thảo luận nhóm có hiệu quả

13 218 0
thảo luận nhóm có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Tên đề tài: “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học” - Họ và tên tác giả: Trần Thò Lài - Đơn vò công tác: trường THCS Biên Giới 1/ Lí do chọn đề tài: - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ là phương pháp giúp học sinh vừa phát huy vai trò của cá nhân vừa phát huy tính tập thể. - Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 6 phương pháp này còn rất mới, các em hoạt động chưa quen và có hiệu quả chưa cao. Đó là điều làm tôi băng khoăn và muốn tìm ra giải pháp: “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học”. 2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng: học sinh lớp 6A, 6B trường THCS Biên Giới. - Phương pháp nghiên cứu: + Đọc tài liệu + Thực hành trực tiếp + Trao đổi, trò chuyện. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Đề tài đưa ra vấn đề “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học” nhằm nâng cao chất lượng học sinh và giúp học sinh rèn được các kó năng trong học tập. 4/ Hiệu quả áp dụng: - Học sinh hoạt động nhóm ngày càng nhanh và có hiệu quả. - Đa số học sinh nhanh nhạy hơn, mạnh dạn hơn… 5/ Phạm quy áp dụng: Hiện đang thực hiện ở các lớp 6 của trường THCS Biên Giới, nếu qua thực tiễn chất lượng nâng cao tôi sẽ áp dụng cho các khoá tiếp theo và phổ biến rộng thực hiện cho toàn trường. Biên Giới, ngày 18 tháng 2 năm 2008 Người thực hiện Trần Thò Lài Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 1 A- MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: - Để ngành giáo dục phát triển mạnh mẻ hơn có rất nhiều biện pháp, nhưng vấn đề đặt biệt được Đảng và nhà nước quan tâm hiện nay là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở trường THCS cũng là một trong những nhu cầu cấp thiết của ngành giáo dục. Vì vậy, trong dạy học, chúng ta không ngừng đổi mới và đổi mới như thế nào để tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tích cực… - Trong đổi mới phương pháp thì phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ hiện đang rất được quan tâm, bởi phương pháp này cho phép mỗi cá nhân cùng đóng góp ý kiến để cuối cùng rút ra ý chung nhất. Phương pháp này vừa phát huy vai trò của cá nhân, vừa phát huy tính tập thể, chính vì vậy trong giảng dạy sinh học chúng ta cần tích cực sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 6, phương pháp này còn mới, các em chưa quen và hoạt động chưa có hiệu quả. Đó là điều làm tôi luôn băng khoăn muốn tìm ra biện pháp khắc phục và cuối cùng tôi đã tìm ra giải pháp “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học”. 2/ Đối tượng nghiên cứu: - Đối với học sinh lớp 6 các em mới làm quen với phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ nên còn nhiều bở ngỡ và thảo luận với hiệu quả chưa cao, nên tôi đã chọn học sinh lớp 6 làm đối tượng nghiên cứu mà cụ thể là lớp 6A, 6B của trường THCS Biên Giới mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. - Để thực hiện giải pháp trên tôi đã đưa vấn đề này ra để cùng tổ bộ môn bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả hơn. 3/ Phạm vi nghiên cứu: - Năm học 2007-2008 với nội dung nghiên cứu hạn hẹp của 2 lớp ở trường THCS Biên Giới tôi đi sâu nghiên cứu giải pháp “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học”. 4/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đọc tài liệu: để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu một số sách, báo có liên quan đến việc tổ chức học nhóm cho học sinh như: sách phát triển các phương pháp dạy và học tích cực trong bộ môn sinh học, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, báo tạp chí giáo dục…để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, tìm hiểu phương pháp dạy từng bài, từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất cho học sinh của mình. - Phương pháp thực hành trực tiếp: tôi đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp qua các tiết dạy, có sự so sánh giữa 2 lớp với nhau từ đó rút ra được kinh nghiệm và đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng lớp. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện: tôi đã tiến hành trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, với học sinh để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ, từ đó tìm ra hướng giải quyết và tìm biện pháp giảng dạy thích hợp. Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 2 B- NỘI DUNG 1/ Cơ sở lí luận: - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là phương pháp trong đó lớp học được chia thành nhiều nhóm, tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm được chia ngẫu nhiên hoặc có chủ đònh, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. - Trong hoạt động nhóm mỗi thành viên đều phải đóng góp ý kiến của mình, giúp đỡ nhau để tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua lẫn nhau, kết quả làm việc của nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cảlớp. - Khâu tổ chức hoạt động nhóm cũng rất quan trọng, giáo viên phải biết hướng dẫn, chỉ đạo sao cho các nhóm hoạt động sôi nổi, tích cực và có hiệu quả, có nghóa là giáo viên phải tổ chức sao cho qua thảo luận nhóm học sinh có thể tự phân tích vấn đề và tự rút ra được kết luận. 2/ Cơ sở thực tiễn: - Học sinh lớp 6, các em còn rất bỡ ngỡ trước ngôi trường mới, bạn bè mới và thầy cô giáo mới với nhiều phương pháp dạy học mới và khác nhau, đặc biệt là phương pháp học tập theo nhóm. Vì vậy các em còn lúng túng, chưa biết cách hoạt động nhóm, hoặc hoạt động nhóm còn chậm và có hiệu quả chưa cao. - Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều em thụ động, nhút nhát, không tham gia thảo luận đóng góp ý kiến…Với những lí do đó, tôi đã cố tìm ra giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 6 của trường THCS Biên Giới hoạt động nhóm ngày càng có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em. 3/ Nội dung vấn đề: a. Vấn đề đặt ra: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng sự góp ý chân thành của các bạn bè đồng nghiệp. - Đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép, nhanh nhẹn và biết vâng lời thầy, cô giáo. - Học sinh thích và hứng thú học tập theo phương pháp thảo luận nhóm. - Trường được trang bò ĐDDH tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập. - Bản thân luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để giúp các em hoạt động nhóm có hiệu quả hơn. * Khó khăn: - Học sinh chưa quen với phương pháp hoạt động nhóm, các em hoạt động còn chậm, mất nhiều thời gian. - Một số học sinh dân tộc còn thụ động, ít hoà đồng và ít tham gia đóng góp ý kiến. - Ý thức hoạt động nhóm của các em chưa cao, các em học sinh khá, giỏi thường không chòu tiếp thu ý kiến của các em học sinh yếu, kém hơn… b. Phần chuẩn bò: - Giáo viên nghiên cứu kó bài dạy trước khi lên lớp, tìm nội dung thích hợp để thực hiện phương pháp thảo luận nhóm. - Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp. Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 3 - Soạn thảo các câu hỏi thảo luận (hoặc nội dung thảo luận) đầy đủ, rõ ràng nhằm phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Tuỳ từng lớp mà giáo viên lên kế hoạch phân chia nhóm, phân công cụ thể từng nhiệm vụ cho nhóm và cho các thành viên trong nhóm nhằm phát huy vai trò tự lực, tích cực của học sinh. - Giáo viên cần chuẩn bò đầy đủ phiếu học tập, bảng phụ (nếu cần). Nội dung phiếu học tập phải rõ ràng để khi học sinh hoàn thành phiếu học tập thì sẽ làm nổi bậc được trọng tâm của hoạt động. c. Phần thực hiện: - Tôi đã tiến hành nghiên cứu giải pháp : “giúp học sinh lớp 6 trường THCS Biên Giới thảo luận nhóm có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học” và đã áp dụng thành công trong nhiều tiết dạy. Cụ thể qua một số tiết như sau: Tiết 9 – Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ. - Khi giảng dạy bài này ở lớp 6B (gồm 30 học sinh) của trường THCS Biên Giới, tôi đã chuẩn bò như sau: + Chọn “hoạt động 1: tìm hiểu các loại rễ” để hoạt động nhóm. + Kế hoạch