1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI KH-LS-ĐL KHOI 4

11 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 108 KB

Nội dung

- Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất trồng là mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp.. a/ Nước b/ Chất khoáng c/ Không khí

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN TẬP – MÔN KHOA HỌC LỚP 4

TỰ LUẬN

Câu 1: Em cần làm gì để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt ?

- Không học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh

- Không nhìn quá lâu vào màn hình máy vi tính, ti vi cũng làm hại mắt

- Không nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh sáng lửa hàn

- Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng

Câu 2: Nêu vai trò của nhiệt đối với con người , động vật và thực vật.

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật

và thực vật Mỗi loại động vật và thực vật có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người

Câu 3: Theo em đất trồng như thế nào được coi là màu mỡ? Khi trồng cây

có cần bón thêm chất khoáng hay không?

- Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất trồng là mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp

- Trên thực tế, người ta thường phải bón phân thêm cho đất trồng nhằm cung cấp cho cây đủ chất khoáng cần thiết

Câu 4: Nêu vai trò của không khí đối với thực vật?

Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp

- Khí ô xi cần cho quá trình hô hấp của thực vật Thiếu ô xi thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết

- Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp Người ta đã phát hiện khí các-bô-níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường Nếu tăng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng cho năng suất cao hơn Nhưng nếu tăng quá cây trồng sẽ chết

Câu 5: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người?

- Ánh sáng rất quan trọng cho đời sống động vật và thực vật Ánh sáng mặt trời chiếu xuống địa cầu nhiều tia khác nhau Có lượng nhỏ tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D giúp xương, răng cứng chắc hơn, trẻ tránh còi xương Nhưng không nên ở ngoài nắng lâu hại da và sức khỏe

Câu 6: Mắt ta nhìn thấy rõ vật khi nào?

- Mắt ta nhìn thấy rõ vật khi có đủ ánh sáng, mắt không bị che chắn

Câu 7: Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?

- Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm thì gió sẽ ngừng thổi, trái đất sẽ lạnh giá, nước sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa, trái đất sẽ thành hành tinh chết

CÂu 8: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống chúng ta như thế nào?

- Âm thanh rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhờ có âm thanh chúng

ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu

Trang 2

TÀI LIỆU ÔN TẬP – MÔN KHOA HỌC LỚP 4 TRẮC NGHIỆM

1.Những việc nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt là: a/ Nhìn trực tiếp vào mặt trời

b/ Nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh lửa hàn

c/ Đội mũ rộng vành hoặc che ô khi đi ra ngoài nắng.

d/ Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng

2 Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt?

a/ Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt

b/ Xem ti vi hoặc chơi vi tính quá lâu

c/ Đọc sách dưới ánh sáng quá yếu

d/ Tất cá các ý trên

3 Nhiệt độ nào sau đây có thể xem là nhiệt độ của một ngày trời nóng? a/ 10oC b/ 30 o C c/ 100oC d/ 400oC

4 Những việc nên làm để phòng tránh tai nạn khi đun nấu ở nhà là:

a/ Tắt bếp khi sử dụng xong.

b/ Để bình xăng gần bếp

c/ Tranh thủ đi làm việc khác khi đun nấu

d/ Để trẻ em chơi đùa gần bếp

5 Nên làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày? a/ Tắt đèn tắt quạt khi không sử dụng

b/ Tập trung nhiều đồ để ủi một lần

c/ Khi sử dụng than, dầu… đun nấu ta cần phải sử dụng vừa phải

d/ Tất cả các ý trên.

6 Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?

a/ Gió sẽ ngừng thổi

b/ Trái đất trở nên giá lạnh

c/ Nước sẽ đóng băng, không có mưa

d/ Tất cả các ý trên.

7 Vai trò của nhiệt đối với động vật và thực vật là?

a/ Ảnh hưởng rất lớn đến sự lớn lên của động vật và thực vật

b/ Nếu không có nhiệt động vật và thực vật sẽ không thể sinh sản được c/ Nếu không có nhiệt mọi sinh vật sẽ chết

d/ Tất cả các ý trên.

