rượu bia NGK Aroma, em thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nói
chung và kế toán NVL nói riêng. Đi sâu tìm hiểu thực trạng NVL ở Công ty em thấy còn một số vấn đề chưa hợp lý, cần xem xét và hoàn thiện hơn nữa. Nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán NVL, em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Do NVL là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, chiếm trọng lớn và ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty cho nên công tác quản lý NVL càng trở nên quan trọng. Vì vậy công tác quản lý đòi hỏi:
-Phải giám sát chặt chẽ hơn nữa NVL cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Muốn vậy thì Công ty cần phải có các bộ phận lưu trữ, bảo quản tốt nhất; và việc kiểm định NVL mua vào phải được tiến hành một cách nghiêm túc theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. -Phòng Kế hoạch Vật tư cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn tiến độ thực hiện kế hoạch thu mua NVL, kế hoạch sản xuất và tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại danh điểm vật tư. Mặt khác, Phòng Kế hoạch vật tư cần có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận kho và các phân xưởng sản xuất để có được thông tin chính xác nhất về tình hình NVL hiện có, từ đó đưa ra kế hoạch thu mua hợp lý, tiết kiệm.
-Các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý cần có trách nhiệm hơn nữa đối với công việc được giao, tránh sự mất mát NVL làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, bộ phận kho phải quản lý chặt chẽ NVL hiện có trong kho, giao trách nhiệm cho từng cá nhân của bộ phận mình để giảm thiểu tối đa tình trạng mất mát NVL.
3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
3.2.2.1.Về tài khoản sử dụng:
-Vì Công ty có hoạt động nhập khẩu NVL nên sẽ diễn ra hoạt động thanh toán với đối tác là nước ngoài, cần phải có ngoại tệ mang ra thanh toán. Vì vậy, Công ty nên mở chi tiết thêm tài khoản tiền: TK 1112 “Ngoại tệ” nếu dùng tiền mặt là ngoại tệ
để thanh toán hoặc TK 1122 “Ngoại tệ” nếu dùng tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ để thanh toán. Việc mở thêm các tài khoản chi tiết này sẽ thuận tiện hơn cho việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế, cũng tạo điều kiện cho việc kiểm tra của cấp trên.
-Công ty nên sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trong việc hạch toán để giảm thiểu tổn thất kinh tế khi giá vật tư tồn kho bị giảm giá.
Mức dự phòng Số lượng HTK Giá gốc HTK Giá trị thuần = tại thời điểm * theo - có thể thực hiện giảm giá HTK lập BCTC sổ kế toán được của HTK Dự phòng giảm giá HTK được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá HTK, kế toán ghi: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” (chi tiết dự phòng giảm giá HTK)
Có TK 159 “Dự phòng giảm giá HTK”
+ Cuối niên độ sau (năm sau), tính mức dự phòng cần lập, nếu:
• Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng đã lập niên độ trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” (chi tiết dự phòng giảm giá HTK) Có TK 159 “Dự phòng giảm giá HTK”
• Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau ít hơn mức dự phòng đã lập niên độ trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi:
Nợ TK 159 “Dự phòng giảm giá HTK” Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”
-Khi sử dụng tài khoản 151:" Hàng mua đang đi đường", Công ty nên bổ sung thêm bút toán trong trường hợp hàng đang đi đường (hóa đơn về, hàng chưa về): +Cuối tháng hàng chưa về thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ có lien quan, kế toán ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Có TK 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 111,112,…: Hóa đơn đã thanh toán
+Sang tháng sau, khi số hàng trên về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 152 Có TK 151
3.2.2.2.Về phương pháp tính giá:
Hiện nay, Công ty CP rượu bia NGK Aroma đang áp dụng tính giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này phải đến cuối tháng mới tính được giá xuất kho NVL cho nên khi xuất kho NVL thì ở phiếu xuất kho các cột đơn giá và thành tiền đều bị bỏ trống và chỉ khi đến cuối tháng mới định khoản được nghiệp vụ xuất kho. Vì vậy, theo em thay vì sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì Công ty nên áp dụng phương pháp Nhập sau-xuất trước làm phương pháp tính giá xuất kho.
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào sau sẽ được xuất dùng trước.
Áp dụng phương pháp này sẽ tận dụng được ưu điểm là giúp chi phí sản xuất của Công ty phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
-Cần kiểm tra chặt chẽ chứng từ trước khi đưa vào bảo quản lưu trữ và quá trình luân chuyển chứng từ để tránh tình trạng thất lạc chứng từ.
-Để xác nhận, quy kết trách nhiệm cho các cá nhân có liên quan khi xảy ra tình trạng mất mát chứng từ thì Công ty nên lập phiếu giao nhận chứng từ. Phiếu này lập vào thời điểm Thủ kho bàn giao chứng từ cho Phòng Kế toán và được lập riêng cho từng loại chứng từ nhập, xuất.
Biểu 2.18.PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Từ ngày… đến ngày… tháng…năm…
Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu Số tiền
Ngày ... tháng… năm… Người nhận
(Ký, họ tên)
Người giao (Ký, họ tên)
-Công ty nên lập thêm Bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại tập hợp các chứng từ có cùng tính chất, mục đích (như:phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,…) phát sinh trong một tháng hay một quý. Số liệu từ Bảng tổng hợp sẽ giúp thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu với các sổ chi tiết có liên quan.
Biểu 2.19.BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày… tháng … năm… Số: CHỨNG TỪ ĐỊNH KHOẢN SỐ NGÀY NỢ CÓ CỘNG Kèm theo: ……… chứng từ gốc Ngày…tháng…năm…
Người lập Kế toán trưởng
Ký(họ tên) Ký(họ tên)
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết
Đối với kế toán NVL, Công ty có sử dụng các sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết
lập ra theo đúng mẫu quy định và phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý trong Công ty. Theo em, Công ty nên lập thêm Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chi tiết theo từng vật tư để tạo điều kiện cho công tác quản lý NVL, thuận lợi cho việc theo dõi tình hình sử dụng của các loại NVL.
Biểu 2.20.BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TK ghi Có TK152 Cộng TK 152 TK153 Cộng TK 153 Tổng cộng 1521 1522 1523 1531 1532 TK 621 TK627 TK142 TK 242 … Cộng 3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp
-Hình thức Nhật ký chung mà Công ty sử dụng là hoàn toàn phù hợp với quy mô
phương thức hoạt động và trình độ của nhân viên kế toán tại Công ty. Mẫu sổ được ghi chép theo đúng quy định của Bộ Tài chính nên không cần chỉnh sửa gì. Tuy nhiên, việc ghi chép vào sổ Nhật ký chung nên được tiến hành linh hoạt hơn, chẳng hạn: khi mua NVL nhập kho thì kế toán có thể căn cứ vào hóa đơn GTGT để ghi sổ chứ không nhất thiết phải chờ phiếu nhập kho chuyển lên mới ghi sổ.
-Công ty nên sử dụng sổ Nhật ký mua hàng để ghi chép các nghiệp vụ mua NVL
trong trường hợp trả tiền trước cho người bán vào công tác ghi chép. Mặc dù Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán tổng hợp (có sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt) nhưng lại ít khi sử dụng những sổ đặc biệt này. Việc sử dụng thêm sổ Nhật ký mua hàng sẽ giảm công việc ghi sổ Nhật ký chung và thuận tiện cho việc ghi Sổ Cái.
Biểu 2.21.NHẬT KÝ MUA HÀNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải Ghi Có TK 331
Ghi Nợ các tài khoản
Số Ngày
tháng 152 …
TK khác Số tiền Số hiệu
A B C D 1 2 3 4 E
- Sổ này có….trang, đánh số từ trang số 01 đến trang… - Ngày mở sổ:…
Ngày…tháng…năm.. Người lập Kế toán trưởng Quản lý (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu.
- Báo cáo kế toán quản trị liên quan đến NVL mà Công ty đang sử dụng đó là báo cáo tổng hợp nhập- xuất-tồn kho NVL được lập đúng và đầy đủ theo quy định. Báo cáo này do kế toán NVL lập và được lập vào thời điểm cuối tháng. Tuy nhiên, báo cáo này đôi lúc lập chưa đúng thời hạn theo yêu cầu làm ảnh hưởng đến công tác của bộ phận Quản lý cũng như các kế hoạch sản xuất của Công ty. Vì vậy nhà quản lý phải yêu cầu bộ phận kế toán hoàn thành báo cáo đúng thời hạn được giao.
- Việc xem xét Báo cáo NVL không nên chỉ quan tâm đến số liệu của bộ phận kế toán mà còn phải lấy xác nhận của các bộ phận lien quan thì mới có thể đưa ra ý kiến chính xác và lập kế hoạch phù hợp.
- Công ty nên lập thêm Báo cáo tình hình sử dụng NVL để nhà Quản lý có thể dễ dàng xem xét số liệu và thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra.
