Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
158,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng SVTH : Đặng Trung Hậu LỚP : Kinh doanh quốc tế 1 KHOÁ :32 Năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI 2 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 2 2. Các thành tựu đạt được 2 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 2 II. CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÒNG BAN VỚI NHAU 3 1. Các phòng ban trong công ty 3 1.1 Sơ đồ tổ chức 3 1.2Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 3 2. Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau 4 2.1Mối quan hệ giữa phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu với các phòng ban khác 5 2.2Mối quan hệ giữa phòng Kinh doanh với các phòng ban khác 6 2.3Mối quan hệ giữa phòng Kế toán tài chính với các phòng ban khác 7 2.4Mối quan hệ giữa phòng Hành chính nhân sự với các phòng ban khác 7 III. PHỎNG VẤN CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA MỘT NHÂN VIÊN PHÒNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 7 1. Công việc cụ thể của nhân viên phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu 7 2. Mối quan hệ trong công việc giữa vị trí với các phòng ban khác 10 3. Kiến thức, kỹ năng cần có để thực hiện công việc 10 4. Những thuận lợi và khó khăn trong công việc 11 5. Nhận định về sự phát triển của lãnh vực nghề nghiệp 12 6. Những kiến thức, kỹ năng mà chị phải hoàn thiện từ lúc mới ra trường 13 7. Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 13 IV. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN 14 V. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CỦA CHUYÊN NGÀNH ĐỂ ĐÁP ỨNG TỐT HƠN YÊU CẦU THỰC TIỄN 14 KẾT LUẬN 17 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT, VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 1. Khái niệm xuất khẩu 2. Vai trò của xuất khẩu 3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu 4. Các điều khoản trong hợp đồng ngọai thương CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI 1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 1.3 Cơ cấu các loại mặt hàng kinh doanh của công ty 1.4 Cơ cấu tổ chức - Sơ đồ tổ chức - Nêu chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban - Giới thiệu sơ lược các nhà máy của công ty (Nhà máy May I, II, IV) 1.5 Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty 2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm 2.2 Cơ cấu mặt hàng XNK qua các năm 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 2.4 Cơ cấu loại hợp đồng XNK của công ty 2.5 Cơ cấu hợp đồng XNK theo phương thức thanh toán Nhận xét tình hình hoạt động của công ty (Kết luận rút ra từ những phân tích ở trên) 3. Quy trình thực hiện hợp đồng XNK của công ty 3.1 Các loại hợp đồng của công ty - HĐ FOB - HĐ CMT - HĐ gia công ngoài - HĐ gia công lại 3.2 Điểm khác biệt giữa các loại hợp đồng Số liệu, biểu đồ, phân tích số liệu Giải thích đặc điểm, tính chất, trường hợp sử dụng của từng loại HĐ 3.3 Quy trình thực hiện HĐ XNK của công ty: (Nêu chi tiết quy trình thực hiện, các chứng từ có liên quan đối với 4 loại HĐ trên từ lúc đàm phán ký kết hợp đồng đến lúc thanh toán hợp đồng) CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 1. Phân tích SWOT 2. Giải pháp LỜI MỞ ĐẦU Với một sinh viên, những giờ lên giảng đường để thu thập kiến thức là chưa đủ mà còn phải học hỏi thực tế làm việc. Để làm tốt một công việc, kiến thức là một điều chắc chắn phải có, tuy nhiên những kiến thức được học có đủ hay không, có phù hợp với thực tế hay không lại là chuyện khác. Do đó, để tìm hiểu sự khác nhau giữa lý thuyết được học và thực tế làm việc, đối chiếu giữa lý luận với thực tế và giữa yêu cầu của thực tế với năng lực của bản thân, em đã thực hiện bài tiểu luận hướng nghiệp này băng cách tìm hiểu, mô tả, học hỏi từ những người đã ra làm việc, phỏng vấn những công việc cụ thể phải làm xung quanh nghề nghiệp được đề cập trong bài. Kết cấu đề tài gồm có những phần như sau: Chương I: Nêu tổng quan về lịch sử, ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi. Chương II: Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban và mối liên hệ giữa các phòng ban với nhau. Chương III: Nội dung phỏng vấn, những công việc cụ thể của chức