8 Thực vật cần gì để sống?

a/ Nước

b/ Chất khoáng

c/ Không khí và ánh sáng

d/ Tất cả các ý trên.

9 Nếu không có nước cây sẽ?

10 Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?

a/ Mới cấy b/ Đẻ nhánh c/ Làm đồng d/ Chín

Trang 3

11 Khi trồng cây ta nên

a/ Bón thật nhiều chất khoáng

b/ nên bón ít chất khoáng

c/ không nên bón chất khoáng vì trong đất đã có

d/ nên bón thích hợp với từng giai đoạn của cây

12 Nếu không có không khí cây sẽ

a/ không thể hô hấp và quang hợp được

b/ cây sẽ chết

c/ cây vẫn sống bình thường

d/ cây không thể quang hợp và hô hấp dẫn đến cây sẽ bị chết

13 Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào?

a/ khí ôxi b/ khí ni-tơ

c/ khí các-bô-níc d/ Tất cả các ý trên

14 Trong quá trình hô hấp, thực vật thải ra khí nào?

a/ khí ôxi b/ khí ni-tơ

c/ khí các-bô-níc d/ Tất cả các ý trên

15 Động vật cần gì để sống?

c/ Nước , thức ăn d/ Tất cả các ý trên.

16 Phần lớn thời gian sống của động vật dùng để

c/ dạo chơi d/ Tất cả các ý trên

17 Trong số những động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào?

a/ đại bàng b/ rắn hổ mang

c/ gà d/ Tất cả các ý trên

18 Bộ phận nào của cây có chức năng hấp thụ nước có trong đất

19 Bộ phận nào của cây có chức năng thải ra hơi nước

20 Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với động vật?

a/ Loài vật cần ánh sáng để di chuyển

b/ Loài vật cần ánh sáng để tìm thức ăn, nước uống

c/ Loài vật cần ánh sáng để tránh kẻ thù

d/ Tất cả các ý trên.

21 Trong tự nhiên chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ sinh vật nào?

a/ Thực vật b/ Động vật c/ cả 2 ý trên

22 Quá trình hô hấp của thực vật thường xảy ra vào lúc nào?

a/ Chỉ xảy ra vào ban ngày b/ Chỉ xảy ra vào ban đêm

c/ xảy ra cả ngày lẫn đêm

23 Trong thành phần không khí, quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:

a/ khí ôxi b/ khí ni-tơ

c/ khí các-bô-níc d/ Tất cả các ý trên

24 Sử dụng các từ : cốc nước nóng, bình sữa để điền vào chỗ … trong các

câu sau cho thích hợp

Trang 4

- Vật nóng hơn là ………

- Vật lạnh hơn là …………

- VẬt có nhiệt độ thấp hơn là ……

VẬt có nhiệt độ cao hơn là ……

25 Ánh sáng truyền xuyên qua

a/ quyển vở b/ tấm ván gỗ

c/ tấm thủy tinh d/ tấm tường xi măng

26 Âm thanh lan truyền càng xa nguồn thì càng

c/ nghe bình thường d/ càng yếu đi

27 Vật tự phát sáng là

a/ mặt trăng b/ mặt trời c/ tấm gương d/ bàn ghế

28 Kể tên một số động vật kiếm ăn ban ngày

a/ trâu, bò, gà, vịt, hưu, nai b/ dê, cừu, chuột, cú mèo

c/ gà, chó sói, mèo d/ hổ, voi, báo, ếch, chồn

29 Mắt con người nhìn thấy vật khi nào?

a/ vật tự phát sáng b/ vật được chiếu sáng

c/ vật đó truyền vào mắt ta d/ cả 3 ý trên

30 Âm thanh có vai trò gì trong đời sống con người

c/ truyền tải thông tin d/ cả 3 ý trên

31 Tiếng ồn gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người

a/ đau đầu b/ mất ngủ c/ lớn quá hại tai d/ cả 3 ý trên

32 Trong chăn nuôi làm gì để kích thích gà ăn nhiều, tăng cân, đẻ say vào đêm

a/ ánh sáng đèn điện b/ bóng trăng đêm

c/ gõ kẻng gọi gà d/ gọi gà thức dậy

33 vai trò ánh sáng đối với đời sống thực vật

a/ hô hấp, hút nước b/ thoát hơi nước

c/ quang hợp ánh sáng c/ d/ cả 3 ý trên

34 Ánh sáng tự phát là

a/ mặt trăng b/ mặt trời c/ tấm gương d/ trái dất

35 Em kể những âm thanh có lợi

a/ tiếng nói, còi, nhạc b/ xe chạy, cưa máy

36 Âm thanh lan truyền qua môi trường thể

a/ thể khí, nước b/ thể rắn, thể hơi c/ thể khí, rắn, lỏng d/ thể hơi, lỏng

Trang 5

MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

TỰ LUẬN

Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vua Quang Trung mất triều đại Tây Sơn suy yếu, cơ hội đó Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn, triều đại Tây Sơn bị lật đỗ Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế lập ra nhà Nguyễn

Câu 2: Kể lại những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung

Vua ban hành “Chiếu khuyến nông” , “Chiếu lập học” đề cao chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ viết của dân tộc cần bảo tồn và phát triển

Câu 3: Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?

Năm 1786 sau khi lật đỗ chính quyền họ Nguyễn , làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh thống nhất đất nước

Câu 4: Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?

Do Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên thất bại

Câu 5 : Nhà hậu Lê làm gì để tổ chức quản lí đất nước chặt chẽ ?

Lê Thánh Tông cho vẽ bản dồ chủ quyền quốc gia và soạn bộ luật Hồng Đức bảo vệ trật tự xã hội

Câu 6: Cuộc khẩn hoang Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?

Trước thể kỉ XVI từ sông Gianh vào Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng dân

cư thưa thớt Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá làm ăn Từ cuối thế kỉ XVI, các Chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào Nam khẩn hoang TRẮC NGHIỆM

1 Trước thế kỉ XVI, Đàng Trong là vùng:

a/ đất đã khai phá hết, đồng ruộng tốt tươi

b/ Xóm làng đông đúc

c/ Đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt

d/ Nhân dân làm ăn buôn bán tấp nập

2 Ý nào dưới đây thể hiện chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang

a/ Nông dân quân lính được phép mang cả gia đình vào phía nam khẩn hoang và được cấp lương thực trong nửa năm, cùng một số dụng cụ.

b/ Những người khẩn hoang được cấp tiền để đi đường

c/ Những người khẩn hoang được cấp nhà cửa ở nơi ở mới

d/ Những người khẩn hoang được cấp xe ngựa để đi khai hoang

3 Công việc của những người đi khai hoang ở vùng đất phía nam là:

a) Chia thành từng đoàn người đi khai hoang

b) Tiến sâu vào khai hoang ở tận đồng bằng Sông Cửu Long

c) Đi đến đâu họ lập làng lập ấp đến đó

d) Biến vùng đất hoang vắng ở phía nam thành xóm làng đông đúc, trù phú

e) Tất cả 4 ý trên điều đúng.

4 Cuối thế kỷ XVI, từ Phú Yên trở vào có những dân tộc nào sinh sống?

a) Người Chăm, người Khơ-Me

Trang 6

b) Người Chăm, người Khơ-Me, các dân tộc tây nguyên và người Việt.

c) Người Việt, Người Khơ-Me

d) Người các dân tộc tây nguyên, người Chăm

5 Cuộc sống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ là:

a) Sống hoà hợp, để chống thiên tai và ách bốc lột

b) Nền văn hoá lâu đời của các dân tộc hoà hợp vào nhau, bổ sung cho nhau c) Tạo nên một nền văn hoá thống nhất và có nhiều bản sắt

d) Cả 3 ý trên điều đúng.

6.Cuộc khẩn hoang Đàng Trong có tác dụng thế nào đối với sự phát triển đất nước.

a) Ruộng đất được khai phá

b) Xóm làng được hình thành

c) Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước ngày càng bền chặt

d) Cả 3 ý trên điều đúng.

7 Thăng Long ở thế kỷ XVI – XVII được mô tả như thế nào.

a) Những ngày phiên chợ, người gánh hàng hoá đến đông nghẹt

b) Kinh thành Thăng Long đông người, nhà ở san sát

c) Phường Hàng Ngang, Hàng đào bán tơ lụa, vóc, nhiễu

d) Phường Hàng Buồn buôn bán náo nhiệt suốt ngày

e) Cả 4 ý trên điều đúng.

8 Phố Hiến là nơi buôn bán tấp nập vì:

a) Bấy giờ phố Hiến có 2000 nốc nhà

b) Có người Trung, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đến ở

c) Là nơi buôn bán tấp nập với các thứ hàng hoá

d) Cả 3 ý trên điều đúng.

9 Hội an là khu phố cổ dẹp nhất Đàng Trong vì.

a) Các nhà buôn Nhật Bản và địa phương đã xây dựng phố xá, nhà cửa ở Hội An

b) Hải cảng đẹp kính gió

c) Thương nhân các nước thường luôi tới đây buôn bán, trao đổi hàng hoá

d) Cả 3 ý trên điều đúng.

10 Hãy cho biết địa danh nào dưới đây được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày 5-12-1999?

a) Thăng Long c) Phố Hiến

b) Hội An d) Thị Nai

11 Căn cứ cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, ở vùng Tây Sơn thượng đạo, nay thuộc địa danh nào dưới đây.

a) Kom Tum – Gia Lai

b) An Khê – Gia lai.

c) Trà Bồn – Quảng Ngải

d) Quy Nhơn – Bình Định

12 Sau khi lật đỗ chính quyền, họ Nguyễn làm chủ hoàn toàn vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định:

a) Tiến quân ra Phú Xuân (Huế)

b) Tiến quân ra Nghệ An, xây dựng kinh đô ở đây

Trang 7

c) Tiến quân vào Nam, xây dựng chính quyền riêng cho vững mạnh.

d) Tiến quân ra Bắc, lật đỗ họ Trịnh, thống nhất giang sơn.

13 Thái độ của quan tướng họ Trịnh khi nghe tin Nguyễn Huệ tiến quan ra Thăng Long.

a) Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên

b) Quan tướng họ Trịnh sợ hải, lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn

c) Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ thành

d) Tất cả 3 ý trên.

14 Quân của Nguyễn Huệ tiến quân ra Thanh Long bằng cách nào.

a) Bằng đường thuỷ

b) Bằng đường bộ

c) Bằng đường thuỷ và đường bộ.

15 Sau khi tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã tiến hành.

a) Giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước.

b) Giành quyền cai trị Đàng Ngoài

c) Cùng với vua Lê cai trị Đàng Ngoài

d) Cùng với vua Lê cai trị Đàng Ngoài và một mình cai trị Đàng Trong

16 Cuối năm 1788, quân Thanh lấy cớ gì để sang xâm lược nước ta.

a) Mượn cớ giúp nhà Trịnh giành lại chính quyền

b) Mượn cớ giúp nhà Lê củng cố chính quyền.

c) Sợ Nguyễn Huệ làm chủ Thăng Long sẽ uy hiếp nhà Thanh

17 Khi chỉ huy quân ra đến Tam Điệp, Quang Trung cho quân sĩ ăn tết trước

là để:

a) Quân lính được nghỉ ngơi để có sức khoẻ đánh giặt

b) Khích lệ động viên quân sĩ chiến đấu

c) Bất ngờ tấn công quân Thanh vào đúng dịp tết, chúng mải lo ăn tết nên chẳng phòng bị.

18 Biết tin Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đánh quân Thanh, tướng Tôn Sĩ Nghị có thái độ như thế nào?

a) Rất sợ hãi lo lắng

b) Bài mưu tính kế để đánh lại

c) Tỏ ý ngạo mạn khinh thường.

d) Chuẩn bị mọi mặt để sẵng sàng ứng phó

19 Nhà Nguyễn đóng đô ở đâu?

a) Thăng Long ( Hà Nội )

b) Trung Đô ( Nghệ An )

c) Phú Xuân ( Huế )

d) Quy Nhơn ( Bình Thuận )

20 Ý nào dưới đây chỉ việc các vua nhà Nguyễn nắm mọi quyền hành trong tay và không muốn chia sẻ cho ai.

a) Bỏ chức tể tướng, tự mình diều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương

b) Đặt luật pháp và tổ chức các kỳ thi hội

c) Cài đặt các quan trong triều

Trang 8

d) Điều động binh lính đi chiến đấu.

e) Điều hành các cơ quan đứng đầu tỉnh

f) Tất cả các ý trên điều đúng.

21 Để phục vụ cho hoạt động của quân đội, nhà Nguyễn đã làm gì?

a) Ở kinh đô cũng như các nơi cho xây dựng các thành trì vững chắc

b) Xây dựng các trạm ngựa từ Bắc đến Nam để kịp thời thông báo khi có biến động

c) Cả 2 ý trên điều đúng.

22 Bộ luật Gia Long thời Nguyễn là bộ luật bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.

Theo em nhận xét trên là đúng hay sai?

a) Đúng b) Sai.

23 Để xây dựng kinh thành Huế nhà Nguyễn đã huy động:

a) Hàng trăm người c) Hàng chục vạn người

b) Hàng chục ngàn người d) Hàng triệu người

24 Kinh thành Huế được xây dựng bằng nguyên vật liệu nào?

a) Các loại đá, vôi, gỗ, gạch, ngói.

b) Chỉ có các loại đá

c) Sắt thép, xi măng

d) Đất sét, gạch đá

25 Việc xây dựng kinh thành Huế mất bao nhiêu thời gian.

a) 3 năm c) 5 năm

b) 10 năm d) Mấy chục năm.

26 Ý nào dưới đây miêu tả kinh thành Huế?

a) Thành có 10 cửa chính ra vào Cửa Nam có cột cờ cao 37 m

b) Nằm giữa kinh thành là Hoàng Thành có cửa chính là ngọ môn

c/ Có hồ sen, có cầu bắc qua hồ đi vào điện Thái Hòa nguy nga, tráng lệ

d/ Quanh điện Thái Hoà là các cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc

e/ Cả 4 ý trên đều đúng

27 Ngoài cung điện các vua Nguyễn còn cho xây dựng các công trình gì?

a/ Lăng tẩm

b/ Các lâu đài xung quanh có hào sâu

c/ các khu vườn sinh thái nuôi đủ các loài thú dữ

d/ Xây dựng nhiều chùa chiền và nhà thờ

28 Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm nào?

29 Sông chia cắt nước ta thời Bắc Triều Nam Triều tên là ?

a/ Bến Hải b/ Hiền Lương c/ Sông Hương d/Sông Gianh

30 Tên gọi nước ta thời Hậu Lê, Lý, Trần là?

a/ Đại Cồ Việt b/ An Nam c/ Đại Nam d/ Đại Việt

Trang 9

MÔN ĐỊA LÝ Lớp 4

TỰ LUẬN

Câu 1: Đồng bằng lớn nhất Việt Nam do phù sa sông nào bồi đắp? nằm phía nào?

Đồng bằng lớn nhất Việt Nam là đồng bằng Nam Bộ, nằm ở phía Nam nước ta

do sông Mê kông và sông Đồng Nai bồi đắp

Câu 2: Kể tên một số dân tộc và lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ nước ta?

