PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CỦA BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Ths. Vũ Huyền Trang 1. Đặt vấn đề Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Do đó, hiệu quả của việc đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục và đào tạo. 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học của bộ môn Quản trị kinh doanh Việc đánh giá người học nhằm các mục đích sau: - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của người học so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp người học điều chỉnh hoạt động học tập của mình. - Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của người học và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các người học có kĩ năng tự đánh giá, giúp người học nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. - Giúp giảng viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy có thể khẳng định, việc đánh giá người học là điều kiện cần thiết để kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng đào tạo. Hiện nay, để đánh giá theo hướng năng lực người học, bộ môn Quản trị kinh doanh đang vận dụng những phương pháp đánh giá như sau: 2.1. Phương pháp thi vấn đáp Phương pháp này giảng viên đặt câu hỏi, sinh viên trả lời, thông thường điểm đánh giá sẽ là 80% đối với câu hỏi có sẵn trong đề vấn đáp và 20% điểm đánh giá dành cho câu hỏi bổ sung của hai giảng viên chấm. Đối với mỗi học phần, số lượng đề tối thiểu cho một phòng thi là 25 đề, mỗi sinh viên được bốc ngẫu nhiên 1 đề và được chuẩn bị trong thời gian 10 phút. Ngoài ra, đối với một số học phần đặc thù như học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp, sinh viên sẽ được yêu cầu viết một bài báo cáo tổng quan, sau đó các giảng viên chấm sẽ chấm bài dựa trên bài báo cáo cộng với việc vấn đáp sinh viên về nội dung báo cáo do sinh viên đó viết. Hình thức này có ưu điểm là giảng viên có thể nắm bắt được kiến thức thực tế của sinh viên, độ nông sâu của kiến thức bằng cách hỏi sâu vào các vấn đề sinh viên đã được học. Đồng thời, hình thức này có một ưu điểm rất lớn là phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên, nâng cao được kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của sinh viên. Nhiều sinh viên thổ lộ rằng: “Em rất sợ thi vấn đáp, vì dù em học bài kỹ đến đâu nhưng khi vào thi run quá em lại quên hết”. Sự “run” đó chứng tỏ em chưa tự tin trong giao tiếp và chưa có kỹ năng thuyết trình tốt. Đây là thực trạng chung của sinh viên khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng, “thiếu” và “yếu” các kỹ năng mềm. Chính vì vậy, việc giảng viên gợi mở, xây dựng bầu không khí thoải mái sẽ giúp các sinh viên vượt qua được rào cản tâm lý. Từ đó tự tin hơn trong học tập, cuộc sống cũng như tiếp cận công việc thực tế sau này, giúp các em biết cách giao tiếp, nêu vấn đề và trình bày các vấn đề rõ ràng, thuyết phục được người nghe. Song, trên thực tế đối với ngành Quản trị kinh doanh, không phải học phần nào cũng có thể thi vấn đáp. Những học phần có nhiều bài tập tính toán, sử dụng nhiều mô hình phân tích thì việc thi vấn đáp là không phù hợp, do bị giới hạn bởi thời gian nên sẽ không có điều kiện cho sinh viên làm các bài tập tổng quan, chiếm nhiều thời lượng. Vì vậy, môn thi vấn đáp chỉ nên áp dụng với những học phần mang tính chất “lý thuyết” và đòi hỏi phải có sự liên hệ thực tế nhiều, ví dụ học phần Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản trị thương hiệu, quản trị chiến lược,… Từ đó, trên cơ sở sự tiếp cận trực tiếp giữa thầy và trò, thầy có cơ hội để gợi mở, tìm hiểu và đánh giá khả năng liên hệ của sinh viên đối với các vấn đề thực tế. Đối với hình thức thi này, giảng viên cần ra đề ngắn gọn, nhắm vào các nội dung chính, trọng tâm của học phần, đảm bảo thời lượng suy nghĩ và trả lời của sinh viên, đặc biệt chú trọng đến các câu hỏi kiểm tra kiến thức thực tế của sinh viên, qua đó sẽ có sự trao đổi hai chiều, vừa là kiểm tra, vừa là định hướng quan điểm cho sinh viên. 2.2. Phương pháp thi tự luận Phương pháp thi tự luận là phương pháp thi truyền thống của khoa Kinh tế quản trị kinh doanh nói chung và bộ môn Quản trị kinh doanh nói riêng. Hình thức này sẽ có một đề chung cho các thí sinh thi chung một học phần tại cùng một thời điểm, bài làm trên giấy thi, thời gian thi 90 phút đối với môn thi từ 2 – 3 tín chỉ. Do thời lượng dài hơn hình thức thi vấn đáp, nên khối lượng kiến thức đòi hỏi đối với sinh viên thường rộng hơn, sâu hơn và mang tính hệ thống, kết nối nhiều phần của chương trình học với nhau. Hình thức này có ưu điểm là tăng cường được khả năng viết, trình bày của sinh viên, có thời gian để sinh viên trình bày sâu sắc các quan điểm của mình về vấn đề được hỏi. Song, đây là hình thức thi “đóng”, không có sự tiếp xúc giữa thầy và trò nên thông tin chỉ phản ánh một chiều, nhiều khi do lối viết “không thoát” nên giảng viên có thể chưa hiểu hết được ý tưởng của sinh viên. Hình thức này thích hợp với các môn thi nhiều bài tập tính toán như quản trị tài chính, quản trị sản xuất, hoặc với các học phần cần đòi hỏi sinh viên xử lý nhiều tình huống dưới dạng bài tập như văn hóa kinh doanh, quản trị học,…. Đối với hình thức thi này, giảng viên có thể áp dụng linh hoạt các dạng câu hỏi trong đề thi như câu hỏi đúng, sai giải thích, câu phân tích lý thuyết, liên hệ thực tế; bài tập tính toán đối với các môn có bài tập và đặc biệt nên đưa ra bài tập tình huống đối với các môn thi chuyên ngành. Bằng cách đưa các tình huống quản trị giả định hoặc các tình huống có thật trên thực tế, sinh viên sẽ phải vận dụng kiến thức tổng quan của cả học phần để giải quyết tình huống đó, tránh được tình trạng học cục bộ, học tủ, học lệch, đồng thời phát huy được kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên, giúp sinh viên tưởng tượng, định hướng được công việc mình cần làm sau này là gì và làm như thế nào khi một tình huống tương tự xảy ra trên thực tế. 2. 3. Phương pháp thi trắc nghiệm Hình thức thi trắc nghiệm trước đây được bộ môn Quản trị kinh doanh lồng ghép trong bài thi tự luận. Hiện nay, bộ môn đã phát triển hình thức trắc nghiệm toàn bộ đối với một số học phần. Thông thường, mỗi đề thi dành cho hình thức này có 50 câu trắc nghiệm theo dạng lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án trong vòng 60 phút. Để tránh tình trạng chép, hỏi bài của nhau, mỗi phòng thi sẽ có ít nhất 5 mã đề. Hình thức này có ưu điểm là đòi hỏi sinh viên phải có phản ứng nhanh nhạy, kiến thức bao quát học phần do có số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi nhiều, tránh được sự tiêu cực trong thi cử. Song, do sinh viên chỉ làm bài theo cách khoanh phương án, nên kỹ năng viết, trình bày bị hạn chế, đặc biệt khó khăn trong việc đòi hỏi sinh viên trình bày sự am hiểu của bản thân về các vấn đề kinh tế - xã hội thực tế có liên quan đến môn học. Vì vậy, hình thức này thường áp dụng với các học phần cơ sở ngành như học phần Marketing căn bản, chưa đòi hỏi sinh viên phải liên hệ quá nhiều đến các vấn đề thực tế, mà đỏi hỏi sinh viên có kiến thức nền tảng căn bản và bao quát. 2. 4. Phương pháp thi thực hành Phương pháp này thường được bộ môn Quản trị kinh doanh áp dụng với những học phần đòi hỏi cao về kỹ năng thực hành, sử dụng các phần mềm quản lý để xử lý các tình huống phát sinh. Thông thường đối với những học phần hiện có nội dung thực hành đang chiếm thời lượng lớn trong việc học tập và vận dụng phần mềm thực hành trên máy tính thì sẽ được tổ chức thi theo hình thức này (ví dụ như học phần thực hành quản trị trên máy vi tính). Hình thức này được tổ chức thi tương tự như thi tự luận, chỉ khác thi tự luận thì thi trên giấy, còn hình thức này sinh viên sẽ sử dụng phần mềm ứng dụng để giải quyết bài thi trên máy tính. Phương pháp này chỉ thích hợp với các học phần mang tính chất thực hành đặc thù, song lại có hiệu quả rất cao vì sinh viên được áp dụng kiến thức để xử lý những vấn đề sát thực tương tự như trên thực tế và kiểm tra được khả năng sử dụng các phần mềm quản lý của sinh viên. 3. Kết luận Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả giảng viên và sinh viên, nó giúp giảng viên có thể nắm được tính hình học tập của sinh viên, giúp điều chỉnh, giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời cũng giúp chính người giảng viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cần phải đảm bảo các yêu cầu: Tái hiện tri thức; Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt năng lực tư duy sáng tạo; Tạo ra sự chuyển biến thật sự trong thái độ, hành vi của học sinh; Rèn cho các em khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế. Tuy nhiên, mỗi một học phần lại có đặc thù và tính chất khác nhau. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giảng viên không nên sử dụng máy móc một phương pháp thi nào mà nên vận dụng, kết hợp linh hoạt các phương pháp thi nhằm mục tiêu đánh giá chính xác, công bằng, khách quan người học. . kiểm tra, vừa là định hướng quan điểm cho sinh viên. 2.2. Phương pháp thi tự luận Phương pháp thi tự luận là phương pháp thi truyền thống của khoa Kinh tế quản trị kinh doanh nói chung và bộ môn. đó, hiệu quả của việc đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục và đào tạo. 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học của bộ môn Quản trị kinh doanh Việc. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CỦA BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Ths. Vũ Huyền Trang 1. Đặt vấn đề Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là