1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vai trò của luật sư trong việc mở rộng tranh tụng hình sự

9 827 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHIÊN TÒA MỞ RỘNG TRANH TỤNG HÌNH SỰ 1/9 LỜI MỞ ĐẦU o0o Luật sư đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Địa vị pháp lý của luật sư không chỉ được ghi nhận trong những năm gần đây mà được quy định khá lâu tại các văn bản quy phạm pháp luật. Và sự ghi nhận ở mức độ ngày càng cao hơn. Nghị quyết trung ương VIII đã khẳng định và nhấn mạnh điều này trong việc quy định về cải cách tư pháp trong đó, đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc tranh tụng trong quá trình xét xử. Thật ra, nguyên tắc tranh tụng đã được ghi nhận từ các văn bản trước đây chứ không phải đến nghị quyết trung ương VIII mới được đề cập. Nghị quyết này chỉ nhấn mạnh và có những chủ trương, chính sách cụ thể cho những cơ quan có thẩm quyền thể chế hóa đường lối một cách cụ thể. Nói đến cải cách tư pháp thì không thể không nhắc đến vai trò của luật sư trong quá trình này. Bộ luật tố tụng hình sự là một quy định quan trọng thể hiện sự cải cách này mà một trong những sự thể hiện rõ ràng nhất là sự quy định chi tiết và cụ thể về địa vị pháp lý của luật sư. Tranh tụng hình sự là hoạt động xét hỏi, buộc tội, gỡ tội tại phiên tòa hình sự của các thành phần chính trong phiên xét xử đó là Hội đồng xét xử, kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa và luật sư. Hoạt động tranh tụng được tổ chức như thế nào lệ thuộc vào hình thức tiến hành tố tụng của phiên toà xét xử đó. Trong lịch sử tư pháp loài người, có hai hình thức tố tụng chủ yếu: Tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng. Tố tụng tranh tụng ra đời trước cả tố tụng xét hỏi và xuất hiện sớm nhất. Hình thức này rất coi trọng và đề cao vai trò tự lập luận, trình bày và bảo vệ của các bên đối kháng nhau trong vụ án, tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài phân xử. Trong quá trình tố tụng, các bên được sử dụng tới mức cao nhất các phương tiện cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ làm cơ sở bảo vệ, buộc tội hay gỡ tội cho 2/9 các đương sự hay bị can, bị cáo. Với hình thức này, vai trò của luật sư được đặc biệt coi trọng. So với tố tụng xét hỏi, tố tụng tranh tụng không tạo ưu thế, lợi thế cho cơ quan tiến hành tố tụng, song loại tố tụng này bảo đảm tính khách quan, dân chủ và minh bạch. Trong các hoạt động tố tụng, luôn có sự tranh luận, phản bác giữa các bên đối kháng nhau. Ngoài ra, tham gia quá trình tố tụng, còn có sự giám sát của báo chí, các tổ chức và nổi bật là sự tham gia và biểu quyết của đoàn bồi thẩm trong tố tụng xét xử của tòa án. Với hình thức tố tụng tranh tụng, hạn chế được đến mức thấp nhất các biểu hiện tiêu cực (như sự tùy tiện và lạm dụng quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, tính võ đoán của các phán quyết; tình trạng oan, sai ). Hình thức tố tụng của nước ta hiện là hình thức tố tụng xét hỏi mà trong đó 2/3 thành phần tại phiên tòa xét xử là bên buộc tội mà cụ thể ở đấy là Hội đồng xét xử và công tố viên nghiên về bên buộc tội chỉ có luật sư một mình thực hiện nhiệm vụ gỡ tội thế thì mất đi ý nghĩa tranh tụng vì khi nói đến tranh tụng là phải nói đến vai trò của ba bên : bên buộc tội là cơ quan công tố , bên gỡ tội Luật sư và vị trí trọng tài là của Hội đồng xét xử.Pháp luật tố tụng hiện nay quy định việc tranh tụng như thế nào ? 3/9 II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG PHIÊN TOÀ MỞ RỘNG TRANH TỤNG. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành từ Điều 201 đến Điều 221 thực chất là đề cập vấn đề tranh tụng tại phiên tòa, trong đó có: trình tự tranh tụng, nguyên tắc chung khi tranh tụng, tranh tụng trong trường hợp kiểm sát viên rút truy tố (một phần hoặc toàn bộ) tại phiên tòa. Thực tế tồn tại trong hoạt động xét xử đòi hỏi một công cuộc cải cách toàn diện nhằm từng bước đấy mạnh dân chủ trong hoạt động xét xử tội phạm nhưng phải đảm bảo đúng kết quả xét xử đúng người, đúng tội và phải đúng pháp luật. Song song với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; sự cần thiết tạo điều kiện phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội; trước xu hướng hội nhập quốc tế, nhất là trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đề nghị khẩn trương mở rộng tranh tụng trong tố tụng hình sự. Mở rộng tranh tụng nói chung và mở rộng tranh tụng hình sự nói riêng là khâu trọng tâm của cải cách tư pháp. 4/9 Như vậy mở rộng tranh tụng ở đây được hiểu như thế nào ? Đó là mở rộng hoạt động tố tụng hiện nay của Tòa án các cấp và nên hiểu là mở theo hướng chuyển từ tố tụng xét hỏi sang tố tụng tranh tụng và cần quy định rõ hơn vai trò của Luật sư vì Luật sư là một tác nhân hổ trợ hết sức tích cực để làm sáng tỏ nội dung của vụ án và góp phần cho Hội đồng xét xử có những phán quyết đúng đắn khi giải quyết vụ án. Sự cọ xát giữa các ý kiến khác nhau để tìm ra chân lý trong hoạt động tố tụng hình sự là quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Cụ thể là sự tranh luận giữa kiểm sát viên thực hành quyền công tố làm nhiệm vụ buộc tội và luật sư làm nhiệm vụ gỡ tội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo. Chất lượng tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy, một trong những vấn đề bức xúc cần được cải cách trong hoạt động tư pháp là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Cụ thể là chuyển từ tố tụng thẩm vấn hiện nay sang tố tụng tranh luận, nâng cao vai trò của luật sư, hạn chế bớt quyền năng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố. Có như vậy mới tạo tiền đề pháp lý để luật sư và kiểm sát viên tranh luận ngang bằng và dân chủ tại tòa. Quá trình tranh tụng trong tố tụng tranh tụng là quá trình "quyết đấu" hoàn toàn bình đẳng và dân chủ giữa một bên buộc tội (công tố viên) với một bên gỡ tội (luật sư), từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Nhưng không thể không thừa nhận một thực tế là hiện tại chúng ta chưa đủ các tiền đề về vật chất để chuyển hẳn từ tố tụng thẩm vấn sang tố tụng tranh tụng. Số lượng luật sư trên toàn quốc hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 2.000 người. Chưa kể lượng án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, chỉ riêng số lượng án khởi tố điều tra hằng năm phải giải quyết đã lên tới hơn 60.000 vụ. Ngoài ra, còn có án dân sự, hôn nhân gia đình, phá sản doanh nghiệp và rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác cần có sự tư vấn, tham gia của luật sư. Như vậy, điều hiển nhiên là với số lượng luật sư hiện có, chúng ta chưa có khả năng tiến hành 5/9 tranh tụng tại tất cả các vụ án hình sự. Đó là chưa nói đến để tranh tụng ngang bằng, dân chủ và có chất lượng làm căn cứ cho tòa án ra các phán quyết đúng đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp của luật sư cũng phải tương đương với thẩm phán, kiểm sát viên. Và vấn đề được đặt ra là cần phải làm gì để mở rộng tranh tụng hình sự, phải nâng cao vai trò của luật sư trong phiên tòa mở rộng tranh tụng Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng đã chú trọng vấn đề tranh tụng. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa có nhiệm vụ chứng minh tội phạm phải đóng một vai trò rất quan trọng và chủ động trong quá trình xét hỏi và tranh luận. Nhưng trong thực tế, quá trình xét hỏi thường do thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện, còn vai trò của kiểm sát viên thực hành quyền công tố lại rất mờ nhạt. Có thể không đúng hoàn toàn, nhưng không phải là cá biệt khi một số luật sư chỉ chú trọng đến tình tiết giảm nhẹ, hoàn cảnh gia đình, nhân thân để bào chữa theo dạng năn nỉ. Nếu bào chữa như vậy thì không cần nghiên cứu hồ sơ vẫn có thể hùng biện trôi chảy. Thực tế hện nay, phiên tòa chưa thật sự dân chủ, sôi động và chưa đúng tầm quan trọng phải có của nó trong hoạt động xét xử. Như vậy, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa không phải hoàn toàn phụ thuộc yếu tố quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đã được hoàn chỉnh hay chưa, mà còn phụ thuộc cả vào vấn đề nhận thức, áp dụng luật và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, chủ trương cải cách tư pháp đã rất chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự trên nền tảng những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện có. Nói như vậy cũng không đồng nghĩa với việc cho rằng những quy phạm pháp luật tố tụng hình sự hiện tại đã là nền tảng pháp lý đầy đủ để tiến hành tranh tụng theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Theo tôi, Bộ luật Tố tụng hình sự nên quy định theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng nói chung và trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa nói riêng. Điều đó sẽ tạo cho luật sư một cơ sở pháp 6/9 lý đủ mạnh để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình khi tham gia hoạt động tố tụng, đặc biệt là hoạt động tranh luận tại phiên tòa nhằm góp phần bảo vệ pháp luật và quyền lợi hợp pháp của công dân. Cần tạo tiền đề vật chất cho sự chuyển đổi mở rộng tranh tụng. Và đó chính là quá trình chuyển đổi, tiếp thu những khía cạnh ưu việt của tố tụng trên các yếu tố cơ bản : Xây dựng luật, tổ chức bộ máy và thực tiễn áp dụng pháp luật. Và một số vấn đề không thể không đề cập, đó là người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa mà trình độ dân trí còn thấp thì tranh tụng sẽ được thực hiện như thế nào trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại ? Chẳng lẽ vì nghèo không đủ tiền thuê luật sư hay ở vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp mà quyền lợi của họ không được bảo vệ ngang bằng với các tầng lớp dân cư khác? Chế độ chính trị và truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta không cho phép tồn tại một thực trạng bất công như vậy. III. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHIÊN TÒA MỞ RỘNG TRANH TỤNG HÌNH SỰ Mở rộng tranh tụng hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Luật sư bởi lẻ việc mở rộng tranh tụng hình sự là cơ hội để cho bên gở tội thực hiện chức trách của mình trong một thế cân bằng “ một chọi một “ cho công lý, sự cân bằng lực lượng đã tạo cho luật sư một cảm giác thoải mái ,tự tin để cùng buộc gở tội , chứng minh và thuyết phục hội đồng xét xử nghe và cảm nhận những luận cứ, chứng cứ, lời giải trình về bị cáo. Nhưng để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình tranh tụng thì trong từng giai đoạn tố tụng “ điều tra - xét hỏi “ “ truy tố “ “ xét xử “. Luật sư cần làm những gì ? Luật sư được làm gì ? và quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong BLTTHS hiện hành có những điểm mới : Về quyền của người bào chữa : Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 58 của Bộ luật này. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm an ninh 7/9 quốc gia thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Đặc biệt trong các trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Ngoài ra, người bào chữa còn được quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và có thể được hỏi người tạm giữ, bị can nếu điều tra viên đồng ý cũng như được có mặt trong các hoạt động điều tra khác; được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra Đồng thời theo quy định tại Điều 19 của BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa còn được bảo đảm quyền bình đẳng trong việc đưa ra các tài liệu, chứng cứ ở giai đoạn tranh luận tại phiên tòa nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Về nghĩa vụ của người bào chữa :Bên cạnh việc bảo đảm các quyền cho người bào chữa khi tham gia tố tụng thì tại khoản 3 Điều 58 của BLTTHS năm 2003 còn quy định nghĩa vụ của người bào chữa, là phải sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị can, bị cáo tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng. Đặc biệt, Bộ luật này còn quy định người bào chữa không được xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật và không được tiết lộ các bí mật về hoạt động điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa Với những quy định mới về người bào chữa trong BLTTHS hiện hành, đặc biệt là việc quy định người bào chữa được tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra được thực hiện nghiêm túc và triệt để sẽ góp phần làm cho việc điều tra - truy tố - xét xử được đúng người, đúng tội bảo đảm tính dân chủ, khách quan và công minh của pháp luật. IV KẾT LUẬN Theo quy định BLTTHS hiện hành điểm mới so với BLTTHS cũ thì quy định về quyền bào chữa đã cho phép người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định 8/9 tạm giữ (đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã), được tham gia tố tụng sớm hơn trong một số trường hợp. Như vậy, là một cơ chế mới, thông thoáng hơn, đã nâng cao vai trò của luật sư trong vụ án. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện quyền đó cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ như thế nào? Bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước hết phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Trách nhiệm đó phải được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, cũng cần sớm ban hành các văn bản có liên quan đến việc thực hiện quyền bào chữa để tạo ra sự áp dụng đồng bộ. Cùng vơi việc nâng cao vai trò của luật sư trong mở rộng tranh tụng thì vấn đề cần phải được đặt ra ở đây đó là cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan như phát triển, đào tạo luật sư, các chức danh tư pháp, tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, để quyền bào chữa có hiệu quả trên thực tế, ngành Tư pháp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, trang bị cho họ những hiểu biết pháp luật để khi cần thiết có thể tự bào chữa cho mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Nói tóm lại, như các phần trên đã trình bày, một lần nữa chúng ta khẳng định lại rằng: Vai trò của luật sư trong phiên toà mở rộng tranh tụng là hết sức quan trọng. Vai trò của người luật sư thật sự được nâng cao hơn trong quá trình tham gia bào chữa cho thân chủ của mình. Và đồng thời thể hiện được tính dân chủ trong quá trình tranh tụng tại phiên toà. Chinh vì thế luật sư cũng cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cũng như tư cách đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm đương tốt hơn nhiệm vụ của mình mà đã được sự phân công của xã hội. 9/9 . vậy. III. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHIÊN TÒA MỞ RỘNG TRANH TỤNG HÌNH SỰ Mở rộng tranh tụng hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Luật sư bởi lẻ việc mở rộng tranh tụng hình sự là cơ hội. TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHIÊN TÒA MỞ RỘNG TRANH TỤNG HÌNH SỰ 1/9 LỜI MỞ ĐẦU o0o Luật sư đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật và bảo vệ. XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đề nghị khẩn trương mở rộng tranh tụng trong tố tụng hình sự. Mở rộng tranh tụng nói chung và mở rộng tranh tụng hình sự nói riêng là khâu trọng tâm của

Ngày đăng: 25/06/2015, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w