1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TÍNH MINH BẠCH , RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA

26 692 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 714 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty đa quốc gianhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.Một số giả thuyết đã đượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

1 Nguyễn Đỗ Ý Nhi 2.Võ Hoàng Oanh 3.Nguyễn Thị Trần Quỳnh 4.Võ Thị Thanh Thủy 5.Văn Thị Thu Thủy 6.Trần Nhật Tường 7.Nguyễn Thị Trọn

TP HCM THÁNG 3/2015

Trang 2

CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA: TÍNH MINH BẠCH , RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA

NyoNyo A Kyaw , John Manley, Anand Shetty∗ , John Manley, Anand Shetty

Tóm lược

Bài nghiên cứu này xem xét vai trò của đa dạng hóa địa lý, minh bạch, và rủi ro chính trị trong việc xác định giá trị của các công ty đa quốc gia (MNCs) Sử dụng luân phiên các thước đo cho sự đa dạng hóa địa lý, nghiên cứu này cho thấy những bằng chứng hỗ trợ cho tác động tích cực của mức độ đa dạng hóa quốc gia lên giá trị công ty Những chứng minh này cũng cung cấp sự hỗ trợ cho những lý thuyết tranh luận rằng rủi ro chính trị và tính minh bạch có tác động tiêu cực đến giá trị MNC.

1 GIỚI THIỆU

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty đa quốc gianhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.Một số giả thuyết đã được đưa ra và kiểm tra thực nghiệm để liên kết việc mở rộngquốc tế với giá trị công ty Lý thuyết nội hóa (internalization theory-INT) thừanhận ý tưởng rằng các công ty đa quốc gia có thể tạo ra giá trị bằng cách nội hóa-internalizing thị trường cho những tài sản vô hình quan trọng của công ty như các

kỹ năng tiếp thị, quản lý và sản xuất, bằng sáng chế và sự tín nhiệm Ví dụ,Malone và Rose (2006) lập luận rằng tài sản vô hình độc đáo của một công ty cungcấp một lợi thế cạnh tranh có thể được khẳng định tốt nhất thông qua việc mở rộng

về mặt địa lý Sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch, họ lập luận rằng các kỹ năngquản lý cung cấp các chi phí giao dịch thấp, thúc đẩy mở rộng ra nước ngoài trongviệc tìm kiếm cơ hội phát triển Park và Pak (2004) lập luận rằng lợi ích gắn liềnvới nội hóa có nguồn gốc từ sự hiểu biết, và các giá trị của những lợi ích từ hiểu

Trang 3

biết này được tối đa hóa với việc mở rộng quốc tế và được nâng cao với mức độngày càng tăng của R & D, kinh nghiệm quốc tế, đa dạng văn hóa, và rủi ro chínhtrị.

Các giả thuyết về mạng lưới đa quốc gia (The multinational networkhypothesis-lý thuyết MNH) lập luận rằng các công ty đa quốc gia có thể tận dụnglợi thế của một nhóm các quyền chọn thực đối với các kết quả ngẫu nhiên, mà cóthể không được mua lại bởi các nhà đầu tư một cách trực tiếp Như vậy, các doanhnghiệp đa quốc gia đang ở trong một vị thế tận dụng sự không hoàn hảo của thịtrường vốn thế giới, với khả năng tối ưu hóa các khoản nợ thuế toàn cầu và chi phíđầu vào thấp, đặc biệt là ở các nước kém phát triển (Morck và Yeung, 1991) Mức

độ đa dạng hóa quốc tế- multinationality càng cao, vị thế vốn của họ càng

mạnh, và hiệu quả hoạt động của MNC càng cao

Lý thuyết MNH cũng lập luận rằng những lợi ích cơ bản từ các hoạt độngquốc tế hóa có nguồn gốc từ các lựa chọn sẽ được mở ra cho các MNC từ việc mởrộng Phạm vi quốc tế trong hoạt động của công ty cung cấp các quyền chọn chonhững hành động chỉ liên quan đến các điều kiện và đặc điểm riêng của chínhcông ty, điều mà trước đây không thể thực hiện Ví dụ, cơ hội để kinh doanh chênhlệch giá các yếu tố sản xuất qua biên giới là một quyền chọn duy nhất và giá trị,chẳng hạn như các cơ hội tài trợ nội bộ rẻ hơn (cũng như dễ dàng hơn, thuận tiệnhơn, dễ tiếp cận hơn) cho các công ty con ở nước ngoài so sánh với các nguồn tàitrợ từ thị trường bên ngoài , và / hoặc sự sẵn có của việc chuyển đổi qua biên giới

1999) Lý thuyết MNH nhấn mạnh các lợi thế của các công ty có được xét về mặttính linh hoạt trong hoạt động mà mạng lưới hoạt động đa quốc gia mang lại

Trong các tài liệu về sáp nhập và thâu tóm-the merger and acquisition

literature, nhiều tranh luận cho rằng những lợi ích quan trọng để sáp nhập chỉ tồn

1 Xem Rugman (1981) và Buckley và Casson (1998).

Trang 4

tại nếu sự kết hợp của các công ty là do/hoặc cung cấp đặc điểm độc đáo màkhông thể được nhân đôi bởi sự kết hợp với mục đích thâu tóm khác hoặc bởi cácnhà đầu tư độc lập Khái niệm này đều có thể áp dụng khi các doanh nghiệp mởrộng ra nước ngoài thông qua mua lại hoặc một khoản đầu tư Greenfield-

khía cạnh và đặc trưng trong những thị trường này có thể khác thị trường trongnước của các công ty đa quốc gia Tuy nhiên, việc mở rộng sẽ cung cấp các lợi íchnhư khả năng tiếp cận đối với các tài sản vô hình nội bộ, đầy giá trị nhưng duynhất, chẳng hạn như lợi thế gắn với công nghệ, kiến thức nền tảng, hoặc kỹ năngquản lý Ngoài ra, nó có thể cung cấp các phương pháp để né tránh các quy địnhchuyển vốn về nước và / hoặc giảm nghĩa vụ thuế (Morck và Yeung, 1992;Dunning, 1998)

Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu về xác định giá trị của các tập đoàn

đa quốc gia để xem xét về tầm quan trọng của tính minh bạch (tính sẵn sàng tiết lộcủa DN), rủi ro chính trị (rủi ro của một đất nước cụ thể mà công ty phải đối mặt)

và phạm vi hoạt động của MNC (đa dạng địa lý của MNCs) Trong khi mức độ đadạng hoá đa quốc gia được chú ý trong các nghiên cứu trước, tính minh bạch, cáckhía cạnh rủi ro chính trị của hoạt động MNC đã không nhận được nhiều sự chú ý

Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh rằng minh bạch và rủi ro chính trị

có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các MNC Ngoài ra, khônggiống như Freund et al (2007), những người tìm thấy tỷ suất sinh lợi và hiệu quảhoạt động thấp hơn khi đa dạng về địa lý, tác giả tìm thấy một mối quan hệ tíchcực giữa mức độ đa dạng hóa của MNC với hiệu quả hoạt động của công ty

Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau Phần tiếp theo trình bày tổngquan các tài liệu trước và phát triển các giả thuyết có thể kiểm chứng Phần 3 mô

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của công ty mẹ tại các cơ sở điều hành mới được xây dựng ở một nước ngoài, thường là với sự động viên như giảm thuế, trợ cấp hoặc khuyến khích khác.

Trang 5

tả các mẫu và các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này Phần 4 báocáo kết quả thực nghiệm và kết luận tóm tắt trình bày trong phần 5.

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THIẾT

2.1 Sự đa dạng hóa địa lý

Ý tưởng của việc tạo ra giá trị thông qua nội bộ hóa các thị trường đối với tàisản vô hình quan trọng ban đầu được nghiên cứu bởi Coase (1937 ), được pháttriển bởi Buckley và Casson (1998), Wolf (1977), Dunning (1980), Rugman(1981) và Hennart (2007), và được mở rộng gần đây bởi Morck và Yeung (1991)

và Mishra và Gobeli (1998) Morck và Yeung khảo sát vai trò của tài sản vô hìnhtrong việc mở rộng giá trị của công ty và tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyếtnội hóa (INT) Nhấn mạnh vào đầu tư công nghệ trong sự kết hợp với khuôn khổkhuyến khích quản lý, Mishra và Gobeli cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho lý thuyếtINT Tuy nhiên, Hennart (2007) lập luận rằng lý thuyết nội hóa (INT) không ngầmđưa ra mối tương quan dương giữa đa dạng hóa quốc tế (multinationality) và hiệuquả hoạt động Ông lập luận rằng lợi ích của đa dạng hóa quốc tế lớn hơn thể hiệnhình thức rủi ro thấp hơn, nhưng không nhất thiết phải là hiệu quả hoạt động caohơn Pak và Park (2004) thấy rằng kỹ năng quản lý áp dụng cho những kiến thức

từ kinh nghiệm giúp đem lại lợi ích quốc tế hóa và tăng hiệu quả hoạt động công

ty

Lý thuyết MNH tập trung vào khả năng của các MNC khi khai thác những cơhội lợi nhuận được mang lại bởi mạng lưới hoạt động toàn cầu của chính nhữngcông ty này trái ngược với khả năng giảm chi phí hoạt động bằng cách sử dụngnhững khả năng độc đáo Pantzalis (2001) khẳng định "các công ty đa quốc gia đạtđược lợi thế của mình qua các công ty trong nước từ một mạng lưới hoạt độngxuyên quốc gia cung cấp cho họ khả năng điều hành linh hoạt, ví dụ, với khả năngkinh doanh chênh lệch giá giữa các phân khúc thị trường và / hoặc các thị trường

Trang 6

quốc gia không hoàn hảo bằng cách chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới,bằng cách quyết định nơi cung cấp nguồn đầu vào nhất định hoặc nơi báo cáo lợinhuận hoặc lỗ v.v ".

Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện- The event study approach, Doukas

và Travlos (1988) cho thấy các cổ đông của các công ty đa quốc gia Mỹ đạt đượclợi ích khi những công ty này thực hiện thâu tóm tại các quốc gia mà họ đã khônghoạt động trong quá khứ Pantzalis (2001) thấy rằng các công ty đa quốc gia với sựhiện diện tại các nước đang phát triển có giá trị thị trường cao hơn đáng kể so với

Đa dạng hóa quốc tế nên khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, cung cấp khảnăng tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn lực duy nhất, và cho phép việc học hỏi.Theo lý thuyết nội hóa (INT), lợi ích đạt được từ kỹ năng quản lý mà được giatăng là để tận dụng lợi thế của ba cơ hội này Bằng cách khai thác lợi thế kinh tếtheo quy mô, công ty có thể chia sẻ chi phí sang một thị trường rộng hơn; điều này

sẽ là quan trọng nhất đối với các công ty trong ngành thâm dụng R & D Tiếp cậnvới các nguồn tài nguyên độc nhất cho phép các công ty sử dụng tài nguyên vớichi phí rẻ hơn, dựa trên công nghệ, và / hoặc dễ khai thác một cách hiệu quả nhất

Và, thông qua việc học hỏi, các công ty có thể tạo ra một cơ sở kiến thức độc đáocung cấp những nhận thức kinh nghiệm có giá trị, liên tục theo dõi các đối thủcạnh tranh, và nâng cao nhận thức về những tiến bộ của ngành công nghiệp địnhhướng công nghệ Nói chung, hiệu quả hoạt động MNC sẽ được ảnh hưởng tíchcực nếu lợi ích của việc đa dạng hóa quốc tế lớn hơn chi phí của việc thiết lập vàduy trì các hoạt động ở nước ngoài, khi được đo lường trên một cơ sở hiệu chỉnh

nghiệm trước đây trong nhiều địa điểm góp phần đáng kể vào sự thành công trong

3 Xem Doukas (1995), Allen và Pantzalis (1996) và Doukas et al (1999).

4 Xem Geringer et al (1989) hoặc Morck và Yeung (1991).

Trang 7

tương lai của một nỗ lực mới Ngoài ra, các MNC phải có lợi thế độc đáo màkhông phải nhà đầu tư nào cũng có thể sao chép một cách dễ dàng hoặc không tốnkém, cũng không phải là một công ty đa quốc gia hoặc một công ty trong nướcđang cạnh tranh có thể bắt chước được Malone và Rose (2006) lập luận rằng tàisản vô hình độc đáo cung cấp lợi thế cạnh tranh thúc đẩy việc mở rộng về địa lý.Như vậy, hiệu quả hoạt động, được đo bởi cả các báo cáo kế toán và các giá trị thịtrường, nên cải thiện và phản ánh lợi ích mà các MNC có được.

Đa dạng hóa quốc tế gia tăng giá trị khi những lợi ích của đa dạng hóa lớn hơnchi phí của việc điều hành các hoạt động ở nước ngoài Điều này có thể được thựchiện bởi các cơ hội khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, tiếp cận với các nguồntài nguyên độc đáo, và việc học hỏi Tiếp cận với các nguồn tài nguyên độc nhấtcho phép các công ty sử dụng tài nguyên với chi phí rẻ hơn, dựa trên công nghệ,

và / hoặc dễ khai thác một cách hiệu quả nhất Và, thông qua việc học hỏi, cáccông ty có thể tạo ra một cơ sở kiến thức độc đáo cung cấp những nhận thức kinhnghiệm có giá trị, liên tục theo dõi các đối thủ cạnh tranh, và nâng cao nhận thức

về những tiến bộ của ngành công nghiệp định hướng công nghệ Doukas vàTravlos (1988) và Allen và Pantzalis (1996) cung cấp hỗ trợ cho các khái niệm vềphạm vi đa dạng hóa địa lý như là một nguồn gốc giá trị cho các MNC Họ lậpluận rằng mức độ mở rộng của một MNC vào các quốc gia khác cải thiện hiệu quảhoạt động và giá trị của công ty bằng việc quốc tế hóa việc tiếp cận đến các tài sản

vô hình có giá trị và độc đáo của các MNC sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh Vermeulen

và Barkema (2002), mở rộng các kết quả nghiên cứu của Tang và Tikoo (1999),cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động MNC và phạm viđịa lý

MNC ban đầu có thể nhận thấy tốt nhất nên đầu tư vào các quốc gia có vănhóa tương tự điều mà sẽ làm giảm lợi ích của đa dạng hóa Hennart (2007) lập

luận, nếu một MNC là phân cấp-hierarchical hơn là phân tán-decentralized, thì

Trang 8

chi phí quản lý tăng lên cùng với khoảng cách văn hóa, thể chế và địa lý Nếu

MNC thích quản trị tập trung, có xu hướng thích những nước chủ nhà-host nation

Nếu MNC tiếp tục sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm tương tự như tại nước chínhquốc (đa dạng hóa sản phẩm thấp), thì giảm được rất ít rủi ro bằng việc đa dạnghóa liên quan đến việc quốc tế hóa ngày càng cao của một công ty Trong trườnghợp đó, MNC là một phương tiện không hiệu quả để giảm rủi ro hệ thống; các nhàđầu tư sẽ được khấm khá hơn với một danh mục được đa dạng hóa quốc tế Nhưvậy, sẽ không có một lợi ích có thể đo lường được; thay vào đó, có thể có một chiphí có thể đo lường liên quan đến hoạt động quốc tế hóa lớn hơn Ngoài ra, với cácrủi ro tiền tệ gia tăng gắn liền với hoạt động của MNC trong nhiều lĩnh vực tiền tệ,rủi ro tổng thể của công ty có thể tăng khi đa dạng hóa về địa lý lớn hơn Denis et

al (2002) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa phạm vi địa lý và hiệu quả kinh

tế Tương tự như vậy, Freund et al (2007) tìm thấy tỷ suất sinh lợi thị trường vàhiệu quả hoạt động của công ty thấp hơn đối với các công ty đa dạng hóa địa lýlớn hơn

MNC là một công ty đa dạng về mặt địa lý, có thể là có lợi hơn vì như đã nói ởtrên, các MNC (1) là có nhiều khả năng hơn để chia sẻ chi phí cố định; (2) có khảnăng tiếp cận linh hoạt hơn với các nguồn lực; và (3) học hỏi được nhiều hơn từmôi trường của họ Điều đầu tiên giả định rằng khả năng tiếp cận vào một thịtrường đủ lớn để giải thích cho tính kinh tế theo quy mô Tầm quan trọng của giảđịnh này càng tăng khi các chi phí của việc hoạt động ở nước ngoài tăng cao hơnchi phí của việc hoạt động trong nước Điều thứ hai giả định rằng FDI là hiệu quảhơn so với việc kí hợp đồng với các bên độc lập để phân phối hoặc cung ứng.Ngoài ra, nếu tính linh hoạt ngụ ý rằng sản xuất là chuyển từ một nước chủ nhànày sang một nước khác, thì một hoạt động quản lý y hệt phải có mặt ở những địa

5 Với một sở thích cho trước của một MNC với một nước chủ nhà tương tự, có thể lập luận răng có sự phân biệt rõ ràng giữa đa dạng hóa địa lý và đa dạng hóa văn hóa khi đo lường tác động của đa dạng hóa quốc tế lên hiệu quả hoạt động

Trang 9

điểm khác nhau và chi phí chuyển dịch là khá thấp Điều thứ ba giả định rằngtruyền thông nội bộ và đáng tin cậy, sự di chuyển thông tin theo hướng lên trên, và

sự hợp nhất kiến thức (Kogut và Zander, 1993; Ruigrok và Wagner, 2003) Ngoài

ra, các chi phí của việc học hỏi từ mạng lưới nội bộ này phải nhỏ hơn nếu họcđược từ một mạng lưới liên kết của các nhà cung cấp độc lập, các nhà phân phối

và khách hàng Birkinshaw và Ridderstrale (1999) chứng minh rằng các cá nhântrong hệ thống phân cấp của các MNCs có xu hướng ngăn chặn các sáng kiến củacác công ty con ở nước ngoài, xem xét thông tin của họ với sự nghi ngờ Piscitello

và Rabbiosi (2005) thấy rằng quản lý cấp cao của các MNCs thường tin rằng bất

kỳ kiến thức hay năng lực mà một công ty con ở nước ngoài có thể được chuyểngiao đến văn phòng tại chính quốc thì có giá trị nhỏ

Các nghiên cứu khác trong quá khứ khác nhau về kết quả chung của họ liênquan đến các mối quan hệ giữa multinationality / đa dạng hóa địa lý và hiệu quảhoạt động Denis et al (2002) và Click và Harrison (2000) tìm thấy một mối quan

hệ tiêu cực; Bodnar et al (2003) và Tallman và Li (1996) tìm thấy kết quả khôngđáng kể; whereasKimand Lyn (1986) tìm thấy một liên kết tích cực giữa đa dạnghóa địa lý và hiệu quả hoạt động Đẩy mạnh nghiên cứu để giải quyết những kếtquả trái ngược nhau, Gomes và Ramaswamy (1999) tìm thấy mối quan hệ này làmột hình chữ U đảo ngược; nhưng, Ruigrok và Wagner (2003) tìm thấy các mốiquan hệ hình chữ U; và Contractor et al (2003) và Lu và Beamish (2004) tìm thấycác mối quan hệ hình sigma Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu gần đây tìm thấymột mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa quốc tế trongmột số phạm vi

2.2 Tính minh bạch của công ty

Có lập luận cho rằng sự minh bạch tốt hơn có thể nâng cao giá trị chứng khoán

vì nó có thể dẫn đến một đánh giá đáng tin cậy hơn và giảm rủi ro Subrahmanyan

và Titman (1999) cho rằng, tính minh bạch có khả năng làm cho một công ty hiệu

Trang 10

quả hơn và cũng làm cho sự lựa chọn đầu tư tốt hơn bởi vì chịu sự giám sát vớithông tin họ công bố Ngoài ra, Easterbrook (1984) lập luận rằng tính minh bạch

có thể làm giảm chi phí đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý có tác động tích cựcđến giá trị công ty

Mặt khác, có thể lập luận rằng kiểm soát chặt chẽ hơn có thể ngăn cản cáccông ty khỏi một số dự án có NPV dương, điều này khiến công ty phải tham giathị trường tài chính Trong bài báo NBER, “các bên liên quan, tính minh bạch vàcấu trúc vốn”, Almazán et al (2003) cung cấp lý thuyết rằng các doanh nghiệp,phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có (thứ 1 là) các loại nhất định của đầu tư

và (thứ 2 là) nhận thức người lao động của công ty như là một nhà lãnh đạo, cả haiđều quan trọng cho việc giữ lại các nhân viên có giá trị Doanh nghiệp có thể tìm

khi thông tin tốt thường có xu hướng làm tăng mối quan hệ giữa công ty với cácbên liên quan ít hơn so với việc thông tin xấu làm mối quan hệ này xấu đi Cácdoanh nghiệp có thể nhận thấy điều này là một con dao hai lưỡi với lưỡi dao sắcbén hơn về mặt tiêu cực đối với thông tin xấu Thêm vào đó, nếu các kỳ vọng vềlợi ích từ việc công bố thông tin khác nhau rõ ràng giữa các nền văn hóa và cácnhà đầu tư, nếu các yêu cầu về công bố thông tin khác nhau rõ ràng giữa các thịtrường và biên giới quốc gia, và nếu các chi phí liên quan với công bố thông tinđược dự kiến sẽ vượt qua những lợi ích, thì việc thúc ép thực thi tính minh bạchcao hơn tại nơi mà minh bạch không phải là một yêu cầu hiện tại sẽ có một tácđộng tiêu cực đến giá trị thị trường Sự hiện diện của các quan điểm trái ngược vềtác động của sự minh bạch khến nó trở thành một vấn đề thực nghiệm

2.3 Rủi ro chính trị

Việc phân tích rủi ro chính trị để đánh giá tác động của nó đối với hoạt độngcủa công ty là rất hiếm trong các tài liệu tài chính doanh nghiệp, mặc dù thực tếphân tích như vậy là khá thường xuyên trên thị trường chứng khoán và các nghiên

Trang 11

cứu kinh tế vĩ mô Ví dụ, Diamonte et al (1996), Erb et al (1996), và Bilson et al.(2002) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro chính trị lên lợi nhuận cổ phiếu và báocáo rằng lợi nhuận cổ phiếu cao hơn ở các nước có nguy cơ chính trị cao hơn.Alesina và Perotti (1996), Campos và Nugent (2002, 2003), Carmignani (2003), vàFielding (2003) kiểm tra mối liên hệ giữa rủi ro chính trị và hiệu quả kinh tế.Campos và Nugent (2002) đã chỉ ra rằng các tác động tiêu cực của rủi ro chính trịlên tăng trưởng kinh tế hiện nay là một thực tế được chấp nhận Ngoài ra, Bennet

và Green (1972), Globerman và Shapiro (2003) và Cho (2003) thấy rằng các biếnrủi ro chính trị giúp giải thích dòng vốn FDI

Howell (2001) định nghĩa rủi ro chính trị là khả năng các quyết định chính trịhoặc các sự kiện chính trị và xã hội trong một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến môitrường kinh doanh theo cách mà các nhà đầu tư sẽ bị mất tiền hoặc không kiếmđược tiền nhiều như họ mong đợi Quyết định chính trị có thể bao gồm phân biệtđối xử chống lại các công ty nước ngoài, bảo trợ của chính phủ cho doanh nghiệptrong nước, những thay đổi về chính sách thuế, thay đổi đối với thương mại vàchính sách tỷ giá hối đoái Tình trạng bất ổn xã hội và thay đổi chính phủ thườngxuyên ở nước sở tại cũng là những yếu tố rủi ro chính trị ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các MNCs Từ những năm 1980, các mối đe dọa cho quyền sở hữutài sản, từng được coi là một yếu tố nguy cơ chính trị lớn, đã không còn quan trọngnhư những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của một MNC Sự kỳ vọng trực quan

về các rủi ro chính trị là nó phải có tác động tiêu cực đến giá trị công ty Trực giácnày được hỗ trợ bởi những phát hiện của nghiên cứu trước đây liên kết rủi ro chínhtrị cho hoạt động thị trường chứng khoán, FDI và tăng trưởng kinh tế Rủi ro chínhtrị lớn (PR) có nghĩa là sự không chắc chắn lớn hơn về dòng tiền trong tương lai

và tăng chi phí nợ Với dòng tiền dự kiến hàng năm, chi phí cao hơn sẽ làm giảmlợi nhuận hoạt động của công ty Như vậy, giá trị cổ phần của công ty là giá trịhiện tại của các dòng tiền trong tương lai dự kiến sẽ được chiết khấu theo lãi suấtcao hơn sẽ giảm do rủi ro chính trị gia tăng Rủi ro chính trị là riêng biệt theo từng

Trang 12

công ty-firm_specific vì nó bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính của các công ty như

là mức độ của việc mở rộng đối ngoại và sự lựa chọn các nước có rủi ro chính trị

để đầu tư

2.4 Phát triển giả thuyết

Yếu tố đầu tiên, đa dạng hóa địa lý (GD), là thước đo mức độ quốc tế hóa.Công ty đa quốc gia cung cấp cho các cổ đông cơ hội để đa dạng hóa quốc tế,trong đó dự kiến sẽ dẫn đến biến động thu nhập thấp hơn do đó có nghĩa xác suấtphá sản thấp hơn Như vậy, những lợi ích này dẫn đến việc giảm chi phí nợ và giátrị vốn chủ sở hữu cao hơn Theo lý thuyết INT, các công ty đa quốc gia cũngđược hưởng lợi từ việc sử dụng các giá trị tài sản vô hình riêng biệt theo từng công

ty, chẳng hạn như khả năng R & D tốt hơn, kỹ năng sản xuất, kỹ năng tiếp thị, kỹnăng quản lý và sự tín nhiệm của người tiêu dùng Ngoài ra, theo lý thuyết MNH,lợi ích có được từ cơ hội cho một MNC để giành lợi thế từ một tập hợp các quyềnchọn thực trên kết quả bất ngờ có thể không được mua lại bởi các nhà đầu tư Do

đó, tác giả hy vọng một mối quan hệ tích cực giữa GD, mức độ quốc tế hóa củacông ty, và giá trị thị trường của nó

H1 Giá trị công ty đa quốc gia là tương quan dươnng với mức độ quốc tế hóa của nó, hoặc sự đa dạng về địa lý.

Thứ hai, tác giả xem xét các tác động của rủi ro chính trị (PR) trên giá trị công

ty Làm thế nào rủi ro chính trị ảnh hưởng đến giá trị công ty sẽ phụ thuộc vàomức độ mà theo đó lợi ích đạt được từ sự đa dạng hóa được bù đắp bởi những tácđộng bất lợi của rủi ro chính trị cao hơn Công ty đa quốc gia đang hoạt động tạicác quốc gia được coi là có nguy cơ chính trị đối mặt với những tình huống đáng

lo ngại tạo ra bởi tình trạng bất ổn xã hội và mối đe dọa của các hành động bạo lựcnhằm vào các công ty và nhân viên của họ, hoặc bằng cách thay đổi chính sáchcủa chính phủ như thay đổi pháp luật về thuế, thay đổi tỷ giá và quy định thương

Trang 13

mại nghiêm trọng sẽ hạn chế các hoạt động của họ.

Trong những tình huống cực đoan, họ thậm chí có thể trở thành mục tiêu choquốc hữu hóa hoặc bị tịch thu tài sản Như vậy, tác giả đưa ra giả thiết rằng rủi rochính trị có tác động tiêu cực đến giá trị công ty

H2 Rủi ro chính trị càng cao, giá trị của các công ty đa quốc gia càng giảm.

Yếu tố quan trọng thứ ba đang được xem xét là vấn đề của tính minh bạch(TR) Quan điểm về tác động của sự minh bạch đến giá trị công ty thì phức tạp.Subrahmanyan và Titman (1999) và Easterbrook (1984) ủng hộ ý tưởng rằng sựminh bạch có tác dụng có lợi cho công ty, và do đó, nó là nhân tố nâng cao giá trị.Almazan et al (2003) giữ quan điểm ngược lại Họ lập luận rằng các công ty cóthể nhận thấy sự minh bạch thì tốn kém, do đó là nhân tố làm giảm giá trị Hơnnữa, nếu thông tin tốt thường có xu hướng cải thiện mối quan hệ của công ty vớicác bên liên quan chậm hơn so với khi tin xấu làm mối quan hệ này xấu đi, cácdoanh nghiệp có thể thấy sự cởi mở là một con dao hai lưỡi với lưỡi dao sắc bénhơn về mặt tiêu cực Cho rằng có một chi phí liên quan đến công bố thông tin vàquan điểm về công bố thông tin có thể khác nhau giữa các nền văn hóa và các nhàđầu tư, tác giả đưa ra giả thiết rằng chi phí của tính minh bạch đối với các MNC cóthể vượt quá những lợi ích, do đó tính minh bạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá trịcông ty

H3 Giá trị công ty đa quốc gia và tính minh bạch tương quan âm.

3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Dữ liệu

Tác giả sử dụng dữ liệu của tất cả các công ty đa quốc gia tại Mỹ năm

Ngày đăng: 21/06/2015, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w