luận văn quản trị nhân lực LÀM THẾ NÀO ĐỂ TEAMWORK CÓ HIỆU QUẢ

19 505 1
luận văn quản trị nhân lực  LÀM THẾ NÀO ĐỂ TEAMWORK CÓ HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing ĐỀ TÀI MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC Đề tài: Ngoại Thương 2_K32 GVHD : ThS.LÊ VIỆT HƯNG SVTH : ĐOÀN THỤY AN THANH Thành phố Hồ Chí Minh , 2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TEAMWORK 2 1.Teamwork là gì? 2 2.Lợi ích của teamwork 2 3.Chức năng của teamwork 3 3.1.Tạo môi trường làm việc thân thiện 3 3.2.Huy động nguồn nhân lực 3 3.3.Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của toàn tổ chức 4 4.Kĩ năng teamwork 5 II.THỰC TRẠNG VỀ TEAMWORK CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 7 1.Biểu hiện 7 2.Nguyên nhân yếu kém về teamwork của người Việt Nam 9 III.BÍ QUYẾT MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG TEAMWORK 11 1.Những tiêu chí xây dựng nhóm ( teambuilding) 11 2.Những nguyên tắc vàng trong teamwork 12 3.Xây dựng một tinh thần chung cho nhóm 13 4.Chia sẻ kinh nghiệm teamwork trong sinh viên 15 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 LỜI MỞ ĐẦU “ bất kì một cá nhân nào cũng có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nếu mỗi cá nhân đó là một phần không thể thiếu được trong một đội ngũ giỏi – đặc biệt trong 2 thời điểm đầy phức tạp và luôn biến động như hiện nay. Nếu chúng ta phải tồn tại và phát triển trong thế kỉ 21 thì việc học cách làm việc chung trong một tập thể quả là điều tất yếu…” Spencer Johnson,M.D Như chúng ta thấy,quá trình phát triển nhanh chóng như vũ bão của nền kinh tế cũng như công nghệ của thế giới trong những thập niên trở lại đây đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của quá trình chuyên môn hóa, và sức mạnh của lao động tập thể. Chính vì thế tầm quan trọng của Teamwork ( làm việc theo nhóm) là vô cùng quan trọng, nó góp phần năng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả làm việc của nhóm mà khi đơn lẻ từng cá nhân không có khả năng làm được .Ngày nay,teamwork được áp dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực,đặc biệt là học tập,làm việc và nghiên cứu.Nhận thấy sự cần thiết và lợi ích của phương pháp làm việc này,em đã chọn đề tài “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TEAMWORK CÓ HIỆU QUẢ” để có thể tìm hiểu,nghiên cứu về những kĩ năng teamwork và qua đó tích lũy thêm những bí quyết mang lại hiệu quả cao cho teamwork,góp phần đem lại thành công cho công việc. Trong quá trình tìm hiểu chắc chắn bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót.Rất mong nhận được sự thông cảm và những kiến đóng góp của thầy để bài viết thêm hoàn chỉnh.Em xin chân thành cảm ơn. I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TEAMWORK 1.Teamwork là gì? Team work chính là làm việc theo nhóm.Có thể hiểu đơn giản,teamwork là một nhóm người cùng làm chung một công việc mà công việc ấy nếu như chỉ có một cá nhân đơn thuần thì không thể làm được Teamwork tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa. 3 2.Lợi ích của teamwork Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao cũng đã phần nào cho ta thấy rõ được sức mạnh và hiệu quả của teamwork Mỗi người chỉ có thể giỏi trong một vài lĩnh vực nào đó nhưng không thể nào giỏi hay biết tất cả, nhưng nhóm thì hoàn toàn ngược lại, nhóm là nơi có thể hội tụ được tất cả những yếu tố cần thiết cho mục tiêu của nhóm mà mỗi cá nhân không thể có đầy đủ.Vì thế những lợi ích khi chúng ta thực hiện teamwork là: 1. Mọi thành viên trong nhóm sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. 