1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết trình môn Quy hoạch hệ thống cây xanh QUY HOẠCH CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ

19 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

IIHIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH• Giai đoạn đầu khi công nghiệp hoá và đô thị hoá, thành phố thiếu nhà ở trầm trọng do lực lượng lao động đổ dồn về các thành phố lớn cho nên chính q

Trang 1

BÀI THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI:

KiẾN TRÚC CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ – TP HỒ

CHÍ MINH

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

• 1) TRƯƠNG CỘNG HÒA 083093C

• 2) VƯƠNG MINH TOÀN 080325C

• 3) TRẦN THANH TÙNG 083193C

• 4) NGUYỄN HUỲNH VŨ LAM 082049C

• GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

THS.KTS: ĐỖ THỊ PHƯƠNG LAM

Trang 3

MỤC LỤC

• I) KHÁI QUÁT VỀ CÂY XANH

• II) HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

• III) HIỆN TRẠNG CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ

• IV) ĐỊA ĐIỂM TIÊU BIỂU

• V) KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Trang 4

I) KHÁI QUÁT VỀ CÂY XANH

• Cây xanh là một phần của cơ thể đô thị, trong xã hội

hiện đại, vai trò của nó ngày càng trở nên quan trọng.

• Trong xã hội đô thị, con người luôn sống thường trực

trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén” Vì thế,

cần phải tìm ra cách thức để giải tỏa Một trong những

cách thức đó là công viên, cây xanh, không gian công

cộng.

• Người ta có thể chấp nhận một thành phố không có

khách sạn 5 sao, nhưng không thể chấp nhận một

thành phố trần trụi, không có cây xanh Một thành phố

không (hay ít) cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn

dạo chơi bị coi là thành phố thiếu sức sống, không có

“hồn” và hơn cả là thiếu không gian văn hoá.

Trang 5

I) KHÁI QUÁT VỀ CÂY XANH

• Giá trị của mảng xanh trong đời sống đô thị

• Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị

Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh Càng ngày người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ

thuật, kinh tế và văn hoá xã hội Ngoài các gíá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới Chẳng hạn, công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư

khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò

chuyện, chi xẻ và thấu hiểu nhau hơn Một khu dân cư không thể được coi là “sống được” nếu không có công viên cây xanh

• Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối

với các bệnh tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công

Trang 6

II)HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

• Giai đoạn đầu khi công nghiệp hoá và đô thị hoá, thành phố thiếu

nhà ở trầm trọng do lực lượng lao động đổ dồn về các thành phố lớn cho nên chính quyền tập trung phát triển nhà ở và các công trình khác Lúc này, cây xanh, công viên chỉ là một phần phụ

không quan trọng Chính tư duy này đã sản sinh ra rất nhiều các khu phố, khu nhà không có cây xanh, không có đất dành cho công viên Nhưng 15-20 năm sau, khi đời sống kinh tế khá lên mới thấy hành động đó là sai lầm nghiêm trọng và việc sửa chữa vô cùng tốn kém Thực tế cho thấy không chỉ ở Việt Nam mà các thành phố lớn của châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái lan, Phi-lip-pin

• Thành phố được hình thành hàng trăm năm trước là sản phẩm

của xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp nên nhiều khiếm

khuyết, đặc biệt là thiếu hẳn kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại

tương thích cũng như hệ thống dịch vụ tiện ích Do vậy, khi

chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công

nghiệp đô thị hiện đại, hầu như tất cả các thành phố này đều trải qua giai đoạn quan trọng là nâng cấp, chỉnh trang phần nội thị Vì vậy diện tích dành cho cây xanh bị giảm đi rất nhiều Để khắc phục

sự đã rồi này, người ta buộc phải thay thế bằng các loại cây trồng trong chậu, treo trên ban công, và trồng cây phân tán trên các trục đường mang ý nghĩa trang trí hơn là giá trị sử dụng thực.

Trang 7

II)HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

• Khi xếp hạng thành phố thì cây xanh được coi là một trong số

các tiêu chí thuộc nhóm hàng đầu, đứng trên cả tiêu chí giá cả sinh hoạt.

• So sánh với tiêu chí mảng xanh của các thành phố châu Á thì

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở nhóm cuối cùng Tiêu chuẩn cây xanh ở đô thị châu Âu là 12-15 m2/người, ở đô thị châu Á là

8-10 m2/người, trong khi đó ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có là 0,5-0,7 m2/người (trong báo cáo của cục thống kê thành phố là 2,3 m2/người là tính cả rừng ngập mặn Cần Giờ).

