1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch xây dựng trường lớp sạch đẹp-thân thiên

6 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT THANH BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN LONG 1 Độc lập- Tự do-Hạnh phúc Số:12/2011/KH-Tr Tân Long, ngày 08 tháng 04 năm 2011 KẾ HOẠCH PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO XÂY DỰNG “TRƯỜNG TIỂU HỌC, LỚP TIỂU HỌC SẠCH ĐẸP – THÂN THIỆN” Ở HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011 Thực hiện công văn số 25/SGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào xây dựng “trường tiểu học, lớp tiểu học xanh sạch đẹp-thân thiện” ở học kỳ II Năm học 2010-2011; Căn cứ chỉ thị số 40/CT- BGD ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD-ĐT về việc phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực " trong các trường phổ thong giai đoạn 2008-2013 và Kế hoạch 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 về việc triển khai phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Căn cứ kế hoạch số: 35/KH-SGD ngày 28/8/2008 và Kế hoach số: 38/KH- SGDĐT, ngày 09/9/2008 về việc triển khai phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp; Căn cứ kế hoạch số:164 và 167/PGDĐT ngày 30/9/2008 và Kế hoạch Liên tịch số: 235/KHLT_GDĐT, VHTT-HD về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng : Trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông huyện Thanh Bình giai đoạn 2008-2013; Căn cứ vào công văn 86/BC-PGD về việc phát động phong trào xây dựng “ Trường tiểu học, lớp Tiểu học sạch đẹp-thân thiện” ở học kỳ II Năm học 2010-2011; Căn cứ vào kết quả đạt được trong những năm qua và điều kiện thực tiễn của trường,nay nhà trường lập kế hoạch xây dựng “ Trường tiểu học sạch đẹp - thân thiện” ở học kỳ II Năm học 2010 – 2011, I. THỰC TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ: 1.Trường lớp: 1.1. Ưu điểm: Trong năm học 2010-2011 nhà trường có 2 điểm học cách xa nhau 2 km; với tổng số lớp là 15 lớp, tổng số học sinh là 268 em, số phòng học là 11 phòng, trong đó 1 phòng ban giám hiệu, 1phong thư viện, 1 phòng thiết bị, trường có sân chơi, có cây xanh, cây bóng mát. Bàn ghế đủ chỗ ngồi học cho học sinh; trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cơ bản đảm bảo; có tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, trang trí sắp xếp bàn ghế trong học học cơ bản đảm bảo tối thiểu theo quy định.Tất cả phòng học đều có điện, quạt cho học sinh học tập. 1.2.Khuyết điểm: Đến thời điểm học kì 2 Điểm trường chính đang thi công nên rất bề bộn và khó cho việc xây dựng: “trường tiểu học, lớp tiểu học sạch đẹp- thân thiện” vì tháo vỡ hết 5 phòng trong đó 1 phòng thư viên, 1 phòng thiết bị, 3 phòng học vì thế hiện tại không chỉ còn có 2 phòng, 1 phòng tạm mới làm cho học sinh học, mượn đình Tân Long ngăn mủ ra làm phòng học. Trường có điểm phụ cách xa nhau nên khó trong công tác quản lý. Chất lượng phòng học xuống cấp so với quy định. Công trình vệ sinh chưa đủ cho học sinh theo quy định, chưa có công trình vệ sinh riêng cho giáo viên; bàn ghế còn chưa đúng quy cách và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sân chơi bãi tập còn hạn chế, hệ thống cấp thoát nước chưa tốt; trang thiết bị, sách tham khảo còn thiếu. Điểm chính và điểm phụ là vùng trũng nên gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa bão. 2.Dạy và học: 2.1. Ưu điểm : Trường có tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn 100%, hầu hết giáo viên đã qua bồi dưỡng về chuyên môn, nắm bắt được nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cho học sinh; 100% số giáo viên soạn bài bằng vi tính. Một số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin để khai thác nội dung trên mạng Internet phục vụ giảng dạy khá tốt. Hiệu quả giảng dạy trong những năm gần đây đều đạt kết quả tốt. 2.2. Nhược điểm: Một số giáo viên lớn tuổi tính chất nhạy bén chưa cao, chưa linh hoạt nên tiếp cận phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới còn hạn chế. Trong quá trình lên lớp còn nặng nề chưa tạo sự thoải mái trong tiết dạy. Chưa phát huy được tính tích cực, và cá thể hóa học sinh. 3.Kỹ năng sống của học sinh: Học sinh điểm phụ việc thực hiện nề nếp đạo đức của các em cơ bản là ngoan ngoãn, lễ phép; các em chấp hành tốt an toàn giao thông, biết chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh các nhân… trái lại do điều kiện kinh tế nông thôn khó khăn nên một bộ phận cha mẹ học sinh ít có điều kiện quan tâm đến học hành của con em mình; một số phụ huynh đi làm ăn xa gởi con cho ông bà nội ngoại nên gặp khó khăn trong giáo dục giúp đỡ. Kỹ năng giao tiếp ứng xử còn hạn chế. Ngược lại đa số học sinh ở điểm chính có điều kiện khả năng học tập tốt thì việc tiếp xúc với các điều kiện vui chơi, giải trí nhiều nên phần nào cũng ảnh hưởng đến nề nếp và ứng xử, giao tiếp… Các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường được tổ chức thường xuyên và các em tham gia tích cực và có hiệu quả. Hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT trong nhà trường được các em tham gia đạt kết quả khá tốt. II. Mục đích yêu cầu: 1. Mục đích: - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của trường và địa phương làm cho nhà trường ngày càng Xanh- Sạch – Đẹp hơn; cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại hơn. - Tăng cường sự tham gia một cách chủ động, tự giác hứng thú của học sinh về việc xây dựng “trường Tiểu học, lớp Tiểu học xanh sạch đẹp – thân thiện” từ đó càng thêm tự hào về trường, lớp mình đang học. - Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của CBCC cũng như học sinh trong giảng dạy, công tác, học tập và các hoạt động xã hội một cách hiệu quả. Làm cho học sinh sau khi ra trường có kỹ năng sống tương đối ổn định. - Tạo ra không khí vui tươi lành mạnh trong môi trường giáo dục, từng bước xây dựng ý thích đến trường, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 2.Yêu cầu: - Tập trung tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cũng như cha mẹ học sinh để tạo nguồn xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo phòng học; sân chơi bãi tập, bàn ghế, trang thiết bị dạy học; công trình vệ sinh phục vụ cho việc dạy và học; từng bước tạo cảnh quan xanh hơn, đẹp hơn tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường an toàn, thân thiện ,mỗi ngày đến trường là một ngày vui. - Tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia một cách hứng thú các hoạt động giáo dục trong nhà trường như: văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian; giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng địa phương một cách hứng thú, sáng tạo. - Phát huy tính chủ động sáng tạo trong giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên mạnh mẽ, tự giác mang tính đặc thù thương hiệu riêng của trường. III. Nội dung thực hiện: 1. Xây dựng trường tiểu học sạch đẹp – thân thiện: Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm trường tiểu học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn; lớp học sạch đẹp, đủ ánh sáng; bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh * Trường có hàng rào bao quanh, cổng, biển trường theo quy định của điều lệ trường tiểu học. Trường có quy định và các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh. * Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát, lớp học sạch đẹp, đủ ánh sáng, được trang trí sư phạm và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Trường có sân chơi an toàn, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ * Nhà trường có đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại, các phòng chức năng. Lớp học có bảng chống loá, trang trí đẹp mắt, có đủ bàn ghế chắc chắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh * Trường có nhân viên y tế học đường và phòng y tế phải có đủ cơ số thuốc theo quy định; có đủ nước uống, nước sạch thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, ăn uống cho HS. Tiêu chuẩn 2:Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và nhân kĩ niệm các ngày lễ lớn; chăm sóc cây thường xuyên * Tổ chức học sinh các lớp lớn (3, 4, 5) trồng cây vào dịp đầu xuân và nhân kỷ niêm các ngày lễ lớn ở trường và ở địa phương. * Tổ chức cho học sinh các lớp chăm sóc cây trồng(vườn hoa, cây cảnh) thường xuyên theo lịch được phân công cụ thể. * Không có hiện tượng học sinh hủy hoại cây và hoa trong trường và nơi công cộng. Tiêu chuẩn 3: Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ * Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh (riêng nam, nữ). * Nhà vệ sinh an toàn, thuận tiện, đảm bảo đủ nước sạch và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ. * Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường. Tiêu chuẩn 4: Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù hợp * Trường, lớp có chương trình, kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh. * HS được tổ chức và tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, trường học, khu vệ sinh. * Trường, lớp có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, trường học, khu vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù hợp. 2. Xây dựng lớp tiểu học sạch đẹp – thân thiện Tiêu chuẩn 1: Trang trí lớp học đẹp * Lớp học được trang trí đẹp, phối hợp cảnh trí hài hòa, có cây xanh hoặ góc thiên nhiên, có tủ sách trong lớp học, có bảng theo dõi thi đua,… * Lớp học sạch, không có rác, được sắp xếp ngăn nắp, gọn gang * Bàn ghế ngay ngắn, không viết bậy, vẽ bậy lên tường, lên bàn * Nhiều sản phẩm học sinh được trưng bày khoa học trong lớp học * Những kết quả cụ thể khác như hình ảnh sưu tầm phù hợp của giáo viên và học sinh, có tính giáo dục cao… Tiêu chuẩn 2: Nề nếp đẹp * Học sinh đi học đúng giờ, trang trí sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đúng tác phong của người Đội viên và sao nhi đồng * Xếp hàng chào cờ, thể dục, ra về ngay ngắn, nghiêm túc. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động Đội, Sao nhi đồng; thực hiện tốt việc múa hát trong sân trường * Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường lớp, bỏ rát vào thùng rác sau khi ăn và sau tiết thủ công; đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh * Có nề nếp học tập tốt, tập trung trong giờ học, trong lớp học; luôn hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài; thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp, hợp tác, trao đổi, thao luận, điiều hành hoạt động nhóm tốt. * Những kết quả cụ thể khác như nề trật tự, kỷ luật, làm tốt công tác tự quản, đảm bảo các nội dung sinh hoạt đầu giờ theo quy định, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập… Tiêu chuẩn 3: phong trào đẹp * Thực hiện tốt phong trào thi đua " giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp". * Thực hiên tốt phong trào thi đua "hoa điểm 10" * Thực hiện tốt phong trào "văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao": tham gia nhiệt tình, sôi nổi các Hội thi văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu học sinh giỏi, thi nghi thức Đội, các tiết tục văn nghệ được công diễn, tham gia múa hát trong sân trường * Những kết quả cụ thể khác như phong trào xây dựng kế hoạch nhỏ, cổ động tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức các trò chơi dân gian… Tiêu chuẩn 4: Chất lượng đẹp * Hạnh kiểm: Học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học, không có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ * Học sinh giỏi: có nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi được nhà trường khen thưởng * Học sinh tiên tiến: Có nhiều học sinh đạt danh hiệu tiên tiến được nhà trường khen thưởng * Lớp không có học sinh xếp loại yếu * Những kết quả cụ thể khác như có học sinh năng khiếu về Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tiếng anh, Tiếng pháp, Tin học…được nhà trường khen thưởng Tiêu chuẩn 5: Rèn luyện đạo đức và có kỹ năng sống đẹp * Ngoan ngoãn, lễ phép, có thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô, khách đến trường Biết xin phép thầy, cô khi ra vào lớp. * Không nói tục, chửi thề; không vi phạm đạo đức, lối sống; không bỏ học đi chơi game; nghỉ học phải có giấy xin phép. Thực hiện tốt phong trào "gọi bạn xưng tên". * Chấp hành pháp luật tốt: Không vi phạm luật An toàn giao thông, không có học sinh bị tai nạn thương tích, đuối nước, điện giật. Biết sơ cấp cứu ban đầu. * Đoàn kết gần gủi, quan tâm giúp đỡ mọi người: Có tinh thần tương thân, tương ái; tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo từ thiện; biết tự phục vụ bản thân và giúp đỡ cộng đồng. * Những kết quả cụ thể khác như tha gia tốt phong trào kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ, kể chuyện theo sách giáo khoa, các hoạt động tuyên truyền khác…. IV- Giải pháp thực hiện: 1. Ban giám hiệu tham mưu với chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân để xây dựng kiên cố hóa trường lớp để đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn trên: Tham mưu với ngành xây thêm phòng học ở cả hai điểm trường; xây dựng thêm công trình vệ sinh cho học sinh, giáo viên. Tham mưu ngành mua sắm thêm bàn ghế văn phòng, bàn ghế cho học sinh; trang bị phòng vi tính đủ số lượng. Xây dựng các phòng chức năng. Xây dựng phòng thư viện riêng và nhà hiệu bộ của trường. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tiến hành làm sân bê tông ở điểm trường chính, trồng thêm mỗi năm 20 cây xanh; bồn hoa….Giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn VSATTP, PCCC. Từng bước cải tạo xây dựng sân chơi, bãi tập có chất lượng hơn; tạo cho phòng học thông thoáng mát mẻ, đủ ánh sáng. + Tích cực làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu, tuyên truyền. + Phân công cụ thể từng CBCC, từng lớp phụ trách vệ sinh, chăm sóc cây, hoa trong khuôn viên trường như sau: - Đối với CBCC nhà trường: Thực hiện chăm sóc, tu bổ thường xuyên các bồn hoa cây cảnh được phân công - Đối với học sinh và giáo viên: thực hiện theo phân công của trường, thể hiện qua trực nhật, vệ sinh trường lớp, lao động chăm sóc cây trồng… 2. Triển khai chỉ đạo tất cả giáo viên chủ nhiệm các khối lớp trang trí lớp học; củng cố nề nếp học tập của học sinh; tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường, đội phát động; giáo viên triển khai đến các em học sinh biết 5 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học ( theo thông tư 41) - Đối với học sinh và giáo viên: thực hiện theo phân công của trường, thể hiện qua trực nhật, vệ sinh trường lớp, lao động chăm sóc cây trồng… - Giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng việc rèn luyện đạo đức học sinh, chấp hành tốt pháp luật trong các buổi học - Tổ chức rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày một cách thích hợp như;kỹ năng làm việc tập thể,nhóm, kỹ năng giao tiếp,ứng xử,kỹ năng ra quyết định… Nói chung giáo viên cần đưa 21 kỹ năng sống đã được tập huấn vào giảng dạy để giáo dục cho học sinh. -Thường xuyên rèn luyện cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyên sức khoẻ,kỹ năng phòng chống hiểm họa,thương tích…. + Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các giáo viên bộ môn rèn luyện các kỹ năng trên thông qua các giờ dạy văn hóa, TDTT, Âm nhạc, Hội hoạ cũng như các buổi sinh hoạt, hoạt động Đội, sao nhi đồng; các buổi ngoại khoá; tích hợp vào các bộ môn học có nội dung GDKN sống. + Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt vui chơi,sinh hoạt lớp; thông qua các chuyên đề mang tính thời sự; thông qua tuyên truyền qua chương trình phát thanh măng non… Cụ thể chương trình từng tháng như sau: + Tháng 4: xây dựng kế hoạch và triển khai . + Tháng 4-5 :Thực hiện các nội dung;sơ kết đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên và học sinh. + Tháng 6: Tổng kết kết quả thực hiện và báo cáo về phòng Trên đây là nội dung xây dựng kế hoạch phát động phong trào xây dựng “trường tiểu học, lớp tiểu học sạch đẹp – thân thiện” ở học kì II năm học 2010-2011 của Trường Tiểu học Tân Long 1 Nơi nhận -Phòng GD-ĐT (B/c) HIỆU TRƯỞNG -Các tổ CM;BP(Thực hiện) -Lưu . học, lớp Tiểu học sạch đẹp-thân thiện” ở học kỳ II Năm học 2010-2011; Căn cứ vào kết quả đạt được trong những năm qua và điều kiện thực tiễn của trường, nay nhà trường lập kế hoạch xây dựng “ Trường. lớp có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, trường học, khu vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù hợp. 2. Xây dựng lớp tiểu. phòng Trên đây là nội dung xây dựng kế hoạch phát động phong trào xây dựng trường tiểu học, lớp tiểu học sạch đẹp – thân thiện” ở học kì II năm học 2010-2011 của Trường Tiểu học Tân Long 1

Ngày đăng: 20/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w