phân chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm 7-8 học sinh). Bầu ra mỗi nhóm 1 nhóm trưởng có nhiệm vụ ghi chép những ý kiến thảo luận của nhóm và trình bày trước cả lớp (không cử thư kí viết cho nhóm trưởng trình bày vì tự viết và tự trình bày sẽ dễ dàng hơn). + Chuẩn bò 4 bảng phụ (bảng dùng cho học sinh) có nội dung: Quan sát cẩn thận rễ cây của nhóm mình, đối chiếu với hình vẽ 9.1, hoàn thành bảng sau: Stt Nhóm A B 1 Tên cây 2 Đặc điểm chung của rễ 3 Đặt tên rễ - Tiến hành hoạt động: Hoạt động của Giáo viên- Học sinh Nội dung Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 4 HĐ1: tìm hiểu các loại rễ * Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. * Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Hợp tác trong nhóm nhỏ. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (đã phân chia từ đầu năm), - GV yêu cầu HS các nhóm đặt mẫu vật lên bàn, kiểm tra mẫu vật, phát bảng phụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng trong 7 phút. - HS các nhóm đặt mẫu vật lên bàn quan sát, thảo luận, nhóm trưởng ghi kết quả thảo luận: mỗi học sinh trong nhóm đều mang 1 loại cây có rễ, cây của bạn nào tự quan sát và đưa ra ý kiến, nếu cả nhóm thống nhất ý kiến thì nhóm trưởng ghi vào bảng phụ cho đến khi hoàn thành bảng. - Trong quá trình HS thảo luận GV đi đến từng nhóm theo dõi, nhắc nhở hoặc giải đáp thắc mắc (nếu cần). - Hết giờ thảo luận, GV mời tất cả HS trở về vò trí và mời nhóm hoàn thành sớm nhất báo cáo kết quả (để kích thích sự thi đua thảo luận của học sinh) , sau đó dùng nam châm dán bảng phụ của nhóm vừa báo cáo lên bảng cho các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. - HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho đến khi hoàn chỉnh (đi đến kết quả đúng nhất). - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả trên độc lập hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống. - HS độc lập làm bài tập điền vào chỗ trống (HS tự làm được bài tập có nghóa là tự HS rút ra được kết luận) - GV mời 1 HS trình bày, mời HS khác nhận xét và hỏi: có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của từng loại? - HS trả lời, rút ra kết luận. 1/ Các loại rễ. - Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. + Rễ cọc: có 1 rễ cái to, khoẻ đâm sâu xuống đất. + Rễ chùm: gồm các rễ dài gần bằng nhau, mọc toả ra thành chùm từ gốc thân. - Sau khi hướng dẫn học sinh hoàn thành hoạt động trên ở 2 lớp tôi đã dạy. Tôi nhận thấy các em hoạt động rất tốt, tất cả đều biết phân biệt được 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Tuy nhiên, sau một vài hoạt động giáo viên không thể làm phát huy hết vai trò của từng học sinh trong nhóm. Chính vì vậy, trong mỗi tiết dạy giáo viên nên chỉ đònh 1 em làm nhóm trưởng Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 5 khác nhau, luân phiên cho đến khi tất cả các thành viên trong nhóm đều được làm nhóm trưởng 1 lần và cứ thế tiếp tục theo 1 vòng tuần hoàn. Có như vậy mới có thể rèn luyện cho từng học sinh hết khả năng viết, khả năng trình bày trước lớp, khả năng trao đổi và tiếp thu ý kiến của bạn… - Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm trong các hoạt động dạy và học hoặc trong phần củng cố và luyện tập, tuỳ nội dung từng bài, sau hoạt động giáo viên có thể chấm điểm cho các nhóm để kích thích tinh thần thi đua lẫn nhau giữa các nhóm làm cho lớp học trở nên sôi động hơn, các nhóm hoạt động có hiệu quả cao hơn. - Ví dụ: giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm ở phần củng cố và luyện tập trong tiết 14, bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN như sau: - Chuẩn bò hoạt động: + Chia lớp làm 4 nhóm. + 1 bảng phụ cóghi sẵn nội dung: tìm từ thích hợp thay thế các số 1-10 trong các câu sau: Nhà tôi có trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: ….(1)…., … (2)… , … (3)… , … (4)… Những cành mướp với nhiều quả to, phát triển từ … (5)… và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ … (6)… Chưa đầy 2 tháng cây mướp nhà tôi phủ đầy giàn, che nắng cho sân, nó cho tôi những quả thật ngon. Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là … (7)… , có cách leo bằng … (8)… , khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là … (9)… , nhưng lại leo bằng… (10)…… + 4 phiếu học tập có ghi nội dung như trên. - Tiến hành hoạt động: Sau khi học xong bài, giáo viên yêu cầu HS gấp sách, tập lại, treo bảng phụ đã chuẩn bò lên bảng, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ của nhóm theo hình thức: (1)- từ cần điền, (2)- từ cần điền….cho đến 10. cứ mỗi từ điền đúng là 1 điểm. (hoàn thành trong 5 phút) HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào bảng phụ của nhóm đúng như sau: (1) - thân chính (2) - cành (3) – chồi ngọn (4) – chồi nách (5) – chồi lá (6) – chồi hoa (7) – thân leo (8) – tua cuống (9) – thân leo (10) – thân quấn Sau 5 phút giáo viên yêu cầu các nhóm mang bảng phụ đã hoàn chỉnh, dùng nam châm gắn lên bảng chính. GV đưa ra đáp án đúng, yêu cầu các nhóm theo dõi kết quả trên bảng, tự chấm điểm cho nhóm mình. Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 6 HS theo dõi sẽ tự chấm điểm được cho nhóm mình và so sánh được kết quả giữa các nhóm lẫn nhau. - Qua kết quả trên giáo viên sẽ biết được sự nắm bắt kiến thức của học sinh sau 1 tiết học như thế nào, nhóm nào hoạt động có hiệu quả, nhóm nào hoạt động chưa hiệu quả, từ đó tìm biện pháp điều chỉnh, sửa đổi phương pháp sau cho học sinh hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, nắm bắt kiến thức vững chắt hơn. - Kết quả thực hiện hoạt động này ở các lớp 6 tôi đã dạy như sau: Lớp 6B: + Nhóm 1: 10 điểm + Nhóm 2: 8 điểm + Nhóm 3: 10 điểm + Nhóm 4: 10 điểm Lớp 7A: + Nhóm 1: 9 điểm + Nhóm 2: 8 điểm + Nhóm 3: 9 điểm + Nhóm 4: 10 điểm - Để học sinh hoạt động nhóm nhanh, linh động và có hiệu quả cao hơn nên phân nhóm ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên, tuỳ nội dung từng bài, nội dung từng hoạt động mà giáo viên có thể chủ động chia lại nhóm để giúp học sinh hoạt động dễ dàng và có kết quả tốt hơn. - Ví dụ ở tiết 33, bài 29: CÁC LOẠI HOA. - Chuẩn bò hoạt động: + Chọn “hoạt động 1: phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa” cho học sinh thảo luận nhóm. + 1 bảng phụ có nội dung: Hoa số mấy Tên cây Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào? Nhò Nhụy 1 2 3 4 5 6 7 8 + 8 phiếu học tập có nội dung như trên (GV dặn các nhóm kẻ sẵn). - Tiến hành hoạt động: Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 7 - GV chia lớp làm 8 nhóm (mỗi nhóm 3-4 học sinh). - GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1: hoa của một số loại cây, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (đã kẻ sẵn ở nhà). (trong 5 phút) - HS quan sát hình, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - GV treo bảng phụ, hết giờ thảo luận yêu cầu các nhóm (từ 1-8) lần lượt lên điền vào bảng phụ theo thứ tự từ 1-8 (mỗi nhóm điền 1 dòng). - Các nhóm lần lượt lên điền vào bảng phụ đến khi hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS quan sát bảng đã hoàn chỉnh, nhận xét, sửa sai…(nếu có). - GV: qua bảng trên ta thấy, nếu căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa làm mấy nhóm? - HS sẽ trả lời được: 2 nhóm là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. - GV yêu cầu HS độc lập làm bài tập điền từ vào chỗ trống. - Sau khi hoàn thành bảng, mỗi HS có thể tự hoàn thành được bài tập dễ dàng. - GV mời 1 HS trình bày kết quả đã hoàn chỉnh, mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. 