quản lý hành chính và việc thông tin cho các cơ quan nhà nước cũng như công luận thông qua việc công bố các báo cáo khách quan về sự ổn định và phát triển của nền tài chính quốc gia. Kiểm toán hiện diện như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ một mô hình kinh tế nào, một hình thái xã hội nào và không hề bị chi phối bởi kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia kể từ sau các cuộc cách mạng về kinh tế và hiện đại hoá vào những năm đầu của thế kỷ XX. 1 Cơ quan Kiểm toán nhà nước (KTNN) ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau. Ví dụ: Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ, Cục Kiểm toán Liên bang Nga, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Uỷ ban Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ; Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản; v.v Phần lớn các khu vực trên thế giới đều thành lập Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao của khu vực. Chẳng hạn như, tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao châu Âu (Euro Organization of Supreme Audit Institutions - EUROSAI); tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (Asia Organization of Supreme Audit Institutions – ASOSAI). Trên bình diện quốc tế, các quốc gia cũng gia nhập Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organization of Supreme Audit Institutions-INTOSAI). Cơ quan này gồm có 178 thành viên. Trong đó, Việt Nam cũng tham gia tổ chức này từ năm 1996. Ngày nay, việc xác định địa vị pháp lý và các chức năng cơ bản của cơ quan kiểm toán tối cao của một quốc gia thường dẫn chiếu tới “Tuyên bố Lima về những chuẩn mực của kiểm tra tài chính”. Tuyên bố này được thông qua tại Đại hội lần thứ IX của Tổ chức INTOSAI tháng 10 năm 1997. Không chỉ soạn thảo ra những định hướng chung, Tuyên bố Lima còn tuyển chọn và hệ thống hoá những nguyên tắc cơ bản của kiểm tra tài chính công đã được các quốc gia ứng dụng và công nhận. Tuy không có sự ràng buộc về mặt pháp lý trong phạm vi của từng quốc gia, nhưng có thể thấy Tuyên bố Lima có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển của cơ quan kiểm toán tối cao ở mỗi quốc gia. Các chuẩn mực do Tuyên bố Lima đưa ra được xem là những định hướng chủ đạo trong việc tổ chức một cơ quan kiểm tra tài chính hiệu quả. 2 Khái niệm về kiểm toán Nhà nước Trên thực tế các tổ chức nghề nghiệp liên quan đều tránh đưa ra một khái niệm về kiểm toán Nhà nước. Bởi lẽ, đây là một loại hình kiểm toán cụ thể trong hệ thống khoa học kiểm toán, vì vậy, họ thường đưa ra khái niệm chung về kiểm toán và kết hợp mô tả đặc thù về kiểm toán Nhà nước để từ đó giúp cho người nghiên cứu hình dung về loại hình kiểm toán này. Chúng ta có thể hình dung về kiểm toán Nhà nước thông qua một số quan điểm sau: - Theo định nghĩa của hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (Intosai): “Cơ quan kiểm toán tối cao được hiểu là một tổ chức công cộng của Nhà nước được chỉ định thiết lập, tổ chức theo các cách khác nhau, thực hiện theo luật định, chức năng kiểm toán công cộng” - Theo điều 13 Luật KTNN: “KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; và điều 14 luật KTNN: “KTNN có chức năng kiểm toán, báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động độc lập đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”. - Theo điều 4 luật KTNN: “Hoạt động KTNN là việc kiểm tra, đánh giá, và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước” Như vậy, nhìn chung ta có thể hiểu kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên Nhà nước thuộc cơ quan kiểm toán tối cao của mỗi quốc gia tiến hành. Kiểm toán Nhà nước chủ yếu kiểm tra chức năng tuân thủ pháp luật, tiến hành hoạt động và lập báo cáo tài chính của các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn và kinh phí Nhà nước. 3 Các hình thức hoạt động của cơ quan kiểm toán Nhà nước Bên cạnh các định hướng về thiết chế và tổ chức, Tuyên bố Lima cũng đưa ra các khuyến nghị về các hình thức kiểm toán, bao gồm việc kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ bên ngoài. Kiểm tra trước đối với một nền tài chính lành mạnh là cần thiết, nhưng đó không phải là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan kiểm toán tối cao. Kiểm tra sau là hoạt động chính của cơ quan này. Công tác kiểm toán mang tính Nhà nước cần có sự phân biệt rành mạch giữa kiểm toán ngoại vi (hay ngoại kiểm) và kiểm toán nội bộ (hay nội kiểm). Trong một Nhà nước pháp quyền hiện đại, kiểm toán ngoại vi được thực hiện thông qua KTNN hay nói một cách khác, cơ quan kiểm toán ngoại vi không nằm trong khối tổ chức các cơ quan bị kiểm tra. Kiểm toán nội bộ được hiểu là hoạt động kiểm tra tài chính công trong phạm vi một tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặt dưới quyền của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước có sử dụng Kiểm toán nội bộ đều phải chịu sự kiểm tra của KTNN. KTNN có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra chất lượng kiểm toán và ấn định cả những chuẩn mực và quy trình kiểm toán áp dụng cho các tổ chức Kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phân biệt giữa kiểm toán ngoại vi mang tính Nhà nước và kiểm toán ngoại vi không mang tính Nhà nước. Kiểm toán ngoại vi không mang tính Nhà nước là sự kiểm toán đối với khu vực kinh tế không phải do Nhà nước tổ chức, hoặc là những doanh nghiệp mà Nhà nước không phải là chủ sở hữu chính. Những doanh nghiệp như vậy, chịu sự kiểm toán của các tổ chức Kiểm toán độc lập (hay còn gọi là các Công ty dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán). Về nguyên tắc, các cơ quan kiểm toán tối cao phải đạt được các mục tiêu kiểm toán, bao gồm: tính hợp pháp, tính tuân thủ, tính kinh tế, đúng mục đích và tính tiết kiệm ngang bằng như nhau. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán Nhà nước 4 Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao, KTNN phải thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng: Một là, KTNN phải báo cáo và tư vấn cho Quốc hội về những vấn đề có liên quan trong quá trình ra các quyết định của Quốc hội, không chỉ vì Quốc hội là cơ quan giám sát cơ quan hành pháp, mà còn với tư cách là cơ quan ban hành Luật NSNN và các đạo luật chuyên môn có hiệu lực tài chính. Hai là, KTNN phải báo cáo, tư vấn và giải toả trách nhiệm cho Chính phủ, cụ thể là cho các cấp quản lý hành chính Nhà nước, các Bộ, ban, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như về tác động tài chính của những biện pháp đề ra. Ba là, KTNN thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với bộ máy hành chính Nhà nước nhằm chống lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng các phương tiện tài chính của Nhà nước. Bốn là, KTNN cần thông báo công khai trước công luận về việc sử dụng các phương tiện tài chính Nhà nước của Chính phủ và Quốc hội. 4 nhiệm vụ trên là biểu thị thước đo giá trị thành công của một cơ quan KTNN với tư cách là cơ quan công quyền có chức năng kiểm tra tài chính công tối cao của Nhà nước. Để cơ quan KTNN có thể đảm nhiệm được những chức năng, nhiệm vụ của mình trong một Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi 3 tiền đề cơ bản, đó là: Thứ nhất, tính độc lập của cơ quan KTNN với các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước phải được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật: - Đảm bảo tính độc lập về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động. - Đảm bảo quyền chủ động của cơ quan KTNN trong việc xây dựng Chương trình kế hoạch kiểm toán, mục tiêu của mỗi cuộc kiểm toán và nội dung kiểm toán. - Đảm bảo quyền được công