chưa thành lập AMC tập chung, và đã có một vài ý kiến khác nhau về AMC. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, AMC hoạt động như thế nào và cách thức phân bổ các thất thoát (nợ xấu) theo cách thức vĩ mô như thế nào mới là điều quan trọng. Việc nóng vội và không tôn
trọng các nguyên tắc thường không thành công mà còn gây tác động vĩ mô đến nền kinh tế.
Kết luận và gợi ý chính sách
Tại Việt Nam, vấn đề xử lý nợ xấu tuy trong tầm kiểm soát, nhưng có chiều hướng gia tăng và cần được xử lý theo các cách thức phù hợp. Hiện tại, Chính phủ đang đi đúng hướng và phương pháp luận phù hợp là theo phương pháp “phân tán” nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, không gây áp lực tăng nợ chính phủ (nợ công) và đặc biệt không phá vỡ chính sách tiền tệ. Theo nguyên tắc đó, tác giả có một vài gợi ý chính sách:
- Tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng theo hướng hội nhập quốc tế hơn nữa nhằm tiếp thu công nghệ, quản trị, quản lý, các nguồn lực tài chính từ nước ngoài cho quá trình cơ cấu lại, nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào khu vực ngân hàng trong nước trên nguyên tắc nhà đầu tư chiến lược nhằm giảm áp lực chi lên NSNN cho xử lý nợ xấu;
- Mọi quá trình tăng vốn cho NHTM, đặc biệt là vốn từ NSNN, hay quá trình xử lý nợ xấu của NHTM cần được gắn liền với điều kiện về cải cách quản trị, quản lý và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mọi ngân hàng, trong đó đặc biệt chú ý các NHTM NN và NHTM NN mới cổ phần hóa một phần nhỏ (bản chất vẫn là NHTM NN) đang hoạt động theo mô hình cổ phần;
- Củng cố thị trường chứng khoán để đảm bảo thị trường này hoạt động đúng chức năng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc của thị trường chứng khoán đi đôi với việc tiếp tục cổ phần hóa các NHTMNN; thúc đẩy cho các NHTMCP thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế. Việc tăng vốn và cải thiện quản lý theo đó xử lý nợ xấu được thực hiện theo hướng minh bạch…
- Cân nhắc kỹ hình thức tổ chức hoạt động của công ty mua bán nợ xấu (AMC) tập trung (nếu được thành lâp). Việc xử lý nợ xấu theo hình thức thành lập ra một công ty AMC của nhà nước (centralized approach) nên cân nhắc kỹ lưỡng trên nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm của NHTM trong việc tiếp tục thu hồi các khoản nợ tồn động này (decentralized approach), như yêu cầu các NHTM phải có công ty AMC nhưng kèm các điều kiện nhất định về thu hồi nợ và phân bổ chi phí; tránh tình trạng các NHTMCP vẫn chia lãi cao trong điều kiện tỷ lệ nợ xấu cao;
- Tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng: Các ngân hàng yếu kém thời gian qua đã rất mong chờ các quyết định nới lỏng tiền tệ và các khoản cứu trợ (tái cấp vốn) từ NHNN dưới các hình thức như hỗ trợ thanh khoản, cho vay khẩn cấp. Nếu việc bơm tiền quá dẽ dãi và thiếu kiểm soát có thể ngay lập tức gây nên áp lực nguy cơ lạm phát trong năm 2013 và phá vỡ những thành quả của thắt chặt tiền tệ thời gian vừa qua và định hướng điều hành tiền tệ trong thời gian tới. Tệ hại hơn nữa, việc bơm tiền để cứu bất động sản (xử lý nợ xấu) quá dễ dàng sẽ tạo nên một tiền lệ xấu và phá vỡ kỷ luật tài chính- tiền tệ.
“Lý do khiến nợ xấu có xu hướng tăng là do doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn hạn chế cũng như những quy định về nợ xấu đã có sự thay đổi nhất định”.
Lý giải trên được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ chiều 28/8, trước câu hỏi của báo giới “tại sao lại để xảy ra tình trạng nợ xấu gia tăng?”
Thừa nhận thực tế trên, Phó thống đốc cho hay, tính đến cuối tháng
6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013.
Theo bà Hồng, có hai nguyên nhân căn bản khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Thứ nhất, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó
khăn, cho nên khi đến hạn, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.
Thứ hai, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09 về phân loại
nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012 đến tháng 4/2015, nhưng Thông tư 09 lại có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng.
Hơn nữa, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong thông tư này, phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trước, bao gồm cả phạm vi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Cho nên, nhìn vào mặt tử số của nợ xấu thì sẽ thấy nợ xấu có xu hướng tăng do 2 nguyên nhân cơ bản là hoạt động sản xuất kinh doanh
còn khó khăn, trong khi dư nợ tín dụng khó mở rộng.
Liên quan đến công tác xử lý nợ xấu, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, trong 8 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.
Thực tế, qua 8 tháng, các tổ chức tín dụng cũng đã tích cực xử lý nợ xấu. Tính đến hết tháng 6/2014, các tổ chức tín dụng đã xử lý được tổng số nợ xấu khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó có thu nợ từ khách hàng, bán phát mại tài sản đảm bảo của các khoản nợ và xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro.
Đối với việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), từ 10/2013, VAMC đã mua được với trị giá số dư nợ khoảng 55.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục cho tới hết 2014, dự kiến mua được khoảng 70 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh VAMC không phải “đũa thần”. Bởi thực tế, trong điều kiện của Việt Nam, nợ xấu vẫn là hệ lụy tích lũy từ nhiều năm, trong khi hiện nay việc xử lý nợ xấu lại không có tiền từ ngân sách, cho nên phương án để xử lý nợ xấu qua thành lập các VAMC để mua lại nợ của các tổ chức tín dụng, giúp các tổ chức này có thể làm sạch bản cân đối của mình và tiếp tục các hoạt động cho vay.
“VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp và có thể giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Như vậy, bản thân doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc xử lý nợ xấu”, bà Hồng nói.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà
nước cũng đang phối hợp với các bộ, ngành chức năng để rà soát lại những vướng mắc cho Nghị định 53 về xử lý nợ xấu của Chính phủ, để sửa đổi, làm sao tháo gỡ khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu.
Đồng thời sẽ tiếp tục rà soát quá trình xử lý nợ xấu và có thể có những kiến nghị, đề xuất làm sao đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
“Xử lý nợ xấu trong điều kiện ngân sách hạn chế thì giải pháp chúng ta đưa ra là khá phù hợp, song cũng cần phải có thời gian, có lộ trình và sự phối hợp của các bộ ngành”, bà Hồng nhấn mạnh.