1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp và các yếu tố liên quan tại công ty trách nhiệm hữu hạn tàu thủy s g TPHCM năm 2011

6 581 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72,17 KB

Nội dung

* Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và mội trường TPHCM, **BV đa khoa quận 8 TPHCMTỈ LỆ BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÀU THỦY S.G TPHCM

Trang 1

* Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và mội trường TPHCM, **BV đa khoa quận 8 TPHCM

TỈ LỆ BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÀU THỦY S.G

TPHCM NĂM 2011

Huỳnh Tấn Tiến*, Huỳnh Bảo Trân**

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tại Tp.HCM trong những năm gần đây, điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp được phát hiện

nhiều nhất, nghiên cứu tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp và các yếu tố liên quan tại công ty TNHH Tàu Thủy S.G năm 2011 nhằm đánh giá bệnh điếc nghề nghiệp và các mối liên quan để có biện pháp phòng bệnh một cách chủ động hiệu quả

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở công nhân làm việc trong môi

trường có tiếng ồn cao tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ S.G.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được tiến hành trên 324 công nhân làm việc trong môi trường

có tiếng ồn cao tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ S.G 6 tháng đầu năm 2011.

Kết quả: Có 271 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn > 85 dBA

Mức độ ô nhiễm tiếng ồn khá cao với 85,2% công nhân làm việc tại 11 bộ phận tiếp xúc với môi trường tiếng ồn > 85 dBA trong tổng số 19 bộ phận của công ty Phát hiện 20 người ĐNN, chiếm tỉ lệ 7,3% Kiến thức chung đúng thấp, chiếm 49,6% Trong số đó, kiến thức “ĐNN không thể chữa được” đúng là thấp nhất (69,6%) 100% công nhân được phát nút tai chống ồn nhưng tỉ lệ sử dụng bảo hộ chống ồn đúng thấp, chiếm 49,6%.

Nguyên nhân chủ yếu công nhân không thường xuyên sử dụng nút tai chống ồn là: chỉ đeo khi quá ồn (80,1%), bảo hộ chống ồn gây khó chịu (43,3%), cản trở công việc (41,9%).

Khuyến nghị : Cần phải tổ chức tập huấn, tuyên truyền và kiểm tra để công nhân tự giác mang các phương

tiện chống ồn để phòng ĐNN hiệu quả hơn

Từ khóa: điếc nghề nghiệp, môi trường tiếng ồn trên 85 dBA, nút tai chống ồn, tập huấn tuyên truyền và

kiểm tra, phòng ngừa điếc nghề nghiệp.

ABSTRACT

OCCUPATIONAL DEAFNESS AND RELATED FACTORS IN S.G SHIPYARD COMPANY IN THE

FIRST SIX MONTHS 2011

Huynh Tan Tien, Huynh Bao Tran

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 3 - 2012: 245- 250

Background: Occupational deafness has the highest proportion among the occupational diseases in Ho Chi

Minh city The research on the percentage of the disease and its relationship with employees was performed in the first six months 2011 in order to prevent the occupational deafness in the shipyard companies.

Objectives: Find out percentage of the disease and its related factors to prevent the occupational deafness

effectively.

Trang 2

Methods: A cross-sectional study was conducted on 324 employees who work with noise in the shipyard

company, in the first six months 2011.

Result: There are 271 of 324 employees work with noise exceeds 85 dBA, in 11 /19 workplaces.

There are 20 patients with the percentage 7.3% The correct general knowledge is low (49.6%) while the correct knowledge of “occupational deafness can’t cure “ is the lowest (69.6%) 100% employees receive hearing protections, but only 49.6 % using correctly 80.1% employees wear hearing protections only when the noise is too loud, 43.3% hearing protections cause annoyance, 41.1% of them make working not easy.

Comment:: Employees must be educated, communicated and checked gradually so that all of them can use

hearing protections effectively.

Keywords: Occupational deafness, noise exceeds 85 dBA, hearing protections, be educated, communicated

and checked, prevent the occupational deafness.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện có 28 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước

công nhận và được bảo hiểm Ô nhiễm tiếng ồn

là vấn đề cần được quan tâm vì môi trường ồn và

bệnh điếc nghề nghiệp vẫn còn nhiều Không chỉ

gây ra sự khó chịu tức thời tại nơi làm việc, tiếng

ồn còn ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động sản

xuất và đặc biệt là sức khoẻ lâu dài của người lao

động Hiện nay, theo Hội chống tiếng ồn Thế

giới số người lao động làm việc trong các ngành

nghề, cơ sở sản xuất có cường độ tiếng ồn cao

đang ngày càng gia tăng với tỷ lệ lớn Tại

Tp.HCM trong những năm gần đây, điếc nghề

nghiệp là bệnh nghề nghiệp được phát hiện nhiều

nhất Nghiên cứu tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp và

các yếu tố liên quan tại công ty TNHH Tàu Thủy

S.G năm 2011 nhằm nghiên cứu bệnh điếc nghề

nghiệp và các mối liên quan để có biện pháp

phòng bệnh một cách chủ động

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Xác định tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp và các

