1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo giao thức IMAP

31 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 666,82 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Lịch sử phát triển của giao thức IMAP……………………………………… 2 1.1. Giới thiệu giao thức IMAP……………………………………………………2 1.2. Lịch sử phát triển…………………………………………………………… 2 2. Mục đích sử dụng, phạm vi ứng dụng, bản chất của giao thức IMAP……….4 2.1. Mục đích sử dụng ………………………………………………………… 4 2.2. Phạm vi ứng dụng…………………………………………………………….4 2.3. Bản chất của giao thức IMAP……………………………………………… 5 3. Mô tả nguyên lý hoạt động của giao thức IMAP………………………………5 3.1. Mức độ liên kết……………………………………………………………….5 3.2. Các lệnh và phản hồi………………………………………………………….5 3.3. Trạng thái và sơ đồ lưu lượng……………………………………………… 7 3.4. Định dạng dữ liệu…………………………………………………………… 8 3.5. Các lệnh của khách hàng…………………………………………………….10 3.6. Máy chủ trả lời………………………………………………………………12 4. Phân tích các ưu, nhược điểm của giao thức IMAP……………………….… 14 4.1. Ưu điểm…………………………………………………………………… 14 4.2. Nhược điểm………………………………………………………………….16 5. Mô phỏng……………………………………………………………………….18 6. Kết luận và xu hướng phát triển………………………………………………29 7. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 30 1 1. Lịch sử phát triển của giao thức IMAP 1.1. Giới thiệu IMAP Tiêu chuẩn Internet Message Access Protocol (IMAP) – Giao thức truy cập thông điệp Internet là một giao thức Internet ở tầng ứng dụng, cho phép máy khách truy cập thư điện tử trên một máy chủ thư từ xa. IMAP cùng với Giao thức truy cập hộp thư (POP - Post Office Protocol) là một trong hai giao thức tiêu chuẩn Internet phổ biến nhất về lấy thư điện tử. Trên thực tế, tất cả các máy khách và máy chủ thư điện tử hiện đại đều hỗ trợ cả hai giao thức này để truyền tải thông điệp điện tử từ một máy chủ. Giao thức truy cập hộp thư POP rất phổ biến với người dùng do tính đơn giản và có lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên, POP có rất ít tính năng và thường chỉ chú trọng hỗ trợ phương thức truy cập thư ngoại tuyến (offline). Do đó, Giao thức truy cập thông điệp Internet ra đời với mục đích cụ thể là cung cấp tính linh hoạt trong cách truy cập, cách lấy và cách làm việc với thông điệp điện tử của người dùng. Trong thực tế, IMAP có thể hoạt động theo cả ba chế độ: trực tuyến (online), ngoại tuyến và không kết nối (disconnected – chế độ lai giữa online và offline, người dùng thao tác với bản sao tạm thời của các thông điệp trên máy chủ), trong đó, chế độ trực tuyến và không kết nối nhận được quan tâm của rất nhiều người dùng, còn chế độ ngoại tuyến thì ít hơn do giống với POP. Hiện tại, IMAP do Nhóm chuyên trách kỹ thuật Internet - Internet Engineering Task Force (IETF) phát hành dưới dạng RFC (Request for Comments, là những tài liệu kỹ thuật và tổ chức về Internet, bao gồm những tài liệu đặc tả kỹ thuật và chính sách được tổ chức IETF phát hành). 1.2. Lịch sử phát triển IMAP có lịch sử phát triển, cụ thể như sau: - Phiên bản đầu tiên gọi là Giao thức truy cập hộp thư tạm thời (Interim Mail Access Protocol - IMAP), được thiết kế bởi Mark Crispin năm 1986. Giao thức tạm thời thiếu liên kết yêu cầu/trả lời và do đó cú pháp của nó không tương thích với tất cả các phiên bản sau này. Hiện tại, không còn tồn tại một tài liệu đặc tả hay một phần mềm nào sử dụng giao thức truy cập hộp thư tạm thời này nữa. 2 - Phiên bản thứ hai gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác (Interactive Mail Access Protocol – IMAP2), được phát triển tại Đại học Stanford – Mỹ từ giữa những năm 1980, sau đó được chuẩn hóa và định nghĩa trong RFC 1064 vào tháng 7 năm 1988 và được cập nhật vào tháng 8 năm 1990 tại RFC 1176. IMAP2 có một số yêu cầu/trả lời giống với IMAP phiên bản đầu tiên nhưng đã đưa ra được liên kết yêu cầu/trả lời và IMAP2 cũng là phiên bản được công bố công khai đầu tiên. - Phiên bản thứ ba gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác (Interactive Mail Access Protocol – IMAP3 ), được xác lập tại RFC 1203 vào tháng 2 năm 1991, đưa ra một số khuyến nghị trái ngược với RFC 1176 của phiên bản IMAP2 nhưng IMAP3 không chấp thuận bởi cộng đồng, do đó phiên bản IMAP2 vẫn được sử dụng trong khoảng thời gian này. - Phiên bản thứ tư gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác IMAP2bis (Interactive Mail Access Protocol – IMAP2bis), được xem là giao thức mở rộng của IMAP2 với việc hỗ trợ cấu trúc nội dung kiểu giao thức mở rộng thư Internet đa chức năng (Multipurpose Internet Mail Extensions - MIME) và thêm nhiều tính năng hộp thư như tạo, xóa, đổi tên, tải thông điệp lên nhưng IMAP2bis không được công bố dưới dạng RFC. Sau đó vào tháng 12 năm 1994, phiên bản IMAP2bis đã được nhóm IETF IMAP đổi tên thành giao thức truy cập thông điệp Internet (Internet Message Access Protocol - IMAP4) để tránh nhầm lẫn với phiên bản IMAP3 và được công bố tại RFC 1730 (RFC mô tả giao thức chính) và RFC 1731 (RFC mô tả cơ chế xác thực của IMAP4). Tiếp đó, IETF đã sửa đổi, bổ sung IMAP4 thành IMAP4rev1 vào tháng 12 năm 1996 tại RFC 2060 và cập nhật IMAP4rev1 vào tháng 3 năm 2003 tại RFC 3501. Ta có thể tóm tắt lộ trình của IMAP qua các mốc thời gian sau: -1986, IMAP được chấp nhận ở đại học Stanford -1987, IMAP2 được định nghĩa, cập nhật client và server. Được hiện thực trên server Unix -1988, tài liệu chính thức của IMAP được xuất hiện trên Net vào tháng Bảy -1989, Mark Crispin, tác giả đầu tiên của IMAP, được đại học Washington thu nhận -1990, bản sửa đổi bổ sung của tài liệu chính thức của IMAP2 được xuất bản vào tháng Tám -1991, bổ sung hỗ trợ cho Multipurpose Internet Mail Extentions. Cho phép truyền file không phải ASCII trên Internet, bổ sung này tạo nền tảng cho IMAP2 beta -1992, đại học Washington triển khai server của IMAP2 beta 3 -1993, nhóm thực hiện IMAP của tổ chức chuyên trách về công nghệ Internet IETF được thành lập. IMAP được hiện thực trên hệ điều hành VMS server của Digital dành cho máy tính lớn. -1994, tài liệu chính thức của IMAP4 được xuất bản -1995, đại học Carnegie Mellon đưa ra server IMAP4 đầu tiên -1996, đại học Washington chủ trì hai cuộc họp đầu tiên về IMAP. Sun, Netscape và những nhà sản xuất khác tuyên bố hỗ trợ IMAP4 -1997, đặc tả cho IMAP4.1 tiếp tục được hoàn thiện. Phát hành hai IMAP cho client là Netscape Messenger và Microsoft Outlook Express, được tích hợp với hai trình duyệt Web phổ biến: Netscape Communicator và Microsoft Internet Explorer 2. Mục đích sử dụng, phạm vi ứng dụng, bản chất của giao thức IMAP 2.1. Mục đích sử dụng: IMAP được sử dụng để đặt sự kiểm soát email trên mail server. Cụ thể, IMAP cung cấp truy cập Email theo ba chế độ khác nhau: offline (ngoại tuyến), online ( trực tuyến) và disconnected ( ngắt kết nối). Truy cập chế độ offline IMAP giống như POP, các thông điệp email được truyền đến máy client server, xóa khỏi mail server và mối liên kết bị ngắt. Sau đó người dùng đọc, trả lời và làm các việc khác ở chế độ ngoại tuyến, còn nếu muốn gửi thư mới đi họ phải kết nối lại. Truy cập chế độ online IMAP là chế độ truy cập mà người dùng đọc và làm việc với thông điệp email trong khi vẫn đang giữ kết nối với mail server ( kết nối mở). Các thông điệp này vẫn nằm ở mail server cho đến khi nào người dùng quyết định xóa nó đi. Chúng được gắn nhãn hiệu cho biết loại để “đọc” hay “trả lời”. Truy cập chế độ disconnected, IMAP cho phép người dùng lưu tạm thông điệp ở client server và làm việc với chúng, sau đó cập nhật trở lại vào mail server ở lần kết nối kế tiếp. Chế độ này hữu ích cho những ai dùng laptop hay truy cập mạng bằng liên kết quay số điện thoại, đồng thời không muốn bỏ phí những lợi điểm của kho chứa thư ở mail server. 2.2. Phạm vi ứng dụng Các giao thức Internet tiêu chuẩn như Gmail, ThunderBird, Mozilla Suite, SeaMonkey,… 4 2.3. Bản chất của giao thức IMAP IMAP là thế hệ mới của giao thức POP (Post Office Protocol). IMAP là một giao thức dạng client/server mà ở đó e-mail được nhận về và được lưu trữ trên servers. Khi sử dụng các e-mail client như OE, Netscape, khách hàng có thể xem trước thông tin header bao gồm người gửi và chủ đề lá thư, từ đó cho phép khách hàng quyết định có download lá thư đó về hay không. Khách hàng cũng có thể tạo nhiều folder hoặc mailboxes trên server, xóa tin nhắn. 3. Mô tả nguyên lý hoạt động của giao thức IMAP 3.1. Mức độ liên kết Giao thức IMAP4 được nhận một dòng dữ liệu đáng tin cậy cung cấp bởi TCP. Khi sử dụng TCP, IMAP4 sẽ nhận thông tin trên port 143. 3.2. Các lệnh và phản hồi Một phiên IMAP4 bao gồm việc thiết lập một kết nối máy khách/máy chủ, một lời chào ban đầu từ máy chủ và tương tác máy khách/máy chủ.Những tương tác máy khách/máy chủ bao gồm lệnh của một khách hàng, dữ liệu của máy chủ và một kết quả hoàn tất do máy chủ trả lời lệnh tương ứng. Tất cả các tương tác truyền bởi máy khách và máy chủ dưới dạng dòng, nghĩa là chuỗi kết thúc với một CRLF. Giao thức nhận của một khách hàng IMAP4 hay máy chủ IMAP4 sẽ đọc một dòng hoặc một chuỗi các octet với một số đứng sau một đường thẳng (Octet: khối dữ liệu có kích thước 8 bit) 3.2.1. Giao thức khách hàng gửi và giao thức máy chủ nhận Một lệnh của khách hàng sẽ bắt đầu một hoạt động. Mỗi lệnh của khách hàng được bắt đầu bởi một định danh (thường là một chuỗi chữ số ngắn. Ví dụ: A0001, A0002, v.v…) được gọi là một “thẻ” (“tag”). Một thẻ khác nhau được tạo ra bởi mỗi lệnh của khách hàng. Có hai trường hợp trong đó một đường dây từ khách hàng không đại diện cho một lệnh cần hoàn thành. Trong trường hợp một, một đối số lệnh là trích dẫn với một số octet, trong trường hợp hai, các đối số lệnh yêu cầu thông tin phản hồi của máy 5 chủ. Trong cả hai trường hợp, máy chủ sẽ gửi một lệnh tiếp tục đáp ứng yêu cầu nếu nó đã sẵn sàng cho octet ( nếu thích hợp) và phần còn lại của lệnh. Lưu ý: Nếu thay vào đó, máy chủ phát hiện một lỗi trong các lệnh, nó sẽ gửi một câu trả lời BAD có tag phù hợp với lệnh để từ chối lệnh và ngăn cản khách hàng gửi thêm bất kỳ lệnh nào. Nó cũng có thể để cho máy chủ gửi một đáp ứng hoàn thiện cho một số lệnh khác ( nếu đang tiến hành nhiều lệnh), hoặc đang tháo thẻ dữ liệu. Trong cả hai trường hợp, khách hàng sẽ có hành động thích hợp để quyết định các lệnh sẽ tiếp tục tiến hành hay là chờ giải quyết Giao thức nhận của IMAP4 sẽ đọc một dòng lệnh từ khách hàng, phân tích cú pháp lệnh và đối số của nó, truyền dữ liệu về máy chủ và máy chủ sẽ hoàn thành lệnh đưa đến phản hồi. 3.2.2. Giao thức máy chủ gửi và giao thức khách hang nhận Dữ liệu được truyền bởi máy chủ đến khách hàng và trạng thái lệnh không được hoàn thành sẽ được bắt đầu bởi dấu “*”, được gọi là phản hồi untagged ( tháo thẻ). Dữ liệu máy chủ có thể được gửi như là kết quả của một lệnh khách, hoặc có thể được gửi đơn phương bởi máy chủ. Không có sự khác biệt về cú pháp giữa một dữ liệu máy chủ từ môt lệnh cụ thể và dữ liệu được gửi đơn phương. Máy chủ phản hồi một kết quả hoàn thiện cho thấy hoạt động thành công hay thất bại. Nó được gắn thẻ với các từ khóa tương tự với các lệnh khách đã vận hành. Vì vậy, nếu tiến hành nhiều hơn một lệnh, các từ khóa trong một câu trả lời có thể xác định phản ứng của máy chủ. Có ba loại khả năng có thể được phản hồi từ máy chủ: OK ( chỉ thị thành công), NO ( chỉ thị thất bại) và BAD ( giao thức bị lỗi do lệnh không được công nhận hoặc lỗi cú pháp lệnh). Giao thức nhận của khách hàng IMAP4 đọc dòng phản hồi từ máy chủ, sau đó nó sẽ có các hành động phản hồi dựa trên các mã thông báo đầu tiên của phản ứng, ví dụ như một thẻ “*” hoặc thẻ “+” Khách hàng phải chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận bất kỳ phản ứng nào của máy chủ ở bất kỳ thời gian nào. Điều này có thể bao gồm cả dữ liệu máy chủ mà nó không 6 được yêu cầu. Dữ liệu của máy chủ nên được ghi lại, để cho các khách hàng có thể tham khảo dữ liệu từ bản sao chứ không cần gửi lệnh cho máy chủ để yêu cầu dữ liệu. Trong vài trường hợp, một số dữ liệu của máy chủ bắt buộc phải được ghi lại. 7 3.3. Trạng thái và sơ đồ lưu lượng Một máy chủ IMAP4 luôn ở một trong bốn trạng thái. Hầu hết các lệnh có hiệu lực ở vài trạng thái nhất định. Đó là lỗi giao thức khi khách hàng cố gắng thực hiện một lệnh trong khi lệnh đang ở trạng thái không phù hợp. Trong trường hợp này, máy chủ sẽ trả lời với một lệnh kết quả BAD hoặc NO (tùy thuộc máy chủ thực hiện) 3.3.1. Trạng thái chưa xác thực Trong trạng thái chưa đăng nhập, người dùng phải cung cấp và xác nhận các thông tin trước khi phần lớn các lệnh được cho phép. Trạng thái này được nhập khi một kết nối bắt đầu, trừ khi kết nối đó đã được xác thực trước. 3.3.2. Trạng thái xác thực Trong trạng thái xác thực, người dùng được xác nhận và phải chọn một hộp thư để truy cập trước khi lệnh ảnh hưởng đến tin nhắn được cho phép. Trạng thái này được nhập khi bắt đầu một kết nối đã được xác thực trước, khi thông tin xác nhận được cung cấp đã được chấp nhận, hoặc sau một lỗi trong việc lựa chọn một hộp thư. 3.3.3. Trạng thái lựa chọn Trong trạng thái lựa chọn, một hộp thư đã được lựa chọn để truy cập. Trạng thái này được nhập khi một hộp thư đã được lựa chọn thành công 3.3.4. Trạng thái đăng xuất Trong trạng thái đăng xuất, phiên hoạt động của người dùng đang chấm dứt, và máy chủ sẽ đóng kết nối, Trạng thái này có thể được nhập như là một yêu cầu của khách hàng hoặc một quyết định đơn phương của máy chủ. 8 + + |kết nối ban đầu và lời chào từ máy chủ| + + || (1) || (2) || (3) VV || || + + || || | chưa đăng nhập | || || + + || || || (7) || (4) || || || VV VV || || + + || || | đăng nhập |<=++ || || + + || || || || (7) || (5) || (6) || || || VV || || || || + + || || || || |lựa chọn|==++ || || || + + || || || || (7) || VV VV VV VV + + | đăng xuất và đóng kết nối | + + (1)Kết nối không cần đăng nhập trước (lời chào OK) (2)Kết nối đăng nhập trước ( lời chào PREAUTH) (3)Kết nối bị từ chối ( lời chào BYE) (4)Lệnh ĐĂNG NHẬP thành công (5)Lệnh CHỌN hoặc KIỂM TRA thành công (6)Lệnh ĐÓNG, hoặc lệnh CHỌN hoặc KIỂM TRA thất bại (7)Lệnh ĐĂNG XUẤT, tắt máy chủ hoặc đóng kết nối 3.4. Định dạng dữ liệu IMAP4 sử dụng các lệnh và phản ứng dạng văn bản. Dữ liệu trong IMAP4 có thể dưới một trong các hình thức: nguyên tử, số, chuỗi, danh sách ngoặc và NIL 3.4.1. Nguyên tử Một nguyên tử bao gồm một hoặc nhiều ký tự không đặc biệt 3.4.2. Số 9 Một số bao gồm một hoặc nhiều ký tự chữ số, và đại diện cho một giá trị số 3.4.3. Chuỗi Một chuỗi là một trong hai hình thức: chữ và chuỗi trích dẫn. Các hình thức theo chữ là hình thức chung của chuỗi. Các hình thức theo chuỗi trích dẫn là một cách thay thế tránh chi phí hạn chế khi xử lý một chữ. Một chữ là một chuỗi không hoặc nhiều octet (bao gồm cả CR và LF), tiền tố được trích dẫn dạng một dấu mở ngoặc “{”, số lượng octet, dấu đóng ngoặc “}”, và CRLF. Trong trường hợp chữ truyền từ máy chủ đến khách hàng, các dữ liệu octet sẽ lập tức theo sau CRLF. Trong trường hợp chữ truyền từ khách hàng đến máy chủ, khách hàng phải chờ đợi để nhận được một lệnh yêu cầu tiếp tục trước khi gửi dữ liệu octet (và phần còn lại của lệnh). Một chuỗi trích dẫn là một chuỗi không hoặc nhiều ký tự 7-bit (không bao gồm CR và LF), với dấu (<”>) ở mỗi chỗ kết thúc Chuỗi rỗng tiêu biểu như “” ( một chuỗi trích dẫn với không ký tự trong dấu ngoặc kép) hoặc như {0} theo sau là CRLF ( một chữ với octet của số 0) Lưu ý: Ngay cả khi octet là 0, khách hàng vẫn phải chờ đợi để nhận được lệnh yêu cầu tiếp tục 3.4.4. Danh sách ngoặc Cấu trúc dữ liệu được biểu diễn như là một “danh sách ngoặc”, một chuỗi các mục dữ liệu, phân cách bằng dấu space, và kết thúc bằng dấu ngoặc đơn. Bản thân một danh sách ngoặc có thể chứa các danh sách ngoặc, sử dụng nhiều dấu ngoặc đơn để chia ra. Danh sách ngoặc rỗng tiêu biểu như () – một danh sách ngoặc với không thành viên 3.4.5. NIL Nguyên tử đặc biệt “NIL” đại diện cho sự không tồn tại của một mục dữ liệu cụ thể được biểu diễn như là một chuỗi hoặc một danh sách ngoặc. Nó khác biệt với một chuỗi rỗng “” hoặc danh sách ngoặc rỗng ( ) 10 [...]... của IMAP4 cần phải duy trì một kết nối TCP/IP cho máy chủ IMAP để được thông báo về sự xuất hiện của thư mới Thông báo thư đến được thực hiện thông qua băng tần tín hiệu, góp phần tăng thêm sự phức tạp trong việc xử lý giao thức IMAP bên máy khách Một cá nhân đề xuất, push IMAP, sẽ mở rộng IMAP để thực hiện đẩy thư điện tử bằng cách gửi thông báo toàn bộ thay vì chỉ một thông báo Tuy nhiên, push IMAP. .. máy chủ luôn " Giao thức IMAP  IMAP được thiết kế năm 1986 để cho phép truy cập từ xa đến những email được lưu trên một server đầu xa Về cơ bản, sự khác nhau lớn nhất giữa hai giao thức đó là POP tải email từ server về bộ nhớ cục bộ cố định trong khi IMAP để mail trên server và chỉ lưu đệm (lưu trữ tạm thời) email một cách cục bộ Nói cách khác, IMAP là một dạng của lưu trữ đám mây IMAP được tạo ra... kiếm 16 Xây dựng cơ chế mở rộng: Phản ánh kinh nghiệm của các giao thức Internet trước đó, IMAP4 định nghĩa một cơ chế rõ ràng mà nó có thể được mở rộng Rất nhiều mở rộng cho giao thức cơ sở đã được đề xuất và được sử dụng phổ biến IMAP2 bis không có cơ chế mở rộng và POP có một cơ chế được định nghĩa bởi RFC 2449 4.2 Nhược điểm Không như POP3, IMAP yêu cầu truy cập liên tục trong suốt quá trình làm việc... phương pháp không tiêu chuẩn của việc gửi bằng IMAP bằng cách sao chép một tin nhắn gửi vào một thư mục dành riêng cho hộp thư đi Cũng giống như POP, IMAP là một giao thức chỉ dành cho e-mail Do đó, các hạng mục như địa chỉ liên lạc, các cuộc hẹn hoặc công việc không thể được quản lý hoặc truy cập bằng cách sử dụng IMAP 18 5 Mô phỏng hoạt động "Đặc điểm chính của IMAP là liên tục đồng bộ dữ liệu 2 chiều... lập tức được đồng bộ với máy chủ IMAP là giao thức hiện đại, mang lại tính linh hoạt Thư điện tử của người dùng cũng tự động được lưu dự phòng trên server trong khi không gian lưu trữ khả dụng của máy chủ thường không còn là vấn đề trong thời điểm hiện nay và có thể lưu cục bộ những thư điện tử quan trọng Nếu IMAP tiếp tục hoàn thiện thì sẽ không khó để nó trở thành giao thức duyệt thư điện tử phổ biến... phải đóng cửa vì lí do nào khác -Mã phản hồi: Được sử dụng để giao tiếp các thông tin với khách hàng Câu trả lời thường đi kèm văn bản mô tả các thông tin chi tiết về những gì đang được truyền đạt Dưới đây là các mã phản hồi được xác định bởi các tiêu chuẩn IMAP • ALERT: Một thông điệp cảnh báo được gửi đến một khách hàng IMAP để thông báo về một cái gì đó quan trọng • BADCHARSET: Gửi khi tìm kiếm... hình sử dụng IMAP4 có thể dẫn đến thời gian phản ứng nhanh hơn Nhiều khách hàng đồng thời kết nối đến cùng một hộp thư: Giao thức POP yêu cầu khách hàng hiện đang kết nối sao cho chỉ duy nhất một khách hàng có thể kết nối đến hộp thư ( chỉ hỗ trợ 1 USER) Ngược lại, các giao thức IMAP đặc biệt cho phép truy cập đồng thời bởi nhiều khách hàng, và còn cung cấp cơ chế cho các khách hàng đề phát hiện các... bộ ngay lập tức được đồng bộ với server Kết quả là, IMAP có những ưu điểm như sau: Mail được hỗ trợ truy cập từ nhiều địa điểm khác nhau Xem nhanh hơn khi chỉ có các tiêu đề mail được tải về đến khi nội dung được yêu cầu rõ ràng Mail được dự phòng tự động trên server và cho phép lưu mail cục bộ 19 Mô Phỏng giao thức IMAP Cấu hình mail client sử dụng IMAP Khi tạo mới một account, để cho account này có... Mail… 3 Nhận tên của bạn vào ô Display name, tiếp tục click Next 4 Nhập đầy đủ địa chỉ thư điện tử Gmail của bạn vào ô Email address, click Next 22 5 Chọn giao thức IMAP trong mục My Incoming mail…, nhập dòng chữ imap. gmail.com vào ô Incoming mail (POP3, IMAP or HTTP) server, và nhập smtp.gmail.com trong ô Outgoing mail (SMTP) server Tiếp tục click Next 6 Nhập tên truy cập tài khoản Gmail của bạn trong... việc IETF đã giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác Không giống như một số giao thức độc quyền kết hợp giữa việc gửi và hoạt động phục hồi, gửi một tin nhắn và lưu một bản sao trong thư mục phía máy chủ với một khách hàng IMAP cấp độ cơ sở đòi hỏi truyền tải nội dung tin nhắn hai lần, một lần để SMTP giao hàng và lần thứ hai để IMAP lưu trữ vào một thư mục dành cho thư đã gửi Điều này được khắc phục . giao thức Internet tiêu chuẩn như Gmail, ThunderBird, Mozilla Suite, SeaMonkey,… 4 2.3. Bản chất của giao thức IMAP IMAP là thế hệ mới của giao thức POP (Post Office Protocol). IMAP là một giao. 1. Lịch sử phát triển của giao thức IMAP 1.1. Giới thiệu IMAP Tiêu chuẩn Internet Message Access Protocol (IMAP) – Giao thức truy cập thông điệp Internet là một giao thức Internet ở tầng ứng. xử lý giao thức IMAP bên máy khách. Một cá nhân đề xuất, push IMAP, sẽ mở rộng IMAP để thực hiện đẩy thư điện tử bằng cách gửi thông báo toàn bộ thay vì chỉ một thông báo. Tuy nhiên, push IMAP

Ngày đăng: 19/06/2015, 01:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w