1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh doanh quốc tế Xuất khẩu may mặc sang Canada

20 875 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 185 KB

Nội dung

NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI _ KHOA KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM BÀI TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG CANADA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM TỐ MAI NHÓM THỰC HIỆN: LƯU QUỐC CƯỜNG ĐẶNG THANH HOÀNG LÊ THỊ NGỌC KHÁNH ĐẶNG HỒNG DƯƠNG TÚ K074020160 K074020181 K074020186 K074020252 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SÀN PHẨM 1.1 THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP - Doanh nghiệp: Công ty TNHH CKHT - Thời gian thành lập: 2-2002 - Vốn điều lệ: 500 tỷ VND - Lĩnh vưc kinh doanh: hàng may mặc xuất khẩu - Thị trường đã và đang hoat động: Singapore, Trung Quốc, Malaysia… - Thi trường dự kiến thâm nhập: Canada - Cơ sở sản xuất đặt tại: khu công nghiệp Sóng Thần-Huyện Dĩ An-Tỉnh Bình Dương Công ty TNHH CHKT đươc thành lâp vào tháng 2 năm 2002 đặt tại khu công nghiệp Sóng Thần-Huyện Dĩ An-Tỉnh Bình Dương với số vốn hoạt đông trên 500 tỷ cùng với hơn 2000 công nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng may măc xuất khẩu.Hàng may mặc của Công ty đã có mặt ở các nước như: Singapore ,Malaysia, Trung Quốc….và đạt đươc những thành công đáng kể trong viêc đem lai doanh thu hàng năm lên tới 2triệu USD cùng với đó “Thương Hiệu” của Công Ty ngày càng được khẳng hơn trên thị trường quốc tế. Với sự đi lên và phát triển của Công Ty thì việc tìm kiếm và mở rộng thị trường là một điều cấp thiết. Theo những thông tin thì Canada là một trong những nước nhập khẩu hàng dệt may cao nhất thế giới tính trên đầu người, đây sẽ là một thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cho hàng may mặc Việt Nam. Do đó Công Ty dự kiến hướng tới xuất khẩu hàng may mặc sang Canada. 1.2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM - Sản phẩm dự kiến thâm nhập: quần áo phụ nữ, nam giới và trẻ em. - Đặc điểm sản phẩm: công ty sử dụng nguồn nguyên liệu bằng sợi tự nhiên,cotton… giúp sản phẩm đạt được độ bền, độ co giãn cao, lại vừa thoáng mát, có lợi cho sức khoẻ. Nhờ vào công nghệ nhuộm màu tiến bộ, sản phẩm vừa có màu sắc đẹp vừa không bị phai màu. Mẫu mã hợp thời trang cho từng đối tượng, đối với lứa tuổi trung niên thì mẫu mã đơn giản, lịch sự và sang trọng. Còn đối với giới trẻ có xu hướng ưa chuộng model, mốt thời trang mới thì Công ty tung ra những mặc hàng mang phong cách trẻ trung, năng động, kiểu dáng thể thao giúp các bạn trẻ có thể tự thể hiện mình. Công ty chúng tôi luôn cố gắng mang đến sự thoả mãn tối đa cho khách hàng bằng cách “đa dạng hoá” mẫu mã sản phẩm, nắm bắt và phản ứng nhanh đối với nhu cầu khách hàng về lĩnh vực thời trang cùng với đó là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý. 1.3.LÝ DO CHỌN THỊ TRƯỜNG CANADA LÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 1.3.1 Canada-thị trường tiềm năng cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam - Canada một trong những nước nhập siêu hàng may mặc cao nhất thế giới tính trên dầu người với mức tiêu dùng hàng dệt may mỗi năm vào khoảng trên 20 tỷ đôla Canada. Mặc dù, Canada có trên 2000 nhà sản xuất hàng may mặc nhưng ngành công nghiêp thời trang Canada phụ thuộc nhiều vào sợi nhập khẩu (mặt hàng phải chịu thuế, mức thuế có thể dao động từ 9% đối với sợi len, tới 16% đối với sợi dệt). Thuế này cộng với chi phí lao động tương đối cao ở Canada làm cho giá thành hàng may nội địa cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu.Vì vậy hàng may mặc của Công ty với giá thành hợp lý có thể thâm nhập được vào mảng thị phần hàng giá thấp đến trung bình ở Canada. 1.3. Đáp ứng được nhu cầu người dân Canada - Theo thông tin từ việc tìm hiểu thị trường thì người tiêu dùng Canada ưa chuộng hàng may mặc làm từ chất liệu sợi tự nhiên, ở mức giá cạnh tranh hơn là những quần áo làm từ sợi tổng hợp. - Với nhu cầu và thị hiếu này của người tiêu dùng Canada thì đây sẽ là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam. Hay nói cách khác, đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho Công Ty khi thâm nhập vào thị trường CHƯƠNG 2: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG CANADA 2.1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CHUNG: 2.1.1 Điều kiện kinh tế: *Các chỉ số kinh tế cơ bản: • GDP ngang giá sức mua (ước 2004): 1.023 tỷ USD. • GDP ngang giá sức mua/người (ước 2004): 31.500 USD. • Mức tăng trưởng kinh tế: 2,4 % (2004), 1,9% (2003), 3,4% (2002), 2,5% (2001), 4,4% (2000). • Mức phân bổ GDP theo khu vực (2004): nông nghiệp (2,3%), công nghiệp (26,4%), dịch vụ (71,3%). • Mức tăng giá tiêu dùng: 1,8% (2002), 2,5% (2010). • Mức tăng trưởng sản xuất (2000): 4,5%. • Tổng dự trữ quốc tế (2003): 36 tỷ USD (đứng thứ 19 trên thế giới). • Xuất khẩu bình quân đầu người: 8,3 nghìn USD. • Chỉ số phát triển con người (HDI) (2001): 0,937%. • Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI): 0,938 (đứng thứ 5 thế giới). *Quan hệ quốc tế: Canađa là nước ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các khu vực thương mại tự do mở rộng. Một phần trong chính sách đối ngoại của Canađa là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tế thông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền 1 an ninh nhân loại. 2.1.2 Điều kiện chính trị Canada là một liên bang bao gồm 10 tỉnh bang (province) và 3 lãnh thổ (territory). Liên bang Canada là một liên bang dựa lên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện. Về tình trạng tham nhũng: Canada rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm khiết. Để ngăn chặn sự hoành hành của nạn tham nhũng, chính phủ kiên quyết thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức; giải quyết thủ tục hành chính; mua sắm tài sản công; báo cáo về tài sản; trang bị cho các cơ quan bảo vệ pháp luật những công cụ điều tra đặc biệt nhằm phát hiện ra bằng chứng của tham nhũng. Bên cạnh đó, Canada trả lương cao để công chức bảo đảm cuộc sống mà “không cần tham nhũng”. 2.1.3 Điều kiện văn hóa: Canađa là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn gốc bản địa. Giữa các vùng của Canada có sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc. Vùng nói tiếng Pháp - Quebéc chịu ảnh hưởng mạnh của mốt thời trang từ Châu Âu và phong cách mới. Người tiêu dùng ở vùng Ontario và các tỉnh khác thì bảo thủ hơn và thích dòng mốt cơ bản. Địa phương có doanh thu hàng may mặc nhiều nhất là tỉnh Ontario, sau đó là Quebéc, Alberta, Saskatchewan và Mainitoba, British Colombia và các tỉnh vùng tây đại dương. Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa. Chính vì vậy bạn nên ăn mặc trang trọng và lịch sự. Trang phục trong kinh doanh của người Canađa thể hiện tính thẩm mỹ và thuận tiện. Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống. Việc đeo thêm đồ trang sức sẽ càng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho trang phục của bạn. Đối với nam giới trang phục thích hợp nhất là compie và cà vạt. 2.1.4 Điều kiện pháp lý: Về nguyên tắc, Chính phủ Canađa theo đuổi một hệ thống chính sách kinh tế, thương mại minh bạch, công bằng và cùng có lợi. Canađa đã và đang đàm phán ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm loại bỏ những rào cản thương mại, loại bỏ tệ nạn quan liêu và giải quyết các tranh chấp thương mại. Cụ thể Canađa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sắp tới là Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA) ; đã ký thỏa thuận thương mại tự do với nhiều nước như Chi Lê, Israel, Costa Rica *Hệ thống thuế và những đạo luật liên quan đến thuế Hệ thống thuế của Canađa gồm 3 cấp độ: thuế liên bang (federa/ taxes), thuế nội bang (provinciai taxes) và thuế địa phương (municipai taxes). Ở Canađa hiện có các loại thuế chính sau: • Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST): Chính phủ Canađa áp mức thuế GST là 7% lên tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ bán tại thị trường Canađa. Mỗi bang và vùng lãnh thổ, ngoại trừ Alberta, cũng đều áp thuế bán lẻ trên giá bán hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi nội bang. Mức thuế suất bán tẻ này dao động từ 6% đến 10% Tại một số bang, thuế bán lẻ được tính chung với thuế GST, tạo ra một mức thuế suất kết hợp. • Thuế thu nhập: Đạo luật thuế áp đặt thuế thu nhập cá nhân lên mọi nguồn thu nhập trên toàn cầu của công dân Canađa. Người nước ngoài cũng bị đánh thuế thu nhập trên khoản thu nhập có được trên lãnh thổ Canađa.Hàng nhập khẩu vào Canađa phải chịu thuế nhập khẩu, căn cứ theo Đạo luật Thuế Hải quan. Có nhiều mức thuế suất khác nhau đối với hàng nhập khẩu, tùy thuộc vào xuất xứ hàng hóa, loại hàng hóa và thỏa thuận thương mại giữa Canađa với nước xuất khẩu. • Thuế chi nhánh: Công ty nước ngoài ở Canađa khi tiến hành kinh doanh trực tiếp hay thông qua công ty con hoặc chi nhánh tại Canađa phải trả "thuế chi nhánh" đánh trên mức lợi nhuận sau thuế. • Hiệp định thuế quốc tế: Canađa có ký kết một số hiệp định thuế quốc tế với các nước nhằm tránh đánh thuế trùng lặp. Trong các hiệp định này, thuế chi nhánh" thường được loại bỏ. 2.2 YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỤ THỂ 2.2.1 Mức độ phù hợp của sản phẩm Màu đen là màu chủ đạo trong tủ quần áo của người Canađa, gam màu tối và sẫm thường được dùng khi trời lạnh (mùa thu/mùa đông), gam mầu nhẹ được sử dụng vào những tháng mùa xuân (tháng 4-6), gam mầu sáng hơn được sử dụng vào mùa hè. Người Canađa có xu hướng sử dụng quần áo của họ qua vài mùa trong vài năm và cũng có thiên hướng thích mua những đồ may mặc chất lượng tốt nhất trong khả năng có thể chi trả của họ. Người Canađa thích những loại quần áo tiện mặc, dễ giặt, có chất liệu co giãn, không phai màu. Hầu hết người Canađa có nhiều quần áo cho từng mùa khác nhau. Nhiều người hay đi công tác hoặc đi du lịch luôn có nhu cầu mua sắm một loạt những đồ mặc thoải mái, tiện đi đường, rộng vừa, ít phải ủi và phù hợp theo mùa. Để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời vào mùa hè nóng bức, người Canađa cần những đồ may mặc chất liệu nhẹ như len loại mỏng. Khi thời tiết lạnh hơn, quần áo nhiều lớp được tiêu thụ khá phổ biến trên thị trường, chẳng hạn áo sơ mi bằng vải bông mặc cùng áo len hoặc áo dài tay. Trên thị trường Canađa có bán các loại trang phục như trang phục công sở, bảo hộ lao động, đồng phục, quần áo thể thao, thường phục (lượng cầu lớn) và đồ mặc buổi tối (lượng cầu thấp). Trang phục của phụ nữ được bán với các loại cỡ nhỏ, cỡ tiêu chuẩn, cỡ lớn và cỡ đại. Thế nên công ty chúng tôi cố gắng cung cấp những sản phẩm may mặc sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường Canada… 2.2.2 Quy mô & tiềm năng thị trường Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canada vào khoảng trên 20 tỷ đô la Canada (Cad)/ năm, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Canada