1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

28 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Một thời gian dài trước đây, môn làm văn trong nhà nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. nào đó trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Vài năm tr học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Mảng văn nghị chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Đề văn nghị l những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thư tốt nghiệp THPT và đặc biệt là kì thi tuyển sinh cao đẳng, đã đem lại không ít cơ hội cho việc rèn luyện năng lực tư duy và cho học sinh. Tuy nhiên nó cũng đặt ra cho các em không rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em rất hời hợt, kĩ năng làm bài không thuần thục. .tất cả n khăn khá lớn cho học sinh trong các kì thi. Nhằm giúp các tốt bài văn nghị luận xã hội đó là lí do để tôi chọn đề tài này. I . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau: Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một thời gian dài trước đây, môn làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học sinh chỉ quẩn quanh với kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và học văn phần nào đó trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Vài năm trở lại đây chương trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Mảng văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp THPT và đặc biệt là kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học. Sự thay đổi này đã đem lại không ít cơ hội cho việc rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên nó cũng đặt ra cho các em không ít thách thức. Thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn rất hời hợt, kĩ năng làm bài không thuần thục tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho học sinh trong các kì thi. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội đó là lí do để tôi chọn đề tài này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau: Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trong các kì thi. Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. Thứ ba: Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn khi dạy phần nghị luận xã hội. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nghị luận xã hội có mặt trong chương trình Ngữ văn từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng. Phạm vi nghiên cứu: Các dạng đề, các đề bài nghị luận xã hội được học trong chương trình THPT đặc biệt tập trung vào 2 dạng đề cơ bản: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp thống kê phân loại. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên. Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: - Về chương trình: Từ năm học 2008 - 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra. Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống . Vừa có dạng đề về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống. Thế nhưng 3 thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi. ở lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội nhân văn đều chỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, còn lại thì tập trung vào nghị luận văn học. Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao. - Về học sinh: Học sinh THPT đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề còn ấu trĩ, thậm chí lệch lạc do đó để hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với các em. III. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG Hòa với thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Hà Trung cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định - Về phía giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến mảng nghị luận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp 12. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất. Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 30% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được. - Về phía học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, viết hời hợt. Không có những trăn trở sâu sắc. không có cái nhìn toàn diện, đa 4 chiều. Đôi khi viết theo tính chất cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài. Gặp phải đề lắt léo hay vấn đề nghị luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh là không làm được. - Về phía Nhà trường: Nhà trường cũng đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp nhưng chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò. 5 PHẦN II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT I. NHẬN DẠNG ĐỀ: Nghị luận xã hội là những bài văn mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này hết sức rộng mở, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, những hiện tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, vấn đề giáo dục nhân cách Nghĩa là ngoài những tác phẩm văn học ( lấy tác phẩm văn học trong nhà trường làm đối tượng) thì tất cả các vấn đề khác được đưa ra bàn luận đều được xếp vào dạng nghị luận xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải qui về một trong hai dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất phong phú và đa dạng, sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn giữa hai dạng đề rất nhỏ nên học sinh khó xác định rạch ròi. Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề rất quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong trong quá trình làm bài. 1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống, quan niệm của con người. Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao…. Ví dụ: - Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn 6 đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB trẻ, 2008, tr90): Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009. - “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi) . Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình . - “Đời người cũng như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung” (Seneca). Suy nghĩ của em về ý kiến trên. - “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội” Lời nhắn nhủ này nhắc anh (chị) điều gì? - Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có” - Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Tuân Tử: “Người khen ta mà khen phải là bạn của ta, người chê ta mà chê phải là thầy của ta, những kẻ tâng bốc, xu nịnh là thù của ta”. Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, hay một câu danh ngôn. Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép. 2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống: Xung quanh chúng ta hằng ngày có biết bao hiện tượng xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu. Tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống ấy đều là hiện tượng đời sống. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là cách sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê, hay đáng suy nghĩ; có tính bức xúc, cập nhật nóng hổi diễn ra trong đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: an toàn giao thông, gian lận trong thi cử, bạo lực học đường, bệnh vô cảm, bệnh thành tích, bệnh đạo đức giả, 7 hiện tượng mê muội thần tượng từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu, để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó. Các đề thường gặp là: - Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. - Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra khá nhiều trong trường học hiện nay? - Hãy viết một bài văn với tiêu đề: “ Nước - nguồn tài nguyên quý vô giá”. - Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: ô nhiễm môi trường . - Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” - Anh (chị) có suy nghĩ gì về căn bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay? - “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. - Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: “Chiều ngày 30 - 4 – 2013, bên bờ sông Lam , đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013) Học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống nhờ vào đối tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề bài. Đối tượng được đề cập bây giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề, 8 vấn nạn…. nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được dạng đề ngay tức thì. Tuy nhiên với một số đề thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Có những đề có sự giao thoa giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ví dụ: Nhà hoạt động xã hội Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Đề bài trên vừa bàn về tư tưởng đạo lí, vừa bàn về hiện tượng đời sống. Với dạng đề bài này, học sinh cần kết hợp yêu cầu bài làm của cả hai dạng đề để giải quyết. Trước hết các em cần xác định phần chung của hai dạng đề cần giải quyết, đó là: - Giới thiệu, tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng cần giải quyết. - Bình luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Chỉ ra mặt đúng, mặt tích cực, hay mặt sai, mặt tiêu cực của vấn đề cần bàn luận. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi dạng đề có các yêu cầu riêng của nó. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần thiết phải giải thích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Còn dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cần thiết phải phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của hiện tượng cần bàn luận. Đối với các đề bài có sự kết hợp cả hai dạng thì học sinh cần phải xác định luận điểm nhiều hơn, bao gồm cả phần chung và phần riêng đã nói trên. Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề. Có thể thấy dạng đề được thể hiện khá rõ qua các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài. Đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, một câu danh ngôn. Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép. Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường đề cập đến đối tượng cụ thể là các hiện tượng, vấn đề, vấn nạn học sinh có thể nhận biết dễ dàng nếu tập trung chú ý. 9 II. TÌM HIỂU ĐỀ: Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành khâu tìm hiểu đề. Đây không phải là công đoạn riêng của văn nghị luận xã hội mà bất cứ bài làm văn nào cũng cần thiết phải được chú ý. Tìm hiểu đề là tìm hiểu 3 yêu cầu của đề, bao gồm: - Yêu cầu về thể loại. - Yêu cầu về nội dung. - Yêu cầu về dẫn chứng. Về thể loại gần như cả 2 dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống đều là bình luận. Về dẫn chứng, người viết phải biết huy động mọi loại kiến thức trong nhà trường cũng như trong cuộc sống đặc biệt là những hiểu biết thực tế để làm cho bài viết vừa sâu sắc vừa sống động, đầy sức thuyết phục. Yêu cầu quan trọng nhất là về nội dung đòi hỏi học sinh phải xác định đúng trọng tâm của đề thì bài viết mới đúng hướng. Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: “Nếu cuộc đời là một bộ phim , tôi muốn là vai phụ xuất sắc nhất”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò của một người bình thường trong xã hội nhưng là người bình thường xuất sắc. Ví dụ 2: Hãy viết bài văn với tiêu đề: “Góc sân và khoảng trời”. Luận đề của đề bài này là: Bàn về mối quan hệ giữa những cái nhỏ bé, gần gũi và những cái lớn lao, to tát; giữa thực tại và ước mơ, khát vọng. Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Một người chưa biết đến những lời nói dối đẹp thì cũng chưa biết đến thế giới chân thực” . Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Luận đề của đề bài này là: Bàn về ý nghĩa của những lời nói dối đẹp. Ví dụ 4: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Âu Dương Tử: “Trăm sông học bể đến được bể. Gò đống học núi không đến được núi là bởi một đằng đi, một đằng đứng”. 10 [...]... năm học 12 mới rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Trên cơ sở kiến thức về văn nghị luận xã hội các em đã có ở THCS, giáo viên cần tăng cường rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh THPT từ lớp 10 thông qua các đề kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên (mứcđộ kiểm tra, đánh giá tùy thuộc vào loại bài kiểm tra) - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. .. bỏ những biểu hiện sai lệch + Luận cứ 3: Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra phản đề làm đối sánh nhằm khẳng định luận đề, mở rộng nâng cao vấn đề lên mức độ khái quát thành quan niệm sống, triết lí sống - Luận điểm 3: Bài học sâu sắc cho bản thân: + Luận cứ 1: Bài học về nhận thức + Luận cứ 2: Bài học về hành động Yêu cầu với các bước tiến hành một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí là: giải... cho học sinh nhớ rằng: Mỗi luận điểm nên được viết thành một đoạn văn riêng biệt, để người đọc nhận thấy bài làm có luận điểm rõ ràng, mạch lạc và học sinh cũng tránh được lối viết lan man, nhập nhằng, không rõ ý IV LẬP DÀN Ý: Từ yêu cầu chung và một số ví dụ nêu trên, chúng tôi đề nghị mẫu dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội như sau: 1 Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí: 19 - Mở bài: ... cho một bài văn nghị luận xã hội Sau đó, giáo viên ra đề, học sinh tự tìm hiểu đề, tìm dẫn chứng, lập dàn bài, tiến hành viết bài Giáo viên kiểm tra, chấm, sửa chữa tỉ mỉ và cung cấp thông tin liên quan đến đề bài II KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Chúng tôi đã tiến hành thống kê điểm bài kiểm tra của loại đề nghị luận xã hội của học sinh các lớp 12 trong quá trình trực tiếp giảng dạy Các bài viết số 1, số 3 được... kiểu như: có những người, có bạn học sinh, ở một trường học nọ.… VI KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT: Trong quá trình viết bài làm văn nghị luận xã hội, có một yêu câu vô cùng quan trọng không thể bỏ qua là kĩ năng diễn đạt Học sinh cần rèn luyện kĩ năng diễn đạt tốt bằng cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (thao tác lập luận so sánh, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ) và các phương thức... điểm chính đã có sẵn ở cấu trúc bài làm Học sinh chỉ cần dựa vào trình tự các bước để thiết lập luận điểm Sách giáo khoa ngữ văn 12 đã đưa ra phần ghi nhớ về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống như sau: - Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau: + Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; + Phân tích những mặt đúng,... bài làm nghị luận xã hội của học sinh lớp 12 có được cải thiện rõ rệt tính từ thời điểm trả bài viết số 1 hằng năm Rõ ràng là khi được hướng dẫn tỉ mỉ, được cung cấp nội dung cần thiết, được rèn luyện kĩ năng nhuần nhuyễn, học sinh đã có kết quả làm bài tốt hơn hẳn Đây chính là minh cho tính khả thi của đề tài này III MỘT SỐ GIẢI PHÁP: Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi đã đúc rút được một số. .. trả bài số 1, số 3 và số 6 trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao; nội dung thực nghiệm còn 22 được tiến hành trong 2 tuần ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của khung chương trình 37 tuần + Năm học 2012 – 2013: Thực hiện trong các tiết dạy lí thuyết về nghị luận xã hội, các tiết trả bài số 1 và số 3 ở chương trình ngữ văn 12 cơ bản; các tiết trả bài số 1, số 3 và số 6 trong chương... có hứng thú trong làm bài nghị luận xã hội càng khó khăn hơn Một trong những yếu tố gợi hứng thú cho các em khi làm bài nghị luận xã hội là việc ra đề của giáo viên Việc đổi mới cách thức ra đề thi là vô cùng cần thiết Xu hướng chung của đổi mới đề thi môn văn là kiểu ra đề “mở” Đề bài nghị luận xã hội rất phù hợp với kiểu ra đề mở Đó là mở về phạm vi đề tài, mở về thao tác nghị luận, mở về nội dung... từng em, không ai giống ai, như một vườn hoa nhiều hương sắc, chứ không chỉ là một bông hoa theo một khuôn mẫu cho sẵn Bài viết của học sinh sẽ không bị lệ thuộc, bắt chước hay ám ảnh bởi các bài văn mẫu đang tràn lan trên thị trường sách hiện nay - Một trong những kinh nghiệm khi ra đề nghị luận xã hội cho học sinh là không ra đề quá khó theo kiểu đánh đố, học sinh không làm được sẽ gây tâm lí chán nản . Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trong các kì thi. Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp học. Khoa học Xã hội nhân văn đều chỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông đặc biệt là học

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w