Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
286,65 KB
Nội dung
Tình hình nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm 2013 Thứ hai 07/10/2013 08:00 (Tài chính) Nợ xấu của các ngân hàng đang duy trì ở mức dưới 3%, mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, ẩn sau nó là những mối nguy hại khó lường. Qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng, tình hình nợ xấu có vẻ lạc quan khi phần lớn đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ. Cụ thể, trong 15 ngân hàng đã công bố, chỉ có 3 đơn vị có nợ xấu trên 3%, gồm NaviBank (6,1%), SHB (9,04%) và TechcomBank (5,28%). Còn lại hầu hết vẫn dưới 3% như MB 2,44%; Sacombank 2,5%, ACB 2,98%, BIDV 2,78%, VietinBank 2,10%, VietcomBank 2,80%, VPBank 2,62%; TienPhong Bank 2,77%; OCB 2,5% và SouthernBank 2,77%. 3% là giới hạn được xem là chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu, cũng là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra để rút tỷ lệ chung về đến năm 2015. Tuy nợ xấu ở mức an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng theo phân tích của các chuyên gia, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, số liệu từ 3 ngân hàng lớn nhất đã công bố số liệu là BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì đã chiếm tới hơn 23.100 tỷ đồng nợ xấu, gần bằng mức tổng lợi nhuận là 24.000 tỷ đồng của toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, nợ xấu của BIDV gần 9.400 tỷ đồng, của Vietcombank 6.687 tỷ đồng và Vietinbank là 7.027 tỷ đồng. Số nợ xấu của 3 ngân hàng này cũng cao hơn rất nhiều so với tổng nợ xấu của các ngân hàng top sau, bao gồm SHB, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank cộng lại. Trong nửa đầu năm, chỉ có một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm, còn phần đông đều có tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể. Điểm chung của các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng là tốc độ tăng trưởng nợ xấu đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên 2,1%; Eximbank từ 1,32% lên 1,49%; Sacombank từ 1,89% lên 2,5%; MB từ 1,86% lên 2,45%; ACB từ 2,5% lên gần 3%; SHB từ 8,51%lên 9,04%; Techcombank từ 2,69% lên 5,28%; Navibank từ 5,6% lên 6,1%. Số liệu chưa phản ánh chính xác Nợ xấu cao sẽ dẫn theo nhiều hệ lụy. Đây cũng chính là điều khiến các ngân hàng sẵn sàng tìm mọi cách, thậm chí cả giấu nợ xấu. Nhìn vào sổ sách của các ngân hàng thì hầu như nợ xấu đều trong ngưỡng cho phép, dưới 3%. Nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ các ngân hàng đã cố tình "làm đẹp" sổ sách và số liệu nợ xấu của các ngân hàng chưa được phản ánh chính xác. Bởi, ước tính nhóm ngân hàng này chiếm trên dưới 75% tổng dư nợ của hệ thống, nhưng nợ xấu lại đều dưới 3%. Vậy thì nợ xấu đã trốn đi đâu, khi các tỷ lệ cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (qua tổng hợp báo cáo của các thành viên) gần đây đều có từ 4,5 - 4,7%, chưa kể con số qua giám sát từ xa của cơ quan tranh tra là cao hơn nhiều. Để giảm nợ xấu, nhiều ngân hàng tìm cách đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp (dưới 3%). Họ có thể áp dụng nhiều cách như hỗ trợ giải ngân cho khách hàng để đảo nợ, thực hiện giải ngân lòng vòng giữa các ngân hàng hoặc mua chéo nợ của nhau… Nợ được phân thành 5 nhóm, từ nhóm 3 đến nhóm 5 mới bị coi là nợ xấu. Nhưng nhờ tái cơ cấu, doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ nên nợ nhóm 3 được đẩy lên nhóm 2, nợ nhóm 4 lên nợ nhóm 2. Nợ xấu được giảm đi rõ song bản chất của những khoản nợ đó vẫn không vì vậy mà bớt xấu đi. Vì vậy, khó quy được về giá trị tuyệt đối của nợ xấu và cũng khó để giải quyết bài toán nợ xấu đang ngày càng xấu đi. Theo các chuyên gia, các ngân hàng đưa nợ xấu về mức dưới 3% nhằm 2 mục đích là không phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và giảm trích lập dự phòng rủi ro. Theo quy định, các tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% bắt buộc phải bán nợ cho VAMC, nhưng khi bán nợ rồi thì vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/ năm cho số đã bán, sau 5 năm số nợ này VAMC không xử lý được thì lại trả về cho các tổ chức tín dụng. Vì vậy nhiều tổ chức tín dụng không muốn bán nợ cho VAMC, bởi bán nợ rồi mà vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro. Nợ xấu khi còn thuộc về các tổ chức tín dụng thì họ có toàn quyền xử lý, nay phải phụ thuộc vào 1 tổ chức khác mà chưa biết thế nào. Để tránh phải bán nợ thì chỉ có cách là đưa về mức dưới 3%. Điều thứ 2 là nếu tỷ lệ nợ xấu thấp, ở mức 3% thì đương nhiên việc trích lập dự phòng sẽ thấp và chi phí thấp, sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy nhiều ngân hàng trong thời gian qua đã "nhanh chóng" xử lý để đưa nợ xấu về con số an toàn. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Cao Sĩ Kiêm cho biết, bản thân các ngân hàng lớn hay nhỏ, hoạt động tốt hay không đều có xu hướng giấu nợ xấu. Ngân hàng nhỏ giấu vì sợ nếu lộ ra sẽ bị phân biệt đối xử, khách hàng rút chạy. Còn những ngân hàng lớn, giấu nợ xấu, trích dự phòng rủi ro thiếu để tăng lợi nhuận, kích giá cổ phiếu cũng như thu hút khách hàng. Giải pháp điều hành Nợ xấu ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng cố tình che dấu nợ xấu thì càng khó giải quyết. Nó chẳng những không phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho cả nền kinh tế. Do đó, nếu nhìn nhận đúng về nợ xấu, các ngân hàng sẽ biết được điểm đứng, điểm xuất phát thực tế để tìm ra thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Trên cơ sở đó thực hiện giải pháp cơ cấu nợ một cách hiệu quả nhất. Các ngân hàng cần minh bạch: Các ngân hàng cần phải nghiêm túc xem xét lại việc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng của mình trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể của họ và xác định lại khả năng trả nợ để cơ cấu lại nợ. Qua đó vừa phản ánh đúng thực trạng nợ xấu của mình, đồng thời tạo điều kiện để những khách hàng trả được nợ và vay vốn mới, tránh phát sinh nợ xấu. Hiện nay, rất nhiều khoản nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản, trong khi thị trường bất động sản lại đang rơi vào trầm lắng. Hơn thế, bảo đảm nợ bằng tài sản cũng đồng nghĩa là chấp nhận sự giảm dần giá trị theo thời gian và thị trường. Như vậy thì chính giá trị của khoản nợ xấu cũng giảm theo, trong khi rủi ro ngày càng tăng cao, chi phí xử lý ngày càng lớn. Chịu thiệt đầu tiên sẽ chính là ngân hàng. Hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước: Ngày 23/8/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã ký Quyết định số 1085/QĐ-NHNN, ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về xử lý nợ xấu. Với kế hoạch này, ngân hàng Nhà nước đề ra các nội dung công việc cụ thể, giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện từng công việc cho các đơn vị, vụ, cục, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các khách hàng vay của tổ chức tín dụng và quy định rõ thời gian hoàn thành công việc. Theo số liệu cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 5/2013 ở mức 4,65%. ___________________ “Bức tranh” nợ xấu giai đoạn 2011 - 2013? Thứ ba 07/01/2014 10:00 HOÀNG THỦY YẾN - VỤ ĐẦU TƯ (BỘ TÀI CHÍNH) (Tài chính) Nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Liệu hai giải pháp chính mà Chính phủ đang đẩy mạnh áp dụng - cải cách hệ thống ngân hàng và thành lập Công ty Mua bán nợ quốc gia (VAMC) - có đủ giúp Việt Nam xử lý hiệu quản nợ xấu trong dài hạn hay không? Nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nguồn: internet Thực trạng nợ xấu của Việt Nam Năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều. Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013. Dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy, nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp với mức đáng kể Tuy nhiên, con số trên được NHNN cập nhật trên cơ sở báo cáo định kỳ của các TCTD. Còn con số qua giám sát từ xa của cơ quan này, thường cao hơn nhiều, và hiện chưa có công bố chính thức để so sánh. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại, con số thực mà các ngân hàng chưa công bố còn cao hơn mức trên không ít. Vì vậy, trên thực tế, nợ xấu vẫn là vấn đề đáng báo động. Hiện tại, đã có khoảng 15 ngân hàng công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Trong số các ngân hàng đã niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của SHB đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là Navibank với 6,1% và TechcomBank (5,28%). Các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu dưới 3% như ACB 2,99%; Sacombank 2,55%; Vietinbank 2,1%; Vietcombank 2,81%; Eximbank 1,49% và MB 2,44%. Như vậy, theo báo cáo của các ngân hàng, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%- mức được xem là an toàn, nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tính toán, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, NHNN cho thấy, trong số 124 TCTD tham gia khảo sát, có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, chiếm khoảng 1/4 số lượng TCTD hiện nay. Báo cáo cũng cho thấy, có tới trên 50% TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012. Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng là 2 nhiệm vụ song song để phục hồi hoạt động trì trệ của ngành ngân hàng trong nước. Mục tiêu của Chính phủ là xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần. Có xử lý tốt vấn đề nợ xấu thì việc tái cấu trúc ngành Ngân hàng mới diễn ra thuận lợi và ngược lại. Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2013 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố gần đây cho thấy, ở khu vực tài chính ngân hàng, tuy những rủi ro về hệ thống đã có phần được cải thiện nhưng quá trình cải cách và tái cơ cấu ở khu vực này vẫn còn mong manh, chưa được thực hiện quyết liệt. Giải pháp xử lý nợ xấu Giải quyết vấn đề nợ xấu vẫn là bài toán nan giải của ngành Ngân hàng và của Chính phủ Việt Nam. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 3% vào năm 2015 và quản lý tốt nợ xấu trong dài hạn, xử lý nợ xấu không thể chỉ được giải quyết thông qua một vài công cụ là VAMC hay sáp nhập các ngân hàng… NHNN cần có những điều chỉnh linh hoạt để giúp giảm thiểu tổn thương ở khu vực này. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược xử lý nợ xấu trong dài hạn. Trong quá trình xây dựng chiến lược dài hạn, Chính phủ và NHNN cần học thêm những điểm mạnh trong mô hình quản lý nợ xấu của một số nước trên thế giới. Ví dụ như Australia, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chú trọng giải quyết nợ xấu thông qua việc áp dụng cả ba nhóm giải pháp: thể chế, pháp lý và tài chính. Nguyên tắc minh bạch hóa trong quản lý nợ xấu luôn được chú trọng trong mô hình của các nước. Đặc biệt, do VAMC mới đi vào hoạt động, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này và chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh giữa các chủ thể liên quan tới hoạt động thu, mua nợ, nên Việt Nam cần chủ động xây dựng các quy định và quy chế giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan tới hoạt động này. Kinh nghiệm quản lý thu, mua nợ của nước ngoài Việt Nam có thể cân nhắc học hỏi kinh nghiệm của Australia về xử lý nợ xấu. Australia là một quốc gia phát triển với GDP bình quân đầu người năm 2012 là 67.000 USD và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thu, mua nợ. Australia đã giao hai cơ quan chịu trách nhiệm ban hành pháp luật và quản lý, giám sát thu, mua nợ xấu là Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (ACCC) và Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán (ASIC). ACCC chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phi tài chính. ASIC chịu trách nhiệm về thu, mua các khoản nợ phát sinh từ các dịch vụ tài chính. Hai cơ quan này giám sát và báo cáo định kỳ về hoạt động của tất cả các chủ thể liên quan thu, mua như Hiệp hội các tổ chức thu, mua nợ, Hiệp hội các cơ quan điều tra, Hiệp hội thương mại… Hai cơ quan này chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để đề xuất những giải pháp tối thiểu hóa những hành vi thu, mua nợ bất hợp pháp. Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống, hai cơ quan này có trách nhiệm công khai các luật và quy định về thu, mua nợ. Đồng thời, hai cơ quan này tiếp nhận và xử lý những khiếu nại, ví dụ như khiếu nại của các cơ quan mua nợ về việc không được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới khoản nợ. Đặc biệt, để giám sát hoạt động thu mua, khuyến khích việc đưa ra nhiều sáng kiến về thu, mua nợ xấu, năm 2008, hai cơ quan này còn cung cấp dịch vụ đường dây nóng để mọi người gọi điện, phán ánh các hành vi và vấn đề phát sinh trong quá trình thu mua nợ Như vậy, từ kinh nghiệm của Australia, Việt Nam có thể tham khảo áp dụng một số giải pháp như: xây dựng pháp luật, hướng dẫn về thu, mua nợ; phân công rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến thu mua nợ; quy định các hành vi bị cấm như hù dọa, cố tình làm con nợ hiểu sai về hậu quả của việc không thanh toán…. Đồng thời, xây dựng quy chế tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng các đơn khiếu nại về các hành vi phạm pháp trong thu, mua nợ; đảm bảo nguyên tắc minh bạch thông qua việc công khai các quy định về thu, mua nợ; đặc biệt là xây dựng đường dây nóng để giải đáp các mắc thắc trong các quy định thu, mua nợ và giải quyết các bức xúc liên quan tới thu, mua nợ và để tiếp nhận các góp ý của mọi người về việc hoàn thiện hệ thống thu, mua nợ. Đường dây nóng là một biện pháp quan trọng để Chính phủ nâng cao hiệu quả hoạt động thu, mua nợ, thể hiện kiên quyết của Chính phủ trong vấn đề này và nâng cao niềm tin của xã hội đối với quyết tâm này của Chính phủ. Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 12 – 2013 [...]... kinh tế về trạng thái cân bằng vì bong bóng bất động sản và chứng khoán lại gia tăng và là nguy cơ của lạm phát và nợ xấu… - Xử lý nợ xấu không gây áp lực tăng nợ Chính phủ: Kinh nghiệm cho thấy, xử lý nợ xấu qua NSNN thường gây ra tâm lý ỷ lại và gây bất bình cho xã hội về sự công bằng và giảm kỷ luật Chính phủ thường sử dụng trái phiếu để xử lý nợ xấu, do đó xử lý nợ xấu ngân hàng sẽ làm tăng nợ Chính. .. và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ Trong quá trình xử lý nợ, nhiều nước cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ chức tài chính khu vực và... lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 24, 36 năm 2012; 2 Thời báo Ngân hàng, các bài có liên quan năm 2012; 3 Xếp hạng tín dụng nội bộ - thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo tháng 9/2012; 4 Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2012 - 2013; 5 Đề án Tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính, năm 2012 Bài đăng Tạp chí Tài chính. .. nền kinh tế Kết luận và gợi ý chính sách Tại Việt Nam, vấn đề xử lý nợ xấu tuy trong tầm kiểm soát, nhưng có chiều hướng gia tăng và cần được xử lý theo các cách thức phù hợp Hiện tại, Chính phủ đang đi đúng hướng và phương pháp luận phù hợp là theo phương pháp “phân tán” nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, không gây áp lực tăng nợ chính phủ (nợ công) và đặc biệt không phá vỡ chính sách tiền tệ Theo nguyên... xử lý nợ theo quy chế được Quốc hội ban hành, với sự tham gia của nhiều thành phần như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các chuyên gia và công ty tư vấn, kiểm toán cần thiết… để điều hành hoạt động tái cơ cấu nợ thông qua cơ chế thị trường và Công ty mua bán nợ quốc gia trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoặc phát triển từ đơn vị có sẵn là Công ty Mua bán nợ và Xử lý tài sản tồn đọng (DATC) của Bộ Tài chính. .. 2015”, do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 cho thấy, Chinh phủ rất coi trong xử lý nợ xấu Một số biện pháp chủ yếu đang được áp dụng hiện nay là: - Ngăn chặn nguy cơ tăng nợ xấu trong tương lai: Hiện tại, chính phủ đã có một loạt các chính sách tháo gỡ về mặt vĩ mô như nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012, Chính phủ đang chủ trương hỗ trợ có phân biệt về thuế và tiền... tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không đạt hiệu quả Đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàng Về phía các ngân hàng thương mại Đối với khối nợ xấu cũ, các NHTM cần: Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định Tìm mọi biện pháp để thanh lý/ phát mại tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu... (SJC) ảnh: TTXVN Về phía các ngân hàng thương mại, việc xử lý nợ xấu cần được lấy từ nguồn trích dự phòng rủi ro của mỗi ngân hàng thương mại theo quy định; xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của chính ngân hàng thương mại và qua thị trường mua - bán nợ Các ngân hàng có vấn đề nợ xấu cần phải được tái cấu trúc và kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý liên quan... lý nợ xấu) quá dễ dàng sẽ tạo nên một tiền lệ xấu và phá vỡ kỷ luật tài chính- tiền tệ Ths Lê Văn Hinh Lý do khiến nợ xấu có xu hướng tăng là do doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn hạn chế cũng như những quy định về nợ xấu đã có sự thay đổi nhất định” Lý giải trên được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại buổi họp báo Chính. .. hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vay đối với khách hàng Khi chuyển nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, công ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng Tuy nhiên, để công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả, cần xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia giám sát chặt . (BỘ TÀI CHÍNH) (Tài chính) Nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Liệu hai giải pháp chính mà Chính. chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phi tài chính. ASIC chịu trách nhiệm về thu, mua các khoản nợ phát sinh từ các dịch vụ tài chính. Hai cơ quan. pháp lý và tài chính. Nguyên tắc minh bạch hóa trong quản lý nợ xấu luôn được chú trọng trong mô hình của các nước. Đặc biệt, do VAMC mới đi vào hoạt động, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về