yếu tố liên quan tại Công ty TNHH một thành

viên công nghiệp tàu thuỷ S.G 6 tháng đầu năm

2011

Mục tiêu chuyên biệt

Xác định cường độ tiếng ồn tại Công ty

Xác định tỉ lệ công nhân bị điếc nghề nghiệp

tại Công ty

Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ điếc nghề

nghiệp và các yếu tố liên quan

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy SG 6 tháng đầu năm 2011

Công nhân trực tiếp sản xuất, tiếp xúc với tiếng ồn (trên 85 dBA) của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ S.G

Nghiên cứu được tiến hành với kỹ thuật lấy mẫu toàn bộ trên những công nhân trực tiếp sản xuất tiếp xúc với tiếng ồn bao gồm 331 lao động

Phương pháp nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Công nhân công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ SG làm việc trên các phân xưởng tiếp xúc tiếng ồn đang hoạt động bình thường

Làm việc trên 6 tháng

Đồng ý tham gia nghiên cứu

Có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi được phỏng vấn

Đồng ý cho nhóm nghiên cứu đo thính lực sơ

bộ và hoàn chỉnh nếu được yêu cầu

Tiêu chuẩn loại trừ

Công nhân công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy SG

Không đồng ý tham gia nghiên cứu

Làm việc dưới 6 tháng

Vắng mặt vào thời điểm khảo sát sẽ được yêu cầu đến TTBVSKLĐMT phỏng vấn và khám thính lực Nếu sau khi mời 2 lần mà công nhân

đó không đến sẽ bỏ qua

Trang 3

KẾT QUẢ

Đặc tính yếu tố môi trường:

Nghiên cứu trên 324 công nhân làm việc tại

19 bộ phận tại Công ty TNHH một thành viên

công nghiệp tàu thuỷ SG 6 tháng đầu năm 2011

Tỉ lệ ĐNN và các yếu tố liên quan trên 276 công

nhân tiếp xúc với tiếng ồn trên 85dBA

Bảng 1: Phân bố độ ồn theo công nhân tiếp xúc

(n = 324)

Độ ồn (dBA) Tần số Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Mẫu ban đầu có 324 công nhân.

Trong đó 85,2% công nhân làm việc trong môi

trường > 85 dBA 14,8% công nhân làm việc

trong môi trường ≤ 85 dBA

Bảng 2: Phân bố độ ồn tại các bộ phận (n = 19)

Bộ phận Tần số Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong số 19 điểm đo tại các bộ

phận, 57,9% vượt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có

42,1% đạt tiêu chuẩn

Kết quả bệnh nghề nghiệp

Bảng 3: Tình hình điếc nghề nghiệp

Điếc nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ (%) Tổng

Biểu đồ 1: Kết quả khám bệnh ĐNN

Nhận xét: Số lượng công nhân ĐNN chiếm

7,3% tổng số công nhân được khám

Đặc điểm về kiến thức:

Bảng 4: Kiến thức công nhân:

Làm việc trong môi trường

ồn lâu ngày gây ĐNN

Bệnh ĐNN không thể chữa

được

Nhận xét: Tỉ lệ công nhân có kiến thức

chung đúng là 49,6%, thấp hơn kiến thức chung sai

Đặc điểm về thực hành sử dụng bảo hộ chống ồn

100% công nhân được cấp bảo hộ chống ồn 100% được cấp nút tai, 0,4% được cấp cả nút tai

và chụp tai

Biểu đồ 2: Thói quen sử dụng thiết bị chống ồn

trong công nhân

Nhận xét: Tỉ lệ công nhân sử dụng thiết bị

bảo hộ thường xuyên và không thường xuyên xấp xỉ nhau

Nhóm không bao giờ sử dụng có số lượng ít nhất

Bảng 5: Mối liên quan giữa tuổi đời & ĐNN

Tuổi Điếc nghề nghiệp Tổng χ2 P

22,2 p < 0,05

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p < 0,05) trong mối liên quan giữa tuổi đời và tỉ

lệ điếc nghề nghiệp Sự khác biệt có tính khuynh hướng, những người độ tuổi từ 20-30 tuổi có nguy cơ bị ĐNN khi tiếp xúc tiếng ồn là 2,8%,

độ tuổi 31-40 là 10,0%, độ tuổi 41-50 là 19,4%,

độ tuổi 51-60 là 28,6%

Bảng 6: Mối liên quan giữa tuổi nghề và tỉ lệ ĐNN

Tuổi nghề Điếc nghề nghiệp Tổng χ2 P

Tần số Tỉ lệ

39,2 p < 0,05

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p < 0,05) trong mối liên hệ giữa tuổi nghề và tỉ

Trang 4

lệ ĐNN Sự khác biệt có tính khuynh hướng,

công nhân có tuổi nghề 1-5 năm có nguy cơ bị

ĐNN là 3,2%, 6-10 năm 5,7%, 11-15 năm

12,5%, 16-20 năm 15%, ≥ 21 năm 50%

Bảng 7: Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc và

tỉ lệ ĐNN:

Tuổi Điếc nghề nghiệp Tổng χ2 P

8,5 p < 0,05

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p< 0,05) trong mối liên quan giữa tỉ lệ điếc và

thời gian tiếp xúc tiếng ồn Nhóm tiếp xúc 8 giờ

có nguy cơ bị ĐNN là 11,0%, cao hơn nhóm <

8giờ, có nguy cơ là 1,8%

Bảng 8: Mối liên quan giữa học vấn và tỉ lệ

ĐNN:

Trình độ học

2,2 p > 0,05

Từ cấp 3 trở

Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa

thống kê trong mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN và

trình độ học vấn (p > 0,05)

BÀN LUẬN

Độ ồn trong môi trường làm việc:

Kết quả có 11/19 điểm (58%) có cường độ

tiếng ồn vượt TCCP (>85dBA) Số công nhân

làm việc tại các bộ phận có tiếng ồn vượt chuẩn

khá cao Nghiên cứu của Huỳnh Chung tại các

công ty in mức độ ô nhiễm tiếng ồn là 50%, số

công nhân tiếp xúc là 56% Theo nghiên cứu của

Nguyễn Thị Thoại và cộng sự tại nhà máy xi

măng Hòn Chông, tỉ lệ này là 37,1%(4) Nghiên

cứu của Đặng Xuân Hùng ghi nhận được 64%

Qua khảo sát thực tế tại cơ sở nhận thấy rằng

mặc dù mức độ ô nhiễm tiếng ồn và tỉ lệ công

nhân tiếp xúc tiếng ồn cao nhưng công việc làm

tại cơ sở mang tính thời vụ, không liên tục trong

năm và các bộ phận làm việc theo công đoạn nên

tiếp xúc tiếng ồn không liên tục

Đặc tính mẫu nghiên cứu: N = 276

Nghiên cứu trên 276 công nhân (85,2%) trực tiếp làm việc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn Tuổi đời trung bình của công nhân là 31 tuổi, khá trẻ Tuổi nghề trung bình khá thấp là 7,2 năm, trong đó nhóm 1-5 năm chiếm đa số 57,3% 100% công nhân tham gia nghiên cứu là nam Dân tộc kinh chiếm đa số với tỉ lệ 97,5% Trình

độ học vấn chiếm ưu thế là trình độ cấp 3, chiếm 71,4% Đứng thứ hai là cấp 2 (8,3%), trên cấp 3 chiếm 8,3% Tỉ lệ công nhân tiếp xúc tiếng ồn 8 giờ một ngày là 60%

Tỉ lệ ĐNN

Tỉ lệ ĐNN là 7,3% Tỉ lệ này có khác với một số tác giả khác, Lê Trung(3) nghiên cứu tại 11 nhả máy với tỉ lệ ĐNN là 10,9%, Nguyễn Thị Toán nghiên cứu trên 1498 công nhân với tỉ lệ ĐNN là 10%(5) Và kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Chung (16,5%), và Nguyễn Đăng Quốc Chấn (17%) Điều này được lý giải là tỉ lệ ĐNN ngoài việc do tiếp xúc tiếng ồn mà nó còn thay đổi phụ thuộc vào một số đặc tính của mẫu như tuổi đời, tuổi nghề, mức độ tiếp xúc tiếng ồn, mức độ sử dụng thiết bị bảo vệ chống ồn và ngành nghề

Tỉ lệ ĐNN và các yếu tố liên quan: Tuổi

đời có mối liên quan với tỉ lệ ĐNN, sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và có tính khuynh hướng Tuổi nghề có mối liên quan với tỉ lệ ĐNN, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

và có tính khuynh hướng, tích lũy theo thời gian, càng tiếp xúc tiếng ồn lâu ngày nguy cơ bị ĐNN càng tăng Các nghiên cứu trước đây đều ghi nhận mối liên quan giữa giới tính và tỉ lệ ĐNN Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có 100% công nhân là nam Sự khác biệt về thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ngày và tỉ lệ ĐNN có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), những người làm việc tiếp xúc tiếng ồn 8 giờ trong ngày dễ bị ĐNN Không

có sự khác biệt về trình độ học vấn và tỉ lệ ĐNN, những người có trình độ học vấn cao hay thấp đều bị ĐNN như nhau Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung về bệnh ĐNN và tỉ lệ ĐNN (p > 0,05)

