Giáo án Địa 8, phần 3

47 153 0
Giáo án Địa 8, phần 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần : ND : Tiết : I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : − Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam : Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp ; địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ; hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc đông nam ; hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc đông nam và vòng cung ; địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. 2. Kĩ năng : − Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình 3. Thái độ : − GDMT : Biết vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất của con người; một số tác động tích cực và tiêu cực của con người tới địa hình ở nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ địa hình. Nhận xét tác động tích cực và tiêu cực của con người tới địa hình qua tranh ảnh và thực tế (mục 3, liên hệ) II.TRỌNG TÂM : − Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam III. CHUẨN BỊ : – GV : Bản đồ tự nhiên Việt Nam. – HS : Tập bản đồ IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3.Bài mới : 3.1/Khám phá: Đặt vấn đề 3.2/Kết nối: Hoạt động GV - HS Nội dung GV giới thiệu khái quát bản đồ tự nhiên Việt Nam Hoạt động 1 CH. Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam và dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu % diện tích, độ cao như thế nào, phân bố ở đâu ? HS : Địa hình thấp dưới 1000m : 85% Núi cao trên 2000m : 1 % CH. Em hãy tìm trên bản đồ địa hình một số đỉnh núi cao trên 2000m, nơi phân bố của chúng ? HS : Puthaca 2274m, Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2402m, Phanxipăng 3143m CH.Đồng bằng nước ta chiếm bao nhiêu % diện tích ? Sự phân bố đồng bằng có đặc điểm gì ? Đồng bằng sông Hồng 15.000 km2 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình đồi núi đa dạng - Chiếm ¾ diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp - Phân bố ở phía Tây và phía Bắc nước ta. Bài 28 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Đồng bằng sông Cửu Long 40.000 km2 CH. Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy tìm một số nhánh núi lớn đã ngăn cách làm phá vỡ tính liên tục của đồng bằng ven biển ? HS : Các nhánh núi chạy suốt từ Tây sang Đông, thậm chí ăn lan ra sát biển như : Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã…. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác động của Tân kiến tạo đến địa hình Việt Nam CH. Dựa vào lịch sử địa chất Việt Nam, em hãy cho biết tại sao có thể nói địa hình nước ta là địa hình được trẻ hóa trong Tân kiến tạo ? HS : GV chuẩn xác CH. Tính phân bậc địa hình nước ta được thể hiện như thế nào ? HS : Có các bậc địa hình lớn như núi – đồng bằng – thềm lục địa. Trong từng bậc địa hình lớn lại có các bậc địa hình nhỏ như các bậc thềm sông, thềm biển, các cao nguyên xếp tầng, các bề mặt san bằng…. CH. Nguyên nhân phân bậc của địa hình Việt Nam là gì ? GV giải thích : do Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì và cường độ mạnh yếu khác nhau giữa các nơi. CH. Các dạng địa hình đồi núi – cao nguyên, đồng bằng, thềm lục địa ở nước ta nói chung được phân bố như thế nào ? HS : phân bố từ Tây sang Đông GV cho HS quan sát lát cắt ( bản đồ ) địa hình Việt Nam CH. Quan sát lát cắt ( bảb đồ ) địa hình, em có nhận xét gì về hướng nghiêng của địa hình Việt Nam ? HS : Xu hướng chung là thấp dần từ nội địa ra biển, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diều này được thể hiện qua hướng chảy của các dòng sông. CH. Xác định trên bản đồ một số dãy núi, son sông tiêu biểu của nước ta có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung ? HS : GV : Nguyên nhân hình thành hai hướng chính này do lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam, các nền móng quy định hướng cơ bản của địa hình. Hoạt động 3 : Thảo luận GDMT :Phân tích ảnh hưởng của khí hậu và con người đến địa hình nước ta. 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Do tác động của Tân kiến tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến địa hình, làm cho địa hình nước ta : − Bị phân nhiều bậc cao kế tiếp nhau − Hướng nghiêng địa hình là Tây Bắc- Đông Nam. − Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của con người − Tính chất nhiệt đới gió mùa của địa hình + Tốc độ phá hủy địa hình nhanh chóng, phổ biến là hiện tượng xâm thực, cắt xẻ địa hình. + Phổ biến là địa hình cacxtơ nhiệt đới + Bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm che phủ, dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở − Tác động của con người :Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như : kênh rạch, GV : Tác động chủ yếu và trực tiếp đến địa hình hiện nay của nước ta là các nhân tố ngoaị lực mà trong đó quan trọng nhất là tác động của khí hậu và con người CH. Địa hình nước ta chịu tác động sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều đó được thể hiện như thế nào ? HS : Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung theo mùa làm gia tăng tốc độ phá hủy địa hình, quá trình xâm thực, cắt xẻ của ngoại lực diễn ra nhanh chóng. Tạo địa hình cactơ CH.Em hãy nêu một số hang động nổi tiếng của nước ta ? CH. Tác động của con gnười đến địa hình thể hiện như thế nào ? HS: Tiêu cực : chặt phá rừng, không còn lớp thực vật che phủ trên mặt đất, lớp đất dễ dàng bị mưa lũ xói màn rữa trôi. Địa hình bên dưới hoàn toàn trơ trụi sẽ dễ dàng chịu sự phá huỷ của mưa lũ. Hiện tượng cắt xẻ, xâm thực địa hình dễ xảy ra hơ gây nên những thảm họa về núi lở, đất trượt… Tích cực : Trồng cây gây rừng , bảo vệ rừng… HS : thảo luận trình bày GV chuẩn xác, bổ sung. hồ, nhà ở, đường giao thông… 3.3/ Thực hành- luyện tập: − Nêu đặc điểm chính của địa hình Việt Nam? − Hoạt động Tân kiến tạo cùng với khí hậu , tác động con người đã ảnh hưởng đến địa hình nước ta như thế nào ? − Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao : A. Trên 2000m B. 1500m – 2000m C. Trên 1000m D. Dưới 1000m 3.4/Vận dụng: − Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? − Tìm hiểu đặc điểm, phân bố : Nhóm 1 : Khu vực đồi núi Nhóm 2 : Khu vực đồng bằng Nhóm 3 : Địa hình bờ biển và thềm lục địa − Sưu tầm tranh ảnh về các khu vực địa hình V.TƯ LIỆU: VI.RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : ND : Tiết : I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : − Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa 2. Kĩ năng : − Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. − KNS : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. 3. Thái độ : II.TRỌNG TÂM : − Đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình III. CHUẨN BỊ : – GV : Bản đồ tự nhiên Việt Nam – HS : Tập bản đồ IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3.Bài mới : 3.1/Khám phá: Đặt vấn đề 3.2/Kết nối: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Gv yêu cầu Hs quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu khái quát sự phân hoá địa hình từ Tây sang Đông + Nước ta gồm có những dạng địa hình nào ?  Hoạt động 1 : - Gv giới thiệu toàn thể khu vực đồi núi trên toàn lãnh thổ : gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường sơn Bắc , Trường sơn Nam . - Gv cho Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm một vùng núi với nội dung sau : + Phạm vi phân bố + Độ cao 1.Khu vực đồi núi - Đồi núi kéo dài liên tục từ Bắc vào Nam, được chia làm 4 vùng : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường sơn Bắc , Trường sơn Nam . ĐÔNG BẮC TÂY BẮC Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH Là vùng núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng nổi bật với dãy núi hình cánh cung. Địa hình cacxtơ phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp, hùng vĩ. - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài hướng Tây Bắc – Đông Nam TRƯỜNG SƠN BẮC Vùng núi và cao nguyên TRƯỜNG SƠN NAM - Từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã Là vùng núi thấp, có hai sườn không cân đối, có nhiều nhánh đâm ra biển - Từ Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ bao phủ trên các cao nguyên rộng lớn Hoạt động 2 - Xác định và nêu đạc điểm của đồng bằng nước ta ? - Gv:vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp ,kém phì nhiêu  Hoạt động 3 - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển bồi tụ? (kết quả quá trình bồi tụ ở vùng sông và ven biển do phù sa sông bồi đắp) - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển mài mòn ?bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá ,vùng vịnh sâu và các đảo sát bờ…) 2. Khu vực đồng bằng a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn − Đồng bằng sông Cửu Long : là đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta 40.000 km2, cao 2 -3 m − Đồng bằng sông Hồng : 15.000 km 2, có nhiều ô trũng b. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp kém phì nhiêu 3. Địa hình bờ biển và thền lục địa − Bờ biển : + Dài 3260 km ( từ Móng Cái đến Hà Tiên ) + Có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ ( vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn ( chân núi, hải đảo từ Đà Nẳng đến Vũng Tàu); giá trị : nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch… − Thềm lục địa : mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ. 3.3/ Thực hành- luyện tập: − Cấu trúc địa hình nước ta được chia ra các khu vực nào, mỗi khu vực phân bố ở đâu ? Hãy chỉ trên bản đồ vị trí phân bố của các khu vực địa hình đó ? − Em hãy so sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ? − So sánh đặc điểm địa hình của hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long ? 3.4/Vận dụng: − Chuẩn bị bài mới: Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam Tổ 1,3: Câu 1,3 + Tổ 2,4: Câu 2,3 V.TƯ LIỆU: VI.RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : ND : Tiết : I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : − Trình bày và giải thích được đặc điểm của địa hình Việt Nam. − Cấu trúc địa hình Việt Nam, sự phân hoá địa hình từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây 2. Kĩ năng : − Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam − Phân tích lát cắt địa hình để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình Việt Nam. 3. Thái độ : − Lòng yêu quê hương đất nước II.TRỌNG TÂM : − Đọc bản đồ địa hình III. CHUẨN BỊ : – GV : bản đồ địa hình, lát cắt địa hình – HS : Tập bản đồ IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3.Bài mới : 3.1/Khám phá: Đặt vấn đề 3.2/Kết nối: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học  Hoạt động 1 : - Gv giới thiệu giới thiệu nội dung yêu cầu của bài thực hành . - Hướng dẫn Hs sử dụng bản đồ : xác định khu vực cần tìm hiểu , thực hành trên bản đồ .  Hoạt động 2 : - Gv chia nhóm / cặp và cho Hs sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để : Cho biết đi theo vĩ tuyến 22 0 B từ biên giới Việt  Câu 1 : - Các dãy núi : + Pu Đen Đinh Bài 30: Thực Hành ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Lào đến biên giới Việt – Trung , ta phải vượt qua : + Các dãy núi nào ? + Các dòng sông lớn nào ? - Đại diện Hs trình bày kết quả và lên xác định trên bản đồ vị trí các dãy núi và các con sông . - Gv nêu câu hỏi : + Theo vĩ tuyến 22 0 B từ Tây sang Đông vượt qua các khu vực có đặc điểm cấu trúc địa hình như thế nào ? ( Vượt qua các dãy núi lớn và sông lớn của Bắc Bộ . Cấu trúc địa hình theo hai hướng : Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung )  Hoạt động 3 : - Gv nêu yêu cầu của bài và lưu ý Hs : tuyến cắt dọc kinh tuyến 108 0 Đ từ Móng Cái qua vịnh Bắc Bộ vào khu núi và cao nguyên Nam Trung Bộ và kết thúc vùng biển Nam Bộ . Chỉ phân tích tìm hiểu từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết . - Sử dụng bản đồ kết hợp H30.1 để xác định : + Các cao nguyên nào ? + Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này ?  Hoạt động 4 : - Gv hướng dẫn Hs xác định trên bản đồ vị trí các đèo phải vượt qua khi đi dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn  Cà Mau . + Dựa vào kiến thức đã học, cho biết đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến Bắc và đới rừng á xích đạo phía Nam ? ( Đèo Hải Vân ) + Cho biết ảnh hưởng của các đèo tới giao thông + Hoàng Liên Sơn + Con Voi + Cánh cung sông Gâm + Cánh cung Ngân Sơn + Cánh cung Bắc Sơn - Các dòng sông : + Sông Đà + Sông Hồng, Sông Chảy + Sông Lô + Sông Gâm + Sông Cầu + Sông Kì Cùng  Câu 2 : - Các cao nguyên : + Kon Tum, Plây Ku + Đắc Lắc, Lâm Viên + Mơ Nông, Di Linh - Do độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng, sườn cao nguyên rất dốc đã biến các dòng sông , dòng suối thành các thác nước hùng vĩ như thác Pren, thác Camli, thác Pông Gua. Đây là khu vực nền cổ bị nứt vỡ kèm theo phun trào badan ở giai đoạn Tân kiến tạo. Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẽ là các đá cổ Tiền Cambri .  Câu 3 : - Vượt qua các đèo : + Sài Hồ ( Lạng Sơn ) + Tam Điệp ( Ninh Bình ) + Đèo Ngang ( Hà Tỉnh ) + Hải Vân ( Huế – Đà Nẳng ) + Cù Mông ( Bình Định ) Bắc- Nam như thế nào ? + Đèo Cả ( Phú Yên – Khánh Hòa) - Gây khó khăn trong việc giao thông Bắc – Nam . 3.3/ Thực hành- luyện tập: Gv nhắc lại ý chính : − Cấu trúc địa hình theo hai hướng chính :Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung . Theo vĩ tuyến 22 0 B từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt – Trung phải qua hầu hết các dãy núi lớn và các dòng sông lớn của Bắc Bộ . − Các cao nguyên xếp tầng từ Bắc vào Nam tập trung tại Tây Nguyên dọc theo kinh tuyến 108 0 Đ . − Quốc lộ 1A dài 1700 km dọc chiều dài đất nước qua nhiều dạng địa hình : Các đèo lớn và sông lớn . 3.4/Vận dụng: − Làm bài tập bản đồ − Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm khí hậu Việt Nam 1/ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện qua những yếu tố nào ? 2/ Cho biết phạm vi và đặc điểm của các miền khí hậu : phía Bắc (a), Đông Trường Sơn (b), phía Nam (c), biển Đông (d) V.TƯ LIỆU: VI.RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : ND : Tiết : I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : − Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam : nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng và thất thường. 2. Kĩ năng : − KNS : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, tự nhận thức − Sử dụng bản đồ khí hậu, Atlat để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta. 3. Thái độ : −GDMT : Biết thời tiết, khí hậu việt Nam những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó. Biết một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành. Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí (mục 2, bộ phận) II.TRỌNG TÂM : − Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam III. CHUẨN BỊ : – GV : Bản đồ khí hậu, Atlat – HS : Atlat IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3.Bài mới : 3.1/Khám phá: Đặt vấn đề 3.2/Kết nối: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 : CH. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào ? Vì sao ? HS : + Nguyên nhân nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc ( 8 0 30’ 23 0 23’B – đới khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc ) CH. Quan sát bảng 31.1 - nhiệt độ trung bình năm của ba địa phương + Tính nhiệt độ trung bình của ba địa phương : Hà Nội : 23,5 0 C ; Huế : 25,2 0 C ; TP HCM : 27 0 C + Có nhận xét gì về nhiệt độ trung bình của các tỉnh từ Bắc vào Nam CH. Tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ Bắc vào Nam. Giải thích vì sao ? HS : Thời gian mùa lạnh 10 – 4 nhiệt độ không khí 1/Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm : a. Tính chất nhiệt đới − Mặt đất tiếp nhận lượng nhiệt lớn trên 1 triệu kilô calo/m2. − Số giờ nắng trong năm cao : 1400 – 3000 giờ. − Nhiệt độ trung bình năm trên 21 0 C b. Tính chất gió mùa : − Mùa đông lạnh, khô do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc − Mùa hạ nóng ẩm do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. c. Tính chất ẩm, mưa nhiều : − Độ ẩm không khí trên 80%. − Lượng mưa trung bình năm : Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM giảm dần từ Nam ra Bắc. Do ảnh hưởng gió mùa đông bắc tràn từ phương Bắc xuống. CH. Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào ? HS : Nước ta có hai mùa khí hậu phù hợp với hai mùa gió CH. Tại sao gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc lại tạo nên đặc điểm hai mùa khí hậu khác nhau như vậy ? HS: CH. Tính chất ẩm, mưa nhiều của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào ? GV :Có thể dựa vào bảng 31.1 tính lượng mưa ở 3 địa điểm Hà Nội : 1676.2 mm Huế : 2867.7 mm TP. HCM : 1930.9 mm CH. Một số nơi có lượng mưa lớn như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Hòn Ba.Theo em tại sao những địa điểm trên có lượng mưa lớn như vậy ? Do địa hình Hoạt động 2 : GDMT .GV : Tính chất đa dạng của khí hậu được thể hiện qua sự phân hóa sâu sắc của khí hậu theo thời gian và không gian. CH. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, SGK, hãy cho biết : + Phạm vi của từng miền khí hậu + Đặc điểm khí hậu của từng miền - Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, Gv chốt lại ý chính và điền nội dung vào bảng sau : 1500mm – 2000 mm. 2/ Tính chất đa dạng, thất thường của khí hậu : a. Tính chất đa dạng : − Phân hóa theo không gian : các miền, vùng, kiểu khí hậu − Từ Bắc vào Nam có các khu vực khí hậu khác nhau Miền khí hậu Phạm vi Đặc điểm PHÍA BẮC Từ dãy Bạch Mã trở ra - Mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt - Mùa hè nóng và nhiều mưa PHÍA NAM Từ dãy Bạch Mã trở vào - Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm. - Một năm có hai mùa : mưa và khô CH.Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết : - Tính chất thất thường của khí hậu nước ta được − Trên các vùng núi do ảnh hưởng của độ cao và hướng sườn đã tạo ra các kiểu khí hậu khác nhau. . phong ĐB Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất Tháng 1 : 16.4 Tháng 1 : 20 Tháng 12 : 25.7 Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất Tháng 1 : 18.6 Tháng 3 : 47.1 Tháng 2 : 4.1 Dạng thời tiết thường. 8 0 30 ’ 23 0 23 B – đới khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc ) CH. Quan sát bảng 31 .1 - nhiệt độ trung bình năm của ba địa phương + Tính nhiệt độ trung bình của ba địa phương : Hà Nội : 23, 5 0 C. bình tháng 7 28.9 29.4 27.1 Lượng mưa trung bình tháng 7 288.2 95 .3 2 93. 7 Dạng thời tiết thường gặp Mưa rào, giông bão Gió tây khô nóng, bão Mưa rào, mưa dông Kết luận so sánh khí hậu giữa các địa

Ngày đăng: 22/06/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan