1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC ĐÚNG TRONG MÔN TẬP ĐỌC.

3 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai – và mặt này thường được nhấn mạnh – là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; Vai thứ hai là ng

Trang 1

-*** -ĐỀ TÀI

 

HƯỚNG DẪN HỌC SINH

- -I/ Lý do chọn đề tài:

Trong năm học 2006 – 2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 3 Ngay từ đầu năm học, tôi thấy các em trong lớp đọc còn sai Vì thế cho nên tôi chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh đọc đúng trong mộn Tập đọc”

II/ Khảo sát thực trạng:

Phần đông học sinh là người địa phương, có một vài em ở nơi khác chuyển đến Đa số các em trong lớp còn đọc sai dấu (?), (~); âm cuối ( c ), ( t ); ( n – ng ) ngắt nghỉ hơi chưa đúng, ngoài ra một số em đọc còn rất nhỏ

III/ Nội dung và biện pháp:

Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng

Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai – và mặt này thường được nhấn mạnh – là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; Vai thứ hai là người trung gian để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe

Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đã thực hiện việc tái sản sinh văn bản Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến người nghe Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo, mà để đọc cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ

Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên Để luyện đọc cho học sinh đọc quá nhỏ “ lí nhí” giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay

Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không

có lỗi Đọc đúng là đọc là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng

Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính

âm Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn

Trang 2

Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh ( đúng các âm vị ), nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ ( đọc đúng ngữ điệu )

Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt

 Đọc đúng các âm đầu:

Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “ phẻ phắn” ; “ cá gô” ;…mà phải đọc :

“ khỏe khoắn” ; “ có rô”

 Đọc đúng các âm chính:

Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “ bủi chiều” ; “ hộc hành” ;… mà phải đọc “ buổi chiều” ; “ học hành”

 Đọc đúng các âm cuối:

Ví dụ: có ý thức phân biệt để không đọc “ làm việt” ; “ chuồng chuồng” mà phải đọc “ làm việc” ; “ chuồn chuồn”

 Đọc đúng các thanh: Về thanh có các lỗi phát âm địa phương như sau: lẫn thanh hỏi ( ? ) và thanh ngã ( ~ )

 Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai

Ví dụ: Không ngắt hơi - Ông già không bẻ gãy từng chiếc một/ cách dễ dàng

Ví dụ : Không đọc - Trăm cô/ gái tựa/ chim sa

Múa chày đôi với chày ba rập rình

Ví dụ : không đọc - Như con chim chích

Nhảy trên/ đường vàng

Ví dụ : không đọc - Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời

Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu; nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn

ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu; lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tính chất cần diễn đạt trong câu cảm

Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu Như vậy đọc đúng bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm

tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước Với những câu mà giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai, ngắt nghỉ không đúng chỗ thì cho đọc đồng thanh, cá nhân Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả bài

dung văn bản Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc

Trang 3

nhanh và diễn cảm được, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng

mà đọc được đúng

IV/ Vận dụng các biện pháp:

Giáo viên xác định được: trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm ? ( Đó là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, câu quá dài,…)

- Giọng điệu chung của cả bài như thế nào ? đoạn nào cần nhấn mạnh

- Bài cần đọc trong thời gian bao lâu

- Nắm được các ký hiệu trên bài đọc

V/ Kết quả:

Qua một năm học, với đề tài trên, tôi đã áp dụng cho lớp học của mình, tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ, không những các em đọc đúng, to, rõ ràng mà các em còn đọc diễn cảm

VI/ Hiệu quả phổ biến:

Trong những lần họp tổ chuyên môn, tôi đã đưa ra những giải pháp trên và được tổ nhất trí và vận dụng

Ngày đăng: 20/06/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w