Tri thức truyền thống là yếu tố đã có từ lâu đời, được xem là một yếu tố giúp phân biệt các cộng đồng dân cư với nhau
Trang 1BẢO HỘ TRI THỨC TRUYỀN THỐNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRI THỨC TRUYỀN THỐNG:
1.1 Lịch sử ra đời và khái niệm tri thức truyền thống:
Tri thức truyền thống là yếu tố đã có từ lâu đời, được xem là một yếu tố giúp phân biệt các cộng đồng dân cư với nhau Đối với vài cộng đồng, tri thức truyền thống còn tiếp nhận các yếu tố cá nhân và yếu tố tâm linh, đồng thời phản ánh lợi ích của cả cộng đồng Nhiều cộng đồng dựa vào vốn tri thức truyền thống này để tồn tại và phát triển
Khái niệm tri thức truyền thống có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng cộng đồng khác nhau.1
Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng cho tới nay khái niệm về tri thức truyền thống vẫn chưa được thống nhất Nói cách khác, tri thức truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau Khái niệm tri thức truyền thống đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ (SHTT) Liên hợp quốc (WIPO) nghiên cứu từ năm 1978, mặc dù ban đầu chỉ giới hạn ở một loại tri thức truyền thống là "các hình thức thể hiện văn hóa dân gian" (Expressions of Folklore), nhằm đưa ra thuật ngữ đầy đủ và chính xác về đối tượng này Vào năm 1982,
"các quy định mẫu dành cho luật quốc gia về bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành vi xâm phạm khác" đã được WIPO phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) soạn thảo và công bố, trong đó có định nghĩa về "các hình thức thể hiện văn hóa dân gian" Đến nay thuật ngữ "tri thức truyền thống" không chỉ giới hạn ở "các hình thức thể hiện văn hóa dân gian" mà còn bao gồm các đối tượng khác như tri thức bản địa, kiến thức cổ truyền, kinh nghiệm dân gian Để thống nhất về cách dùng thuật ngữ, trong Báo cáo về các cuộc khảo sát về SHTT và tri thức truyền thống (1998-1999), dưới góc độ SHTT, WIPO đã định nghĩa "tri thức truyền thống" là các sản phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học dựa trên truyền thống; sự biểu diễn; các sáng chế; các phát minh khoa học; các kiểu dáng; các nhãn hiệu, tên và biểu tượng; các thông tin bí mật; và tất cả các sáng kiến hoặc sản phẩm sáng tạo khác là thành quả của hoạt động trí tuệ dựa trên truyền thống trong các lĩnh vực công
1 http://en.wikipedia.org/wiki/Traditional_knowledge
Trang 2nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật Cụm từ "dựa trên truyền thống" được hiểu là các hệ thống tri thức, các sản phẩm sáng tạo, sáng kiến và các hình thức thể hiện văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường thuộc về hoặc gắn liền với một nhóm người cụ thể hoặc vùng lãnh thổ cụ thể nơi nhóm người đó sinh sống, được phát triển thường xuyên để thích nghi với môi trường biến đổi Theo khái niệm này, thuật ngữ
"các hình thức thể hiện văn hóa dân gian" được hiểu là những sản phẩm chứa yếu tố đặc trưng của di sản nghệ thuật truyền thống của cộng đồng Các hình thức thể hiện văn hóa dân gian này có thể dưới dạng ngôn ngữ (truyện, thơ, câu đố dân gian ); âm nhạc (các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống ); động tác (múa dân gian, động tác thực hiện nghi lễ ) hoặc các dạng thể hiện hữu hình khác (các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ) và các tài sản văn hóa vật thể khác Ngoài khái niệm về tri thức truyền thống của WIPO, một số nước cũng có các quy định riêng về thuật
ngữ tri thức truyền thống Một cách khái quát có thể hiểu: tri thức truyền thống là hệ thống tri thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm,
đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với các môi trường văn hóa, xã hội.