khai kết quả kiểm toán trước công luận. Thứ hai, nguyên tắc kiểm toán đầy đủ phải được thể chế hoá trong luật: - Về nguyên tắc, cơ quan KTNN phải có thẩm quyền kiểm toán tất cả các chức năng Nhà nước có tác động đến ngân sách, không phụ thuộc vào việc những chức năng đó được thực hiện dưới bất cứ hình thức pháp lý nào. 5 Nếu lĩnh vực nào đó (bí mật quốc gia) mà không muốn kiểm toán thì cũng phải xác định rõ bằng luật và thông báo cho công luận biết. - Thẩm quyền kiểm toán của cơ quan KTNN phải không bị hạn chế về thực chất. Điều đó có nghĩa là, bao gồm cả việc kiểm tra tính hợp pháp, tính tuân thủ, tính kinh tế và tính tiết kiệm của các hoạt động kinh tế nhà nước. Thứ ba, phải có một tài phán độc lập để cơ quan KTNN có thể khiếu kiện khi tính độc lập và thẩm quyền kiểm toán của mình bị xâm phạm: - Khi tính độc lập của mình bị xâm phạm thì con đường pháp lý mở ra đối với cơ quan KTNN là kiện lên Toà án tối cao. - Đối với kiểm tra tài chính, khi có vướng mắc về thẩm quyền kiểm toán thì sẽ được giải quyết thông qua các Toà hành chính. Ngay trong 178 nước có cơ quan KTNN là thành viên của INTOSAI, việc đáp ứng những tiền đề này rất khác nhau và chắc chắn, hiệu lực của chúng cũng rất khác nhau. Mô hình kiểm toán Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới Trong số 178 thành viên chính thức của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), mô hình các cơ quan KTNN không giống nhau. Một số KTNN trực thuộc Quốc hội, một số trực thuộc Chính phủ, số còn lại trực thuộc Tổng thống, trực thuộc Nhà Vua hoặc độc lập hoàn toàn với Quốc hội và Chính phủ. Theo thống kê sơ bộ, trong số 85 nước được khảo sát: - 36 nước có cơ quan KTNN trực thuộc Quốc hội: Hoa Kỳ, Nga, Anh, Đan Mạch, Ôxtrâylia, Hunggari, Phần Lan, Ba Lan, Séc, Hà Lan, Áo, Lítva, Braxin, Mêhicô, Êcuađo, Côlômbia, Cô-xta-ri-ca, Guatêmala, Namibia, Canađa, Uganđa, Vênêxuêla, Gana, Hônđurat, Urugoay, CH Đôminica, Puêtô Ricô, CH Xêy-chê-lê, Nicaragua, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mianma, Gióocđani, Papua Niu Ghinê, Xri-lanca, Ixraen. 6 - 16 nước có cơ quan KTNN trực thuộc Chính phủ: Trung Quốc, Nhật Bản, Arập Xêút, Thái lan, Lào, Campuchia, Thuỵ Điển, Pêru, Achentina, Bốt- xoa-na, Đôminích, En Sanvađo, Môrixơ, Kiribati, Xanh Luxia, Xanh Vinxen. - 14 nước có cơ quan KTNN trực thuộc Tổng thống: Hàn Quốc, Chi-lê, Băng-la-đét, Bô-li-vi-a, Tan-da-ni-a, Guy-a-na, Ấn Độ, Ma-la-uy, Man-ta, Dăm-bi-a, Pa-ra-goay, Gia-mai-ca, Pa-ki-xtan, Be-li-ze. - 2 nước có cơ quan KTNN trực thuộc nhà Vua: Nê-pan, Bru-nây. - 17 nước có cơ quan KTNN độc lập hoàn toàn: Đức, Malaixia, Síp, Pháp, Phi-lip-pin, In-đô-nê-si-a, Hy Lạp, CH Xu-đăng, Tây Ban Nha, Panama, Xu-ri-nam, Luých-xăm-bua, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Italia, Ôman, Ki- rơ-gi-xtan. Ở đây, chuyên đề trình bày 3 mô hình cơ quan kiểm toán tối cao quốc gia phổ biến để minh họa: Cơ quan KTNN trực thuộc Quốc hội (CHLB Nga), trực thuộc Chính phủ (Trung Quốc) và mô hình độc lập (CHLB Đức). Mô hình cơ quan KTNN trực thuộc Quốc hội (CHLB Nga) Kiểm toán nhà nước liên bang Nga (KTNNLB) là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, được lập ra bởi Hội nghị Liên bang và trực thuộc Hội nghị. KTNNLB Nga trong hoạt động của mình tuân thủ theo Hiến pháp Liên bang, Đạo luật KTNN và các Đạo luật khác của Liên bang Nga. Trong khuôn 7 khổ các nhiệm vụ do luật định, KTNNLB Nga độc lập về tổ chức và chức năng. KTNNLB Nga là một pháp nhân, có con dấu khắc hình Quốc huy Liên bang. - Nhiệm vụ: Tổ chức và thực hiện kiểm tra việc hoàn thành đúng thời hạn các khoản thu, khoản chi của Ngân sách Liên bang và ngân sách các quỹ Liên bang nằm ngoài ngân sách Liên bang, cả về số lượng, cơ cấu và mục tiêu. Đánh giá cơ sở lý giải của các khoản thu, khoản chi trong các dự toán