có trên 2.000 nhà sản xuất hàng may mặc. Phần lớn các công ty này do người Canada sở hữu, những công ty có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ. Họ là những công ty lớn và chủ yếu tập trung vào sản xuất quy mô lớn những mặt hàng như: quần jeans, đồ lót. Hàng may mặc được sản xuất trên tất cả các tỉnh bang của Canada, vùng Quebéc vẫn chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là tỉnh Ontario và British Colombia. Tổng quan thị trường may mặc theo các dạng khách hàng: Sự thay đổi nhân khẩu học của Canada có vai trò rất quan trọng đến ngành thương mại may mặc. Dân số ngày càng già đi, thu nhập có thể làm nhu cầu tiêu dùng tăng lên đã có tác động tích cực đến ngành may mặc. Nhu cầu tăng liên tục đối với mặt hàng may mặc có chất lượng cao, chứa đựng đặc tính thoải mái và có tính năng đặc biệt. Tuổi trẻ ngày nay cũng rất đáng chú ý vì họ có thị hiếu đa dạng, chiếm phần lớn doanh số bán ra của hàng may mặc. Thị trường hàng may mặc canada từ năm 2000 đến năm 2008: 2.2.3 Môi trường cạnh tranh Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Do vậy, để có thể thâm nhập được vào thị trường dệt may Canada, nhà xuất khẩu hoặc phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung và chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao gói và nhãn mác so với cùng loại mặt hàng đang tiêu thụ trên thị trường. Với thị trường hàng may mặc tiềm năng của mình cùng với việc chi phí vận chuyển ở Canada đã gia tăng một cách đáng kể qua các năm. Nhưng thực tế, các nhà sản xuất nội địa vẫn giảm dần thị phần của mình để nhường thị trường hàng may mặc Canada cho các nhà nhập khẩu. Vào năm 2000, tỉ trọng giữa hàng may mặc nội địa và ngoại nhập ở Canada là 48% và 52%. Trước đó, từ năm 1995 đến 2000, tăng trưởng của hàng may mặc nhập khẩu vào Canada là hơn 30%. Trung quốc: Đây là quốc gia dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Canada ( chiếm 23%). Không cần bàn nhiều về vấn đề giá cả vì hàng Trung Quốc nổi tiếng với chế độ giá cực kì cạnh tranh trên hầu hết các lĩnh vực hàng hóa trên thế giới. Thế mạnh thứ hai là mẫu mã hàng Trung quốc vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với nhiều thông tin về vấn đề chất lượng hàng Trung quốc và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường tự nhiên, lòng tin của người tiêu dùng ngày càng giảm sút. Mỹ: Quốc gia đứng thứ hai xét về tỉ trọng hàng may mặc nhập khẩu vào Canada. Hàng may mặc của Mỹ được người tiêu dùng Canada đánh giá cao về chất lượng hơn hẳn hàng hóa từ các quốc gia khác. Độ tin tưởng về an toàn của sản phẩm cho sức khỏe về môi trường cũng cao hơn. Đặc biệt, các nhà xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Canada còn có lợi thế về chi phí vận chuyển giảm đáng kể. Thậm chí so với các nhà nhập khẩu từ một số nước Châu Âu, có thương hiệu và chất lượng tương đương thì các hàng của Mỹ vẫn được chào hàng với giá thấp hơn vì có ưu thế miễn thuế do thuộc khối NAFTA. Ngoài ra, còn có một số quốc gia nhập khẩu hàng may mặc vào Canada như Mê-hi-cô, Ấn Độ, Italy, Banladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 3.1 Strengh - Nhờ sự thành công ở nhiều thị trường: Mỹ, Singapor,Trung Quốc,Malaysia…Công ty đã tạo được lòng tin lẫn uy tín đối với khách hàng qua đó Thương hiệu của Công Ty ngày càng được khẳng định hơn trên thị trường quốc tế. - Phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt với nhu cầu người tiêu dùng, công ty luôn đưa ra những mẫu mã sản phẩm mới hợp thời trang, đảm bảo chất lượng với giá thành hợp lý - Công ty có một đội ngũ các nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Cùng với đó là một bộ phận các nhân viên có năng lực lẫn chuyên môn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. 