danh, kiến thức kỹ năng cần có để làm việc, những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường Chương IV: Nêu lên những kinh nghiệm rút ra, những điều cần cố gắng để hoàn thành công việc. Chương V: Nêu lên ý kiến của bản thân về những giải pháp giúp việc giảng dạy trong nhà trường đáp ứng được nhu cầu thực tế. I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển - Năm 1975, nhà nước sát nhập hai công ty VINATEXCO (Nhà máy dệt sợi Việt Nam) và VINATEFINCO (Nhà máy Nhuộm và hoàn tất) thành một và đặt tên là nhà máy dệt Thắng Lợi - Năm 1992, nhà máy dệt Thắng Lợi được đổi tên thành Công ty Dệt May Thắng Lợi. - Năm 2007, công ty Cổ phần Dệt May Thắng Lợi tách thành nhiều công ty con, trong đó có công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi chuyên kinh doanh ngành hàng may mặc. Công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi được tiếp nhận toàn bộ máy móc thiết bị may, đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc Ngành May và Thương hiệu của công ty Cổ phần Dệt May Thắng Lợi, một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. 2. Các thành tựu đạt được - Năm 2003 công ty nhận được giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” là giải thưởng dành cho các thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam hội nhập quốc tế. - Được Bộ Công thương trao tặng bằng khen nhờ thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh và các công tác khác năm 2008. - Nhận giải thưởng “Đơn vị thi đua xuất sắc” do Tập đoàn Dệt-May Việt Nam trao tặng năm 2008 - Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc (sơ mi, áo khoác, quần, chăn-drap-gối, sản phẩm nhồi bông) và nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị cho sản xuất hàng may mặc. - Ngoài ra công ty còn làm môi giới thương mại, Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, kinh doanh kho bãi, kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản). II. CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÒNG BAN VỚI NHAU Để có thể hiểu rõ hơn về công việc và mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, đầu tiên ta phải hiểu được sơ đồ tổ chức cùng với nhiệm vụ, chức năng cụ thể của các phòng ban. 1. Các phòng ban trong công ty 1.1 Sơ đồ tổ chức 1.2Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH BAN ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT KHỐI PHÒNG BAN Phòng HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Phòng KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Phòng KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU Phòng KINH DOANH KHỐI SẢN XUẤT Xí nghiệp MAY I Xí nghiệp MAY II Xí nghiệp MAY IV Phòng Hành chính nhân sự Quản lý toàn bộ công nhân viên, các vấn đề nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, duy trì nguồn lực phù hợp với kỹ thuật sản xuất, ký kết hợp đồng lao động, tính toán và thực hiện trả lương, thường cho công nhân viên, giải quyết các chế độ cho cán bộ, công nhân viên. Đảm bảo cho nguồn nhân lực của công ty hoạt động hiệu quả trong hiện tại và tương lai Phòng Kế toán tài chính Phụ trách toàn bộ công tác thống kê - kế toán - tài chính. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất của công ty. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc, chế độ kế toán, chế độ quản lý, tổ chức của nhà nước. Tính toán, trích nộp đúng đủ, kịp thời các khoản phải nộp, các khoản để lại cho công ty, thanh toán các khoản tiền vay, các khoản phải thu, phải trả. Bên cạnh đó, lập đầy đủ, đúng các loại báo cáo và quyết toán của công ty theo đúng chế độ. Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu - Tìm kiếm khách hàng, trực tiếp giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. - Tổ chức và lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, phục vụ xuất nhập khẩu với phương án hiệu quả nhất - Cung cấp vật tư, nguyên phụ liệu cho nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu - Làm thủ tục giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành: Lập các loại chứng từ cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu, làm việc với khách hàng và các cơ quan chức năng có liên quan. - Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối như: đón khách, thông dịch các giấy tờ liên quan trong hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài. - Báo cáo lại cho lãnh đạo về tình hình hoạt động công tác của mình, đề xuất các ý kiến và các trở ngại gặp phải trong quá trình làm việc. Phòng kinh doanh - Cung cấp vật tư, nguyên vật liệu cho các nhà máy sản xuất hàng trong nước - Làm công tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước - Lập kế hoạch giá thành sản phẩm - Quản lý kho, quản lý hệ thống các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm trong nước. 2. Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau Mối quan hệ giữa các phòng ban có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây, gồm những công việc chủ yếu liên quan giữa các phòng ban: 2.1Mối quan hệ giữa phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu với các phòng ban khác Với phòng Kế toán – Tài chính - Phòng Kế hoạch XNK sẽ cung cấp các loại chứng từ , hóa đơn mua bán hàng hóa trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của mình cho phòng Kế toán – Tài chính để phòng này vào sổ và thực hiện các công tác kế toán: Đơn cử như khi nhân viên phòng XNK mua nguyên phụ liệu về để sản xuất hàng thì sẽ phải đưa lại hóa đơn mua hàng cho phòng Kế toán vào sổ. Phòng KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Phòng KẾ HOẠCH XNK Phòng KINH DOANH Phòng HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Giao chứng từ, hóa đơn, Báo cáo các khỏan phải thu, phải trả Phát lương, thưởng Phát lương, thưởng Phối hợp tính lương công nhân Phối hợp tính lương công nhân Giao chứng từ, hóa đơn, Báo cáo các khỏan phải thu, phải trả Quản lý các vấn đề nhân sự Quản lý các vấn đề nhân sự Phát lương, thưởng Quản lý các vấn đề nhân sự - Báo cáo cho phòng Kế tóan biết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của mình để phòng Kế toán cân đối, trả và đòi các khoản nợ. - Báo cáo các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cho phòng Kế toán Tài chính Với phòng Hành chính nhân sự Dựa vào các hợp đồng sản xuất sản phẩm xuất khẩu, phòng XNK sẽ phối hợp với phòng nhân sự để tính toán lương thưởng cho công nhân. Lương thưởng công nhân nhiều hay ít sẽ tùy vào công việc và số lượng hợp đồng thực hiện trong tháng đó. Với phòng Kinh doanh Khi còn nằm trong công ty cổ phần Dệt-May Thắng Lợi, nhân viên phòng xuất nhập khẩu sau khi có được hợp đồng sẽ liên hệ với nhân viên phòng Kinh doanh để lo vấn đề cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất. Tuy nhiên sau khi tách ra thành công ty May Quốc tế Thắng Lợi, phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu hoạt động hoàn toàn tách biệt nhau, mỗi phòng đều có bộ phận đảm trách nhiệm vụ cung ứng nguyên phụ liệu. Do đó nhân viên giữa hai phòng hầu như không có mối liên hệ nào ngoài nhiệm vụ họp lại cuối mỗi tháng để tổng kết các đơn hàng cho phòng Nhân sự để tính lương 2.2Mối quan hệ giữa phòng Kinh doanh với các phòng ban khác Với phòng Kế toán – Tài chính Tương tự như phòng XNK, phòng Kinh doanh sẽ phải cung cấp các loại hóa đơn, chứng từ, báo cáo các số liệu hoạt động kinh doanh, khoản phải thu, phải trả cho phòng Kế toán tài chính. Chỉ có điểm khác là các loại hóa đơn, chứng từ cũng như các khoản phải thu phải trả này đều xuất phát từ việc kinh doanh ở trong nước do chức năng của phòng Kinh doanh là làm công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Với phòng Hành chính nhân sự [...]... kỷ luận của nhân viên các phòng ban - Thực hiện việc xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương cho các phòng ban - Theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các nhân viên - Theo dõi việc nghỉ phép, nghỉ việc riêng của các nhân viên trong các phòng ban III PHỎNG VẤN CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA MỘT NHÂN VIÊN PHÒNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 1 Công việc cụ thể của nhân viên phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu. .. nhân viên phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu – Tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế ngành Thương Mại K24 Đối với những công việc được liệt kê sau đây, một nhân viên xuất nhập khẩu không thể thực hiện hết tất cả mà phải do nhiều người đảm nhận Tuy nhiên mỗi một nhân viên xuất nhập khẩu đều bắt buộc phải biết cách thực hiện tất cả những công việc này Theo nguyên tắc của công ty, 1 nhân viên sẽ phụ trách 1 hoặc... đồng sản xuất kinh doanh trong nước, phòng Kinh doanh sẽ phối hợp với phòng nhân sự để tính toán lương thưởng cho công nhân Lương thưởng công nhân nhiều hay ít sẽ tùy vào công việc và số lượng hợp đồng thực hiện trong tháng đó Với phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh và phòng XNK hầu như không có mối liên hệ công việc với nhau 2.3 Mối quan hệ giữa phòng Kế toán tài chính với các phòng ban... toán Báo cáo cho phòng kế toán biết các khoản phải thu hoặc phải trả trong quá trình thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu của mình Phòng Kế toán tài chính là nơi nhân viên nhận lương, thưởng và các khoản phí phát sinh trong quá trình làm việc Ngoài ra như đã đề cập trong phần công việc của nhân viên phòng xuất nhập khẩu, trong một số trường hợp, quá trình thanh toán sẽ nhờ phòng kế toán mở L/C và sau... tác, tạm ứng 2.4 Mối quan hệ giữa phòng Hành chính nhân sự với các phòng ban khác Phòng Hành chính nhân sự có các công việc như sau đối với tất cả các phòng ban khác trong công ty: - Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí ở các phòng ban tùy vào yêu cầu của phòng ban đó - Quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên toàn công ty - Lập các chương trình đào tạo cho nhân viên ở các phòng ban theo nhu cầu - Lập quyết... trí công việc này về các vấn đề nhân sự như: Quản lý nghỉ phép, nghỉ việc, bảo hiểm xã hội, y tế, các vấn đề lương thưởng Phòng Kế toán Tài chính Nhiệm vụ của nhân viên phòng xuất nhập khẩu là cung cấp các thông tin, chứng từ cần thiết cho quá trình ghi sổ kế toán của phòng như: các lọai hóa đơn khi mua nguyên phụ liệu, tổng hợp các đơn hàng trong tháng rồi chuyển sang phòng kế toán Báo cáo cho phòng. .. Các nhân viên trong phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi có thể được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 nhận nhiệm vụ tìm kiếm, giao tiếp, đàm phán với khách hàng, thảo và ký hợp đồng ; Nhóm thứ 2 gồm các nhân viên lo việc giao nhận: Làm thủ tục, thực hiện quá trình xuất nhập khẩu cho toàn bộ các đơn hàng đã ký Đại diện nhóm 1: Chị Nguyễn Vũ Thu Hương, nhân viên phòng Kế hoạch. .. trong thư Điều này rất quan trọng vì một sai sót nhỏ trong L/C có thể dẫn đến việc đối tác từ chối thanh toán, gây tổn thất cho công ty - Có kiến thức về kinh tế kế hoạch đầu tư để lập kế hoạch sản xuất Việc lập kế hoạch sản xuất cũng là một phần việc rất quan trọng, nếu lập kế hoạch sản xuất sai, không dự đoán được thời gian sản xuất sản phẩm cho các hợp đồng sẽ dẫn đến việc không đủ thời gian thực hiện... kế toán mở L/C và sau đó sẽ tự kiểm tra lại L/C Phòng Kinh doanh Nhân viên phòng XNK hầu như không có mối liên hệ công việc nào với nhân viên phòng Kinh doanh 3 Kiến thức, kỹ năng cần có để thực hiện công việc: Kiến thức: Vì công việc có liên quan đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng, L/C và lập kế hoạch sản xuất nên bắt buộc phải có kiến thức về những vấn đề sau: - Nắm vững nội dung và cách viết các... Hoặc lúc cần một ví dụ cho bài giảng, giáo viên có thể tìm thông tin trên mạng và đưa ra những đề tài “nóng hổi” khiến cho sinh viên chú ý và dễ dàng hiểu bài hơn KẾT LUẬN Sau quá trình phỏng vấn và tìm hiểu, quan sát những công việc xung quanh chức danh được nghiên cứu, có thể thấy rằng để làm tốt một công việc không hề dễ dàng Công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà một sinh viên mới ra . nghỉ việc riêng của các nhân viên trong các phòng ban III. PHỎNG VẤN CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA MỘT NHÂN VIÊN PHÒNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Công việc cụ thể của nhân viên phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu Các. các phòng ban khác 7 2.4Mối quan hệ giữa phòng Hành chính nhân sự với các phòng ban khác 7 III. PHỎNG VẤN CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA MỘT NHÂN VIÊN PHÒNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 7 1. Công việc cụ thể của. đây, gồm những công việc chủ yếu liên quan giữa các phòng ban: 2.1Mối quan hệ giữa phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu với các phòng ban khác Với phòng Kế toán – Tài chính - Phòng Kế hoạch XNK sẽ