ngân sách Liên bang và ngân sách các quỹ Liên bang nằm ngoài ngân sách Liên bang. Thẩm định về mặt tài chính các dự thảo Luật Liên bang, các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực Nhà nước Liên bang khác có dự kiến các khoản chi lấy từ ngân sách Liên bang hoặc ảnh hưởng đến việc thành lập và sử dụng ngân sách Liên bang cũng như ngân sách của các quỹ Liên bang nằm ngoài ngân sách Liên bang. Phân tích việc không thực hiện đúng các chỉ tiêu đã xác định của ngân sách Liên bang và của ngân sách các quỹ Liên bang nằm ngoài ngân sách Liên bang, cũng như chuẩn bị các kiến nghị nhằm khắc phục các sai sót đó và hoàn thiện ngân sách Liên bang. Kiểm tra tính hợp pháp và tính kịp thời của việc chuyển ngân sách Liên bang và ngân sách các quỹ Liên bang nằm ngoài ngân sách Liên bang trong Ngân hàng Trung ương Nga, trong các Ngân hàng được uỷ nhiệm và các tổ chức tín dụng khác của Liên bang. Đệ trình thường xuyên các thông tin về việc thực hiện ngân sách Liên bang cũng như kết quả các hoạt động kiểm toán lên Hội đồng Liên bang và Viện Duma quốc gia. - Tổ chức bộ máy: KTNNLB bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Kiểm toán trưởng và bộ máy giúp việc của KTNNLB. Chủ tịch KTNNLB do Viện Duma quốc gia bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 6 năm. Nghị quyết về việc bổ nhiệm Chủ tịch KTNNLB được Viện Duma quốc 8 gia thông qua với đa số phiếu cuả tất cả đại biểu Viện Duma quốc gia. Mọi công dân Liên bang Nga đã tốt nghiệp Đại học tổng hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, kiểm tra Nhà nước, kinh tế và tài chính đều có thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch KTNNLB. Chủ tịch KTNNLB không được có quan hệ họ hàng với Tổng thống Liên bang Nga, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Chủ tịch Viện Duma quốc gia, Chủ tịch Chính phủ Liên bang, Thủ trưởng Phủ Tổng thống Liên bang, Chánh Toà án tối cao Liên bang và Chủ tịch Hội đồng trọng tài tối cao Liên bang. Chủ tịch KTNNLB có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Liên bang, Viện Duma quốc gia, các Uỷ ban và tiểu ban của Nghị viện, các phiên họp của Chính phủ Liên bang và của Đoàn Chủ tịch Chính phủ Liên bang. Chủ tịch KTNNLB không được phép là Đại biểu của Viện Duma quốc gia, là thành viên của Chính phủ Liên bang, không được làm bất kỳ công việc nào có tính chất sinh lợi, trừ công tác giảng dạy khoa học nghệ thuật Phó Chủ tịch KTNNLB do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 6 năm. Nghị quyết bổ nhiệm Phó Chủ tịch KTNNLB được thông qua bởi đa số tất cả các đại biểu Hội đồng Liên bang. - Đánh giá kết quả kiểm toán: KTNNLB đánh giá một cách có hệ thống các kết quả thu được từ các biện pháp kiểm tra, khái quát chúng và nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của các việc sai trái và vi phạm trong khi tạo các nguồn thu và chi từ ngân sách Liên bang. Trên cơ sở các dữ liệu có được, KTNNLB xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Ngân sách và tiếp tục phát triển hệ thống tài chính và ngân sách của Liên bang, trình lên Viện Duma quốc gia. - Các kiến nghị của KTNNLB: Dựa vào các kết quả do các biện pháp kiểm tra đưa lại, KTNNLB kiến nghị với các cơ quan Nhà nước Liên bang, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp được kiểm toán về các biện pháp để khắc phục các thiếu sót, truy cứu trách nhiệm của các quan chức đã vi phạm các Đạo luật của Liên bang và gây ra bê bối. 9 Kiến nghị của KTNNLB phải được xem xét trong thời hạn được ấn định, nếu không có thời hạn thì là 20 ngày kể từ ngày nhận được chúng. Các biện pháp được đưa ra để thực hiện kiến nghị phải được thông báo ngay cho KTNNLB. Nếu trong khi tiến hành kiểm toán mà phát hiện việc biển thủ phương tiện tài chính hoặc tài sản Nhà nước cũng như các vụ việc lạm dụng chức vụ khác thì KTNNLB chuyển ngay lập tức các hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. 10 [...]... nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước 5 Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán 6 Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà. .. của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp Cơ cấu tổ chức của kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm: bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà 19 nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Tổng Kiểm toán Nhà nước. .. (ngân hàng, các tổ chức tài chính) c Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực 1 Kiểm toán Nhà nước khu vực I (trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội); 20 2 Kiểm toán Nhà nước khu vực II (trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An); 3 Kiểm toán Nhà nước khu vực III (trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng); 4 Kiểm toán Nhà nước khu vực IV (trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh); 5 Kiểm toán Nhà nước khu vực V (trụ sở... thuộc Kiểm toán Nhà nước Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 30 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ như sau: a Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành 1 Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; ... và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; 5 Vụ Pháp chế; 6 Vụ Quan hệ quốc tế b Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 1 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia (lĩnh vực quốc phòng); 2 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib (lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nước) ; 3 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ, ngành kinh tế tổng hợp); 4 Kiểm. .. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có con dấu riêng; Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và 21 các nhiệm vụ kiểm toán khác... cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước 7 Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết 8 Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toán Nhà nước c hịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện 9 Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường... kinh tế tổng hợp); 4 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ…); 5 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở); 6 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V (lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng); 7 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước) ; 8 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII... quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán 11 Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật 12 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 13 Tổ chức và quản lý công tác... quyền hạn của kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN ở Việt nam được quy định trong luật KTNN, cụ thể: Điều 14: Chức năng của KTNN Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Điều 15: Nhiệm vụ của KTNN 1 Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng . NƯỚC Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán Nhà nước Kiểm toán có nguồn gốc từ tiếng Latinh, theo nghĩa của từ "Audit". Kiểm toán ra đời từ thời La Mã, thế kỷ thứ III trước. dưới thời Đế chế Đức). Ở Pháp, từ năm 1807, dưới thời Hoàng đế Napoleon I, Toà Thẩm kế (Cour des comptes) đã được thành lập. Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lệ và hợp lý. đạt được sự quản lý kinh tế chặt chẽ, tính hợp lệ của công tác quản lý hành chính và việc thông tin cho các cơ quan nhà nước cũng như công luận thông qua việc công bố các báo cáo khách quan về

Ngày đăng: 25/06/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w