3.2 WEAKNESSES: - Hệ thống trang thiết bị máy móc lẫn yếu tố vốn đang là một yếu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… - Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh chào mức giá thấp hơn như Băng-la-đét, Căm-pu-chia, Lào. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự dao động của tiền tệ. 3.3 OPPORTUNITIES: - Trong những năm gần đây, Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người- một thị trường đầy tiềm năng cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam - Các nhà nhập khẩu Canada rất để ý tới việc tham dự các hội chợ thương mại trong nước hoặc vùng lân cận vì tại đó họ sẽ gặp được các nhà xuất khẩu tiềm năn đây sẽ là một cơ hội cho công ty giới thiệu sản phẩm của mình - Canada áp đặt hạn ngạch dệt may đối với một số nước trên một số chủng loại sản phẩm như: quần áo ngoài mùa đông, đồ jeans, áo sơ mi, quần áo ngủ và một số quần áo thể thao. Nhưng từ ngày 1/1/2005, Canada chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên WTO 3.4. THREATS: - Canada là một nước nhập siêu hàng may mặc do đó các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục.Do vậy, để chiếm đươc vị thế trên thị trường Canada thì công ty hoặc phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung và chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao gói và nhãn mác so với cùng loại mặt hàng đang tiêu thụ trên thị trường. - Xâm nhập vào thị trường muôn hơn các đối thủ canh tranh khác nên để có thể đứng vững trên thị trường may mặc này thì đòi hỏi việc đầu tư mạnh tài chính cho khâu thiết kế, nghiên cứu công nghệ và công đoạn quảng bá sản phẩm. CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SƠ BỘ 4.1 Chiến lược sản phẫm: Canada là một quốc gia có nhu cầu rất lớn về hang may mặc. Trong các sản phẩm hàng may mặc, thì quần áo phụ nữ chíêm tới 50% nhu cầu, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Dựa vào đặc điểm này, chúng tôi đề ra mục tiêu thiết kế cho phù hợp với khuynh hướng thị trường, chú trọng vào các sản phẫm cho phụ nữ, rồi đến nam giới và trẻ em. Bên cạnh đó, chúng tôt tăng cường công tác đầu tư, nghiên cứu và thiết kế các [...]... nói chung và của doanh nghiệp chúng tôi nói riêng mọi sản phẫm may mặc của chúng tôi xuất sang Canada sẽ được ưu tiên sản xuất bằng vải sợi thiên nhiên và các sản phẫm đó sẽ thuộc dòng sản phẫm trung bình là chính, để có thể thu hút được nhà nhập khẩu của nước này Canada là một quốc gia phát triển, người dân Canada có phong cách sống hiện đại và rất hiểu biết trong tiêu dùng hàng may mặc, do đó họ rất... định trên, chúng tôi tin rằng nếu thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra khi xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Canada, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được những thành công nhất định và sẽ tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc tại quốc gia rất tiềm năng này, góp phần to lớn vào sự phát triển của xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam ra thị trường thế giới ... liệt kê theo nhóm hàng may mặc cho đàn ông, phụ nữ, trẻ em và đồ thể thao Danh mục cũng liệt kê những hội chợ/triển lãm về công nghệ của ngành Dựa vào đặc điểm này, chúng tôi sẽ thường xuyên tham dự các hội chợ thương mại, triển lãm quốc tế, thu thập danh mục các nhà nhập khẩu của Canada qua kênh thương vụ ,các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, tạp chí chuyên ngành, danh bạ doanh nghiệp Canada vì đây là cách... người tiêu dùng Canada luôn có nhu cầu về hàng may mặc làm từ sợi