Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng

Một phần của tài liệu luận văn kế toán HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA (Trang 55)

phương hướng hoàn thiện.

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng là lợi nhuận và để đạt được mục đích này, mỗi doanh nghiệp có một cách đi khác nhau, phương pháp khác nhau. Nhưng một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Rượu bia NGK Aroma, chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm.,vì vậy việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán NVL là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là một vấn đề đã và đang được ban lãnh đạo Công ty quan tâm sâu sắc. Là doanh nghiệp sản xuất nên kế toán NVL trong Công ty có vai trò quan trọng, kế toán có nhiệm vụ cung cấp và phản ánh số liệu về tình hình NVL kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty. Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty, em có một vài ý kiến về công tác tổ chức và thực hiện kế toán NVL của Công ty như sau:

3.1.1.Ưu điểm

-Công tác quản lý NVL ở Công ty khá chặt chẽ, khoa học từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng cho đến khâu kiểm kê NVL. Vì NVL là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên việc quản lý chặt chẽ yếu tố này được coi là thành công bước đầu của quá trình sản xuất. Sự quản lý chặt chẽ được thể hiện:

+Công ty đã mở sổ chi tiết vật tư theo dõi cả về mặt số lượng, giá trị và tình hình nhập - xuất - tồn của từng loại NVL. Thông qua số liệu trên sổ chi tiết mà các nhà quản lý, các trưởng bộ phận có liên quan có thể nắm bắt kịp thời, chi tiết và cụ thể tình hình NVL tại Công ty, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Ngoài ra, cũng tiện cho việc thu thập thông tin khi cần thiết hay là nguồn số liệu quan trọng để đối chiếu với thực tế.

thời, còn kiểm tra tính chính xác của giá trị NVL mua vào, phản ánh chính xác tài sản của Công ty. Việc thu mua NVL được giao chuyên trách cho một bộ phận đó là phòng Kế hoạch vật tư nên tăng tính trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến NVL. NVL trước khi được nhập vào kho của Công ty phải trải qua quá trình kiểm nghiệm chất lượng, tránh việc nhập những vật liệu kém phẩm chất; xem xét kỹ lưỡng số lượng thực tế để nếu có tình trạng mất mát thì kịp thời báo lên cấp trên để tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

+Chứng từ xuất kho đều được theo dõi chi tiết theo từng kho và theo từng bộ phận sử dụng. Việc chi tiết cho từng bộ phận giúp cho việc kiểm tra tình hình hoạt động của các bộ phận đó có thực hiện theo đúng kế hoạch hay không. Thông qua việc sử dụng NVL cũng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận đó (tiết kiệm hay lãng phí).

+Việc xuất kho NVL được tuân thủ theo đúng trình tự, các chứng từ được luân chuyển với đầy đủ chữ ký hợp lệ, tránh hiện tượng xuất khống không có mục đích chính đáng, tránh mất mát.

+ Công tác kiểm kê được tổ chức theo định kỳ, đáp ứng kịp thời yêu cầu đặt ra của nhà quản lý. Còn các bộ phận có liên quan đã làm tốt các công việc được giao. + Mỗi kho vật tư đều có thủ kho riêng, cuối mỗi ngày các chứng từ phát sinh đều được chuyển về Phòng Kế toán do đó đảm bảo việc hạch toán nghiệp vụ được chính xác và kịp thời.

-Công ty sử dụng cả tài khoản tổng hợp lẫn tài khoản chi tiết giúp công tác kiểm tra, đối chiếu dễ dàng và đáp ứng nhu cầu kiểm tra của nhà quản lý. Các tài khoản sử dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và nội dung phương pháp hạch toán kế toán trong Công ty.

-Về phương pháp tính giá:

+Công ty sử dụng phương pháp tính giá nhập kho NVL theo giá gốc, giá trị NVL gồm cả các chi phí vận chuyển có liên quan nên phản ánh đúng nhất toàn bộ chi phí

mà Công ty đã bỏ ra để có số NVL đó. Nếu so với việc áp dụng giá theo giá ấn định thì việc Công ty chọn giá góc sẽ gặp ít rủi ro hơn. Nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục gắn kết chặt chẽ với nhau, vì vậy việc áp dụng nguyên tắc giá gốc cũng phản ánh tình hình hoạt động của Công ty là không bị gián đoạn.

+ Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ giúp giảm nhẹ công việc tính toán cho kế toán viên vì việc tính giá chỉ phải thực hiện vào cuối kỳ khi đã tổng hợp hết các chứng từ nhập xuất.

-Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:

+Các chứng từ của Công ty được lập đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty được lập theo đúng chế độ và được bảo quản lưu trữ cẩn thận.

+Các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho được ghi chép đầy đủ và kịp thời.

+ Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tính kịp thời của số liệu phục vụ cho quản lý và đảm bảo tính kiểm tra chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa tình trạng sai sót hay gian lận.

-Đối với việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:

Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song, phương pháp này có ưu điểm: +Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra và đối chiếu số liệu, dễ phát hiện sai sót để kịp thời sửa chữa.

+Đảm bảo độ tin cậy của thông tin vì mỗi loại vật tư đều được theo dõi riêng, cụ thể, chi tiết.

+Cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng loại vật tư một cách nhanh chóng cho quản trị HTK.

-Về hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển nguyên vật liệu: Với khối lượng NVL phong phú, mật độ nhập xuất NVL nhiều việc áp dụng hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn phù hợp. Ưu điểm của nó là:

+Nắm bắt kịp thời, quản lý HTK một cách thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. +Vì đặc trưng của phương pháp này là phản ánh liên tục, thường xuyên nên có thể xác định, đánh giá về số lượng và giá trị HTK vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ, đảm bảo thông tin được phản ánh kịp thời.

+Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý giữa thủ kho và kế toán. -Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung theo hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành. Kế toán vật liệu đã vận dụng các tài khoản, sổ kế toán một cách phù hợp để theo dõi sự biến động của vật liệu.

+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến NVL được phản ánh liên tục, thường xuyên theo trình tự thời gian đảm bảo tính kịp thời của các thông tin. Nếu có sự sai sót cũng dễ tìm ra để sửa chữa.

+ Vì là phản ánh liên tục nên hạn chế việc gian lận, bỏ sót nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA (Trang 55)