ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG MẦM NON NGUYỄN CƯ TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦNG CỐ CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON NĂM HỌC 2012 - 2013 Thực hiện: TRẦN THỊ TRANG Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Giáo dục I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: - Xuất phát điểm: Chuyên đề Hoạt động ngoài trời là một chuyên đề không mới nhưng luôn là hoạt động không thể thiếu của trẻ ở lứa tuổimầm non trong nhà trường. Chuyên để này nhằm duy trì, củng cố chất lượng hoạt động ngoài trời và để phối hợp với việc chăm sóc trẻ, tăng cường lượng vận động phòng chống bệnh béo phì, suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng chiều cao cho trẻ. - Lý do: + Các giáo viên thường chú trọng giờ học, giờ vui chơi, ngại đưa cháu ra sân hoạt động ngoài trời vì sợ không quản được cháu, không đảm bảo an toàn cho cháu. + Một số cháu béo phì có tâm lý lười vận động, còn cháu yếu về thể chất thì ngại đi lên xuống cầu thang để ra sân hoạt động ngoài trời. - Tầm quan trọng : Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ…Mà quan trọng nhất là cháu được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp phát triển, tạo ra vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. - Phạm vi của SKKN: - Thực hiện trong toàn trường từ lớp 25-36 tháng đến lớp 5-6 tuổi + Bồi dưỡng giáo viên mới thực hiện chuyên đề cấp trường. + Sắp xếp lịch Hoạt động ngoài trời kết hợp vận động chống béo phì rải đều ở các lớp nhà trẻ - mẫu giáo cho phù hợp lứa tuổi (thời gian, lượng hoạt động, số lần ra sân trong 1 tuần). + Dự giờ hoạt động ngoài trời ở các lớp, góp ý xây dựng theo đổi mới. 2 + Kiểm tra việc thực hiện hoạt động ngoài trời + Mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời cho sân chơi và các hành lang trên lầu. II/ NỘI DUNG CHÍNH: - Diễn biến tình huống: + Sau khi các lớp ổn định nề nếp, khi dự giờ hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy các giáo viên còn chưa nắm rõ tinh thần của chuyên đề, thường thực hiện qua loa, hoặc ít khi tổ chức trò chơi vận động, thường cho trẻ chơi tự do, chơi các trò chơi tĩnh nhiều. + Không thường xuyên thực hiện lịch Hoạt động ngoài trời, thực hiện không đúng giờ ( trễ hoặc sớm), ra không đúng ngày làm xáo trộn lịch hoạt động. - Biện pháp xử lý: + Tôi sắp xếp lịch hoạt động ngoài trời kết hợp vận động chống béo phì ngay từ đầu năm, rải đều ở các lớp Mẫu giáo sao cho các lớp đều được ra sân từ 3 - 4 lần / tuần ( riêng khối lớp lá ngày nào cũng được ra sân )với nội dung hoạt động đa dạng các phần quan sát, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi. + Triển khai lịch hoạt động ngoài trời đến các lớp để thực hiện. + Có kế hoạch dự giờ thường xuyên ngay từ đầu năm học + Đề xuất với Hiệu Trưởng mua sắm thêm đồ chơi ngoài trời ( Xe đạp, bóng, xà đu, bóng rổ…) + Tổ chức cho giáo viên dự chuyên đề hoạt động ngoài trời, bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ cụm, kiểm tra việc thực hiện hoạt động ngoài trời của các lớp. + Phối hợp với trong Ban Giám Hiệu tổ chức cho toàn thể giáo viên sáng tác, cải biên, mở rộng thêm nhiều cách chơi trên nền những trò chơi vận động, dân gian đã có. - Hiệu quả ban đầu: 3 + Qua việc sắp xếp lịch hoạt động ngoài trời kết hợp vận động chống béo phì cho các lớp thực hiện và dự giờ hoạt động ngoài trời đột xuất và báo trước ở các lớp nên hiệu quả ban đầu có nhiều tiến bộ. các giáo viên đều thực hiện đúng tinh thần của giờ hoạt động ngoài trời, không có việc giáo viên cắt xén hay bỏ qua giờ hoạt động ngoài trời theo lịch đã xếp + Các cháu được hình thành nhân cách và phát triển hài hòa theo 5 mục tiêu phát triển về thể chất, nhận thức, tinh cảm – kỹ năng xã hội, thẩm mỹ; được tiếp xúc với thiên nhiên, không khí trong lành, với ánh sáng mặt trời, được vận động ngoài trời tránh được tình trạng lười vận động dẫn đến dư cân béo phì. - Kiểm nghiệm: + Qua kiểm tra, dự giờ đánh giá các giáo viên thường thực hiện giờ hoạt động ngoài trời đạt kết quả khá, thời gian ra sân hoạt động thường có khi sớm hoặc trễ, hay kéo dài, nội dung hoạt động còn chưa đa dạng. Sau khi chỉ đạo, bồi dưỡng thêm giáo viên, phân công giáo viên thực hiện hoạt động và dự lại để đánh giá thì các lớp đều đạt tốt. + Các cháu được trải nghiệm, hoạt động tích cực, các cháu lớp Mầm, Chồi, Lá biết tự phục vụ: Tự bày và dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong. - Tự nhận xét kết quả: + Qua một năm học các giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo đều nâng cao được tay nghề, củng cố được chất lượng chuyên đề Hoạt động ngoài trời. Các cháu được vận động phát triển thể chất, xương cứng cáp, da dẻ hồng hào, hạn chế được bệnh dư cân béo phì, phát triển chiều cao, giảm tỷ lệ cháu bệnh suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng chiều cao; được hình thành và phát triển nhân cách thông qua giờ hoạt động ngoài trời ( cháu biết nhường nhịn trong khi chơi ). Giáo viên đã quan tâm hơn đến việc tổ chức cho trẻ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời ( thiên nhiên và xã hội ). + Tạo cho trẻ niềm yêu thích được hoạt động ngoài trời, được đi tham quan với trường lớp, bạn bè. 4 + Giáo viên không còn ngại hay sợ mỗi khi đưa cháu ra sân hoạt động ngoài trời hay đưa cháu đi tham quan ( vì sợ không đảm bảo an toàn cho trẻ ). Vì khi hoạt động có tổ chức, bài bản, nề nếp thì không sợ cháu té hay hoạt động quá mức. III/ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Mặt tích cực : Các giáo viên có nhiều nỗ lực, tích cực, cố gắng để tự rèn luyện, nắm bắt việc thực hiện và củng cố chuyên đề, sưu tầm, sáng tác, cải biên được nhiều trò chơi vận động, dân gian ở ngoài sân nhất là giáo viên lớp Chồi, Lá. Học sinh rất thích được ra sân hoạt động ngoài trời, thích được đi tham quan với trường lớp, cô và bạn. Giờ Hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài được sắp xếp một cách hài hòa, cân đối theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. - Mặt hạn chế : Các cháu Nhà trẻ nhóm 25 – 36 tháng vì cháu còn nhỏ nên chưa bố trí, sắp xếp tổ chức chơi những trò chơi vận động nhiều, và các trò chơi mang tính liên hoàn, cũng như lịch ra sân hoạt động ngoài trời 2-3 lần /tuần, chỉ chủ yếu hoạt động vui chơi trong lớp và vận động, tắm nắng ở sảnh hành lang. IV/ NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : - Giờ Hoạt động vui chơi của trẻ thường bao gồm cả hoạt động ngoài trời và vui chơi trong lớp, giáo viên thường chủ quan, xem nhẹ hoạt động ngoài trời hoặc chỉ thực hiện một phần của giờ hoạt động vui chơi do không đủ thời gian, thường thực hiện một hoạt động ngoài trời hoặc vui chơi trong lớp, hay tranh thủ nghỉ trong giờ hoạt động ngoài trời vì giờ học trước đó kéo dài thời gian. - Cần tổ chức thường xuyên Hoạt động ngoài trời cho trẻ theo lịch sắp xếp thành thói quen để trẻ không tranh giành nhau được ra sân chơi. Giáo viên và trẻ sẽ nhớ được ngày, giờ trong tuần lớp được ra sân Hoạt động ngoài trời sẻ rất tốt, khi giáo viên quên đưa trẻ ra hoạt động trẻ sẽ nhắc ngay nhất là đối với trẻ lớp Lá. V/ KẾT LUẬN: 5 - Sắp xếp lịch Hoạt động ngoài trời – vận động chống dư cân béo phì ngay từ đầu năm để tránh sự trùng lắp và nghiêm túc trong khi thực hiện. Giờ hoạt động ngoài trời có chuẩn bị kỹ về đồ dùng đồ chơi, phương pháp tổ chức thì kỹ năng chơi của cháu mới đạt cao, cháu không tranh giành đồ chơi tự do ngoài trời, không quá hưng phấn khi hoạt động. - Kiểm tra thường xuyên giờ hoạt động ngoài trời ( đột xuất và báo trước ) của các lớp thì giáo viên mới nhớ được lịch hoạt động ngoài trời của lớp mình mà duy trì thường xuyên, không cắt xén, bỏ qua - Phát động cho giáo viên sưu tầm các trò chơi dân gian để tổ chức cho cháu vui chơi trong lớp – hoạt động ngoài trời, sáng tác các trò chơi vận động phù hợp tâm sinh lý trẻ. - Giáo viên cần nhạy bén tận dụng tình huống xảy ra trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời để kịp thời đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA. 6 7 8 Quận 1,ngày 20 tháng 02 năm 2013 Người viết NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN TRỰC TIẾP: Trần Thị Trang 9 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Thoa 10