2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. 3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức) 4.Teamwork mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. 5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. 6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. 7. Teamwork giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. 3.Chức năng của teamwork 3.1. Tạo môi trường làm việc thân thiện - Cải thiện hành vi giao tiếp: Teamwork giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được. Bầu không khí làm việc của 4 tổ chức thay đổi theo hướng tích cực, mọi người có thái độ thiện chí với nhau. Chính vì vậy mà vấn đề hóc búa thường được giải quyết dễ dàng hơn. - Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển: Sau quãng thời gian lao động và học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải quyết quá phức tạp, áp lực công việc quá cao làm cho người thực hiện cảm thấy dễ chán nản, đơn điệu, buông xuôi. Khi đó, teamworklàm họ trở nên hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm và khi tham gia nhóm, họ bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong nhóm có sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là nhàm chán thì giờ đây, dưới cái nhìn từ một góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp dẫn hơn. - Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các cấp: Khi tham gia teamwork, các thành viên có xu hướng mở rộng hợp tác với nhau để tạo sự thống nhất của tổ chức, giúp xóa bỏ ngăn cách trong các mối quan hệ. Nhóm là một trong những cách kết nối tất cả mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc. Khi mọi người cùng bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt ra, lúc đó bức tường ngăn cách bị phá toang, mọi người hòa nhập lại, gần gũi nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. 3.2. Huy động nguồn nhân lực - Thu hút mọi người vào công việc: Nội dung sinh hoạt luôn đa dạng, mối quan hệ được củng cố giữa các thành viên, vấn đề mà nhóm thường giải quyết là các vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên, vì vậy họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của công việc được tạo ra từ quá trình sinh hoạt nhóm. - Nâng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ - Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình Teamwork tạo ra cơ hội tuyệt vời để giải quyết các vấn đề công việc hàng ngày. Mọi người có dịp nhóm họp, cùng suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn. Quá trình sử dụng kiến thức, sức lao động, máy móc, nguyên liệu… luôn xảy ra những bất trắc, khi đó vận dụng chất xám hơn nữa là chất xám tập thể là phương thức tối ưu nhất để khắc phục những bất trắc. Teamwork tạo ra cơ hội vô hạn cho thành viên giải quyết khó khăn, đồng thời khiến mỗi thành viên nhận thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức. 3.3. Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của toàn tổ chức thông qua: 5 - Thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người Teamwork tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo của mọi người. Người ta sẽ không mạnh dạn nêu ra các ý tưởng hay ý kiến của riêng mình nếu bị cự tuyệt, hay bị chế nhạo. Thường các giải pháp khả thi nhất lại xuất phát từ những ý tưởng có vẻ lộn xộn, không tuân theo các qui phạm thường thấy. - Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập. Hiệu quả học tập hay năng suất lao động bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lí của người thực hiện, khi tham gia teamwork tâm lí của mỗi thành viên được cải thiện nhiều, do đó hiệu quả học tập, năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể. Mặt khác, khi tham gia teamwork, các vấn đề khó khăn của mỗi thành viên được đưa ra và giải quyết bởi tập thể, do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng thời họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động và học tập của chính mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp. Để dễ hình dung về teamwork, bạn hãy liên tưởng đến một đội bóng đá. Đội bóng đá có các thành viên là các cầu thủ, khi chơi trên sân luôn có một người đội trưởng chỉ đạo tức thời trên sân. Các cầu thủ thi đấu trên sân cùng hướng đến mục tiêu chung là đưa bóng vào khung thành đối phương. Mỗi thành viên chịu một phần trách nhiệm liên quan đến thành công của đội bóng. Mỗi thành viên, hay cầu thủ, được phân công trách nhiệm ở một vị trí mà người đó có thể đảm đương. Nếu có một vị trí nào đó bị yếu đi, cầu thủ không thể hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí đó, thì các thành viên khác cùng hỗ trợ giúp thành viên tại vị trí đó hoàn thành nhiệm vụ hoặc khắc phục sai lầm trước đó. Chính vì vậy, đội bóng ổn định, không bị đổ vỡ và hình thành sức mạnh chung của toàn đội bóng. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong đội bóng là sức mạnh chung của cả nhóm, nếu thiếu một thành viên thì cả đội bóng có nguy cơ suy yếu. 4.Kĩ năng teamwork Kỹ năng là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên Tham gia teamwork vì một mục tiêu chung và nhằm đạt được những kết quả nhất định trong một lĩnh vực nào đó. Chính vì thế bạn luôn cần những kỹ năng nhất định trong tiến trình teamwork. Và về cơ bản bạn cần phải có một số kỹ năng sau: - Xây dựng tinh thần teamwork: Là một thành viên của nhóm, dù là nhóm trưởng hay chỉ là thành viên thì bạn cũng phải hiểu rõ mục đích của nhóm và trách nhiệm của mình trong nhóm. Đó chính là yếu tố tinh thần, nó phải xuất phát trước tiên từ chính bạn, sau đó mới đến các thành viên khác. Không những thế, bạn phải luôn luôn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm và làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của chính họ sẽ mang lại kết quả cuối cùng 6 cho nhóm. Việc xây dựng tinh thần làm việc của nhóm phải dựa trên những mối quan hệ xác lập trong nhóm, nó phải được xây dựng trên lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của tất cả các thành viên trong nhóm. - Khả năng làm việc độc lập: Mặc dù làm việc nhóm là làm công việc chung, tuy nhiên khi bạn được phân công công việc rõ ràng, bạn cũng cần phải chủ động linh hoạt trong công việc của mình, phải biết sang tạo và không phải lúc nào cũng dựa dẫm vào người khác. Trên thực tế có rất nhiều thành viên của nhóm làm việc rất thụ động và lúc nào cũng phải cầm tay chỉ việc thì họ mới làm được. Họ nghĩ rằng mình không có khả năng làm việc độc lập cũng như sáng tạo trong công việc. Nguyên nhân chính ở đây là gì? Chính các trưởng nhóm đã tạo nên sự ù lì này, trong quá trình giao việc, họ thường phân chia công việc một cách rõ ràng, chi tiết mà điều này vô tình dẫn tới tính ù lì của các thành viên trong nhóm và tạo thành lối mòn của sự thụ động. - Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng hết sức quan trọng trong một nhóm, nó giúp bạn thiết lập một mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bạn cần phải có những thái độ giao tiếp đúng mực trong nhóm, phải có những mối quan tâm cần thiết với tất cả các thành viên trong nhóm, chẳng hạn như thăm hỏi nhau khi có người bị bệnh hay giúp đỡ nhau khi có người gặp khó khăn Kỹ năng giao tiếp có thể chi đơn giản là những lời nói cử chỉ hành động thường ngày hay những câu nói đùa nhưng nó có tác động vô cùng lớn đến việc thiết lập một mối quan hệ vững chắc trong nhóm. Vì vậy cũng cần lưu ý có những giới hạn chuẩn mực nhất định trong lời nói giao tiếp. - Kỹ năng lắng nghe: Một cuộc họp nhóm thường diễn ra với những vấn đề đưa ra cần thảo luận. Và những quan điểm cá nhân sẽ được đưa ra. Tuy nhiên lại có một thực tế đáng buồn là "Người nói không có người nghe", các bạn thường bị vướng vào tình trạng này, khi bạn của mình chưa đưa ra hết quan điểm thì đã có những ý kiến phản bác "Sai rồi!", điều này làm cho người phát biểu hụt hẫng và cụt hứng, họ sẽ có xu hướng "sợ sai " và dần dần không còn đưa ra những ý kiến cá nhân nữa. Và từ đây nhóm sẽ mất đi vô vàn ý kiến sáng tạo cũng như tính nhiệt tình, chủ động trong công việc. Vì vậy, bạn phải biết lắng nghe và suy ngẫm, đợi cho đến lúc bạn mình nói xong rồi hãy đưa ra ý kiến, cũng cần tránh phản bác ngay lập tức ý kiến đó. Thay vào đó bạn có thể nói: "Ý kiến của bạn cũng rất hay, nhóm sẽ tiếp thu và xem xét ý kiến của bạn, mời bạn (tiếp theo) phát biểu ý kiến" - Kỹ năng trình bày vấn đề: Khi trình bày một ý tưởng, một vấn đề bạn nên nói ngắn gọn và chỉ nêu bật những ý chính. Khi nghe một ý kiến hay một bài luận người ta thường có xu hướng nhớ đến phần đầu và phần cuối. Vì vậy khi kết thúc một vấn đề hãy nhấn mạnh ý kiến của mình chung quy muốn nói gì. 7 - Kỹ năng đặt câu hỏi: Khi nghe một quan điểm, một ý tưởng bạn cần phải ghi nhớ nó và tự đặt ra những câu hỏi như: Cái gì ? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao như vậy? Có khả thi không? Chính những câu hỏi như thế sẽ giúp cho những quan điểm, ý kiến trên được hoàn thiện và mang tính khả thi cao hơn. Và nó sẽ trở thành quan điểm mang tính đa dạng và sáng tạo được xây dựng bởi cả nhóm chứ không phải một quan điểm nghèo nàn được đưa ra bởi một cá nhân. - Kỹ năng ra quyết định: Là một thành viên nhóm, bạn cũng là một người có quyết định quan trọng như các thành viên khác trong nhóm. Khi có một vấn đề cần biểu quyết lấy ý kiến chung, bạn phải đưa ra quyết định đứng trên cái nhìn khách quan và có tính quyết đoán, lập trường riêng cho mình. Đừng vì thích người này, ghét người kia mà chấp nhận hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Bởi điều này chỉ làm cho nhóm ngày càng đi xuống và kết quả công việc nhóm ngày càng đi xuống. Hãy luôn nhớ kết quả của nhóm chính là kết quả của mình. Và quyết định của mình ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của nhóm. Mỗi kỹ năng đều là một quá trình rèn luyện và đúc kết trong quá trình làm việc và từ những kinh nghiệm sống. Vì vậy, cần luôn trau dồi và rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, nó không những giúp cho công việc nhóm của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn thành công hơn. II.THỰC TRẠNG VỀ TEAMWORK CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1.Biểu hiện - Câu chuyện về người Nhật và người Việt : Câu chuyện xảy ra một chuyến đi thực tế trồng rừng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An. Những họat động xã hội dạng này từ lâu đã trở nên quen thuộc với sinh viên, học sinh Nhật vì đơn giản họ có đủ điều kiện thuận lợi cả về thời gian lẫn tài chính. Công việc trồng cây diễn ra trên một quả đồi trống, các mảng cây cũ ở đây đã bị khai thác hết cho họat động sản xuất của một nhà máy gần đó. Thọat đầu, những sinh viên Nhật đứng “đờ ra”, họ lóng ngóng như những đứa trẻ trong khi nhóm sinh viên Việt đã tay cuốc tay xẻng đào, xới huyên náo. Anh chàng trưởng nhóm 1 Hitoshi sau 5 phút quan sát, chạy lại thì thầm gì đó với cô phụ trách và đứng “đợi lệnh”, sau cái gật đầu của cô, Hitoshi tập trung các thành viên trong nhóm lại, truyền đạt thông tin, phân công từng người vào công việc rồi mới bắt tay vào làm. Tính nguyên tắc là điều không bao giờ thay đổi trong cách làm việc nhóm của người Nhật. Các thành viên có quyền đưa ra chính kiến, phủ quyết ý kiến của thành viên khác bằng lập luận cá nhân, nhưng quyết định cuối cùng luôn thuộc về trưởng nhóm-team leader. Khi bước vào công việc, họ quan sát rất kĩ các quá trình, rồi mới chọn cho mình cách tiến hành. Trước đây, những người đi trước thường hay nói 1 người Việt thì hơn 1 người Nhật, nhưng 3 người Việt chắc chắn sẽ thua 3 người Nhật. Về khả năng, người Nhật và người Việt là như nhau, đôi khi khả năng nắm bắt công việc của họ 8 còn khá chậm chạp và rụt rè, nhưng cái cách họ “hiểu” nguyên tắc và chấp nhận nguyên tắc đã giúp họ thành công. Mặt khác, khi có những sai lầm xảy ra, bạn nghĩ các giải quyết của người Việt và người Nhật khác nhau ra sao. Nhóm người Việt sẽ “mặt nặng mày nhẹ” tranh cãi nhau và tìm cho ra “thủ phạm” trong nhóm đã làm hỏng. Trong khi đó nhóm người Nhật sẽ tập trung lại để cùng tháo gỡ vấn đề. Cách thức đó không phải chuyên nghiệp hay nghiệp dư, mà là phưong pháp tư duy, mỗi thành viên trong nhóm không bao giờ có cảm giác là người thừa hay bị bỏ rơi. Cái cách người Nhật làm điều đó sẽ khiến bạn ấn tượng. - Đối với người Việt trẻ, từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án teamwork và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt - Theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ đưa ra thì một trong những nhược điểm của người Việt khi làm việc là “thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh: cùng một việc, 1 người làm thì tốt, 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng”. Điều đó nói lên rằng người Việt Nam chúng ta cần cù, thông minh, làm việc độc lập một mình thì tốt, nhưng khi làm việc tập thể với nhau thì thật tệ hại. - So với sinh viên nhiều nước, du học sinh Việt Nam cần cù thông minh và có những cá nhân xuất sắc vượt trội. Tuy nhiên, trên mặt bằng chung, sinh viên Việt Nam còn thua kém về khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng teamwork, phương pháp lập kế hoạch dài hạn Đó là nhận định thẳng thắn của một số du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của du học sinh Việt Nam kém, trong khi đó lại thường ngại giao tiếp. Điều đó giải thích tại sao sinh viên Việt Nam khi sang Đức du học mất rất nhiều thời gian để “làm quen” với ngoại ngữ quốc tế, cũng như ngôn ngữ bản địa. Một hạn chế khác của sinh viên Việt Nam là thường bị động khi làm việc nhóm, dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc. Không giống ở Việt Nam, học ở Đức (và ở nhiều nước khác), sinh viên thường được chia ra làm các nhóm nhỏ để làm bài tập. Kết quả thực tế cho thấy, sinh viên Việt Nam thường lúng túng khi làm việc trong môi trường cần sự phối hợp cao. - Một sự thật đáng buồn là team work trong môi trường đại học (group project) thường ít khi có hiệu quả vì thiếu sự lãnh đạo phân chia việc làm thích hợp trong team. Các thành viên có cách suy nghĩ, làm việc, trình độ khác nhau, hay ỷ lại vào một vài người giỏi trong team, nên làm rất chậm. 90% kết quả là chỉ một vài người làm hết mọi thứ, còn những người khác thì "ngồi chơi xơi nước". Đôi lúc một người giỏi đợi hoài hay thúc giục mấy người kia mệt quá nên ôm đồm làm đại một mình vì không muốn bị điểm thấp 9 - “Trong quá trình teamwork thì cái khó khăn nhất là bất đồng ý kiến. Ý tưởng có rồi nhưng lại mỗi người một ý chẳng ai nhường ai. Cãi nhau mất mấy ngày mà vẫn không giải quyết được. Thế là tách ra 2 nhóm, của ai nấy làm. Lên thuyết trình lại có đến 2 sản phẩm”.”Nhiều khi teamwork chỉ là cách nói cho oai,chứ cả nhóm tới chỉ toàn buôn dưa lê mà hết thời gian”_những tâm sự đáng buồn về teamwork của sinh viên Việt Nam - Một số người cho rằng teamwork thật rắc rối, lằng nhằng. Suốt ngày cứ phải họp hành này nọ, viết tài liệu với vẩn. Tại sao lại cứ phải làm việc với những người kém cỏi hơn mình để rồi đến lúc thành công lại phải chia chác cho họ. Tốt nhất là mình làm tất, mình ăn tất. - Tâm lí làm teamwork trong môi trường học tập, với các bạn cùng lớp thật không đơn giản. Số lượng những nhóm làm việc tốt, được đánh giá là thành công thường không nhiều, nguyên nhân chính do sự thiếu kinh nghiệm của các thành viên cũng như bản lĩnh của người làm leader chưa đủ tầm Nhiều sinh viên dù sắp ra trường đến nơi nhưng vẫn khá lúng túng trong những bài thuyết trình nhóm. “Tốt nhất là làm việc với những người trên tầm mình để học hỏi, còn không thì phải là những người kém hơn mình thì mới dễ đổi hướng công việc mà không gặp trở ngại, làm với người cùng trình độ, ai cũng cãi ngang và khó thuyết phục”,nhận xét của một số sinh viên. - Khi làm teamwork, người Việt thường thiếu đi sự cân bằng và công bằng trong các quyết định đánh vào tâm lí. Đơn cử như khi chọn người làm cùng, leader bao giờ cũng chấm những người hợp cạ trước tiên rồi mới đến tài năng, hoặc nhiều khi chỉ vì ganh ghét một ai đó mà sẵn sàng phủ nhận thành quả cũng như ý kiến chính đáng của họ.Có những leader luôn gánh vác công việc từ A tới Z ,như thế nên ai cũng muốn làm cùng Nhưng đến khi đi làm, mới “vỡ” ra rằng, “ôm” hết phần việc của người khác là “dại”. Vì đôi khi có những vấn đề thuộc về chuyên môn, mình muốn “ôm” nhưng lại không hiểu đang “ôm” cái gì, tất dẫn đến hỏng việc, “thậm chí người ta thấy mình nhiệt tình thì lại càng hững hờ trước nhiệm vụ được phân”. 2.Nguyên nhân yếu kém về teamwork của người Việt Nam - Quá nể nang các mối quan hệ: Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây 10 [...]... thức làm việc mới mẻ với những cái đầu biết tổ chức Với bất kì phương pháp nào thì cái cuối cùng vẫn là chất lượng và hiệu quả của công việc Do vậy tùy theo phương pháp làm việc nào mà bạn phải tự biết thay đổi thói quen và cách làm của mình để thích nghi được với môi trường làm việc đó Teamwork là một cách thức làm việc ngày càng thịnh hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam , với những công việc có. .. trường hợp có sự bất đồng, cần có phương pháp thay thế như bỏ phiếu theo đa số - Các thành viên năng động: Muốn có được những nhân viên nhiệt tình, năng động trước hết chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống của họ như: lương thưởng, điều kiện làm việc, công cụ làm việc… Hãy để cho họ có cơ hội thể hiện nhu cầu cá nhân một cách rõ ràng và cố gắng đáp ứng nó trong chừng mực có thể... nước để rồi hòa vào nhau , cuối cùng sẽ đổ ra đại dương mênh mông vô tận kia ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Teamwork là gì? www.tamlyhoc.net 2 8 nguyên tắc vàng để làm việc nhóm hiệu quả www.dantri.com 3 Đi tìm cái tôi trong teamwork www.vietbao.com 4 Sức mạnh teamwork www.massogroup.com 5 Teamwork trên giảng đường www.vietnamnet.com 6 Phương pháp làm việc theo nhóm www.kinangmem.com 7 Leader trong teamwork. .. hoạt động cuả nhân viên trong công việc 14 - Bạn sẽ không thể nào lập nên "văn hoá đội nhóm" chỉ thông qua vài chuyến đi chơi chung dài mấy ngày trong năm Bạn hãy nghĩ về nó như là một công việc mà bạn phải thực hiện mỗi ngày Hãy thành lập các nhóm và đội để giải quyết các vấn đề thực tế và để nâng cao hiệu quả công việc Cung cấp các chương trình huấn luyện để họ có thể mở rộng năng lực cuả mình khi... không làm đâu, mình làm luôn đi ” Trong nhóm, nếu xảy ra trường hợp như vậy, chúng ta phải công bằng với tất cả các thành viên, phải thẳng thắn đưa trường hợp này để cả nhóm giải quyết, tốt hơn hết là trong quy tắc làm việc, phải đề ra cách giải quyết cho trường hợp này, vi phạm lần 1, lần 2 thì sẽ như thế nào; sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân thì căn cứ theo quy tắc đã đặt ra mà giải quyết, không nên để. .. cho mọi người thấy luận điểm của mình một cách khoa học và thuyết phục Một điều bạn cũng đừng quên, nên biết lắng nghe người khác, điểm nào hay, điểm nào bạn cho rằng cần làm rõ hơn, biết thắc mắc và đặt ra câu hỏi là rất tốt nhưng bạn phải đặt hiệu quả công việc của nhóm lên trên hết, chứ không phải là sự thách đố hay khẳng định điểm mạnh của cá nhân, cố tìm ra điểm yếu của bạn mình Có như vậy, trong... việc chung của nhóm để đạt hiệu quả cao nhất - Vai trò của người nhóm trưởng Bạn có thể không phải là người học giỏi nhất nhóm, nhưng bạn biết cách tổ chức, biết phân công công việc vì bạn hiểu rõ vai trò từng thành viên trong nhóm Nhóm trưởng là người đại diện, đứng ra chịu trách nhiệm cho nhóm, là người có quyết định cao nhất nhưng không có nghĩa là mọi công việc bạn phải làm, là lúc nào bạn cũng luôn... rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung 3.Xây dựng một tinh thần chung cho nhóm Để khai sinh ra nét văn hóa này bạn cần thực hiện những hành động sau đây - Các giám đốc điều hành phải làm cho nhân. .. vàng trong teamwork, cách thức xây dựng tinh thần chung cho nhóm cũng như việc chia sẻ kinh nghiệm 17 teamwork trong sinh viên đã được đưa ra trong bài viết,hi vọng rằng sẽ giúp chúng ta nhận ra những hạn chế bấy lâu nay trong teamwork và cùng nhau khắc phục để teamwork ngày càng hiệu quả hơn,ngày càng trở nên phổ biến trong mọi hoạt động Nếu ví mỗi người chúng ta là một giọt nước thì một Teamwork sẽ... có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình - Thiếu những chương trình học về teamwork : Học sinh sinh viên chưa đươc trang bị đầy đủ những kiến thức về teamwork, teambuilding nên sự nhận thức về 11 tầm quan trọng của teamwork còn chưa mạnh mẽ.Họ chỉ làm theo thói quen,theo khả năng mà không dựa trên phương pháp khoa học III.BÍ QUYẾT MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG TEAMWORK . pháp làm việc này,em đã chọn đề tài “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TEAMWORK CÓ HIỆU QUẢ” để có thể tìm hiểu,nghiên cứu về những kĩ năng teamwork và qua đó tích lũy thêm những bí quyết mang lại hiệu quả cao. động cũng như hiệu quả làm việc của nhóm mà khi đơn lẻ từng cá nhân không có khả năng làm được .Ngày nay ,teamwork được áp dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực,đặc biệt là học tập ,làm việc và. CHUNG VỀ TEAMWORK 1 .Teamwork là gì? Team work chính là làm việc theo nhóm .Có thể hiểu đơn giản ,teamwork là một nhóm người cùng làm chung một công việc mà công việc ấy nếu như chỉ có một cá nhân

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan