Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
88 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng bỏng tại các công ty tầm cỡ trên thế giới. Và bởi vậy, để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Quản trị nhân sự là một khoa học về quản lý con người bao gồm nhiều khía cạnh: chấm công, tính lương, sàng lọc, tuyển dụng nhân viên, đào tạo, huấn luyện, đánh giá công việc của nhân viên, soạn thảo các chính sách lương thưởng, các chế độ đãi ngộ lao động… Nhưng một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các chuyên gia quản trị nhân sự không thể bỏ qua là việc hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài về làm việc cho công ty đồng thời không để họ thấp thỏm với tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Rất nhiều người sẽ ở lại với doanh nghiệp nếu như họ không có sự lựa chọn nào khác, hoặc nếu như họ cảm thấy thoải mái dễ chịu khi làm việc với cấp trên của mình. Tuy nhiên, làm sao có thể đảm bảo được rằng họ đã làm việc hết mình vì sự nghiệp và công việc của doanh nghiệp. Việc hình thành va giành lấy lòng trung thành từ nhân viên của mình chính là một trong những yếu tố then chốt mà các nhà lãnh đạo cần nhớ trong suốt cuộc đời lãnh đạo của mình. KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN GVHD : ThS. Huỳnh Văn Tâm SVTH : Chu Thị Trà My Lớp : CL01 – K32 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2009 I. Lòng trung thành 1. Thế nào là lòng trung thành Lòng trung thành nghĩa là vững vàng trong bổn phận với một người, một nguyên nhân hoặc một đất nước. Hiểu theo cách này, lòng trung thành không thể mang lại được. Nó được đưa cho những người, những nguyên nhân mà có được bằng sự gắn kết với giá trị và mục đích. Lòng trung thành trở nên sâu sắc khi cá nhân cùng theo đuổi cùng một giá trị và mục đích với tổ chức. Lòng trung thành với một tổ chức có liên quan đến lòng trung thành với giá trị, mục đích và con người. Một tổ chức không thể tình cờ có được lòng trung thành, mà phải tích luỹ dần dần. Lòng trung thành trong kinh doanh không có khái niệm chính xác. Về cơ bản, đó là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên – một ý niệm trừu tượng, thường đó là một sự thỏa thuận không thành văn bản mà trong đó sếp đồng ý cấp những tài liệu và các nguồn lực để nhân viên có thể hoàn thành tốt một công việc, và nhân viên thì làm việc ở mức độ tối ưu nhất để đạt được mục tiêu cho công ty Lòng trung thành thực sự là chất keo gắn kết nhân viên với công việc mà sự gắn kết này, chủ doanh nghiệp cần cố gắng phát triển nó cho nhân viên của mình. Vậy tại sao những nhân viên trung thành lại quan trọng, thậm chí rất quan trọng để mang lại thành công cho doanh nghiệp? Lòng trung thành giúp công ty giảm thiểu chi phí bằng cách tiết kiệm thời gian để quảng cáo tuyển dụng mới, sau đó phỏng vấn, đào tạo và chờ cho đến khi họ đủ độ chín và kỹ năng cần thiết cho công việc. Các nhân viên trung thành cũng luôn thỏa mãn và làm việc có năng suất. 2. Những điều ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên • Sự thừa nhận của nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của cuộc sống các nhân và gia đình. • Cơ hội phát triển cá nhân. • Sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. • Truyền thông về lợi ích của nhân viên • Kỹ năng của nhân viên trong việc theo kịp với đòi hỏi của công việc. 3. Những điểm mấu chốt của lòng trung thành Lòng trung thành không chỉ là một chiến lược, mà nó phải là một nguyên tắc cơ bản. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần tăng cường những nỗ lực vào việc xây dựng lòng trung thành chỉ trong những lúc khó khăn là quá ít ỏi và quá muộn. Đặt sự tin tưởng làm nền tảng. Lời nói và hành động phải nhất quán. Nếu như nhân viên không tin tưởng vào nhà lãnh đạo của mình, họ không thể tiếp tục phục vụ doanh nghiệp. Đôi khi, nhà lãnh đạo phải quyết định lựa chọn giữa một bên là mất cả lợi nhuận, giữ lại niềm tin và một bên là mất đi niềm tin để tìm kiếm lợi nhuận. Kinh nghiệm cho thấy, để giành lại niềm tin khó khăn hơn nhiều và nếu như không có niềm tin và sự trung thành của khách hàng, của nhân viên và những người khác, tức là đã thất bại hoàn toàn và mất hết tất cả. Giành sự tận tụy về mặt tình cảm của người khác với mình bằng việc giúp họ nhận ra ý nghĩa và mục đích lớn hơn trong mối quan hệ giữa hai bên. Cần chứng tỏ cho nhân viên thấy rằng lãnh đạo của họ là người tận tuỵ với công ty, sẵn sàng từ chối công việc ở một tỏ chức khác với mức lương cao hơn để ở lại cùng nhân viên và tổ chức. Điều này có thể tạo ra mức độ tham gia tương tự tới mọi người hoặc với các tổ chức mà có quan hệ làm ăn hoặc với tổ chức. Việc có ai đó nói rằng nhân viên không quan tâm gì đến lòng trung thành là hoàn toàn sai lầm. Một nhà lãnh đạo tốt phải luôn luôn hành động để xứng đáng với lòng trung thành của mọi người. Điều này luôn đúng trong tất cả các mối quan hệ, ngay cả khi đó là công việc làm ăn hay chuyện cá nhân. Suy nghĩ và cân nhắc sâu sắc sao cho các thông điệp và hành động có thể truyền tải được lòng trung thành. Nếu không có lòng trung thành, không bao giờ khách hàng tin vào những bản báo cáo doanh số bán hàng mà bạn đưa cho họ hàng tháng. II. Quan điểm của nhà lãnh đạo về lòng trung thành của nhân viên Những nhân viên mà chỉ cố gắng để sống cuộc đời của họ và để có được tài sản, của cải và kinh nghiệm riêng sẽ không dành chỗ cho các mối quan hệ trung thành. Với những người này, nhà lãnh đạo nhận ra rằng họ sử dụng từ "nhân viên", nhưng lại nghĩ về khái niệm "sự giúp đỡ tạm thời". Để giành được lòng trung thành của nhân viên đầy đủ hơn và lâu dài hơn, các nhà lãnh đạo thường tập trung vào việc sở hữu và duy trì nhân viên. Việc sở hữu nhân viên được thực hiện bằng việc đưa cho nhân viên sự công bằng trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo nghĩ rằng nếu nhân viên có được điều đó, họ sẽ được động viên để có sự gắn kết đầy đủ và lâu dài hơn với công ty. Một cách nữa để giành được sự sở hữu nhân viên là củng cố và uỷ thác để cho nhân viên có quyền kiểm soát. Nếu có một dự án, các nhà lãnh đạo tin rằng họ sẽ cho nhân viên sự gắn kết cần thiết với thành công của dự án, thế là nhân viên sẽ trung thành. Tuy nhiên, những điều đó chưa đủ để làm nên lòng trung thành. Sở hữu nhân viên chỉ có được lòng trung thành tức thời bằng việc đưa cho họ cả sự công bằng hoặc kiểm soát. Nhân viên diễn tả sự trung thành vì điều gì đó hơn là với ai đó. Lòng trung thành trở thành một phương tiện cho lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo cố gắng xây dựng lòng trung thành thông qua các chương trình giữ chân nhân viên nhận ra rằng đó là cách tiếp cận không hoàn toàn hợp lý. Những chương trình này cố gắng để có được lòng trung thành bằng việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân và nhu cầu phát triển của nhân viên. Các chương trình giữ chân nhân viên có xu hướng tập trung vào sự tự hoàn thiện hơn là có được và duy trì lòng trung thành với các giá trị, mục đích và con người của tổ chức. III. Các chiến lược phát triển lòng trung thành của nhân viên 1. Làm rõ giá trị của nhà lãnh đạo Là một nhà lãnh đạo, cần phải xác định rõ chúng ta đánh giá cao điều gì. Sự trung thực hay sự dối trá và thiếu trung thực nếu điều đó làm cho ta "đẹp" lên trong mắt những người khác. Khi các nhà quản lý đánh đổi sự trung thực, tương đương với việc họ đang hoạt động dựa trên hệ thống giá trị tự cho mình là trung tâm. Hệ thống giá trị này hướng đến thành công của cá nhân hơn là những nỗ lực tốt nhất cho nhân viên trong tổ chức. Và người này sẽ khó có được lòng trung thành từ phía nhân viên. 2. Tin cậy nhân viên Khi nhà lãnh đạo không tin cậy các cộng sự, họ đã phát ra rất nhiều dấu hiệu. Không giao những trách nhiệm quan trọng và luôn giữ những thông tin quan trọng không cho nhân viên biết là hai dấu hiệu chứng tỏ sự thiếu tin cậy và gắn kết với nhân viên. Khi điều này diễn ra, nhân viên hiểu rằng họ không có ý nghĩa đối với thành công của tổ chức. Họ hiểu rằng nhà lãnh đạo của họ không đáng tin cậy. Không có sự tin cậy, không thể có lòng trung thành thực sự. 3. Khuyến khích nhân viên hỏi và thử thách nhà lãnh đạo Khi nhân viên đủ quan tâm đến mức đặt ra cho nhà lãnh đạo những câu hỏi khó, điều này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo mang lại những phản hồi trung thực. Đặt cho nhân viên các câu hỏi. Hỏi những hiểu biết của họ về chủ đề đang được thảo luận. Ví dụ, một nhà lãnh đạo có thể hỏi một nhân viên: "Điều gì sẽ diễn ra nếu chúng ta thay đổi, và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thay đổi? Các nhà lãnh đạo không thích bị thử thách là những người thiếu sự tin tưởng vào khả năng tiến hành công việc của mình. Các nhà lãnh đạo thích các thử thách từ phía nhân viên nhận ra rằng làm việc thông qua các khó khăn và các cơ hội sẽ tạo ra các cơ hội để phát triển các nhân viên trung thành hơn là những nhân viên chẳng bao giờ đặt ra câu hỏi nào. 4. Quan tâm đến nhân viên ở góc độ là một cá nhân hơn là một nhân viên Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết rằng khi họ quan tâm đến nhân viên như một con người, trước khi như một nhân viên, sẽ có nhiều điều tích cực diễn ra. Một trong số những điều tích cực chính là có được lực lượng lao động trung thành. Có một nhà lãnh đạo cho phép nhân viên về nhà nghỉ vì anh ta ốm đúng vào ngày mà toàn bộ các nhân viên đang ngập chìm trong dự án vào thời hạn chót. Nhân viên kia lo ngại rằng anh ta sẽ đặt một gánh nặng hơn lên vai những nhân viên khác nếu anh ta nghỉ ở nhà. Nhưng nhà lãnh đạo cho rằng: "Sức khoẻ của anh là quan trọng nhất, chúng tôi có thể tìm ra cách khác để thực hiện công việc". Điều này đưa ra một thông điệp quan trọng rằng, nhân viên quan trọng hơn là khối lượng công việc của tổ chức. 5. Đánh giá nhân viên là "một món quà" hơn là "một loại hàng hoá" Khi một nhân viên biết rằng anh ta/cô ta thực sự được đánh giá cao, và bạn tin rằng nhân viên tạo ra sự khác biệt tích cực, bạn sẽ tìm thấy sự ràng buộc chắc chắn của lòng trung thành. Ngược lại, nếu nhân viên biết rằng bạn chỉ quan tâm có người sẽ lấp đầy vị trí cụ thể nào đó, còn ai làm công việc đó không quan trọng, họ sẽ cảm thấy giống như một loại hàng hoá. Các nhà lãnh đạo đánh giá mối nhân viên và cũng thừa nhận đóng góp của họ như những món quà vô giá sẽ tạo ra sự trung thành chắc chắn từ phía nhân viên. 6. Luôn trung thực Trung thực sẽ xây dựng mức độ tin cậy giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, đặc biệt khi nhà lãnh đạo phải trả một cái giá nào đó cho sự trung thực. Ví dụ, một nhà lãnh đạo nói với tổ chức rằng công ty đang bàn về việc giảm lương vì thiếu hoạt động kinh doanh. Có can đảm đưa ra thông tin không được chào đón này chứng tỏ một thái độ quan tâm thực sự. "Tôi quan tâm đến các bạn và thẳng thắn cho các bạn biết các thông tin có liên quan đến quyết định của tổ chức". Các nhà lãnh đạo mà trung thực với nhân viên, thậm chí họ phải trả một cái giá nào đó vì sự trung thực này, sẽ xây dựng được các nhóm nhân viên trung thành. Trở thành một nhà lãnh đạo ngày nay khó hơn trước đây. Đây là những người được định nghĩa là “những người có người sẵn sàng đi theo.” Khi đó rõ ràng những chiến lược trên chỉ có thể tạo thành một móng nhà xây trên cát. Khi áp lực bên ngoài tăng lên, người quản lý sẽ thấy móng nhà bị sụp và cuốn trôi ra biển Nếu những chiến lược này không hiệu quả, thì điều gì sẽ phát huy tác dụng trong việc phát triển lòng trung thành của nhân viên với lãnh đạo. Nói cho cùng, lòng trung thành thực sự từ một nhân viên chỉ đến khi người quản lý gây dựng được một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau tuyệt đối. 7. Biến nơi làm việc trở nên an toàn, tiện nghi và thú vị hơn. Môi trường xung quanh có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm nhận của bạn về nơi làm việc. Nơi đỗ xe có an toàn không? Có tranh ảnh gì thú vị hay bất cứ vật trang trí nào khác trên tường không? Liệu có đủ ánh sáng để đọc và làm việc không? Phòng vệ sinh có sạch sẽ và được trang bị đầy đủ, tiện nghi không? Bạn nên bổ sung những gì để khiến căn phòng giải trí trở nên tiện dụng hơn? Hỏi ý kiến nhân viên xem phải làm gì để cải thiện môi trường làm việc trong công ty và hãy ủng hộ những đề nghị bạn cho là hợp lý. Nếu bạn không thể mua được những thiết bị mới, đắt tiền, các nhân viên sẽ hiểu và thông cảm, nhưng chắc chắn họ sẽ rất vui mừng nếu bạn chú ý tới những gì họ đang quan tâm. IV. Duy trì lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp Lòng trung thành, sự tin cậy là chất keo gắn kết nhân viên với lãnh đạo và với tổ chức. Nhưng loại keo này dễ dàng mất đi tính chất kết dính nếu người sản xuất - nhà lãnh đạo thiếu quan tâm đến quy trình "bảo quản" nó. 1. Không phớt lờ khó khăn Nhân viên sẽ tìm đến lãnh đạo để có được giải pháp cho những vấn đề khó khăn. Họ muốn có được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía lãnh đạo, đó là một điều tự nhiên. Nếu không có được những điều này, nhân viên sẽ để ý đến những biểu hiện thiếu hiệu quả của lãnh đạo, đồng thời sẽ thấy thất vọng và sẽ không muốn gắn kết lâu dài với tổ chức. Trong trường hợp này, để làm yên lòng mọi người, nhà lãnh đạo phải đưa ra thông điệp rằng cho dù hiện tại đó là một vấn đề, thì họ vẫn đang tiến hành nhiều bước để tìm cách giải quyết. Phớt lờ vấn đề đó đi sẽ dẫn tới sự bất mãn. Nếu lãnh đạo biết sử dụng các tiềm lực sẵn có để làm dịu sự lo ngại thì càng tốt. Điều này sẽ mang lại sự tin tưởng vào khả năng lãnh đạo và bồi đắp lòng trung thành của nhân viên. 2. Quan tâm đến nhu cầu của nhân viên Hiểu và đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, điều này rất quan trọng với lãnh đạo. Có một nhà quản lý nói hàng giờ rằng ông ta tự hào như thế nào về những thành tích tổ chức của ông ta đã giành được trong suốt thời gian quản lý của ông ta. Nhân viên xung quanh chẳng ai buồn phản ứng câu nào. Nhưng khi ông ta đề cập đến ý định lắp đặt và bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết vào các phòng làm việc, một tràng pháo tay rất lớn nổ ra. Mọi người đã chú ý lắng nghe ông ta hơn. Ông ta đã đề cập đến nhu cầu chính đáng của họ. Do đó, nếu nhân viên cảm thấy lãnh đạo nhận thức và quan tâm đến nhu cầu hàng ngày của mình, họ cũng sẽ quan tâm hơn tới toàn bộ nhu cầu của tổ chức. Ngày nay, thời gian luôn là một vấn đề gây áp lực. Chẳng hạn khi bạn hỏi nhân viên xem liệu họ thích làm việc ngoài giờ và nhận tiền công cao hơn hay thích được nghỉ hơn, chắc chắn họ sẽ chọn được nghỉ. Cảm giác ngập trong công việc vì thiếu thời gian gây ra sự căng thẳng khủng khiếp có thể khiến họ cảm thấy nổ tung. Do đó cho nhân viên có thời gian rảnh khi họ mới hoàn thành một dự án, một kế hoạch, cắt giảm thời gian dành cho họp hành nếu nó không cần thiết là việc nên làm. Sự tôn trọng của lãnh đạo với nhân viên như thế này sẽ được trả lại bằng sự trung thành của nhân viên, vì khi đó họ nhận ra sự quan tâm thực sự của lãnh đạo với họ. 3. Dũng cảm nhận trách nhiệm Một huấn luyện viên trưởng một đội bóng lên chiến thuật cho trận đấu với quyết tâm phải thắng. Người phụ tá của ông đưa ra một chiến lược mà huấn luyện viên trưởng cảm thấy sẽ thực hiện được. Vì thế họ đã ra quyết định làm theo cách mà người phụ tá đề ra. Nhưng sau đó, kết quả ngược lại hoàn toàn và họ đã thua trong trận đấu đó. Lúc họp báo sau trận đấu, một phóng viên hỏi: "Ai chịu trách nhiệm về trận đấu vừa rồi?" Ngồi bên cạnh người phụ tá, huấn luyện viên trưởng trả lời: "Tôi". Trong thời điểm đó, người huấn luyện viên không chỉ nhận được sự tôn trọng từ người phụ tá mà cả từ cả các cầu thủ của mình. Lúc đó, nếu ông ta đổ hết lỗi cho người phụ tá của mình, chắc chắn mọi người sẽ nhìn ông ta bằng anh mắt khác. Lòng trung thành có thể mất chỉ trong một giây. Khi lãnh đạo mất đi sự tôn trọng từ phía nhân viên, sự tin cậy và lòng trung thành cũng sẽ ra đi và khó lòng quay trở lại. KẾT LUẬN Những nhà lãnh đaọ khôn ngoan nhận ra rằng trong việc đáp ứng những nhu cầu của nhân viên, họ đang phải cạnh tranh trực tiếp với các ông chủ khác. Những điều trên sẽ làm sâu sắc thêm sự gắn kết của nhân viên, nhưng chỉ chừng nào các ông chủ tiềm năng khác không mang lại cho họ mức lương cao hơn. Có được sự gắn kết với nhân viên bằng việc thoả mãn nhu cầu của họ là ví dụ khác của lòng trung thành với lợi ích cá nhân hơn là lòng trung thành với các giá trị, mục đích và con người của tổ chức. Việc phát triển tạo dựng cũng như giữ gìn lòng trung thành của nhân viên đã và đang trở nên quan trọng với tổ chức, doanh nghiệp. Lòng trung thành khẳng định mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo tổ chức. Khi nhân viên cảm thấy trung thành với tổ chức, họ sẽ làm việc, cống hiến hết mình để phát triển tổ chức. Ở những đơn vị kinh doanh thì lòng trung thành còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn bảo mật thông tin. Lòng trung thành cần xuất phát từ hai phía. Nhân viên trung thành với tổ chức và tổ chức cũng cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích lòng trung thành. Khi cả hai bên cùng hướng đến cùng một giá trị, mục đích việc dành được thành công của cá nhân hay doanh nghiệp là điều chắc chắn. NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. [...]... ĐẦU .1 I Lòng trung thành 1 Thế nào là lòng trung thành 2 Những điều ảnh hường đến lòng trung thành của nhân viên 3 Những điểm mấu chốt của long trung thành 2 2 3 3 II Quan điểm của nhà lãnh đạo về lòng trung thành của nhân viên 4 III 1 2 3 4 5 6 7 Các chiến lược phát triển lòng trung thành của nhân viên Làm rõ giá trị của nhà lãnh đạo Tin cậy nhân viên Khuyến khích nhân viên hỏi và thử thách... đạo Quan tân đến nhân viên ở góc độ một cá nhân hơn là một nhân viên Đánh giá nhân viên là “một món quà” hơn là “ một loại hàng hóa” Luôn trung thực Biến nơi làm việc trở nên an toàn, tiện nghi và thú vị hơn 5 5 5 6 6 7 7 8 IV 1 2 3 Duy trì lòng trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp Không phớt lờ khó khăn Quan tâm đến nhu cầu của nhân viên Dũng cảm nhận trách nhiệm 8 8 9 9 KẾT LUẬN 11 . đạo về lòng trung thành của nhân viên 4 III. Các chiến lược phát triển lòng trung thành của nhân viên 5 1. Làm rõ giá trị của nhà lãnh đạo 5 2. Tin cậy nhân viên 5 3. Khuyến khích nhân viên hỏi. ĐẦU 1 I. Lòng trung thành 2 1. Thế nào là lòng trung thành 2 2. Những điều ảnh hường đến lòng trung thành của nhân viên 3 3. Những điểm mấu chốt của long trung thành 3 II. Quan điểm của nhà lãnh. cho nhân viên sự gắn kết cần thiết với thành công của dự án, thế là nhân viên sẽ trung thành. Tuy nhiên, những điều đó chưa đủ để làm nên lòng trung thành. Sở hữu nhân viên chỉ có được lòng trung