3.2.7.Điều kiện thực hiện giải pháp
Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay, muốn tồn tại đứng vững và phát triển trên thị trường thì doanh nghiệp nào cũng phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra những điểm mạnh của mình để phát huy nó và làm cho công việc sản xuất kinh doanh của mình ngày càng đạt kết quả tốt.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì NVL chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn nữa trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì AROMA cần phải thực hiện tốt các giải pháp đối với kế toán NVL. Điều kiện để thực hiện các giải pháp đó là:
-Phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên kế toán, các Thủ kho, đồng thời nâng cao trình độ phẩm chất đạo đức cho toàn bộ công nhân viên trong Công ty.
-Đội ngũ kế toán của Công ty phải có trình độ, kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế công việc, giúp cho việc hạch toán NVL ngày càng hoàn thiện hơn.
-Công ty nên tìm hiểu thường xuyên các chính sách , chế độ kế toán liên quan đến NVL để có những sự điều chỉnh phù hợp.
-Việc hạch toán kế toán NVL cần sự chính xác về mặt số lượng và giá trị, việc sai sót dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến nhiều kết quả khác. Vì vậy, Công ty nên trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc theo dõi, ghi chép, tính toán để tăng hiệu quả công việc.
-Đánh giá định kỳ hàng năm tình hình sản xuất, phương pháp tính giá, so sánh với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, cùng lĩnh vực sản xuất để có kết luận đúng đắn về phương pháp của Công ty mình, nếu hợp lý thì tiếp tục duy trì, nếu chưa hợp lý thì có biện pháp cải thiện.
-Muốn xây dựng các khu nhà kho, nhà chứa nguyên liệu thì Công ty cần xem xét kỹ lưỡng về tính thuận lợi trong di chuyển, sao cho việc vận chuyển NVL mất
khoảng thời gian ngắn nhất, không làm gián đoạn hoạt động sản xuất.
-Khi phân công quyền cho các cá nhân thì cũng cần giao cả trách nhiệm cụ thể cho họ để trách hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho những người có quyền hạn như nhau.
-Để tăng thêm tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên, Công ty nên đẩy mạnh các hoạt động như giao lưu văn nghệ, đi tham quan du lịch….Bên cạnh đó, khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác và kỷ luật nghiêm minh, đúng đối tượng. Có như vậy mới tạo được lòng tin yêu, sự gắn bó của nhân viên với Công ty, đó cũng là một phần trong thành công của mỗi doanh nghiệp.
-Công ty có thể mời những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán có uy tín đến để đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán vì những chuyên gia thường có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, từ đó có thể đưa ra những đề xuất, góp ý cho Công ty giúp việc tổ chức kế toán hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất trong Công ty CP Rượu bia NGK Aroma; chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy công tác tổ chức quản lý và kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý. Nếu quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm chi phí về vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thành kế hoạch sản xuất cấp trên giao
phó. Tuy nhiên, công tác quản lý kế toán là một công việc khó khăn, phức tạp, không phải một sớm một chiều là giải quyết được ngay mà phải hoàn thiện dần.
Trong thời gian nghiên cứu ngắn và hiểu biết có hạn, qua chuyên đề này, em đi vào một số vấn đề lý luận chủ yếu của công tác quản lý, kế toán nguyên vật liệu nói chung của các ngành sản xuất và công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu ở công ty nói riêng. Từ cơ sở lý luận, theo dõi tình hình thực tế kế toán các phần hành đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu, đã góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán và quản lý, sử dụng nguyên vật liệu của Công ty . Mạnh dạn đề xuất một số ý kiến, em mong sẽ phần nào hoàn thiện được công tác quản lý, kế toán nguyên vật liệu của Công ty. Các ý kiến đề xuất này có vấn đề thực hiện được ngay, có những vấn đề bước đầu còn khó khăn. Song em mong rằng Công ty sẽ xem xét, tiến tới thực hiện và nhất định sẽ thực hiện. Do vậy, trình độ quản lý kế toán, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (nhất là trình độ kế toán tài vụ) ở Công ty cần được bồi dưỡng và nâng cao để đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán. Đồng thời phát huy vai trò của kế toán quản trị trong việc cung cầp thông tin cho các nhà quản lý.
Thời gian thực tập tại Công ty CP Rượu bia NGK Aroma, được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, các cán bộ phòng ban nói chung, nhất là cán bộ nhân viên phòng Kế hoạch - Tài chính kế toán, em đã học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán nhằm nâng cao trình độ và làm quen với công việc kế toán sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, trong phòng kế toán của Công ty và Thầy giáo: THS. Nguyễn Đức Dũng đã hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hưng Yên, ngày 20 tháng 04 năm 2014
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS Đặng Thị Loan. 2011. Giáo trình “Kế toán tài chính trong các
doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Bộ Tài chính. 2009. “Chế độ kế toán doanh nghiệp – Hướng dẫn lập chứng từ