• TP HCM Nội thành Singapore

Trang 8

II)HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

• - Sau hơn 15 năm chỉnh trang quận 1 và quận 3, diện

tích dành cho cây xanh giảm đi hơn 60% Tất cả các

biệt thự của quận 3 với diện tích cây xanh khuôn

viên chiếm 40%, khi chuyển đổi công năng thành

nhà phố, hầu như tất cả các diện tích cây xanh

khuôn viên bị triệt phá Các tòa cao ốc xây mới

nhưng không hề có m2 đất nào dành cho cây xanh

• - Ở các khu dân cư mới hình thành sau năm 1990,

cây xanh tập trung hầu như không có Cụ thể là, khu

dân cư Bầu Cát 1 và 2, khu dân cư An Phú-An

Khánh Duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

chỉ có Phú Mỹ Hưng là đảm bảo cây xanh và mảng

xanh trên đầu người theo tiêu chuẩn châu Á.

• Khu vực 12 Quận nội thành của TP có 109 công

viên, vườn hoa (lớn, trung bình, nhỏ) với tổng diện

tích khỏang 250 ha ( chưa thống kê các công viên

thuộc 5 Quận mới và các huyện ngoại thành) Tỷ lệ

đất công viên trên tổng diện tích khu vực 12 Quận

nội thành rất thấp chỉ khỏang 1.8% chỉ tiêu diện tích

công viên, trên đầu người khỏang 0.7 m2/người và

tốc độ phát triển diện tích công viên mới rất chậm

Trang 9

II)HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

• Hệ thống công viên phân bố không

đều trên địa bàn TP, chủ yếu tập trung

trên địa bàn Quận 1 do được đầu tư

quy họach rất tốt trước đây, Quận 3

và Quận 5 quỹ đất hạn chế khó phát

triển công viên, Quận 6, Quận 10,

Quận 11 hình thành một số công viên

mới với diện tích đáng kể Một số

công viên như: Quận 1 ( Công Viên

Tao Ðàn, 23/9,30/4, Thảo Cầm Viên ),

Quận 6 (Công Viên Phú Lâm), Quận

10 ( Công Viên Kỳ Hòa, Công Viên Lê

Thị Riêng), Quận 11( Công Viên Ðầm

Sen), Quận Phú Nhuận ( Công Viên

Gia Ðịnh), Quận Bình thạnh (Công

Viên Văn Thánh, Công Viên Thanh Ða,

Công Viên Bình Quới),Quận Tân Bình

( Công viên Hoàng Văn Thụ), Quận

Tân Phú ( Công viên Tiểu Đảo)

Trang 10

II)HIỆN TRẠNG CÂY XANH TP HỒ CHÍ MINH

- Cây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh ít và phân tán Các khu cây xanh tập trung là nơi nghỉ ngơi thư giãn vào lúc rảnh rỗi, nhất là vào cuối tuần cho người dân Các khu rừng cây tập trung có giá trị rất cao trong việc điều hòa khí hậu như lá phổi của thành phố, trong khi đó, ở khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cây xanh tập trung rất ít, các công viên chỉ đếm không quá một bàn tay Các cây xanh phân tán trồng trên các vỉa hè rất nhỏ (thường là dưới 2 mét) không

mang lại mấy giá trị nào, mà nhiều khi lại làm cản trở tầm nhìn của người đi

đường, cản trở người đi bộ, phá hỏng vỉa hè

Tình trạng chiếm dụng, sử dụng mặt bằng công viên không đúng mục đích như tổ chức nhà hàng ăn uống, kinh doanh mua bán hàng hóa, sân khấu ca nhạc, làm trụ

sở cơ quan đơn vị, nơi cư trú của hộ dân thực trạng này vẫn tồn tại ở cả công viên do cấp TP quản lý ( Như Công Viên Tao Ðàn, Thảo Cầm Viên), và do cấp quận quản lý ( Công Viên Hòang Văn Thụ, Công Viên Phú Lâm, Công Viên Lê Thị

Riêng.).

Chỉ tiêu m2 cây xanh đô thị dự kiến đến năm 2020:

+ Theo địa bàn:

Toàn Thành phố:10 - 15m2/người.

Khu vực nội thành cũ (13 quận): 1.5 - 2m2/người.

Khu vực 6 quận mới: 8 - 15m2/người.

Khu vực 5 huyện ngoại thành: 15 - 20m2/người.

+Theo phân khu:

Toàn đô thị: 10 - 15m2/người.

Khu dân dụng: 5 - 8m2/người.

Khu ở: 3 - 4m2/người.

Trang 11

III)HIỆN TRẠNG CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ

Quận Tân Phú hiện đang chăm sóc bảo quản 3.581 cây xanh thuộc 4

cụm khu ở( so với năm 2005 là 2.169cậy xanh).trong đó:

- Cây xanh đường phố:3.049 cây

- Cây xanh công viên: 532 cây

- Cây mới trồng: 410 cây

Những năm gần đây Công Ty Công Viên -Cây Xanh tập trung đến chất

lượng công tác trồng cây, không đặt nặng vấn đề số lượng Trên một số tuyến đường trồng mới, việc chọn cây trồng phải đúng tiêu chuẩn,

tương đối đồng đều về kích thước trên từng tuyến đường hoặc đọan đường của quận Tân Phú như: Me chua , Phượng vĩ, Sao đen, Bò cạp nước Số lượng cây trồng đường phố tăng lên đáng kể trong 5 năm gần đây cụ thể như sau:

- Năm 2005: 135 cây

- Năm 2006: 175 cây

- Năm 2007: 293 cây

- Năm 2008: 399 cây

- Năm 2009: 149 cây

Ðặc biệt năm 2007 được sự chấp thuận của UBNDTP, Sở GTCC phối hợp với thành đòan triển khai trồng 584 cây trong khuôn viên công sở, cơ quan đơn vị Nhằm thúc đẩy khuyến khích phong trào trồng cây trong nhân dân.

Trang 12

III)HIỆN TRẠNG CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ

• Trước đây ở Quận Tân Phú đều do một số

do nhân dân trồng tự phát, nên có một số

bất cập như: trên một đọan đường có

nhiều chủng loại, kích thước không đồng

đều; thực hiện chủ trương của sở Giao

Thông - Công Chánh, Công ty Công Viên

Cây Xanh - khống chế chiều cao cây trên

từng đoạn đường hoặc tuyến đường để

có hàng cây chiều cao tương đối đồng

đều.

• § Báo cáo điều tra cây xanh 4 cụm

kết quả:

• Cụm dân cư 1 (gồm Phường Tây Thạnh và

Sơn Kỳ,) 758 cây

• Cụm dân cư 2 (Phường Tân Sơn Nhì, Tân

Quý và Tân Thành,) 1079 cây

• Cụm dân cư 3 (Phường Phú Thọ Hòa và

Phú Thạnh,).982 cây

• Cụm dân cư 4 (Phường Hòa Thạnh, Phú

Trung, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa,).969 cây

Trang 13

III)HIỆN TRẠNG CÂY XANH QUẬN TÂN PHÚ

• Tổng số: 3788 cây xanh đường phố

• Dự kiến đưa vào thuê bao các đối tượng nằm trong danh mục

cây trồng đường phố là 1.141 cây

• Tình trạng phân bố cây xanh đường phố ở Quận này không

đồng đều, mật độ các tuyến đường rất thấp, một vài tuyến

trồng cây xanh hòan chỉnh nhưng sự chăm sóc và tạo dáng

chưa được quan tâm Rất nhiều tuyến đường còn chưa có cây xanh hoặc là quá ít để nêu lên Rất nhiều tuyến đường đang còn nguyên trạng đất đá, lòng đường và lề đường chưa hòan thiện, nhiều tuyến đang tiến hành nâng cấp mở rộng hoặc nằm trong các dự án cải tạo hệ thống hạ tầng.

• Tuy nhiên hiện nay Quận đang triển khai các kế hoạch để phát

triển diện tích cây xanh , và triển khai các dự an quy hoạch hạ, công viên tầng đảm bảo thiết được nhu cầu xây xanh của

người dân

Trang 14

IV) CÔNG VIÊN TIỂU ĐẢO – ĐƯỜNG D9 –

PHƯỜNG TÂY THẠNH – QUẬN TÂN PHÚ

Cổng chính của công viên nằm trên đường D9-Phường Tây

Thạnh – Quận Tân Phú thuộc khu chung cư khu công nghiệp Tân Bình nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong khu

chung cư và phường

Tổng diện tích mặt bằng của Công viên Tiểu Đảo là: 10.122m2, tương đương 1 ha Trong đó diện tích thảm cỏ là 6.882m2

chiếm khoảng 60% Diện tích đường gạch, đường nhựa, vỉa hè

và nhà mát là 3550m2 Diện tích bồn hoa, bồn kiểng chiếm

412m2, với nhiều chủng loại hoa, kiểng Kết hợp hơn 150 cây kiểng trổ hoa và gần 100 chậu kiểng các loại Hồ nước với diện tích 78m2 có chức năng tạo vẻ mỹ quan và cân bằng ẩm độ vào mùa khô

Công viên Tiểu Đảo có mảng cây xanh với số lượng gần 200 cây gồm nhiều chủng loại như: Sọ khỉ, Lim xẹt, Me tây, Bò cạp nước, Có thể nói với diện tích được phủ xanh đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong khu vực

Trang 15

IV) CÔNG VIÊN TIỂU ĐẢO – ĐƯỜNG D9 –

PHƯỜNG TÂY THẠNH – QUẬN TÂN PHÚ

Hiện tại Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP HCM được thuê chăm sóc bảo dưỡng công viên này Với cảnh quan hài hòa, diện tích mảng xanh và khuôn viên rộng lớn, Công viên Tiểu Đảo là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và các hoạt động thể dục thể thao lý tưởng phục vụ cho cư dân sống ở khu vực xung quanh

Công viên là không gian thư giản, nghỉ ngơi cho mỗi dịp cuối tuần, là nơi phục vụ nhu cầu thể thao của người dân như đá cầu, cầu lồng…….

Trang 16

IV) CÔNG VIÊN TIỂU ĐẢO – ĐƯỜNG D9 –

PHƯỜNG TÂY THẠNH – QUẬN TÂN PHÚ

Trong những năm qua, Công viên Tiêu Đảo đã trở thành điểm

quen thuộc tổ chức chợ hoa phục vụ người dân mỗi dịp xuân

về Bên cạnh đó ban quản lý Công viên đã phối hợp tốt với

chính quyền địa phương tạo điều kiện tổ chức các hội thao và sinh hoạt đoàn đội nhằm nâng cao sức khỏe người dân và

mang lại hiệu quả về mặt xã hội

- Vườn ươm hoa kiểng: công viên Tiểu Đảo sản xuất hoa kiểng thông thường và cao cấp phục vụ thay hoa công viên do công ty Cây Xanh quản lý và trang trí hoa nền cho một số ngày

lễ hội ở khu vực trung tâm Ngoài ra còn cung cấp cây giống, cây xanh cho một số công viên khác

Trang 17

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

• 1) Biện pháp khắc phục

• Tư duy lại về giá trị cây xanh và mảng xanh đô thị Việc dành

đất cho công viên, cây xanh ở các dự án phải được luật hoá Tăng cường kiểm soát và chế tài để đảm bảo các chỉ tiêu cây xanh, công viên được đảm bảo thực hiện đúng luật Đặc biệt là khi phát triển các khu dân cư mới ra bên ngoài ở khu vực ngoại thành thì không có lý do gì lại bỏ qua việc đầu tư cho công viên, cây xanh.

• Mảng xanh đô thị không chỉ là cây xanh mà còn là mặt nước

Chính vì không coi mặt nước thuộc mảng xanh đô thị cho nên các cơ quan chức năng đóng vai trò quản lý nhà nước rất dễ dãi trong việc cho lấp các ao, hồ, kênh rạch để làm các công

trình Các ao, hồ, kênh rạch không chỉ có giá trị trong việc thoát nước chống ngập mà nó có giá trị trong điều tiết vi khí hậu.

• Chú trọng phát triển cây xanh tập trung hơn cây xanh phân tán

Cây xanh tập trung có lợi về kinh tế, và văn hoá – xã hội hơn là cây xanh phân tán.

Trang 18

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

• Kiên quyết giữ lại các công viên, các dải cây xanh ở các quận

trung tâm như 1,2,5 và một phần quận 4 (trong kế hoạch mở rộng khu vực trung tâm), nếu phải bỏ đi để làm công trình công cộng thì phải thực hiện nguyên tắc bù đất khác để xây dựng lại công viên Nguyên tắc bù này cũng áp dụng đối với các ao hồ, kênh rạch.

• Tạo dựng mảng xanh theo chiều thẳng đứng Do đất chật,

người đông nên cần tạo dựng các mảng xanh trên nóc nhà,

sân thượng, các dải mành cây theo sườn nhà Tạo ra các hình thái cây xanh mới như công viên trên cao, tức là các công viên được thiết lập trên các cầu không gian nối giữ hai toà nhà gần nhau, các toà nhà cao tầng (từ 20 tầng trở lên) thì cứ cách một

số tầng nhất định (5-7 tầng) sẽ để ra một tầng trống, không có người ở, làm công viên và nơi sinh hoạt cộng đồng.

Trang 19

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

• 2) KẾT LUẬN

• Ai cũng thấy được giá trị của mảng xanh (có thể ít

hay nhiều), nhưng có được nhận thức, thái độ ứng

xử và hành động đúng thì không phải là tất cả

• Cây xanh là một phần của cơ thể đô thị, trong xã hội

hiện đại, vai trò của nó ngày càng trở nên quan

trọng Nhận thức đúng và hành động đúng là một

đòi hỏi đặt ra trước hết cho các nhà chính trị, cho

các nhà quản lý đô thị, sau đó là đến giới chuyên

môn như các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và cho tất cả mọi người dân ý thức chung tay xây dựng một thành phố to hơn, đẹp hơn và xanh hơn.

Ngày đăng: 21/06/2015, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w