a Sự bay hơi của chất lỏngCác phân tử ở lớp bề mặt khối lỏng tham gia chuyển động nhiệt trong đó có những phân tử chuyển động hướng ra ngoài khối lượng.. Định nghĩa: Nhiệt hóa hơi ri
Trang 1Bài 56:
Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
Trang 21.Sự hóa hơi
Sự hóa hơi là sự chuyển thể từ lỏng sang hơi (khí).
Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới 2 hình thức:
Sự bay hơi
Sự sôi
Trang 3a) Sự bay hơi của chất lỏng
Các phân tử ở lớp bề mặt khối lỏng tham gia chuyển động nhiệt trong đó có những phân tử chuyển động hướng ra ngoài khối lượng Một số trong số những phân tử này có động năng
đủ lớn, thắng được lực tương tác giữa những phân tử chất lỏng với nhau, khi đó chúng có thể thoát ra ngoài khối chất lỏng
Ta nói chất lỏng bay hơi
Như vậy, có thể nói sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra từ mặt
thoáng của khối lỏng
Trang 5b)Nhiệt hóa hơi riêng
Nhiệt hóa hơi tính cho 1 đơn vị khối lượng được gọi là nhiệt hóa hơi riêng.
Định nghĩa:
Nhiệt hóa hơi riêng (L) là nhiệt lượng cần truyền cho 1 đơn vị khối lượng chất lỏng
để nó chuyển thành hơi ở 1 nhiệt độ xác định Đơn vị: J/kg.
Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ khi khối lỏng bay hơi.
Trang 6Nhiệt hóa hơi Q
ĐN: Nhiệt lượng mà khối lượng chất lỏng nhận được từ quá trình hóa hơi ở 1 nhiệt độ
xác định
Q = Lm
Nhiệt lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi
Nhiệt hóa hơi Q phần lớn dùng vào 2 việc
- Phá vỡ sự liên kết các phân tử trong cấu trúc chất lỏng
- Chuyển thành công thắng áp suất ngoài do tăng thể tích khi chuyển thể
Trang 72) Sự ngưng tụ
Trang 82.Sự ngưng tụ
a) Thí nghiệm
Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
Qua mặt thoáng khối lỏng, luôn có 2 quá trình ngược nhau:
Quá trình phân tử bay ra (sự hóa hơi)
Quá trình phân tử bay vào (Sự ngưng tụ).
Khi số phân tử bay ra bằng số phân tử bay vào thì có sự cân bằng động
Trang 9b) Áp suất hơi bão hòa Hơi khô
Áp suất hơi bão hòa của một chất là áp suất của hơi chất ấy khi nó nằm cân bằng động
bên trên khối lỏng.
Hơi ở áp suất thấp hơn hơi bão hòa có cùng nhiệt độ gọi là hơi khô
Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thế tích hơi
Với cùng một chất lỏng, p
bh phụ thuộc nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi
bão hòa tăng.
Ở cùng to, p
bh của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Trang 11 Kết luận:
Đối với mỗi chất, tồn tại 1 nhiệt độ gọi là nhiệt độ tới hạn
Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của mỗi chất, thì chất đó chỉ tồn tại
ở thể khí và không thể hóa lỏng khí đó bằng cách nén
Trang 12 Trong quá trình sôi, nhiệt độ của khối lỏng không đổi
Vì sự sôi là quá trinh hóa hơi nên khi sôi khối lỏng thu nhiệt hóa hơi
Trang 134Độ ẩm không khí
a Độ ẩm tuyệt đối:
Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng m (tính
ra gam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí Đơn vị là g/m3
Trang 14b Độ ẩm cực đại:
Độ ẩm cực đại (A) của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng (g) của hơi nước bão hòa chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy
Trang 15c Độ ẩm tỉ đối:
Không khí càng ẩm nếu hơi nước chứa trong đó càng gần trạng thái bảo
hòa Để đặc trưng cho điều đó ta dùng độ ẩm tỉ đối Kí hiệu f
%
100
A a
Trang 16d) Điểm sương
Nếu không khí ẩm bị lạnh đi, thì đến 1 nhiệt độ nào đó hơi nước trong không khí sẽ bão
hòa
Nếu lạnh quá nhiệt độ đó hơi nước sẽ đọng lại thành sương.
Nhiệt độ mà hơi nước trong đó bão hòa gọi là điểm sương
Trang 17đ) Vai trò của độ ẩm
Ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trên Trái Đất.
Độ ẩm tỉ đối là 1 thông số quan trọng trong dự báo thời tiết.
Độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền vật liệu
Trang 185 Ẩm kế
Dụng cụ đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
Trang 20 Căn cứ vào độ chênh lệch nhiệt độ của 2 nhiệt kế, ta
biết được độ ẩm tỉ đối của không khí