*** ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỌC SÁCH THAM KHẢO TRONG NHÀ TRƯỜNG. I/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay , thói quen đọc sách trong học sinh đang có nguy cơ mất dần , vì các phương tiện nghe nhìn hầu như đã chiếm mất thời gian và sự say mê của các em , một phần các em đến thư viện lại tìm đọc những sách tranh ảnh có nội dung chưa đi sâu về trình độ kiến thức . Tuy nhiên việc đọc và học sách tham khảo mới chính là những yếu tố cơ bản giúp giáo viên và học sinh nâng cao được trình độ góp phần xây dựng thói quen tự học , tự nghiên cứu … Chính vì thế , để thu hút các em học sinh đến đọc sách và đọc một cách có hiệu quả. Là một Cán bộ thư viện trường tiểu học Tân An 2, bản thân tôi đã có một trăn trở suy nghĩ là làm thế nào để thu hút học sinh và giáo viên thích đọc sách tham khảo tạo một sân chơi học tập tại thư viện. Với suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “ Hướng dẫn học sinh tiểu học đọc sách tham khảo trong nhà trường”. II/ khảo sát thực trạng : Trường tiểu học Tân An 2 năm học 2006 - 2007 có 27 lớp với số lượng học sinh là 870 em; số lượng Cán bộ - giáo viên – công nhân viên là 44 người; Thư viện trường hiện có 500 bản sách giáo viên, 885 bản sách nghiệp vụ giáo viên và 2400 bản sách tham khảo. Thực tế năm học 2005 – 2006 số sách tham khảo học sinh đến mượn còn hạn chế chủ yếu là học sinh lớp 4 và lớp 5 : Khối 5 : 15% Khối 4 : 10% Khối 3 : 8% Khối 2 : 5% Khối 1 : 2% Và số học sinh đến đọc sách không đồng đều cụ thể ở các khối như sau: Khối 5 : 40 em Khối 4 : 35 em Khối 3 : 25 em Khối 2 : 20 em Khối 1 : 10 em III/ Biện pháp tiến hành: Trên cơ sở những số liệu điều tra thực trạng, tôi đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: • Kiểm kê lại toàn bộ kho sách, căn cứ vào danh mục sách tham khảo mà Bộ Giáo dục đã giới thiệu cho các trường phổ thông để đối chiếu tìm ra những tên sách mà nhà trường cần phải bổ sung. • Tổ chức trưng bày giới thiệu sách theo từng chủ đề, theo từng đợt thi đua cụ thể như sau: Tháng 10 và tháng 2 trưng bày sách tham khảo về môn Toán và Tiếng Việt phục vụ cho kỳ thi định kỳ lần 1 và lần 3. Tháng 1 và tháng 4 trưng bày sách tham khảo của tất cả các môn học phục vụ hai kỳ thi Học kỳ I và cả năm. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các cuộc thi để mở rộng thêm kiến thức cho các em như : Nấc thang vinh quang cho khối 4 và khối 5, sân chơi cuối tuần cho khối 1 khối 3, cuộc thi học sinh thông minh cho khối 4 và khối 5. Từ đó kích thích sự tìm tòi kiến thức thêm về sách tham khảo. • Thường xuyên hoàn thành tốt việc giới thiệu danh mục sách trên bảng đen và làm các bản thư mục gắn chuyên đề như thư mục sách mới về Toán, Văn và các thể loại tham khảo khác như Lịch sử, Địa lí,… • Song song với tuyên truyền giới thiệu sách, tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp để theo dõi việc đọc sách của các em. Thư viện thường cho các em đọc sách tham khảo vào tiết sinh hoạt bổ sung, chia lịch cụ thể từng khối lớp. Trên cơ sở quá trình thực hiện công việc trên, tôi chọn và hướng dẫn các em một số phương pháp đọc sách có hiệu quả nhất đó là: 1. Đọc sách báo có ghi chép : Đọc sách báo có ghi chép là người đọc vừa đọc vừa nghiên cứu, ghi chép, tóm tắt, ghi ý chọn lọc,…hoạt động này giúp cho người đọc không buồn tẻ, vừa đọc vừa đối thoại với chính mình. Đây là cách đọc có hiệu quả nhất, phù hợp với các lớp cuối bậc tiểu học; Lớp 4 và 5. 2. Đọc có chọn lọc : Chọn được đúng sách có nội dung phù hợp với yêu cầu đọc, giúp học sinh tiết kiệm thời gian, tiếp thu ngay được kiến thức mới. 3. Đọc sách có hệ thống : Là nhận thức từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng. Việc đọc có hệ thống là tạo cho học sinh xác định được kế hoạch học tập khoa học hơn. 4. Đọc sách có suy nghĩ và ghi nhớ : Đọc có suy nghĩ và ghi nhớ là hình thức tích lũy vốn như người đời nói là sạc điện vào bình ắc-quy Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ thư viện, hầu như 80% học sinh đến thư viện tìm đọc sách tham khảo. Thay vì trước kia học sinh đến thư viện là đọc truyện tranh, nay chỉ còn ở các khối 1, khối 2, khối 3. IV/ Hiệu quả: Các phương pháp hướng dẫn cho học sinh đọc sách tham khảo trên rất thích hợp cho các em học sinh ở cuối bậc tiểu học Khối 4 và khối 5. Các em rất ham thích đọc sách và bản thân các em đã hình thành thói quen đọc sách có ghi chép,mỗi em có 01 quyển sổ tay ghi kiến thức mới. Với sự phục vụ và hướng dẫn nhiệt tình của Cán bộ thư viện , qua thực tế đã thu hút 100% Giáo viên – Công nhân viên trong toàn trường sử dụng tài liệu và 80% học sinh đến thư viện mượn và đọc sách tham khảo. Riêng bản thân có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu mến nghề nghiệp, tôi luôn phấn đấu rút ra những kinh nghiệm thực tế công việc của mình nhằm giúp học sinh say mê đọc sách. V/ Khả năng phổ biến : Với những công việc đã làm và đã đem lại những hiệu quả đã nói trên, bản thân tôi thiết nghĩ với đề tài này, nếu được các bạn đồng nghiệp xây dựng, góp ý thêm thì đề tài này sẽ là một mô hình nhân rộng ra cho tất cả các thư viện trong trường tiểu học cùng thực hiện. . *** ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỌC SÁCH THAM KHẢO TRONG NHÀ TRƯỜNG. I/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay , thói quen đọc sách trong học sinh đang có nguy cơ. chơi học tập tại thư viện. Với suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “ Hướng dẫn học sinh tiểu học đọc sách tham khảo trong nhà trường”. II/ khảo sát thực trạng : Trường tiểu học Tân. khối 2, khối 3. IV/ Hiệu quả: Các phương pháp hướng dẫn cho học sinh đọc sách tham khảo trên rất thích hợp cho các em học sinh ở cuối bậc tiểu học Khối 4 và khối 5. Các em rất ham thích đọc