1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án dạy thêm sinh học 9

25 2,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 222 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS LIÊN ĐỒNG KẾ HOẠCH DẠY THÊM HỌC KỲ I (Môn Sinh học 9. Năm học 2014 – 2015) TT Tiết Nội dung Buổi 1 1 Chương I Các thí nghiệm của Men đen Lai một cặp tính trạng 2 Lai hai cặp tính trạng 3 Bài tập về lai một cặp tính trạng Buổi 2 4 Chương II Nhiễm Sắc Thể NST, Nguyên phân, giảm phân 5 Bài tập về nguyên phân, giảm phân 6 Di truyền giới tính và di truyền liên kết. Buổi 3 7 Chương III AND và Gen ADN 8 ARN 9 Protein Buổi 4 10 Chương IV Biến Dị Đột biến gen 11 Đột biến NST 12 Chương V Di truyền học Người Diễn Liên ngày 10 tháng 9 năm 2014 Duyệt của BGH Người lập kế hoạch Trần Ngọc Lương TRƯỜNG THCS LIÊN ĐỒNG KẾ HOẠCH DẠY THÊM HỌC KỲ II (Môn Sinh học 9. Năm học 2014 – 2015) TT Tiết Nội dung Buổi 1 1 Chương VI Ứng dụng di truyền học Công nghệ tế bào Công nghệ gen 2 Hiện tượng thoái hóa 3 Ưu thế lai Buổi 2 4 Chương I Sinh vật và môi trường Môi trường và các nhân tố sinh thái 5 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật 6 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm Buổi 3 7 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Chương II Hệ sinh thái 8 Quần thể sinh vật, Quần thể người 9 Quần xã sinh vật Buổi 4 10 Hệ sinh thái 11 Chương III Tác động của con người đối với môi trường Ô nhiễm môi trường 12 Chương IV Sử dụng hợp lí tài nguyên Khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã Luật bảo vệ môi trường Diễn Liên ngày 10 tháng 9 năm 2014 Duyệt của BGH Người lập kế hoạch Trần Ngọc Lương Buổi 1. Ngày soạn: 09/10/2014 CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN I. Lý thuyết. 1. Nội dung của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen? - Lai các cơ thể bố và mẹ khác nhau về một vài cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng ở các thế hệ con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 2. Cặp tính trạng tương phản là gì? Lấy ví dụ minh họa? Thế nào là kiểu gen, kiểu hình? - Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: Da đen, da trắng, tóc quăn, tóc thẳng… - Kiểu gen là toàn bộ các gen trong cơ thể. - Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng trên cơ thể sinh vật. 3. Phát biểu nội dung của quy luật phân li? Ý nghĩa của tương quan trội lặn trong sản xuất? - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở giao tử thuần chủng của P. - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến, thông thường tính trạng trội là các tính trạng tốt còn tính trạng lặn là tính trạng xấu. + Trong sản xuất cần phát hiện các tính trạng trội và và tập trung các gen trội vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao. + Để tránh xuất hiện các tính trạng xấu cần phải kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất. 4. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích? Trong sản xuất người ta sử dụng phép lai phân tích để làm gì, vì sao? - Phép lai phân tích: Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn.để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. + Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. - Mục đích: Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp (thuần chủng hay không thuần chủng) - Để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Vì giống không thuần chủng, khi đưa vào sản xuất sẽ xuất hiện các tính trạng xấu làm năng suất giảm. 5. Căn cứ vào đâu Men đen cho rằng các cặp tính trạng đã di truyền độc lập nhau? Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập? - Căn cứ vào kết quả ở F2, tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng tạo thành nó. - Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Ý nghĩa: + Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện biến dị tổ hợp: Đó là do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. + BDTH làm cho sinh vật phong phú và đa dạng, BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. 6. Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nguyên nhân xuất hiện và ý nghĩa của biến dị tổ hợp? - BDTH là sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới. Kiểu hình này gọi là BDTH. - Hình thức SSHT. - Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. - Ý nghĩa: BDTH làm cho sinh vật phong phú và đa dạng, BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. 7. Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, BDTH lại phong phú hơn ở các loài sinh sản vô tính? - Vì trong cơ thể có rất nhiêù gen, các gen thường ở thể dị hợp. - Ở các loài sinh sản hữu tính do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh đã tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình khác nhau làm xuất hiện nhiều BDTH. - Ở sinh vật sinh sản vô tính thì không có quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Cơ thể con được tạo ra từ 1 phần của cơ thể mẹ nguyên phân nên không xuất hiện biến dị tổ hợp. II. Bài tập. 1. Cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thuần chủng được F 1 toàn quả đỏ. a. Xác định kết quả ở F 2 khi cho các cây F 1 tự thụ phấn? b. Kết quả thu được sẽ như thế nào nếu cho cây cà chua quả đỏ dị hợp lai phân tích? 2. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Xác định kết quả ở F 1 khi cho các cây quả đỏ lai phân tích? 3. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ; gen a quy định quả vàng. Lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng được kết quả như thế nào. Làm thế nào để xác định được cà chua quả đỏ thuần chủng? Buổi 2 Ngày soạn: 14/10/2014 CHƯƠNG II. NST, NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN I. Lý thuyết: 1. Cho ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST? Chức năng của NST? - Cho ví dụ về tính đặc trưng của NST: + Đặc trưng về số lượng: Người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8. + Đặc trưng về hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V. + Đặc trưng về kích thước và cấu trúc. - Chức năng: + Là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. + Có khả năng bị biến đổi có thể làm biến đổi các kiểu hình cơ thể. + Có khả năng tự nhân đôi (nhờ sự nhân đôi của AND) làm cho các gen được nhân lên và được di truyền lại cho các thế hệ sau. 2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội. Trong TB sinh dưỡng: + Các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước), 1 NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. + Các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng. Trong TB sinh dục (giao tử): + Các NST tồn tại thành từng chiếc, chỉ mang một nguồn gốc. + Các gen không tồn tại thành cặp. 3. Cấu trúc điển hình của NST được nhìn rõ nhất ở kỳ nào? Mô tả cấu trúc đó? - Cấu trúc: Điển hình ở kỳ giữa khi NST xoắn cực đại. - NST ở dạng kép, gồm hai nhiễm sắc tử chị em ( cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất), chia thành 2 cánh. Một số NST còn có eo thứ hai. - Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protein lại histon. 4. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động NST trong nguyên phân và giảm phân? Nguyên phân Giảm phân - Kỳ đầu: Không có tiếp hợp và bắt chéo NST. - Kỳ giữa: các NST kép xếp thành 1 hàng. - Kỳ sau: 2 cromatit tách nhau và phân li đồng đều về 2 cực của TB. - Kỳ cuối: các NST duỗi xoắn. - Kỳ đầu 1: có tiếp hợp và bắt chéo NST. - Kỳ giữa 1: các NST kép xếp thành 2 hàng. - Kỳ sau 1: 2 NST kép trong từng cặp phân li độc lập về 2 cực của TB. - Kỳ cuối 1: các NST không duỗi xoắn. 5. Cho biết những đặc điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? NST THƯỜNG NST GIỚI TÍNH - Có nhiều cặp NST trong TB lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Giống nhau ở cá thể đực và cái. - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể - Có 1 cặp trong TB lưỡng bội. - Tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc không tương đồng. Khác nhau ở cá thể đực và cái của mỗi loài. - Mang gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng thường của cơ thể 6. Thế nào là di truyền liên kết. Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen vấn đề gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết? - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Bổ sung: + Nếu các gen nằm trên các NST khác nhau thì các tính trạng do chúng quy định phân li độc lập, còn các gen cùng nằm trên 1 NST thì các tính trạng do chúng quy định di truyền liên kết. + Phân li độc lập làm xuất hiện nhiều BDTH còn di truyền liên kết làm hạn chế xuất hiện BDT - Ý nghĩa: + Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. Trog chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau. 7. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Ý nghĩa của di truyền giới tính trong sản xuất. - Trong giảm phân: + Bố tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y, mẹ tạo 1 loại trứng X. + Trong thụ tinh: Tinh trùng X kết hợp với trứng X tạo hợp tử XX (Con gái). Tinh trùng Y kết hợp với trứng X tạo hợp tử XY (Con trai). - Ý nghĩa: Điều chỉnh tỷ lệ đực : cái phù hợp mục đích sản xuất. II. Bài tập: Bài tập 1: Ba hợp tử của một loài (2n = 8) đều nguyên phân 5 lần. a. Tính số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử trên. b. Tính số NST có trong tất cả các tế bào con được tạo ra. c. Tính số cromatit có trong mỗi tế bào khi chúng ở kỳ giữa của nguyên phân. Bài tập 2: Ba tế bào sinh dưỡng của một loài (2n = 14) nguyên phân một số lần bằng nhau và đã tạo ra 192 tế bào con. a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. b. Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào khi chúng đang ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối của nguyên phân. c. Xác định số NST có trong tất cả các tế bào con. Bài tập 3: Có 4 tế bào sinh dục của một loài (2n = 78) nguyên phân 3 lần bằng nhau sau đó thực hiện giảm phân để tạo giao tử. a. Xác định số tế bào con được tạo ra. b. Xác định số NST trong mỗi giao tử. Bài tập 4: Ở ruồi giấm (2n = 8). Có 5 noãn bào bậc 1 thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. a. Tính số NST, số cromatit có trong các tế bào khi chúng ở kỳ đầu 1, kỳ đầu 2, kỳ sau 2 của giảm phân. b. Khi kết thúc giảm phân đã tạo ra bao nhiêu tế bào trứng. Bài tập 5: Ở lúa, 2n = 24. Một tế bào bước vào quá trình giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định số NST đơn, số NST kép, số cromatit trong tế bào khi chúng ở: a. Kỳ giữa, kỳ sau của giảm phân I. b. Kỳ đầu, kỳ cuối của giảm phân II. Buổi 3. Ngày soạn: 22/10/2014 CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN. A. Mục tiêu: Ôn tập lại phần lý thuyết và một số bài tập về ADN và gen. B. Tiến trình bài giảng: I. Lý thuyết: 1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN: - ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C,H ,O, N, P. - ADN thuộc đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại là adenin: A, timin: T, guanin: G, xitozin: X. - Từ 4 loại nucleotit, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN. 2. Gen là gì? Chức năng của gen? - Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cÊu tróc mang th«ng tin qui ®Þnh cÊu tróc ph©n tö Pr«tªin (mang TTDT). - Chức năng của gen: + Lưu giữ thông tin di truyền, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên ADN. + Truyền thồng tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đội ADN. + Có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen). 3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đươn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: + A mk liên kết với T mt + T mk liên kết với A mt + G mk liên kết với X mt + X mk liên kết với G mt - Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn lại lấy nguyên liệu từ môi trường. 4. Chức năng của Protein? - Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể - Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào - Chức năng điều hòa TĐC: Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể - Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể. Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào 5. Bản chất của mối quan hệ: Gen→mARN→Protein→Tính trạng? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ Gen→mARN→Protein - Bản chất: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự nucleotit trên mARN, trình tự đó lại quy định trình tự các a.a trong protein. Protein tham gia vào các hoạt động cấu trúc và sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng. - Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T (hoặc U) và ngược lại. G liên kết với X và ngược lại. II. Bài tập: Bài tập 1: Xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ ADN mẹ nhân đôi. Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau: Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T – HD: - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2. - Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT BBT, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con như sau: ADN con 1: Mạch 1 (cũ): - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch mới : - T – A – X – T – G – A – T –A – ADN con 2: Mạch mới : - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch 2 (cũ) : - T – A – X – T – G – A – T –A – Bài tập 2: Xác định trình tự nucleotit trên ADN tổng hợp nên phân tử mARN. Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN có trình tự nucleotit như sau: mARN: - A – U – G – A – X – U – A – U – HD: - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch gốc. - Theo NTBS ta có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung. - Vậy trình tự nuceotit trên ADN: Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch 2: - T – A – X – T – G – A – T –A – Bài tập 3: Xác định số nucleotit từng loại của gen, chiều dài, số liên kết hidro của gen. Ví dụ: Một gen có 1500 nucleotit, trong đó có 450A. a. Xác định số nucleotit từng loại của gen. b. Tính chiều dài của gen. c. Số liên kết hidro có trong gen. Bài tập 4: Một gen có chiều dài 2550 A 0 . có G = 30% số nucleotit của gen. a. Số nucleotit mỗi loại của gen là bao nhiêu. b. Gen đó tự nhân đôi liên tiếp 5 lần. Hãy xác định: - Số gen con được tạo ra. - Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi trên. c. Gen làm khuôn để tổng hợp mARN. Tính số nucleotit của mARN. Buổi 4. Ngày soạn: 02/12/2014 BIẾN DỊ. I. Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức về đột biến gen, đột biến NST. - Hướng dẫn HS làm được các bài tập về đột biến gen và đột biến NST. II. Phần lý thuyết: 1. Đột biến gen là gì, nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Tại sao đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật. * Đột biến gen: - Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc một số cặp nucleotit. - Nguyên nhân: Đột biến xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN. Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra. - Ý nghĩa: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. * Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 2. Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật. * Nguyên nhân: - Do các tác nhân vật lí, hóa học trong ngoại cảnh tác động làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên đó. - Đột biến có thể phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người gây ra. * Vì: Trải qua quá trình tiến hóa, các gen đã được sắp xếp hài hóa trên NST. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và trật tự các gen trên NST, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể dẫn đến các bệnh tật thậm chí gây chết. 3. Phân biệt thường biến với đột biến. Thường biến Đột biến - Biến đổi KH không biến đổi VCDT → không DT được. - Do tác động trực tiếp của MT sống. - Biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định với sự thay đổi của môi trường. - Có lợi, giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của MT sống - Không là nguyên liệu của chọn giống. - Biến đổi VCDT → DT được - Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn quá trình TĐC trong TB và cơ thể. - Biến đổi riêng lẻ, vô hướng. - Phần lớn gây hại cho bản thân sv, một số có lợi hay trung tính. - Là nguyên liệu cho quá trình chọn giống. 4. Người ta đã vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào? Trong sản xuất nông nghiệp: - Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi, cây trồng. - Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp và kỉ thuật chăn nuôi, trồng trọt. - Kiểu hình là năng suất thu được. + Nếu có giống tốt mà biện pháp, kỹ thuật sản xuất không phù hợp thì không thu được năng suất cao. + Nếu biện phấp, kỹ thuật sản xuất phù hợp, nhưng giống không tốt thì cũng không thu được năng suất cao + Để thu được năng suất cao nhất thì phải kết hợp giữa chọn giống tốt và sử dụng biện pháp, kỉ thuật sản xuất hợp lí nhất. Sơ đồ: Giống năng suất. III. Bài tập: Biện pháp kỹ thuật [...]... 3: Chương I- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I Mục tiêu - Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật - Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh - Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái - Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật - Giải... nghi của sinh vật với môi trường II Bài học: I Phần lý thuyết: 1 Môi trường sống của sinh vật: - Khái niệm: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật - Có 4 loại môi trường chủ yếu: Trong đất đất, nước, không khí, sinh vật 2 Nhân tố sinh thái: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt... HỆ SINH THÁI (tiếp) I Mục tiêu - Học sinh nêu được các khái niệm: quần xã sinh vật, hệ sinh thái Sự khác nhau giữa quần thể và quần xã - Học sinh lập được các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái II Bài học: I Lý thuyết: 6 - Khái niệm quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có điều kiện sinh. .. nhất là không có hại cho tất cả các loài sinh vật (Cộng sinh, hội sinh) + Quan hệ đối địch: một bên sinh vật được lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên đều bị hại (cạnh tranh, ký sinh nửa ký sinh, sinh vật ăn sinh vật khác) II Câu hỏi và bài tâp: Câu hỏi 1: So sánh điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn - Cây ưa ẩm: Cây sống nơ ẩm ướt, thiếu ánh sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu... điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật - Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài II Bài học: I Phần lý thuyết: - Hướng dẫn làm bài tập về tính ngưỡng nhiệt phát triển: Công thức: S = (T - C) D Trong đó: S: Tổng nhiệt hữu hiệu T: Nhiệt độ môi trường C: - Ví dụ: 1 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:... hữu sinh: Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật, Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng 3 Giới hạn sinh thái: - Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định - Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ loài vi khuẩn suối nước nóng 4 Ảnh hưởng của ánh sáng... Các sinh vật trong quần xã thích nghi với điều kiện sống của chúng + Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định Câu 2: Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật Kể tên các loài và mối quan hệ chủ yếu giữa chúng Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng? Câu 3: Thế nào là cân bằng sinh học, lấy ví dụ về cân bằng sinh học? - Cân bằng sinh. .. 1: CHƯƠNG VI – ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC I Mục tiêu - Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào - Trình bày được những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm - Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen - Học sinh nắm được công nghệ gen II Bài học: I Lý thuyết: 1 CÔNG NGHỆ TẾ... sinh vật: - Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian + Giúp động vật điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới tập tính + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật 5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đồi sống sinh vật: - Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái và sinh. .. sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải b Vẽ lưới thức ăn, chỉ ra các mắt xích chung c Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể: thỏ và cáo Nếu cáo bị mất thì các sinh vật khác bị ảnh hưởng về số lượng như thế nào? 2 Cho ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, ký sinh nửa ký sinh, sinh vật ăn sinh vật khác III Luyện tập: HS lên bảng làm câu hỏi 1, 4, 5 . về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. - Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật. - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. II. Bài học: I thái hữu sinh. - Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái. - Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. -. hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: Trong đất đất, nước, không khí, sinh vật. 2. Nhân tố sinh thái: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w