Trang 5

Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành trong

công nhân

Tỉ lệ kiến thức chung đúng thấp (49,6%), tỉ lệ

kiến thức đúng về “bệnh ĐNN không thể chữa

được” thấp (69,6%) Do đó cần nâng cao kiến

thức cho NLĐ trong đó tập huấn cần chú trọng

về kiến thức ĐNN không thể chữa được dù

ngưng tiếp xúc tiếng ồn

Công nhân 100% đều được cấp bảo hộ chống

ồn nhưng chỉ 49,6% công nhân sử dụng thường

xuyên Điều này chứng tỏ đã có khó khăn trong

việc sử dụng thiết bị bảo vệ tai

KẾT LUẬN

Nghiên cứu được tiến hành trên 324 công

nhân trong đó có 271 công nhân tiếp xúc với

tiếng ồn > 85 dBA

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số

kết luận như sau:

Mức độ ô nhiễm tiếng ồn khá cao: 85,2%

công nhân làm việc tại 11 bộ phận tiếp xúc với

môi trường tiếng ồn > 85 dBA trong tổng số 19

bộ phận của công ty

Phát hiện 20 người ĐNN, chiếm tỉ lệ 7,3%

Tỉ lệ ĐNN và các yếu tố liên quan:

Có mối liên hệ giữa tuổi đời, tuổi nghề, thời

gian tiếp xúc và tỉ lệ ĐNN

- ĐNN tập trung ở nhóm tuổi từ 41 – 50,

chiếm 30% công nhân và có tính khuynh hướng

- ĐNN tập trung ở nhóm tuổi nghề ≥ 21 năm,

chiếm 30% và cũng có tính khuynh hướng

- ĐNN chiếm đa số khi công nhân tiếp xúc

tiếng ồn 8 giờ/ngày, chiếm 90%

- Không có mối liên hệ giữa trình độ học vấn

và tỉ lệ ĐNN

- 100% công nhân được phát nút tai chống ồn

nhưng tỉ lệ sử dụng bảo hộ chống ồn đúng thấp,

chiếm 49,6%

ĐỀ XUẤT

Đối với ngành y tế:

Triển khai tốt các qui định hiện hành về môi

trường lao động, vệ sinh an toàn lao động và

chăm sóc sức khỏe người lao động

Phối hợp liên ngành trong việc quản lý, kiểm tra thường xuyên các công ty, cơ sở nghi ngờ về mức độ ô nhiễm tiếng ồn và chấp hành các quy định Nhà nước về an toàn lao động

Tổ chức tập huấn định kỳ cho các cơ sở về kiến thức, quy định an toàn lao động, cách thức

và tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh ĐNN

Đối với các cơ sở sử dụng lao động:

Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ

Tổ chức tập huấn an toàn lao động định kỳ, nâng cao kiến thức về bệnh ĐNN, tầm quan trọng và cách sử dụng bảo hộ chống ồn đúng cách cho công nhân

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân

sử dụng bảo hộ chống ồn

Lắng nghe ý kiến đóng góp của công nhân, quan tâm cải thiện điều kiện sản xuất

Đối với người lao động:

Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định an toàn lao động, vai trò phòng ngừa ĐNN, và tự giác bảo vệ sức khoẻ cho bản thân Hiểu vai trò của bảo hộ chống ồn và thực hành sử dụng bảo hộ chống ồn đúng cách mỗi khi tiếp xúc tiếng ồn khi làm việc

Quan tâm đến điều kiện lao động và mạnh dạn đề xuất những cải thiện hữu dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Huỳnh Tấn Tiến (2007) Bệnh điếc nghề nghiệp.Tài liệu nâng cao sức khỏe nơi làm việc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường: Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh; 2007 p 37 - 38.

2 Industrial Injuries Advisory Council (2002) Occupational deafness Department for work and pensions social security Administration [cited 25].

3 Lê Trung (1997) 21 bệnh nghề nghiệp được bào hiểm: Hà Nội:

Bộ Y Tế, Viện Y Học Lao động và Vệ Sinh môi trường.

4 Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân và Cộng sự (2006) Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân nhà máy xi măng Hòn Chông huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 10:173 - 78.

5 Nguyễn Thị Toán (2003) Tình hình sức nghe của công nhân tại một số cơ sở vật liệu xây dựng Hội Nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần 1 nhà xuất bản Y học.

p 194.

Ngày đăng: 12/06/2016, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w