tự nhiên như len, bông…, ở mức giá cạnh tranh Vì họ cho rằng, sử dụng quần áo chất liệu tự nhiên vừa thoáng mát, có lợi cho sức khỏe Thêm vào đó, theo sự tìm hiểu chủa chúng tôi,trong các chủng loại hàng may mặc nhập khẩu vào nước này thì mảng hàng giá thấp đến trung bình chiếm thị phần đáng kể Đó là lợi thế của hàng may mặc Việt Nam nói... xuất khẩu trả) dưới hình thức hoả hồng tính theo phần trăm của giá hàng hoá nhập khẩu (CIF) • Nhà nhập khẩu, là công ty độc lập, chuyên trong lĩnh vực nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó từ nước ngoài Công ty đó mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu và do đó có toàn quyền đối với hàng hoá đó Sau đó họ sẽ bán hàng cho các nhà bán buôn hoặc khách hàng (trong trường hợp công nghiệp) • Nhà bán buôn nhập khẩu, ... may mặc xuất khẩu có thể dễ dàng chấp nhận tại Canada, chúng tôi cố gắng thực hiện những qui định chính ảnh hưởng đến kinh doanh ngành hàng dệt may bao gồm: Luật về Dán nhãn, Quảng cáo hàng dệt may và Luật thuế hải quan Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cũng sẽ được tuân thủ qui định về độ cháy Khi xuất khẩu tới nước có mức sống cao như Canada, việc đóng gói sản phẩm cần phải thật hoàn... Âu Hội chợ về hàng may mặc, đồ đạc trong nhà, mốt như: The Canadian Bed, Bath and Linen show, the International Kitchen and Bath Expro, the International Interior Design Exposition (IIDEX), Hat Salon International du Design d’interieur de Montreal (SIDIM) đều có liên quan đến hàng dệt may Cuốn Danh mục các Hội chợ Dệt may Canada đề cập đến 400 hội chợ thương mại về hàng dệt may ở Canada, Mỹ và Mê-hi-cô,... đánh giá năng lực của nhà xuất khẩu Mẫu hàng cần đưa trong khoảng thời gian yêu cầu và thật ấn tượng về chất lượng và giá trị; • Giao hàng đúng hạn; • Cung cấp thông tin chính xác và theo dõi sát sao các cuộc điện đàm kinh doanh quan trọng; • Gửi kèm giấy chứng nhận phân tích sản phẩm và hình ảnh về cơ sở sản xuất khi giới thiệu về mình; • Nắm bắt về thị trường Canada và nhà nhập khẩu, tham dự hội chợ,... khẩu và một số nhà bán lẻ Canada thông thường tối thiểu đi thăm thị trường nước ngoài và nhà cung cấp mỗi năm một lần Các chuyến đi này thường gắn với việc tham dự hội chợ Trường hợp không tham dự được hội chợ, nhà xuất khẩu có thể liên hệ với ban tổ chức để có được các ấn phẩm của các công ty tham gia hội chợ, phần nhiều cũng là nhà nhập khẩu Các nhà nhập khẩu hàng dệt may Canada thường tham dự hội... rút kinh nghiệm và có các cải tiến cho các đợt sản phẫm sau 4.2 Chiến lược giá: Canada là một thị trường may mặc tiềm năng của Việt Nam, nhưng để thâm nhập được thị trường này chúng ta cần phải có những chính sách thu hút khách hàng hợp lý Chiến lược giá là một công cụ quan trọng Canada là nước có thị hiếu tiêu dùng may mặc cao, sản phẫm là một phần quan trọng, nhưng có thể nói giá là công cụ vô cùng . NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI _ KHOA KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM BÀI TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG CANADA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:. DO CHỌN THỊ TRƯỜNG CANADA LÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 1.3.1 Canada- thị trường tiềm năng cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam - Canada một trong những nước nhập siêu hàng may mặc cao nhất thế giới tính. hàng dệt may mỗi năm vào khoảng trên 20 tỷ đôla Canada. Mặc dù, Canada có trên 2000 nhà sản xuất hàng may mặc nhưng ngành công nghiêp thời trang Canada phụ thuộc nhiều vào sợi nhập khẩu (mặt hàng

Ngày đăng: 24/06/2015, 13:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w