1.2 Nhận dạng tri thức truyền thống
Tri thức truyền thống, nguồn gen và văn hóa dân gian là tài sản văn hóa – kinh tế của người dân bản địa, địa phương nói riêng và của một quốc gia nói chung Ba thành tố này thường bện chặt vào nhau trong đời sống hàng ngày ở các cộng đồng Ví dụ, một bài thuốc chữa trị vết thương truyền thống có thể liên quan đến một cây thuốc được sử dụng theo một công thức lưu truyền qua nhiều thế hệ và dần dần trở thành một phần của nghi lễ văn hóa Vậy ta cần tìm hiểu như thế nào là tri thức truyền thống, văn hóa dân gian và nguồn gen Việc nhận dạng và phân biệt ba thành tố này là yếu tố quan trọng trong việc hướng đến và tiếp cận các cách thức bảo hộ đối với tri thức truyền thống
1.2.1 Văn hóa dân gian (Folklore):
Văn hóa dân gian là một bộ phận không thể tách rời của nên văn hóa và là bản sắc đặc trưng của cộng đồng bản địa, là biểu hiện của những kỹ năng và tri thức tuyệt vời của
Trang 3người dân bản địa, không những thế nó còn có giá trị lưu truyền và thể hiền lòng tín ngưỡng của họ
Văn hóa dân gian bao gồm như:
• Ngôn ngữ (như truyện dân gian);
• Nghệ thuật, biểu tượng, dấu hiệu đặc trưng của dân tộc
• Âm nhạc (như các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống, kịch hoặc tuồng);
• Hoặc các dạng hữu hình khác (như các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ mây, may vá, vải vóc, thảm, trang phục, dụng
cụ âm nhạc và các loại hình kiến trúc khác),
• Và các tài sản văn hóa vật thể khác
1.2.2 Nguồn gen (Genetic resources):
“Các nguồn gien” được định nghĩa trong điều 2 của Công ước Đa dạng sinh học là “phần
tử gien mang lại giá trị thực tế hoặc tiềm năng” Phần tử gien được coi là bất kỳ loại vật chất nào của cây trồng, động vật, vi khuẩn hoặc từ bất kỳ loại vật thể nào chứa đựng chức năng di truyền
Theo Luật Đa dạng sinh học ban hành năm 2008 của Chính phủ Việt Nam định nghĩa rằng: Nguồn gen là vật liệu di truyền có giá trị thực tế hay tiềm năng Và tri thức truyền thống nguồn gen là kiến thức, các sáng kiến và thói quen của cộng đồng địa phương và bản địa kiên quan tới việc sử dụng, sỡ hữu, giá trị và chế biến bất kỳ nguồn gen và tài nguyên sinh học hay bất kỳ bộ phận nào của chúng
1.2.3 Tri thức truyền thống( Traditional Knowledge):
Theo định nghĩa của WIPO: “Tri thức truyền thống” được hiểu là các hệ thống tri thức, sản phẩm sáng tạo, sáng kiến và được thể hiện dưới hình thức văn hóa dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường thuộc về hoặc gắn liền với một nhóm người
cụ thể hoặc một vùng lãnh thổ cụ thể nơi nhóm người đó sinh sống
Tri thức truyền thống thể hiển rất đa dạng như lương thực và thực phẩm, bài thuốc dân gian, bảo tồn đa dạng sinh học & môi trường sống, các phương thức giao lưu thương mại
và phát triển kinh tế
Trong đó, các bài thuốc y học cổ truyền dân tộc là những “nguồn tri thức cổ truyền” đã chứng tỏ công hiệu cao trong trị bệnh cứu người nhiều thế kỷ qua
Trang 4Đặt vấn đề:
Vấn đề đặt ra đó là làm sao để bảo tồn, bảo vệ và chia sẻ nguồn lợi khi khai thác thương mại đối với tri thức truyền thống, văn hóa dân gian và nguồn gen nói chung và tri thức truyền thống nói riêng Vấn đề này dần trở thành một tâm điểm chú ý của các diễn đàn quốc tế
2 NHỮNG CÁCH THỨC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO NHỮNG NGƯỜI NẮM GIỮ TRI THỨC TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ NƠI TRÊN THẾ GIỚI:
Mỗi một đất nước khác nhau, dân tộc khác nhau đều có một cách tiếp cận riêng và cách thức bảo hộ riêng về tri thức truyền thống Điều này có thể được lý giải ở 2 vấn đề cơ bản: điều kiện tự nhiên, xã hội sẽ quyết định đối tượng tri thức truyền thống được hướng đến bảo hộ và mức độ tri thức truyền thống bị xâm hại dẫn đến gây bất lợi cho những người nắm giữ sẽ quyết định sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia sở tại Việc tìm hiểu các cách thức, thực tế bảo hộ tri thức truyền thống thông qua các trường hợp cụ thể đã phát sinh trên thực tế trở nên cần thiết trong việc học hỏi cũng như rút ra những bài học hướng đến việc bảo hộ tri thức truyền thống tại các dân tộc, cộng đồng bản địa tại các quốc gia còn nghèo và trên đà phát triển
2.1 Thông qua bằng sáng chế.
Bằng sáng chế mang đến quyền độc quyền việc sử dụng, sản xuất và bán một sáng chế hoặc một đổi mới trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là 20 năm) Quyền độc quyền
là quyền được kiểm soát người khác sử dụng, phát triển và hưởng những lợi ích kinh tế từ sáng chế Trong phần này, tâm điểm chủ yếu sẽ xoay quanh công cụ bảo hộ chủ yếu và hữu hiệu trong việc bảo vệ tri thức truyền thống đó là bằng sáng chế
Có một vài khía cạnh tiêu cực tiềm tàng ở luật quy định về bằng sáng chế Trước tiên, việc xin cấp một bằng sáng chế yêu cầu phải công bố thông tin đầy đủ về sáng chế Ngay sau khi bằng sáng chế được cấp, bằng sáng chế phải được ứng dụng trong cộng đồng Ví
dụ tại Hoa Kỳ, một bằng độc quyền phải được công bố trong vòng 18 tháng, sau khi được phê duyệt Thứ hai, các sáng chế phải có tính mới so với những giải pháp kỹ thuật tiêu
Trang 5chuẩn Người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải chứng minh rằng sáng chế của họ không phải là một phần của các sáng chế hiện đã được sử dụng hay được công nhận bởi bất cứ pháp luật của quốc gia nào… Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, sáng chế dựa trên tri thức truyền thống được bảo hộ Đó là những sáng chế dựa trên một phần tri thức đã được sử dụng trước trên thực tế Thứ ba, điều quan trọng cần lưu ý là quá trình xin cấp một bằng sáng chế có thể hao tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc Chẳng hạn như để có được một bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, chi phí trung bình ước tính khoảng 5.000 USD - 10.000 USD hoặc cao hơn Ngoài ra, một khi bằng sáng chế được cấp, sẽ là trách nhiệm đối với người nắm giữ bằng sáng chế trong việc chống lại hành vi vi phạm bằng sáng chế từ những người khác
Sau đây là một vài ví dụ về việc cấp bằng sáng chế bảo hộ tri thức truyền thống ở Mỹ
Ví dụ 1:
Bài học từ Maca ở Mỹ.
Đáp ứng những yêu cầu về tính mới của một bằng sáng chế có thể không khó khăn như mọi người vẫn nghĩ Trường hợp duy nhất mà việc xin cấp bằng sáng chế có thể bị từ chối xét theo tiêu chí tính mới là liệu một người nào đó đã ghi nhận kiến thức này trước đây hay chưa - ngay cả khi nó đã tồn tại trong nhiều thế kỷ
Ví dụ, mặc dù thực tế rằng Maca (Lepidium meyenii – tên một loại cây được chứng minh
là có giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng hiệu suất sinh sản và tình dục) đã được sử dụng bởi tộc người Inca cho mục đích sinh sản nhiều thế kỷ trước khi nó được mang đi xin cấp bằng sáng chế ở Mỹ, người giám định bằng sáng chế vẫn xác định trường hợp trên là có tính mới và được bảo hộ theo phương thức bảo hộ không tự động
Giả sử rằng không hề tồn tại một tài liệu nào ghi nhận việc sử dụng Maca của người Inca Khi đó, bằng sáng chế trên vẫn có thể được cấp bất chấp thực tế rằng tri thức đó đã được biết đến từ hàng trăm năm trước Điều này có nghĩa rằng nếu các kiến thức truyền
Trang 6thống không còn tồn tại trong cộng đồng và không được ghi nhận dưới bất cứ một văn bản nào thì người ta có thể ứng dụng nó như một bằng sáng chế dù nó là một tri thức đã được
sử dụng trước Yếu tố quan trọng để bác bỏ tính mới là sự tồn tại của các văn bản ghi nhận
về tri thức Nếu không có văn bản nào, tri thức đó có thể được xem là có tính mới tại Mỹ Giả sử rằng tài liệu ghi nhận về tri thức là có tồn tại, có trường hợp nào vẫn được cấp bằng sáng chế và tại sao? Đơn xin cấp bằng sáng chế phải thỏa mãn một cách đầy đủ định nghĩa của tính mới Ở trường hợp này, việc sử dụng Maca một cách độc lập để tăng cường khả năng sinh sản là không đủ cho các tiêu chí đặt ra trong định nghĩa tính mới Người xin cấp bằng sáng chế phải chứng minh được sự kết hợp giữa Maca và một thứ khác, trong bằng sáng chế trên là nhung hưu, để được cấp bằng sáng chế Nhung hươu cũng được biết đến là một loại yếu tố có ích trong việc tăng cường khả năng sinh sản, nhưng không hề được sử dụng trước như một sự kết hợp giữa Maca và nhung hưu như trên
Bài học rút ra từ ví dụ trên là gì?
Môt khi tri thức đã được bộc lộ một cách công khai, nó sẽ không được công nhận như một sáng chế, trừ phi có một sự kết hợp mới Bằng cách kết hợp những tri thức đã biết theo cách độc đáo, riêng biệt, tri thức đó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn về tính mới cho một bằng sáng chế Nếu tri thức còn chưa được bộc lộ, mới hoàn toàn, thì ghi nhớ rằng một bằng sáng chế bảo hộ cho sự kết hợp sẽ không bao gồm việc bảo hô các yếu tố cấu thành Do đó, việc sử dụng một thành phần sẽ không bị coi là vi phạm sáng chế
Từ trường hợp trên, ta có thể rút ra được những nét chung nhất về cách thức bảo hộ tri thức truyền thống trong luật Sở hữu trí tuệ của Hoa kỳ Theo đó, một tri thức truyền thống, muốn được bảo hộ tại Hoa kỳ, phải chứng minh rằng chưa hề có một tài liệu nào ghi nhận
về tri thức đó trước đó Nghĩa là nếu một tri thức đã được cộng đồng sử dụng một cách rộng rãi nhưng họ chưa lưu giữ, ghi nhận tri thức đó trong bất cứ một dạng tài liệu nào nhất định thì người khác vẫn có thể xin cấp bằng sáng chế về tri thức của cộng đồng đó được Trong trường hợp tri thức đã được cộng đồng ghi nhận, người xin cấp bằng sáng chế phải chứng minh tính mới trong sử dụng tri thức truyền thống, có thể là một sự kết hợp mới… để được cấp bằng
2.2 Giống cây trồng.
Trang 7Ví dụ sau đây cũng là một minh chứng cho cách thức bảo hộ tri thức truyền thống của
Hoa kỳ: một tri thức được bảo hộ khi chưa có một tài liệu nào ghi nhận rằng tri thức đã tồn tại trước đó
Năm 1984, Loren Miller, người sáng lập công ty International Plant Medicine, nộp đơn đăng ký bảo hộ "giống mới và khác biệt .của loài cây caapi banisteriopsis” Ông phát hiện ra giống cây này khi nó được trồng trong vườn của một người dân ở rừng Amazon, được gọi là "Da Vine”
Theo các ứng dụng của mình, Miller dự định phát triển "các giá trị chữa và điều trị bệnh ung thư và tâm thần"
Bằng sáng chế này được phê duyệt sau đó vào năm 1986
Trong lịch sử và truyền thống của các dân tộc ở lưu vực Amazon, Banisteriopsis caapi
giữ một vai trò quan trọng về mặt tôn giáo và y học Trong nhiều thế kỷ, vỏ của loại cây
này được người dân sử dụng để làm thành nước ayahuasca phục vụ trong những nghi lễ
thiêng liêng truyền thống và chữa bệnh Theo Quechua, một ngôn ngữ bản địa của Mỹ
Latin, ayahuasca có nghĩa là "cây của tâm hồn”
Cây này không phải là phát minh theo đúng nghĩa của từ đó, mà thực ra là một sự "phát hiện" Do không có một tài liệu trước đây về loại cây này, cây này đã đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới và được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ Tuy nhiên, thực tế là loại cây này đã được sử dụng trước Điều đó đã dẫn đến rất nhiều tranh cãi, có cả yêu cầu kiểm tra lại bằng sáng chế này của cộng đồng địa phương Amazon, nhưng cuối cùng thì bằng sáng chế không bị bác bỏ, và tiếp tục cho đến khi hết hạn vào ngày 17 tháng sáu năm 2003 Cũng từ ví dụ trên mà chúng ta rút ra một cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống cho các cộng đồng dân tộc Nếu cộng đồng có một giống cây trồng nào đó chưa hề được cấp xác nhận theo tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ phương tây, mà họ tin rằng các giống cây này có thể được chứng minh là có tính mới theo những tiêu chuẩn nhất định thì bằng sáng chế về bảo hộ giống cây trồng là một cách khả thi cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
Ví dụ thứ ba:
Trang 8Năm 1995, Bộ Nông nghiệp Mỹ và một công ty nghiên cứu dược phẩm đã nhận được một bằng sáng chế về kỹ thuật để trích xuất một chất chống nấm từ cây neem (Azadirachta indica), giống cây đã phát triển trên khắp Ấn Độ và Nepal; người dân Ấn Độ từ lâu đã hiểu giá trị chữa bệnh của cây này Mặc dù bằng sáng chế được cấp về một kỹ thuật chiết xuất, báo chí Ấn Độ lại mô tả nó như là một bằng sáng chế trên chính cây neem Khi kết quả được phổ biến một cách rộng rãi, công chúng đã kịch liệt phản đối Với các hành động pháp lí của chính phủ Ấn Độ, bằng sáng chế này cuối cùng đã bị bác bỏ trong năm 2005 Điều quan trọng là các công ty dược phẩm liên quan đến cây neem lập luận rằng tri thức truyền thống của người Ấn Độ về các tính chất của cây neem chưa bao giờ được xuất bản trong các ấn phẩm học thuật Do đó, họ cho rằng các tri thức này không thể được viện dẫn
như một “prior art” (thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tri thức đang tồn tại, đã được
cộng đồng sử dụng, nhằm ngăn chặn việc cấp bằng sáng chế cho việc phát hiện các tri thức này) Trong khi các tri thức của cộng đồng và công bố công khai (kể cả thành văn hoặc bất thành văn) được xem xét như “prior art” ở hầu hết các nước
Quan điểm về tri thức truyền thống “under patent” ở Hoa Kỳ.
Một hiểu lầm mà các công ty dược phẩm thường gặp là việc họ thường đăng kí bằng sáng chế cho các thực vật mà họ tìm kiếm được Trong khi đó, việc chấp nhận bảo hộ sáng chế cho các thực thể tự nhiên đã được biết đến hoặc đã được sử dụng từ trước là điều không thể Bằng sáng chế có thể bảo hộ cho các hóa chất đơn chất cụ thể hoặc được phát triển từ các giống cây trồng
Nói chung, sự tồn tại, cấu trúc, và sự tổng hợp của các hợp chất không phải là một phần của tri thức truyền thống của người dân bản địa, điều này dẫn đến các nhà nghiên cứu phân tích các cây trồng đầu tiên Và kết quả, kể cả nếu tri thức truyền thống của người dân bản địa đã được đảm bảo bởi “prior art” thì các tri thức này không thể tự nó tổng hợp các hợp chất một cách rõ ràng, đây chính là tiêu chuẩn để áp dụng theo luật về bằng sáng chế
Tại Hoa kỳ, luật bằng sáng chế có thể được sử dụng để bảo vệ các hợp chất “đơn chất
và tinh chế” Năm 1873, Louis Pasteur được cấp bằng sáng chế về một nấm men có khả năng miễn dịch (sáng chế số 141072) Trong trường hợp năm 1980 của Diamond v Chakrabarty, tòa án tối cao đã duy trì bằng sáng chế cho một loại vi khuẩn đã được biến
Trang 9đổi gen để tiêu thụ xăng dầu, lập luận rằng pháp luật Hoa Kỳ cấp giấy phép bằng sáng chế
về “anything under the sun that is made by man”( bất cứ cái gì được tạo ra bởi con người) Văn phòng về sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã quan sát thấy rằng “một bằng sáng chế bao gồm các gen phân lập và tinh chế nhưng không bao gồm các gen khi nó xảy
ra trong tự nhiên”
2.3 Chỉ dẫn địa lý:
Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế (số 5663484) vào năm 1997 cho công ty RiceTec đối với dòng lúa gạo mới Basmati và các loại ngũ cốc và thực vật có liên quan cũng như phương pháp nuôi sinh sản của các dòng này Những dòng lúa gạo này được tạo ra bằng cách nhân giống lai của 22 giống lúa Basmati từ Pakistan và Ấn Độ Nhiều người cho rằng vấn đề quan trọng với bằng sáng chế này là tính mới, có thể là mới hoặc không phải một trường hợp có tính mới trong trường hợp này Tuy nhiên, ví dụ này chứng tỏ tầm quan trọng của các chỉ dẫn địa lý có liên quan đến kiến thức truyền thống Bằng sáng chế của RiceTec tại Hoa Kỳ làm tức giận nhiều nông dân Ấn Độ và Pakistan Ấn Độ xuất khẩu gạo Basmati có giá trị khoảng $ 425,000,000 mỗi năm, và những người nông dân lo ngại gạo Basmati được cấp bằng sáng chế cho RiceTec tạo ra một lợi thế không công bằng trên thị trường
Mỹ Họ tin rằng bằng cách sử dụng thuật ngữ “gạo Basmati” , người tiêu dùng sẽ tin rằng gạo đó (sản phẩm của công ty RiceTec) cũng là một sản phẩm của Ấn Độ hay Pakistan (là vùng duy nhất sản xuất gạo Basmati truyền thống trên thế giới ) và có cùng chất lượng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá cả và lượng gạo xuất khẩu của những người nông dân này Gạo “basmati” của RiceTec được bán ở Mỹ dưới nhãn hiệu Kasmati và Texmati, và tuyên
bố rằng thương hiệu Texmati của mình là thương hiệu gạo “Basmati Mỹ” số một được
Mặc dù tuyên bố này có thể là sự thật, như việc họ gọi loại gạo mới này với cái tên
“Basmati Mỹ” (American Basmati), tuyên bố này có thể gây hiểu lầm bằng cách sử dụng thuật ngữ để mô tả loại gạo basmati đó thậm chí không phải là di truyền tương tự như gạo Basmati của Ấn Độ hay Pakistan Ấn Độ có thể thực hiện các hành động pháp lý chống lại RiceTec cho việc tiếp tục sử dụng cụm từ Basmati để mô tả bất kỳ loại gạo nào, cho dù họ
Trang 10có nói rằng nó được sản xuất tại Hoa Kỳ Cho đến lúc này, gạo Basmati được xem như là một ví dụ về lý do tại sao ưu tiên đăng ký hoặc công bố công khai việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa việc sử dụng một cách lạm dụng mà không xin phép chủ nhân của nó
Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) tuyên bố các nghĩa vụ cần phải được thực hiện “trước khi” có được sự chấp thuận xác nhận cho việc tiếp cận nguồn gen "Trước khi" chỉ ra rằng sự chấp thuận phải được đưa ra trước khi sự tiếp cận hoặc sử dụng các kiến thức là được phép "Sự chấp thuận" có nghĩa là cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên hoặc kiến thức và việc này phải được thông báo cho cộng đồng cũng như là cơ quan có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ Sự chấp thuận phải được thể hiện một cách rõ ràng, ví dụ như bằng văn bản, bởi một thỏa thuận bằng lời nói rõ ràng, hoặc một số phương thức khác
có thể xác nhận được Tuy nhiên quyền này (đưa ra sự chấp thuận cho phép sử dụng) của người nắm giữ nguồn tài nguyên sinh học hoặc kiến thức liên quan chỉ được phát huy nếu quốc gia của họ tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (CBD)
Có lẽ một ví dụ là cách tốt nhất để hiểu như thế nào về các hoạt động trước khi có sự chấp thuận Giả sử một nhà khoa học đi du lịch ở Nam Mỹ và ông tiếp xúc với một cộng đồng địa phương ở khu vực Amazon Nhà khoa học này rất ngạc nhiên khi ông quan sát các phương pháp của cộng đồng địa phương này là dùng một loại thực vật bản địa để xử lý
và chữa lành vết thương Nhà khoa học đó quan tâm về tài nguyên di truyền cũng như kiến thức của cộng đồng này về việc sử dụng đó, và trường hợp này ông có thể làm một trong hai điều: hoặc ông không làm gì cả với những gì mình nhìn thấy, hoặc ông có thể sử dụng kiến thức đó
Nếu nhà khoa học không làm gì, rõ ràng là không cần nói gì tới sự chấp thuận Nếu nhà khoa học muốn sử dụng các nguồn tài nguyên hoặc kiến thức (xuất bản những kiến thức
trong một bài báo, áp dụng cho một bằng sáng chế, vv…), ông phải công bố việc đó và xin phép cũng như chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ trước khi sự chấp thuận của chính quyền
quốc gia nếu quốc gia đó đã tham gia hiệp ước CBD Nếu nước này không thực thi hiệp ước CBD, nhà khoa học không phải chịu ràng buộc pháp lý nào
2.4 Việc bảo hộ tri thức truyền thống thông qua cơ sở dữ liệu: