1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề âm nhạc

3 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

ĐỒI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ GIÁO DỤC VĂN HÓA ÂM NHẠC CHO HỌC SINH I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vận dụng các hình thức và biện pháp để dạy phân môn âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực và giáo dục văn hóa âm nhạc với những kiến thức phổ thông về âm nhạc mà HS nên biết và cần biết tạo thành nội dung phân môn Âm nhạc thường thức trong chương trình Âm nhạc ở trường THCS.Âm nhạc thường thức đem đến cho HS những hiểu biết sơ lược mang tính phổ biến về các hoạt động của nghệ thuật âm nhạc như sáng tác,biểu diển,các sinh hoạt âm nhạc,các loại nhạc cụ,các vấn đề của đời sống âm nhạc xưa và nay,tác giả,tác phẩm âm nhạc có ảnh hưởng trong xã hội nhằm trang bị cho HS một số hiểu biết để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho HS có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định. II.CÁCH THỰC HIỆN 1.Những nội dung cơ bản của phân môn Âm nhạc thường thức ở khối 7 -Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nghe nhạc là qua việc giới thiệu tác giả,tác phẩm trong chương trình,HS biết được những nét cơ bản về thân thế,sự nghiệp cũng như nghe tác phẩm của một số nhạc sĩ được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học -Nghệ thuật,một số nhạc sĩ quen biết và có nhiều đóng góp cho thiếu nhi,một vài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển,lãng mạn và cận đại phương Tây. -Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây giúp HS bước đầu có hiểu biết cũng như cách nhận biết các nhạc cụ phương Tây -Một số thể loại bài hát làm phong phú thêm vốn hiểu biết của HS để khi HS hát bất kì bài hát nào các em cũng biết bài hát thuộc thể loại gì. -Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam giới thiệu cho các em biết âm nhạc và ca hát là nhu cầu về tinh thần rất cần thiết đối với thiếu nhi. -Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người giới thiêu một số làn điệu dân ca của các dân tộc ít người. Ngoài ra còn một số bài đọc thêm,một số câu chuyện,một số bài viết nói về tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc đối với đời sống,xã hội. 2.Đổi mới phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở khối 7 -Thời lượng dành cho Âm nhạc thường thức trong các tiết học được biên soạn hết sức hạn hẹp,do đó muốn dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của phân môn này GV cần phải có sự chuẩn bị thật đầy đủ,kĩ càng. +Phải nắm vững các nội dung kiến thức cần truyền đạt cho HS với những thông tin ngắn gọn,xúc tích. + Phải có những câu hỏi gợi mở để HS cùng tham gia vào bài học. +Phải chuẩn bị minh họa các bài hát,bản nhạc do GV tự trình bày hoặc dùng băng ,đĩa cho HS nghe. +Chuẩn bị tranh ảnh liên quan tới nội dung bài học. +Nhạc cụ để thể hiện tác phẩm của các nhạc sĩ. -Các nội dung Âm nhạc thường thức được viết trong SGK hết sức ngắn gọn do đó GV cần sưu tầm thêm tư liệu để tham khảo,vừa để bổ sung kiến thức cho bản thân,vừa có thể cung cấp thêm cho HS ở mức độ cần và đủ. -Hiện nay các trường THCS đều được trang bị nhạc cụ ,băng đĩa nhạc phục vụ cho dạy học cũng đã được cung cấp nhưng vẫn chưa đầy đủ như mong muốn. III.BIỆN PHÁP -Trong đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc thường thức ngoài việc tích cực hóa các hoạt động dạy-học của thầy và trò đặc biệt là HS thì phương tiện và đồ dùng dạy học cũng phải được quan tâm thích đáng.Dạy Âm nhạc thường thức nhất thiết GV phải sữ dụng nhạc cụ vì dạy Âm nhạc thường thức không thể chỉ bằng lời giảng của GV.Muốn đạt hiểu quả cao ,GV phải minh họa bằng tranh ảnh nhất là âm thanh.Ngoài các thiết bị ,phương tiện được Bộ GD&ĐT trang bị cho các trường,GV cần có ý thức tự sưu tầm ,tự tìm tòi nghiên cứu để có được những tư liệu ,phương tiện ví dụ khi GV dạy tiết 11 giới thiệu nhạc sĩ ĐỖ NHUẬN ,GV phải chuẩn bị đàn và hát một số bài hát như Việt Nam quê hương tôi,Áo mùa đông …từ đó GV yêu cầu HS nêu cảm nhận và nội dung của bài hát.Hay khi dạy tiết 24 giới thiệu Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam GV có thể yêu cầu HS thi hát với nhau bất kì những bài hát trong các bài hát của các nhạc sĩ tiêu biểu bằng các hình thức hát cá nhân hoặc hát theo nhóm để HS tích cực, chủ động và hứng thú trong giờ học điều đó phụ thuộc vào lòng yêu nghề ,ý thức trách nhiệm ,nhiệt tình và sáng tạo của mổi GV. IV.KẾT LUẬN -Nói đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới dạy học Âm nhạc thường thức nói riêng ,không thể không quan tâm đến phương tiện thiết bị ,đồ dùng dạy học.Trong điều kiện các trường THCS hiện nay tuy cũng đã có nhưng chưa đầy đũ và chưa thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy như mong muốn.Để khắc phục khó khăn này,vai trò của GV là đặc biệt quan trọng cần sưu tầm,tích lũy tư liệu,băng đĩa nhạc,sách nhạc,sách tham khảo,tranh ảnh và những gì cần thiết để khi lên lớp tạo đươc không khí hứng thú ,tích cực cho HS.Đó là công việc thường xuyên ,lâu dài mà bất kì GV Âm nhạc nào có lòng yêu nghề,có tinh thần trách nhiệm,tâm huyết với sự nghiệp giáo dục Âm nhạcđều cần phải quan tâm. Trên đây là chuyên đề về kinh nghiệm giảng dạy của Tôi,rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp.Xin cảm ơn! An Trường,ngày tháng năm 2010 GV thực hiện ĐỖ THỊ HẠNH DUYỆT TỔ TRƯỞNG DUYỆT BAN GIÁM HIỆU LÊ THỊ KIỀU PHƯƠNG . dục văn hóa âm nhạc với những kiến thức phổ thông về âm nhạc mà HS nên biết và cần biết tạo thành nội dung phân môn Âm nhạc thường thức trong chương trình Âm nhạc ở trường THCS .Âm nhạc thường. xuyên ,lâu dài mà bất kì GV Âm nhạc nào có lòng yêu nghề,có tinh thần trách nhiệm,tâm huyết với sự nghiệp giáo dục Âm nhạcđều cần phải quan tâm. Trên đây là chuyên đề về kinh nghiệm giảng. các hoạt động của nghệ thuật âm nhạc như sáng tác,biểu diển,các sinh hoạt âm nhạc,các loại nhạc cụ,các vấn đề của đời sống âm nhạc xưa và nay,tác giả,tác phẩm âm nhạc có ảnh hưởng trong xã

Ngày đăng: 25/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w