Các dân tộc ở đồng bằng nam bộ là Kinh, Hoa, Chăm, Khơ me

Lễ hội nổi tiếng là Bà Chúa Xứ, hội Xuân, hội cúng trăng

Câu 3: Kể tên các ngành công nghiệp chính ở thành phố Hồ Chí Minh?

Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng

Câu 4: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

Vì Huế xây dựng cách đây hơn 400 năm và từng là kinh đô nước ta thời Nguyễn Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị cao

Câu 5: Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta?

Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo Biển, đảo, quần đảo nước

ta có nhiều tài nguyên quý cần bảo vệ và khai thác hợp lý

Câu 6: Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị , văn hoá, kinh tế lớn của

cả nước?

Vì Hà Nội là thủ đô, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất nước Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoa học, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của đất nước

Có nhiều trung tâm thương mại giao dịch trong và ngoài nước Nhà máy làm nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài nước

TRẮC NHIỆM

1 Đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất là do:

2 Điền vào chỗ … để hoàn thiện câu sau:

Đồng bằng Nam Bộ là vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và có sản lượng thuỷ sản lớn thứ ….(nhất)… nước ta

3 Chợ nổi trên sông thường họp ở:

a/ Những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi

đổ về.

b/ Ở cửa sông

c/ Ở đầu nguồn sông

4 Chợ nổi trên sông thường bán

a/ Rau quả b/ Thịt cá c/ Quần áo d/ Rất nhiều mặt hàng

5 Đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta vì:

a/ Tạo ra hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước với nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng.

b/ Có nhiều nhà cao tầng, đường phố rộng

Trang 10

c/ Có nhiều lao động

6 Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi từ năm nào?

7 Trong các thành phố ở nước ta thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân đứng

a/ thứ nhất b/ thứ hai c/ thứ ba d/ thứ tư

8 Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn

là do:

a/ có nhiều ngành công nghiệp quan trọng

b/ có nhiều chợ và siêu thị lớn

c/ có nhiều trường đại học , viện nghiên cứu

d/ có nhiều khu vui chơi giải trí

e/ tất cả các ý trên

9/ Các điểm vui chơi giải trí thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

a/ Đầm Sen, Thảo Cầm Viên

b/ Vịnh Hạ Long, hồ Tây

c/ Vũng Tàu, Đầm Sen

10/ Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông nào?

a/ sông Tiền b/ sông Hậu c/ sông Sài Gòn d/ sông Vàm Cỏ 11/ Đồng bằng Duyên Hải miền Trung nhỏ hẹp là do:

a/ Núi ăn sát ra tận biển

b/ Biển ăn sâu vào đất liền

c/ Đồng bằng có nhiều đầm phá

d/ Có các cồn cát cửa sông

12/ Tên các sản phẩm ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng là:

c/ tàu chở khách, sà lan d/ Cả 3 ý trên

13 Đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp:

a/ Mê Kông, Đồng Nai b/ Sài Gòn, Hậu Giang

c/ Sông Tiền, Vàm Cỏ d/ Sông bé, Sài Gòn

14 Các dân tộc Việt Nam sống ở Đồng bằng Nam Bộ là:

15/ Trồng rừng phi lao ven biển để:

a/ Ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền.

b/ Ngăn sóng biển

c/ Lấy gỗ tạo cảnh đẹp

d/ hạn chế lũ lụt

16/ Đồng bằng duyên hải miền Trung thường có mưa lớn và bão vào :

a/ đầu năm b/ giữa năm c/ cuối năm

17/ Ranh giới của hai miền khí hậu Bắc và Nam là

c/ dãy Trường Sơn d/ dãy Hoàng Liên Sơn

18/ Những khó khăn do thiên nhiên gây ra ở đồng bằng duyên hải miền Trung là a/ sự di chuyển của các cồn cát vào sâu trong đất liền

Ngày đăng: 21/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w