1/ phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa làm 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. + Hoa đơn tính: chỉ có nhò hoặc nhụy. + Hoa lưỡng tính: có cả nhò và nhụy. - Kết quả thực hiện hoạt động này ở lớp 6B và 7A : các nhóm thảo luận tích cực, sôi nổi, báo cáo kết quả nhanh và chính xác, có thể tự rút ra kết luận dễ dàng. - Tuy nhiên, để biết giải pháp này có hiệu quả hay không, tôi đã tiến hành mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách thông qua tổ chuyên môn triển khai cho các giáo viên tổ cùng thực hiện, cụ thể là đồng Trương Cẩm Tú, dạy sinh lớp 6A,7B, 8A, 8B. Tôi đã tiến hành trao đổi với đồng chí và dự giờ 1 số tiết, sau đó so sánh, đối chiếu với các lớp tôi đã dạy. Ví dụ ở tiết 36 bài 30: THỤ PHẤN, đồng chí Tú đã tiến hành thực hiện ở lớp 6A như sau: - Chuẩn bò hoạt động: + Chọn phần 2: “đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ” tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. + 1 bảng phụ có nội dung: quan sát hình 30.2: hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1/ Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ? 2/ Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa? Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 8 3/ Nhò của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 4/ Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ đến thì hạt phấn của hoa khác thường dính vào đầu nhụy? + 4 phiếu học tập có nội dung như trên. + Tranh vẽ: hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Tiến hành hoạt động: + GV chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm 10HS), treo tranh vẽ: 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, yêu cầu HS quan sát, chú ý những đặc điểm về cánh hoa, nhò hoa, nhụy hoa. + GV treo bảng phụ đã chuẩn bò(như phần trên đã nêu), phát phiếu hoc tập, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi trong 7 phút. + HS quan sát hình, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu. + GV mời đại diện nhóm 1 trả lời câu 1. + HS đại diện nhóm trả lời: hoa có đặc điểm làđẹp, có mùi thơm, có mật ngọt. + GV mời nhóm 2 nhận xét. + Đại diện nhóm 2 nhận xét: đúng + GV mời nhóm 2 trả lời câu hỏi 2. + Đại diện nhóm 2 trả lời: tràng có màu săc sặc sở… + GV mời nhóm 3 nhận xét. + Đại diện nhóm 3 nhận xét: đúng + GV mời nhóm 3 trả lời câu hỏi 3 + Đại diện nhóm 3 trả lời: nhò có chất dính, có gai. + GV mời nhóm 4 nhận xét. + Đại diện nhóm 4 nhận xét: sai, nhò có hạt phấn to, có gai. + GV mời nhóm 4 trả lời câu hỏi 3. + Đại diện nhóm 4 trả lời: Đầu nhụy có chất dính. + GV mời nhóm 1 nhận xét. + Đại diện nhóm 1 nhận xét: đúng. - GV chỉ vào từng câu hỏi trong bảng phụ và nhận xét, sửa sai sau đó hỏi: vậy, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm gì? - HS trả lời, rút ra kết luận. * Qua dự giờ hoạt động trên ở lớp 6A, tôi nhận thấy: số lượng học sinh lớp 6A quá đông (trên 40 HS), nhưng giáo viên chỉ chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm đến 10-11HS, do đó trong mỗi nhóm chỉ có vài em hoạt động, còn 1 số em vẫn ngồi im, không đóng góp ý kiến, như vậy thì hiệu quả hoạt động chưa cao. Khi dạy bài này ở lớp 6B, tôi cũng đã chuẩn bò và tiến hành như trên, nhưng học sinh hoạt động tích cực và sôi nổi hơn do số lượng học sinh ở lớp này vừa đủ để chia làm 4 nhóm(mỗi nhóm 7-8 học sinh). - Qua đó, tôi có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân và bổ sung cho giải pháp của mình là: khi tổ chức một hoạt động nhóm, giáo viên cần phải quan tâm đến số nhóm và số người trong nhóm. Số người trong một nhóm phải có đủ để trao đổi, giải quyết các vấn đề được giao, nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số người trong một nhóm và số nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 9 trong lớp. Có như vậy mới vừa phát huy được vai trò của cá nhân vừa phát huy được vai trò của nhóm. Sau khi đã được rút kinh nghiệm, đồng chí Tú đã đổi thay phương pháp chia nhóm (chia lớp 6A làm 6 nhóm) và áp dụng cho tất cả các tiết dạy sau, thì thấy kết quả hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, cụ thể là tiết 39, bài 32: CÁC LOẠI QUẢ. * Tiến hành hoạt động: căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả? - GV chia lớp làm 6 nhóm(mỗi nhóm 7 em), kiểm tra sự chuẩn bò của các nhóm. (mỗi học sinh trong nhóm chuẩn bò 1 quả khác nhau). - GV yêu cầu các nhóm quan sát các quả của nhóm mình, thảo luận 2 vấn đề: (trong 7 phút) + Có thể phân chia các loại quả ấy làm mấy nhóm? + Hãy viết các đặc điểm mà nhóm em đã dùng để phân chia chúng. - HS đặt quả lên bàn, quan sát, thảo luận và phân chia (mỗi học sinh đều đóng góp ý kiến vì quả của ai thì tự cho ý kiến để cả nhóm thảo luận rồi thống nhất). - GV yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả. (Vì nhóm 3 xong trước). - Đại diện nhóm 3 trình bày: có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1: quả cà chua, dưa leo, chanh, táo. + Nhóm 2: quả đậu xanh, quả đậu bắp, quả đậu rồng. Nhóm 1 dựa vào đặc điểm là vỏ quả có nhiều thòt Nhóm 2 dựa vào đặc điểm là quả có vỏ khô. - GV mời nhóm khác nhận xét, sau đó mời 1 nhóm tiếp theo trình bày, các nhóm khác nhận xét, sửa sai… - GV nhận xét và yêu cầu học sinh rút ra kết luận. * Tuy nhiên, để tổ chức cho học sinh thảo luận tốt hơn, giáo viên cần phải chuẩn bò thật chu đáo, ngoài chuẩn bò đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ…giáo viên còn phải chuẩn bò một số câu trả lời để giải đáp thắc mắc của học sinh trong quá trình thảo luận, ví dụ như ở tiết 19, bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN, giáo viên có thể dự kiến đáp án cho một số thắc mắc sau: + Cây chuối có phải là thân biến dạng không? + Trả lời: cây chuối có thân củ nầm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. Vậy cây chuối là thân biến dạng. + Cây hành, tỏi…có phải là thân biến dạng không? + Trả lời: hành, tỏi, hẹ, kiệu…thân của chúng có hình đóa hơi phồng lên, phía trên có các bẹ lá phình to chứa chất dự trữ, kẽ các bẹ là chồi nách, phía dưới có rễ chùm, chúng là thân biến dạng: thân hành(sẽ được học ở các lớp trên). - Tóm lại, muốn thảo luận nhóm có kết quảphải có các điều kiện sau: + Phải có mục tiêu cụ thể. + Phải lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm. + Người điều kiển phải có kinh nghiệm trong quản lí hoạt động nhóm. C. KẾT LUẬN Giáo viên: TRẦN THỊ LÀI Trang 10 [...]... học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên Bên cạnh đó, phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ còn giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, có thể thuộc bài ngay tại lớp và giúp các em hứng thú học tập hơn Vì vậy, tôi luôn cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp các em hoạt động nhóm một cách có hiệu quả để chất lượng học tập của các em ngày càng nâng cao * Bài học kinh nghiệm: - Bản thân luôn cố...* Thảo luận nhóm là phương pháp mới và khó đối với học sinh lớp 6, nhưng nếu chúng ta chuẩn bò tốt và hướng dẫn các em thảo luận một cách cẩn thận, sẽ kích thích được sự tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh vừa phát huy vai trò của cá nhân vừa phát huy tính... lượng cho học sinh - Phải có tinh thần học hỏi, mạnh dạn đăng kí thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng chuyên môn - Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân - Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp và học sinh về việc giảng dạy phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ để tổ chức họat động ngày càng tốt hơn - Tích cực sử dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học để phát... nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 B – NỘI DUNG 3 1 Cơ sở lí luận .3 2 Cơ sở thực tiễn 3 3 Nội dung vấn đề: .3 a/ Vấn đề đặt ra 3 b/ Phần chuẩn bò .3-4 c/ Phần thực hiện 4-10 C – KẾT LUẬN 10 * Bài học kinh nghiệm .10 * Hướng phổ biến áp dụng của đề tài . 1: quả cà chua, dưa leo, chanh, táo. + Nhóm 2: quả đậu xanh, quả đậu bắp, quả đậu rồng. Nhóm 1 dựa vào đặc điểm là vỏ quả có nhiều thòt Nhóm 2 dựa vào đặc điểm là quả có vỏ khô. - GV mời nhóm. vì quả của ai thì tự cho ý kiến để cả nhóm thảo luận rồi thống nhất). - GV yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả. (Vì nhóm 3 xong trước). - Đại diện nhóm 3 trình bày: có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm. sát, thảo luận và hoàn thành bảng trong 7 phút. - HS các nhóm đặt mẫu vật lên bàn quan sát, thảo luận, nhóm trưởng ghi kết quả thảo luận: mỗi học sinh trong nhóm đều mang 1 loại cây có rễ,

Ngày đăng: 24/06/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan