Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đang phát triển của khu vực Đông Nam Á và là thành viên của tổ chức kinh tế wto . Việc Việt Nam gia nhập tổ chức wto đem lại cho các doanh nghiệp những thách thức cũng như cơ hội kinh doanh quốc tế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của đề tài
Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đang phát triển của khu vực Đông Nam Á và là thành viên của tổ chức kinh tế wto Việc Việt Nam gia nhập tổ chức wto đem lại cho các doanh nghiệp những thách thức cũng như
cơ hội kinh doanh quốc tế Những năm qua Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu Tuy vậy không vì thế mà nhập khẩu giảm sút mà vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, theo xu thế hội nhập, toàn cầu hoá
Để thực hiện đường nối phát triển kinh tế của đảng, không còn cách nào khác là phải tăng cường xuất khẩu chứ không phải là giảm nhập khẩu Nhưng nhập khẩu đảm bảo phải có hiệu quả, điều đó phụ thuộc lớn vào hiệu quả xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp nhập khẩu Đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn của toàn bộ nền kinh tế hiện nay.
Là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tư nhân trực thuộc tỉnh Lào Cai Công ty TNHH Hoa Phong không ngừng phát triển và trở thành một doanh nghiệp kinh đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh XNK của tỉnh Lào Cai Góp phần xây dựng phát triển kinh tế Lào Cai
Kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự quan tâm của các ban ngành địa phương Công
ty XNK Hoa Phong đã từng bước khắc phục những khó khăn trong kinh doanh Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khâm phục , công
ty còn xây dựng được bộ máy quản lý có trình độ , đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
Việc đánh giá hoạt động nhập khẩu ở công ty để đề ra một số biện pháp
Trang 2nâng cao hiệu quả nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện nay Từ những lý do đó em quyết định lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công ty TNHH Hoa Phong khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là phân tích thực trạng của kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Hoa Phong trong những năm vừa qua và trong năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO qua đó tìm nguyên nhân và đưa ra những biện pháp nhăm nâng cao hiểu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty
3.Đối tượng nghiên cứu :
Nâng cao hiếu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong phạm vị ở công ty TNHH Hoa Phong thời gian từ 2003-2007
4 Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phụ lục, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Chương2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Hoa Phong
Chương 3 :Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu ở công ty Hoa Phong khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Tạ Lợi đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề chuyên ngành này Để có những phân tích, đánh giá một cách chính xác và khoa học hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể thì trước tiên ta đi tìm hiểu những vần đề lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp được trình bày ở phần dưới đây
Trang 3CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU.
I Một số lý luận chung về hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa
1 Lý luận chung về nhập khẩu.
1.1 Khái niệm về nhập khẩu.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành lĩnh vực ngoại thương,
là mặt không thể tách rời hoạt động ngoại thương Có thể hiểu nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi Nó thể hiện sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Thực chất nhập khẩu là kinh doanh mua hàng hóa từ các doanh nghiệp nước ngoài rồi đem tiêu thụ trong nước hoặc tái xuất ra nước ngoài nhằm thu lợi nhận và là lơi kết nối người sản xuất và tiêu dùng
1.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu đa dạng Hoạt động nhập khẩu diễn da ở nhiều
thị trường các quốc gia khác nhau dựa trên sự so sánh về giá cả, chi phí nhập khẩu các mặt hàng ở nhiều thị trường khác nhau Việc lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hoại nhập khẩu ở nhiều thị trường khác nhau Việc nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường nước ngoài cần phải căn cứ vào yếu tố như lợi ích thương mại như dung lượng thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu
Thông tin và chao đổi ý định trong kinh doanh xuất nhập khẩu Nhập
khẩu phải có phương pháp thông tin trao đổi ý định với khách hàng một cách
Trang 4nhanh chóng Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại như Điện báo thương nghiệp, telex , Fax , đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử qua hệ thống mạng truyền thông hiệu đại là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh Hệ thống chao đổi thông tin của công ty quyết định sống còn tời hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng đầu vào ( Người cung ứng ) và đầu ra của khách hàng (người tiêu thụ ) của doanh Nguồn cung ứng đầu vào của doanh rất đa dạng
và phong phú phụ thuộc vào các yếu tố lợi ích thương mại và chi phí cho việc nhập khẩu, tuy vậy nguồn cung ứng ổn định còn phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Đầu ra cho các mặt hàng nhập khẩu là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ( tái xuất) rất đa dạng, như vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn các đối tác kinh doanh cho phù hợp để đem lại lợi nhận cao nhất cho doanh nghiệp
Phương tiện và phương pháp trao đổi hàng hóa trong kinh doanh nhập khẩu Buôn bán với nước ngoài tức là gửi hàng hóa hay nhập hang hóa ra
nước ngoài hay từ nước ngoài về phương tiện vân tải bao gồm Vận tải đường sắt , đường hang không , đường biển , đường bộ ,với số lượng hang hóa lớn thường bằng đường biển Trong quá trình vận chuyền đường dài hàng hóa cần được bảo quản tốt để đáp ứng yêu cầu và điều kiện khí hậu khác nhau hoặc khi phải chuyển đổi phương tiện vận chuyển
Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục Việc kinh
doanh nhập khẩu vượt qua biên giới quốc gia khác nhau , các đối tác kinh doanh cũng có quốc tịch khác nhau do vấy chịu chi phối của nhiều hệ thống pháp luật quốc gia cung như các hệ thống luật pháp trên thế giới Tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật và thủ tục, tránh vi phạm các điều
Trang 5khoản quy định về mặt hàng cấm nhập, cấm xuất…
Phương thức thanh toán Có nhiều phương thức thanh toán trong kinh
doanh nhập khẩu như L/C thư tín dụng , nhờ thu, chuyển tiền… thông qua hệ thống ngân hàng rộng khắc trên thế giới Việc sử đụng các phương thức thanh toán là do hai bên thoa thuận trong hợp đồng hiện nay phương thức L/C được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất Bên cạnh đó thanh toán quốc tế yêu cầu sử dụng các ngoại tệ khác nhau doa vậy việc thanh toán phu thuộc rất nhiều vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền trong và ngoài nước
1.3 Những loại hình hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu có nhiều hình thức khác nhau mỗi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp lấy cho mình một loại hình nhập khẩu tuy thuộc vào điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp
1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp
Đây là hình thức nhập khẩu không qua trung gian hàng hóa được mua trước tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài Bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu Phần lớn ở thị trường thế giới nhập khẩu được thực hiện qua phương thức này
Trong hình thức nhập khẩu này các doanh nghiệp phải trực tiếp tìm kiếm thị trường , đối tác cung ứng hàng hóa nhập khẩu , đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh và phải tự bỏ vốn để kinh doanh nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch và nghiên cứu thị trường , kho bãi , nộp thuế tiêu thụ hàng hóa …
1.3.2.Nhập khẩu liên doanh.
Nhập khẩu liên doanh là một loại hình nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đó phải có một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp qua đó phối hợp thực hiện các giao dịch kinh doanh nhập khẩu
Trang 6So với hình thức kinh doanh nhập khẩu trực tiếp thì hình thức này giúp cho doanh nghiệp có thể chia sẻ rủi do cho các doanh nghiệp liên doanh tận dụng các nguồn lực cũng như lợi thế của các doanh nghiệp tham gia liên doanh.
Các bên trong liên doanh phải ký các hợp đồng liên doanh và các hợp đồng nhập khẩu Các bên liên doanh phải có trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình
1.3.3 Nhập khẩu ủy thác
Đây là hình thức nhập khẩu trong đó thông qua các trung gian trong đó bên nhờ uỷ thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức là phí uỷ thác, còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội dung của hợp đồng uỷ thác đã được ký kết giữa các bên
Thực chất doanh nghiệp kinh doanh ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không cần quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ cho hàng hoá mà chỉ nhận đại diện cho bên uỷ thác tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất
Trong quá trình buôn bán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán phải thống nhất lấy một đồng tiền làm vật ngang giá chung.Trong hình thức này thì người mua cũng đồng thời là người bán
1.3.5 Nhập khẩu gia công.
Trang 7Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định giữa hai bên Hàng hoá nhập khẩu có thể do bên đặt gia công bán đứt cho bên nhận gia công hoặc là do bên đặt gia công chuyển sang cho.
2 Lý luận chung hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 2.1 Hiệu quả kinh doanh.
2.1.1 Khái niệm.
Khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bao cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ổn định và lâu dài , nâng cao đời sống của người lao động Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường như vậy hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp phải có hiệu quả và không ngừng phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình
Thực chất hiệu quả kinh doanh là một phạm chù phản ánh chất lượng kinh doanh cua doanh nghiệp, phản ánh chình độ quản lý của bộ máy doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động bộ máy doanh nghiệp qua rất nhiều chỉ tiêu phân tích tài chính Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về Hiệu quả kinh doanh Trong mỗi thời kì kinh tế thì khái niệm về hiệu quả kinh doanh là khác nhau
Quan niệm thứ nhất Nhà kinh tế học người Anh Adam smith cho rằng
“ Hiểu quả là kết quả trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Theo quan niệm này thì hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cua doanh nghiệp
Với quan niệm này, hiệu quả biểu hiện được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, thể hiện được một cách trực tiếp nhất toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 8Tuy nhiên hạn chế của khái niệm này là không đánh giá được chi phí hiệu quả tăng tức là doanh thu tăng trong khi đó doanh thu tăng thì chi phi cung tăng vì vậy không đánh giá được chỉ tiêu cuối cùng là lợi nhận.như vậy quan niệm nay đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ tăng của chi phí
Quan niệm thứ ba: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Quan niệm này đánh giá được trình độ sử dụng các yếu tố tăng thêm đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở các yếu tố sẵn có
Hạn chế của quan niệm này chỉ xem xét được phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí mà không xem xét tới phần kết quả và chi phí ban đầu do vậy không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp
Quan niệm thứ ba cho rằng “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu
số giữa kết quả kinh doanh thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”
Ưu điểm của quan niệm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả của hiệu quả kinh tế Nó đã gắn được kết quả với với toàn bộ chi phí
Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luồn vận động Có những trường hợp doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn nhưng chi phí cũng lớn và doanh nghiệp có doanh thu nhỏ nhưng chi phí thấp cho nên chỉ tiêu lợi nhuận đạt được chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Quan niệm thứ bốn Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh
doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Manfred Kuhn cho rằng: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh
Trang 9“.Quan điểm này phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ với kết quả tạo ra
Quan niệm thứ năm “Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu
cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà trước tiên là đảm bảo yêu cầu về mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp” Quan niệm này có ưu điểm là đã bám sát được mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Song khó khăn ở đây là khó có thể đo lường chính xác được hiệu quả trên phương diện này
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của hiệu quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả bao giơ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật có thể là tấn, kg, m2… hoặc đơn vị giá trị như đồng, triệu đồng, ngoại tệ… Thể hiện quy mô của doanh nghiệp, uy tín, danh tiếng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Đây là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh có tính định lượng, hiệu quả kinh doanh có thể
tính một cách chính xác nhờ các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Nếu như kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra hoặc tốc độ tăng kết quả cao hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và ngược lại
Hiệu quả kinh doanh có tính định tính Hiệu quả kinh doanh là một chỉ
số phản ánh kết quả cố gắng của hệ thống quản lý của doanh nghiệp Hiểu quả kinh doanh còn phản ánh sự liên hệ chặt chẽ giữa việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội
Trang 10Tóm lại, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó được biểu thị bằng mối tương quan giữa kết quả thu được với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó đồng thời biểu hiện mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí để tạo ra kết quả trong những điều kiện nhất định
2.2 Phân loại hiểu kinh doanh nhập khẩu.
2.2.1 Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả.
Phân làm hai loại hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối
Hiệu quả tuyệt đối là một đại lượng phản ánh chênh lệch giữa kết quả
kinh doanh và chi phí bỏ ra được thể hiện qua các chỉ tiêu tông doanh thu ,lợi nhận …
A=B-C ;
A : Hiệu quả tuyệt đối ; B : Kết quả đạt được ;
C : Là chi phí các yếu tố đầu vào ;
Hiệu quả tương đối Hiệu quả tương đối được xác định băng cách so
sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối Hoặc so sánh các đại lượng thể hiện kết quả và chi phí
E= B
C
E : hiệu quả tương đốiKết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lãi gộp, … Còn các yếu tố đầu vào bao gồm như lao động, tư liệu lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay…
2.2.2.Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả
Gồm có hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Đây là một hiệu quả chung của toàn bộ
doanh nghiệp Ló phản ánh một cách khái quát kết quả đạt được của doanh
Trang 11nghiệp và kết quả cua mục tiêu đề ra trong từng dai đoạn kinh doanh trong mối quan hệ chi phí để có những kết quả đó Hiểu quả kinh doanh tổng hợp cho ta thấy một cách khái quát tình hình kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận Là hiệu quả phản ánh kết quả từng bộ
phận hay từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà không phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh toàn bộ, hiệu quả kinh doanh toàn bộ là tổng hợp các hiệu quả kinh doanh bộ phận , hiệu quả kinh doanh bộ phận phản anh chi tiết và cụ thể kết quả kinh doanh của tùng lĩnh vực hoạt động
2.2.3.Căn cứ vào khía cạnh tính hiệu quả
Gồm có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân
Hiệu quả tài chính Là hiệu quả sét theo cấp độ doanh nghiệp đối với
hoạt động nhập khẩu thì hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động nhập khẩu của tưng doanh nghiệp kinh doanh Biểu hiện tỷ lệ lợi ích ma doanh nghiệp nhận được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu và chi phí bỏ ra để có được lợi ích đó
Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả tài chính là lợi nhuận cao nhất và ổn định Đây là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là
hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định
Giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ thống nhất có mâu thuẫn Hiệu quả kinh doanh tài chính vừa là nguồn gốc đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả xã
Trang 12hội
Các mục tiêu kinh tế xã hội được thực hiện thông qua từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương cụ thể Hiệu quả kinh tế xã hội chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp và sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội đề ra Tuy vậy, có thể có những doanh nghiệp không đảm bảo hiệu quả (bị lỗ) nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả
2.2.4 Căn cứ vào thời gian
Gồm có hiểu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn
Hiệu quả ngắn hạn Đây là hiệu quả được tính trong một thời gian ngắn
thường dưới 1 năm lợi ích được đề cập trong hiểu quả này là lợi ích chước mắt mang tính tam thời
Hiệu quả lâu dài Đây là hiệu quả kinh doanh trong một thời gian dài
và thường gắn liền với các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp trong một thời gian dài Hiểu quả lâu dài quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty
Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn chó sự gắn bố chắt chẽ với nhau
bổ sung cho nhau Hiệu quả dài hạn bao gồm toàn bộ hiệu quả ngắn hạn , về nguyên tắc chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn khi hiệu quả kinh doanh dài hạn vấn được đảm bảo Đôi khi hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn âm nhưng là tiền đề giúp cho hiệu quả kinh doanh càng lớn chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá trình sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản
Trang 13của việc sản xuất kinh doanh Lợi nhuận cao tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp
2.3.1.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Doanh lợi theo vốn kinh doanh nhập khẩu:
Lợi nhuận nhập khẩu
Vốn bỏ ra để kinh doanh NK
Chỉ tiêu này phản ánh trong một trăm đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận Lợi nhuận ở đây thường là lợi nhuận trước thuế còn vốn kinh doanh có thể là tổng vốn hoặc vốn chủ sở hữu, vốn vay…
Doanh lợi theo doanh số bán hàng nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu
Tổng doanh thu nhập khẩuChỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động nhập khẩu càng hiệu quả (chi phí bỏ ra càng thấp)
Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu
Tổng chi phí nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được khi bỏ ra 100 đồng chi phí Nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu
Trang 142.3.1.2 Các chỉ tiêu đanh giá kha năng sinh lời.
Hệ số lợi nhuận ròng
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số lợi nhuận ròng =
Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó Hệ số này càng cao thì càng tốt vì
nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuếROA =
Tổng tài sảnROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi
Trang 15của một đồng vốn đầu tư ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
Lợi nhuận sau thuếROE =
Vốn chủ sở hữu
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty
2.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu cụ thể
2.3.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dung vốn.
Sức sản xuất của vốn lưu động
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần
Sức sinh lợi của vốn
Lợi nhuận thuần (lãi gộp)
H2 =
Vốn lưu dộng bình quânChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận
Trang 16thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Trang 17Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động (Hệ số luân chuyển)
Tồng số doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quânChỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu
số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại
+ Thời gian của một vòng luân chuyển:
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ trong kỳChỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn
Mức đảm nhiệm của vốn:
Vốn lưu động bình quân
M =
Doanh thu thuần
Thể hiện phải cần bao nhiêu vốn lưu động để thu được một đồng doanh thu thuần
2.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Năng suất lao động bình quăn
Trang 18Doanh thu thuần
W =
Tổng lao động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ
Mức sinh lợi của bình quân của lao động:
Lợi nhuận (lãi)
P = Tổng số lao động
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi lao động vào lợi nhuận (lãi) của doanh nghiệp
3 Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
3.1 Yếu tố chủ quan.
3.1.1.Cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp
Đấy là một yếu tố rất qua trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp Muốn cho bộ máy hoạt động tốt thì việc phân công phân cấp trong bộ máy phải hợp lý chánh chồng chéo lên nhau.bên cạnh đó phong ban cũng phải
bố chí cho hợp lý các phong ban bố chi phù hợp với các chức năng quản trị của doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là một nguồn lực đặc biệt trong kinh doanh của các doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp và đổi mới quản trị doanh nghiệp cho phép xây dựng doanh nghiệp thành một hệ thống mạnh, một chủ thể thị trường bền vững, phát huy một cách cao nhất mọi nguồn lực trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh
3.1.2 Nguồn nhân lực
Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và
Trang 19chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là yếu tố giữ vai trò trung tâm, quan trọng nhất, nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh và sẽ quyết định toàn bộ quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một nguồn nhân lực có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ tiết kiệm được lớn thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng, cũng như sắp xếp tổ chức mạng lưới tiêu thụ một cách khoa học, tránh ứ đọng vốn…
3.1.3 Nguồn vốn
Nguồn vốn là mạch máu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển việc quản trị tốt nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh cua doanh nghiệp
Nguồn vốn là nhân tố quan trọng tác động thường xuyên liên tục đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ rất lớn để thanh toán cho các đối tác trong và ngoài nước Nếu thiếu vốn thì quá trình nhập khẩu không thể thực hiện được, có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh Ngược lại nếu quá trình kinh doanh nhập khẩu với sự trợ giúp của nguồn vốn đầy đủ giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.4 Trình độ phát triển của cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc lớn vào cơ sơ vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Thật vậy chất lượng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chịu tác động lớn của chất lượng của cơ sỏ vật chất và tính đồng bộ, hoàn chỉnh của cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Trang 20Cơ sơ vật chất tốt giúp doanh nghiệp có thể tiếc kiệm các chi phí kinh doanh không phai qua các trung gian
3.1.5 Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thông chao đổi thông tin rất quan trong đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp được xây dựng và bố chí một cánh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích thông tin một cánh chính xác chuyền thông tin trong doanh nghiệp không bị chồng chéo
Nắm được các thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin một cách kịp thời là điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh
có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh,
3.2 Yếu tố khách quan
3.2.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp Sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế
là môi trường thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, bất kể sự biến động nào của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra làm cho giá cả (chi phí) hàng hoá mua vào bán ra thay đổi ảnh hưởng đến mục tiêu hiệu quả của doanh nghiệp
Trình độ phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và
cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Khoa học kỹ thuật trong nước ngày càng phát triển sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm, chất lượng được nâng cao thay thế được các mặt hàng nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, các cơ hội kinh doanh nhập khẩu ít có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ hình thức kinh doanh này
3.2.2 Môi trường phấp lý
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của
Trang 21doanh nghiệp nhất là hoạt động nhập khẩu Kinh doanh nhập khẩu chị sự chi phối cua nhiều hệ thống pháp luật quốc gia và toàn cầu Do vậy việc nghiên cứu hệ thông pháp luật sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh và chánh được những rủi ro về pháp lý trong kinh doanh
Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì Nhà nước ta quy định chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi cho phép phù hợp với các mục tiêu kinh
tế xã hội nên nhiều khi ảnh hưởng đến lợi ích, hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp Cụ thể Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các quy định, chính sách và hệ thống các công cụ như giấy phép nhập khẩu, thuế quan, hạn ngạch, chế độ tỷ giá hối đoái, kiểm soát ngoại tệ
Một môi trường pháp lý lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở nội lực của chính bản thân doanh nghiệp
3.2.3 Môi trường cạnh tranh.
Hiện nay Việt Nam là thành viên gia nhập WTO vì vậy tạo diều kiện thích hợp cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường do vậy
số lương đối thủ cạnh tranh tăng qua đó kéo mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng tăng theo
Bên cạnh đó Việt Nam gia nhập WTO phải đưa ra những chính sách về xuất nhập khẩu , thương mại … theo quy đinh của WTO do vậy bảo trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng giảm đần và dần bị xoá bỏ Các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về tài chính cũng như nguồn lực do vậy
có sức cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước
Cạnh tranh có thể làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng giảm hiệu quả kinh tế xã hội hoặc ngược lại Cạnh tranh cũng có thể dẫn đến việc các công ty kinh doanh nhập khẩu tìm cách giảm chi phí bất hợp pháp gây nên những hiện tượng xấu về kinh tế xã hội như buôn lậu, chốn thuế,
Trang 22ép giá Mặt khác cạnh tranh cũng có thể khiến cho các chủ thể kinh tế sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nhằm phá hoại cản trở công việc của nhau Vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu cần có chiến lược đúng đắn, biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro trong cạnh tranh và đảm bảo mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp
3.2.4 Hệ thống tài chính ngân hàng.
Hệ thống tài chính sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Hệ thống tai chính và ngân hàng là lơi để các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu huy động vốn kinh doanh Các chính sách tài chính của ngân hàng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách về lãi xuất hay ngoại hối sẽ ảnh hửng trực tiếp tới chi phí kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Nếu ngân hàng tài chính phát triển mạnh có những chính sách ưu đãi
sẽ tạo điền kiện thuận lợi giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp (khâu quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh Dựa trên các quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng, yếu tố này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh về mặt thời gian và thời cơ, tránh được một số tác dộng bất lợi của thị trường
3.2.5 Môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Môi trường văn hóa ảnh hưởng tới thị yếu của người tiêu dùng trong nước tức là đầu ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu doa vậy chung ta cần phải tìm hiểu kỹ văn hóa các vung các miền trong thị trương trong nước nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng qua đó tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Trang 23II Tổ chức WTO và yêu cầu của tổ chức WTO đối với các thành viên
1 Tổ chức WTO
1.1 Lịch sử hình thành của tổ chức WTO
1.1.1.Lịch sử hình thành
Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm
1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư
có liên quan tới thương mại …
1.1.2 Cơ cấu tổ chức WTO
WTO hiện có 150 thành viên, chiếm hơn 97% thương mại thế giới Hiện có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên WTO.Các quyết định của WTO được thực hiện trên cơ sở đồng thuận bởi tất cả các thành viên
Bộ máy tổ chức
a.Các cơ quan lãnh đạo và có quyền ra quyết định:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Họp ít nhất 2 năm 1 lần với sự tham dự của tất cả các thành viên WTO Hội đồng có thể ra quyết định đối với tất cả các vấn đề trong các hiệp định thương mại của WTO
Trang 24Cấp thứ 2: Đại Hội đồng
Đảm nhiệm công việc hàng ngày của WTO giữa các kỳ Hội nghị Bộ trưởng là 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Xem xét Chính sách Thương mại
Thực tế, 3 cơ quan này là một, tuy có tên gọi khác nhau do được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO Các cơ quan này bao gồm tất cả các thành viên của WTO với đại diện là đại sứ hoặc trưởng phái đoàn thường trực tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên và báo cáo cho Hội nghị Bộ trưởng
b.Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại đa phương:
Cấp thứ 3: Các Hội đồng Thương mại, bao gồm Hội đồng Hàng Hóa,
Hội đồng Dịch vụ, Hội đồng Quyền Sở hữu Trí tuệ, hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng
Cấp thứ 4 : Các Ủy ban, Nhóm làm việc và Ban Công tác trực thuộc các
Hội đồng Thương mại, phụ trách các hiệp ước riêng biệt và các lĩnh vực chuyên môn khác như môi trường, phát triển, việc gia nhập của thành viên, thoả thuận thương mại khu vực
.Cơ quan thực hiện hành chính
Gồm Tổng giám đốc (Tổng Thư ký) và Ban thư ký WTO
1.1.3 Xu hướng phát triển cua WTO :
Lịch sử trên 50 năm đã chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của thương mại đa biên năm 1948 chỉ có 23 nước tham dự vào hiệp định chung về thuế quan thương mại (GATT) đến tháng 9/1999 WTO đã có trên 135 thành viên gần 30 nước đã lộp đơn, đang đàm phán gia nhập
Không chỉ riêng các thành viên WTO mà cả cộng đồng quốc tế đang tích cực phối hợp lập trường về những cuộc đàm phán thương mại toàn cầu sắp
Trang 25tới Đàm phán có mục tiêu là tạo thêm cơ hội tiếp cận thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại Quy mô, nội dung cụ thể có thể được đưa ra đàm phán hay phương thức tiến hành đàm phán lại phản ánh quyền lợi của các nhóm khác nhau ở mức khác nhau
1.2 Nguyên tắc hoạt động của WTO.
Không phân biệt đối sử Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một
thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN) Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này
Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán Các hàng
rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương Đến nay đã có 8 vòng đàm phán kể từ khi GATT được hình thành vào năm 1947
Đễ dự đoán Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng
rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư Với sự ổn định, dễ dự đoán, thì việc đầu tư sẽ được khuyến khích, việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Hệ thống thương mại đa phương là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương mại ổn định và có thể dự đoán
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng WTO đôi khi được miêu tả như là
một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ Như vậy, nói
Trang 26một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn.
Dành cho các thành viên phát triển một số ưu đãi Các ưu đãi này được
thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền
và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa
vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách
Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đã tăng lên khá nhiều Sau vòng đàm phán Uruguay, các nước giàu trong WTO đã cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu
từ những nước kém phát triển và trợ giúp kỹ thuật cho các nước này
2 Các yêu cẩu của tổ chức WTO.
2.1 Yêu cầu về thương mại hàng hóa
Thuế hoá: Do tính dễ dàng và dễ đàm phán cắt giảm của thuế quan, các
thành viên WTO thoả thuận một cách thức mới cho việc tiếp cận thị trường nông sản là "chỉ sử dụng thuế quan" Các biện pháp hạn chế số lượng tồn tại trước Vòng Uruguay nay phải tiến hành "thuế hoá" tức là chuyển biện pháp phi thuế thành một mức thuế quan bổ sung có tác dụng tương đương
Ràng buộc thuế: Khi một nước thành viên cam kết "ràng buộc" về thuế
suất với một dòng thuế, thành viên đó sẽ không được nâng thuế nhập khẩu cao hơn mức ràng buộc đó
Đối với các sản phẩm nông nghiệp các nước thành viên cam kết ràng buộc thuế quan đối với toàn bộ các mặt hàng Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước phát triển ràng buộc thuế 99% số mặt hàng Các con số tương ứng của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 73% và 98% Các con số này đảm bảo mức độ tiếp cận thị trường an toàn hơn cho các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế
Cắt giảm thuế quan hơn nữa
Trang 27Sau khi ràng buộc thuế, các nước sẽ phải không ngừng cam kết cắt giảm thuế quan Ví dụ tại Vòng đàm phán Uruguay, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước phát triển cam kết cắt giảm trung bình 36% tính gộp với tất
cả các dòng thuế, cắt giảm tối thiểu 15% một dòng, tiến hành trong 6 năm kể
từ 1/1995 Trong lĩnh vực công nghiệp, tuy không phải ràng buộc toàn bộ các dòng thuế nhưng xu hướng cắt giảm diễn ra mạnh mẽ "thuế quan theo ngành"
và "hài hòa thuế quan" Thuế quan của tất cả các mặt hàng trong ngành cứt giảm theo các hình thức này có mức thuế suất rất thấp (thậm chí bằng 0%)
2.2 Yêu cầu thương về mại dịch vụ
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra thương thảo tại vòng đàm phán Uruguay Mục đích chính của GATS
là tạo ra khuân khổ pháp lý cho tự do hoá thương mại dịch vụ Các nước thành viên đưa ra các cam kết về về việc mở cửa thị trường dịch vụ không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước Việc điều chỉnh luật sẽ được là từng bước, hướng tới xoá bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau (Đãi ngộ quốc gia-NT)
2.3 Yêu cầu về quyên sở hữu chí tuệ liên quan tới thương mại.
Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPs) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 Cho tới nay, đây là hiệp định đa phương tổng thể nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Theo Hiệp định TRIPs, các thành viên có thể, nhưng không bị bắt buộc,
áp dụng trong luật của mức bảo hộ cao hơn so với các yêu cầu của hiệp định, nghĩa là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của hiệp định
3 Những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO
Trang 283.1 Những thách thức.
Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem lại nhiểu thách thức cho các doanh nghiệp trong nước Khi Việt Nam là thành viên gia nhập WTO lúc đó thị trường mở rông hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam điều nay sẽ đẩy mức độ cạnh tranh của thị trường nên cao số lượng đối thủ cạnh tranh cũng nhiều hơn dẫn tới các doanh nghiệp phải giảm chi phí kinh doanh qua đó giảm giá thành sản phẩm tiêu thụ
Khi Việt Nam gia nhập WTO thì phải đáp ứng yêu cầu của tổ chức WTO do vậy sự bảo chợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước không còn nữa công thêm quan niệm kinh doanh còn lạc hậu của các doanh nghiệp trong nước dấn tới các doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh yếu
3.2 Những cơ hội cho các doanh nghiệp khi Việt Nam la thanh viên của WTO.
Việt Nam là thanh viên của WTO giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh ra các nước là thành viên cua tổ chức WTO Các chính sách yêu đãi cho quốc gia đang phát triển giúp cho các doanh nghiệp có thời gian để thích nghi khi Việt Nam là thanh viên của WTO
Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với cùng một chế độ đối xử như đối với mọi thành viên khác của tổ chức, những cam kết giảm trợ cấp, mở rộng hạn ngạch xuất khẩu của các nước, nhất là nhóm nước phát triển có thể giúp doanh nghiệp giành được nhiều thị trường hơn,tăng xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng nông sản
và dệt may Nhập khẩu các mặt hàng có thành phần kỹ thật cao.Việt Nam gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào sân chơi mới với các luật chơi chung toàn cầu
III Sực cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu khi Việt Nam là thanh viên gia nhập WTO.
1 Cần thiết đối với doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, doanh
Trang 29nghiệp muốn vươn lên thì đòi hỏi phải kinh doanh có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh càng cao doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng, khuyếch trương sức mạnh của mình Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu kinh doanh không hiệu quả.
Khi Việt nam gia nhập WTO môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt , do vậy các doanh nghiệp phải cố găng nâng cao hiệu quả kinh doanh của minh nhằm tao đà cho bước phát triển lâu dài của mình qua đó dần dần thích nghi khi Việt Nam là thanh viên của WTO Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh
2 Sự cần thiết đối với nền kinh tế quốc dân.
Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử
Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện
Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp
3 Sự cần thiết với người lao động
Năng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo công ăn việc làm ổn định lâu dài, chất lượng lao động được nâng cao, đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, từ đó kích thích người lao động hăng say, yên tâm công tác, gắn trách nhiệm của mình vào công việc chung của công ty
Trang 30CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở CÔNG TY HOA PHONG.
I Khái quát về công ty TNHH Hoa Phong
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoa Phong.
1.1 Quá trình hình thành của công ty Hoa Phong.
Công ty TNHH hoa phong được thành lập năm 1992
Địa chỉ : Số nhà 121 Đường Nguyễn huệ , Phường Phố Mới , TP Lào Cai Tỉnh Lào Cai
Điện thoại : (020821152) FAX :
Họ và tên : Trần Văn Hoa Giới tính : Nam
SN :13/06/1957 Dân tộc kinh QT:Việt Nam
Công ty TNHH Hoa phong thành lập từ năm 1992 là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh Lào Cai Trong thời gian hoạt động kinh doanh kể từ lúc thành lập tới nay công ty
đã có được nhiều thành công nhất định , là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành xuất nhập khẩu của tỉnh
1.2 Quá trình phát triển của công ty từ năm 1992 cho tới nay
Quá trình phát triển của doanh nghiệp được phân chia thành 3 gia đoạn
Trang 31kể từ lức hình thành
Giai đoạn 1992-1999 :Trong dai đoạn này doanh nghiệp chú trọng vào
các lĩnh vực chế biến lâm sản , bản ghế , giường tủ với quy mô nhỏ , trong dai đoạn này doanh nghiệp còn xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng nông sản của địa phương như “Thả quả , mía , chuối tiêu Với sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự giúp đỡ của các ban ngành địa phương công
ty TNHH Hoa Phong đã có những bước phát triển nhẩy vọt mở rông các ngành nghề kinh doanh Doanh thu năm 1992 là 1.234.320.000 (VND) đã tăng lên 8.546.000.000 vào năm 1999
Giai đoạn 199-2003 :Trong dai đoạn này Ngoài kinh doanh các mặt
hàng trong dai đoạn trước công ty còn phát triển các ngành xây dựng dân dụng và dịch vụ vận tài hàng hóa Trong dai đoạn nay công ty còn hoan thành một số công trình trọng điểm như chạm biến áp Quang Kim Tỉnh Lào Cai và một số công trình xây dựng dân đụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai Trong dai đoạn này công ty có 3 xe ôtô trọng tải 35 tấn phục vụ vận chuyển hàng hóa cho các khác hàng trong tỉnh Theo báo cáo kết quả kinh doanh , doanh thu của doanh nghiệp trong năm 203 là 19.878.152.634
Giai đoạn 2003 cho tới nay Trong dai đoạn những năm gần đây doanh
nghiệp tập chung vào kinh doanh XNK hàng hóa , đa phần là hàng hóa nông sản , phân đạm và hóa chất Những năm gân đây các khu vực kinh tế cửa khẩu phát triển không ngừng đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng nghìn tỉ đồng Nắm bắt được tình hình đó doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa , nông sản và phân bón Trong đó chủ yếu là nhập khẩu phân bón hóa chất từ thị trường Trung Quốc hay làm môi giới trung gian cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài
Đánh giá trung về quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Trong quá trình phát triển của mình , công ty đã vừa phát triển lĩnh vực
Trang 32kinh doanh đa ngành nghề , hoàn thiện bộ máy quản lý Trong những năm vừa qua công ty Hoa Phong luôn là một trong những doanh nghiệp phát triển mạnh Kẻ từ ngày thành lập cho tới nay doanh nghiệp có những bước phát triển không ngừng cụ thể từ năm 2003 cho tới nay doanh thu tăng đều đặn tính đến năm 2007 đã tăng 1648% so với năm 2003
2 Mô hình tổ chức sản xuất , bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
2.1 Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quả trị của doanh nghiệp
Với đặc thù là doanh nghiệp tư nhân lên công ty coi việc tinh giảm biên chế bộ máy quản lý , rút gọn số lượng phong ban trong bộ máy quả lý và đào tạo cán bộ công nhân viên lên hàng đầu rong năm 2007 công ty có tổng công
300 nhân viên
Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên số người quả lý doanh nghiệp chiếm có hơn 15% trong tông số nhân công
Tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp
Sơ đồ 1 : Bộ máy quả lý của doanh nghiệp
Nguồn: Công ty TNHH Hoa Phong năm 2008
Giám đốcPhó Giám đốc
Trang 332.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
2.2.1 Chức năng của công ty
Ngay từ ngày đầu thành lập công ty , ban giám đốc đã xác định cho mình những chức năng sau
+ Sản xuất chế bến nông sản , tạo ra các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và phát triển ngành nghề kinh doanh địa phương
+ Xây dựng các công trình dân dụng và chạm biến áp < 35 KW và cung cấp nhà ở cho nhân dân trong địa bàn trong tỉnh
+ Đào tạo các ngành nghề tao công ăn việc làm cho nguồn nhân lực trong tỉnh Lào Cai qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao đời sông cho nhân dan trong tỉnh Góp phần xây dựng công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Lao Cai
2.2.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Về kinh tế :Chấp hành các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô của nhà
nước nói chung và của tỉnh Lao Cai nói riêng Thực hiện các chính sách , chế
độ kế toán tài chính thống nhất của nhà nước như , đóng thuế và nộ ngân sách nhà nước , nộ tiền sử dụng vốn , bảo toàn và phát triển công ty Liên kết giữa các dơn vị , các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh đúng mục đích , hạn chế những lãng phí Tạo nhịp cầu nối về kinh tế với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Về xã hội Tham gia tích cực các phong trào văn hóa xã hội và các
hoạt động từ thiện , thể hiện trách nhiệm của kình với xã hội Đảm bảo công
ăn việc làm cho người Lao động , nâng cao đời sống cho người lao động nói riêng , góp phần nâng cao mức sống chung của xã hội Thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động như Bảo hiểm xã hội hay bảo hộ lao động cho người lao động khi lam việc, chế độ hưu chí , mất sức cho người Lao động , Chấp hành đầy đủ nội quy an toàn lao động
Trang 34Về mặt chính chị Thực hiện và hoàn thành kề hoạch của các cơ quan
chức năng giao phó.Đảm bảo an ninh xã hội Thực hiện nhiệm vụ chính chị đối với nhà nước về đối nội , đối ngoại và xây dựng các công trình chiến lược
của tỉnh Về pháp luật
Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật của nhà nước
về kinh doanh Không được kinh doanh các mặt hàng cung như lĩnh vực mà doanh nghiệp không đăng ký Hoặc nhà nước cấm kinh doanh hoặc tàng chữ.Chấp hành đầy đủ nộp thuế cho Nhà Nước
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phòng ban trong công ty
A Giám đốc
Tổng giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của công ty Giám đốc là người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng với các đối tác , giám đốc là người lập kế hoạch cho các hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người Lao động
về kết quả hoạt động sản xuất cua công ty Giám đốc là người điều hành các phó giám đốc và các phòng ban trong công ty
Phó giám đốc : Có trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc hoặc thực
hiện các công việc do tổng giám đốc ủy nhiệm cho để quản lý các lĩnh vực độc lập Trong phạm vi của mình các phó giám đốc cua công ty có quyền thay mặt tổng giám đốc ký kết hợp đồng thuộc phạm vi phụ trách của mình Các phó giám đốc và các phòng chức năng có trách nhiệm chỉ đạo các dơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng ,
B: Phòng kinh doanh
Trưởng phòng : Hoàng Thị Thư (45) tuổi tốt nghiệp trường đại học
Thương Mại là một người có chuyên môn tốt giới tĩnh nữa Gồm có 7 nhân viên
Trang 35Nhiệm vụ và chức năng của phòng kinh doanh là.Thông quan cho hàng
hóa , làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa Giữ liên lạc thường xuyên đối với các đối tác và khách hàng.Trong phòng kinh doanh có nhân viên Nguyễn Thị Huyền theo dõi công nợ của công ty là người trực tiếp giao dịch với khách hàng Phòng kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi hàng hóa chủng loại hàng hóa trong kho Và giúp giám đốc đưa ra giá cả hợp lý cho các mặt hàng
C: Phòng tài chính
Trưởng phòng : Nguyễn Thế Thọ (29) tuổi tốt nghiệp học viện tài chính
hiện đang làm kết toán trưởng của công ty Gồm có 8 nhân viên
Nhiệm vụ Thực hiện các nhiệm vụ tài chính theo rõi số lượng hàng hóa
xuất nhập ở các kho của doanh nghiệp Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh Sử dụng vốn
Phân tích kết quả tài chính của doanh nghiệp qua đó tham mưu cho giám đốc về quyết định tài chính Hoạch định số lương vốn cần huy động kinh doanh và nguồn để huy động vốn cho doanh nghiệp
D: Phòng kế hoạch
Đây là một trong những phòng quan trọng của doanh nghiệp Vì doanh nghiệp thường nhập khẩu với mức độ dầy đặc nếu không có một kế hoạch bốc xếp vận chuyên kế hoạch nhập khẩu số lượng hàng hóa nhập khẩu trong tháng… Thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ngừng chệ chồng chéo nên nhau
Trưởng phòng : Trần Văn Vận (34) tuổi tốt nghiệp trường đại học Quốc
Gia kho kinh tế và gồm 2 nhân viên
Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
+ Nhiệm vụ của phòng kế hoạch là thiết lập các kế hoạch nhập khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa cho công ty Thết lập kế hoạch cho toàn bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Trang 36+ Việc phòng kế hoạch đưa ra các kế hoạch đúng giúp cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp hoạt động một các trôi chảy các thông tin chuyền đi không bị chồng chéo nên nhau Thường mỗi tháng phòng kế hoạch phải đưa
ra một kế hoạch cho công ty
E: Phòng vận tải
Gồm có 27 nhân viên toàn là (Nam)
Trường phòng : Vũ Thế Lực (26 tuổi) Gồm có 26 nhân viên.
Nhiệm vụ của phòng vận tải Tổ chức bố xếp hàng hóa lưu kho … kiểm
soát hàng hóa nhập, xuất kho của công ty.Vận chuyển hàng hóa cho các đối tác kinh doanh trong phạm vi tỉnh lào cai Có nhiệm vụ giao dịch và vận chuyển hàng hóa với ngành đường sắt của Việt Nam và Trung Quốc
3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.1 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề
+ Nhập khẩu phân bón và chất hóa học
+Xuất khẩu các mặt hàng nông sản như mía ,thả quả ,chuối tiêu hành + Xây dựng dân dụng trạm biến áp <35 KW
+ Kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi
Từ năm 2003 cho tới nay công ty kinh doanh trên lĩnh vực XNK
Nhập khẩu :
Những năm gần đây công ty chuyên nhập khẩu phân đạm và hóa chất
từ thị trường Trung quốc trong đó có các mặt hàng sau SA (mịn) , AP (hóa chất), Đam amoon clorua , kaliclorua, PAP, đạm urê Kinh doanh nhập khẩu chiếm tỷ trong lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp doanh thu của kinh doanh nhập khẩu trong năm 2007 đạt 346 tỷ VND
Xuất khẩu :
Doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị
Trang 37trường trung quốc Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản không phải là thế mạnh của công ty trong những năm gần đây doanh thu cho lĩnh vực xuất khẩu chỉ chiêm không quá 10% thâm chí trong năm 2007 Việc kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào sự lên xuống của giá cả mặt hàng nông sản của trung quốc và trong trong nước ….
Bảng số 1: Doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 2003-2007.
Nguồn : Phòng tài chính công ty Hoa Phong 2008.
3.2 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu cua công ty từ năm 2003 cho tới nay
Công ty chủ yếu xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản và phân bón sang thị trường Trung Quốc Những lĩnh vực xuất khẩu không thường xuyên được công ty chú ý tới nhiều Phầm trăm trên tổng doanh thu còn thấp hơn nhập khẩu rất nhiều Như nói ở trên doanh nghiệp không chú trong vào xuất khẩu mặt hàng nông sản vì nhiều yêu tố khác quan và chủ quan , giá cả mặt hàng ở thị trường Trung Quốc và Việt Nam phụ thuộc vào thời tiết bảo quản…
Trang 38Bảng số 2: Các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp.
Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Hoa Phong 2008.
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các mặt hàng kinh doanh của công ty
từ năm 2003 cho tơi nay rất đa dạng và phong phú Các mặt hàng nay chủ yếu cung cấp cho nông nghiệp do vậy công ty đã góp phần thức đẩy nông nghiệp phát triển Cung Cấp đầu vào phân đạm và tiêu thụ đầu ra cho ngành nông nghiệp
Trong năm 2006 doanh nghiệp đã đầu tư cho nông dân huyện bát xát cây giống và phân bón và đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân nay doanh thu xuất khẩu chuối tiêu của doanh nghiệp lên đế 12.456.000.000 VND
3.3 Thị trường tiêu thụ của công ty
Do đặc thù về địa điểm của doanh nghiệp nằm ở một tỉnh biên giới có của khẩu giáp với Tung Quốc ma do vậy mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với thị trường này Thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn có sức tiêu thụ cao do vậy là một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thâm nhập
3.4 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Doanh nghiệp phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước
Trang 39vì Lào Cai là một tỉnh biên giới đang trên đà phát triển nền kinh tế của khẩu
do vậy có rất nhiều công ty kinh doanh XNK ra đời Công ty sẽ gặp khó khăn
về tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của mình , công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh về giá cả các mặt hàng qua đó giảm giá các mặt hàng nhập khẩu để thu hút khách hàng
4 Đặc điểm về trang thiết bị , cơ sở hạ tầng của công ty
Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp , là công cụ giúp cho các doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất các thông tin được chuyên đi trong nội bộ doanh nghiệp nhanh nhất và chính xác Do vây cơ sở trang thiết bị của doanh nghiệp quyết định rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng số 3 : Bảng số liệu phân bố trang thiết bị cho các phòng ban của công ty.
Stt
TBPB
Máy tính Máy in
Máy
Nhà kho(M2)
Nguồn: Phòng kế hoạch công ty Hoa Phong 2008.
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thê thấy công ty có một cơ sợ hạ tầng tốt có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động của bộ máy quản lý của doanh nghiệp Hiện tại doanh nghiệp có 5 kho chứa hàng tổng số M2 là 5640 giúp cho doanh nghiệp có thê quản lý tốt nguồn hàng ra vào kho Bên cạnh đó doanh nghiệp có 5 ô tô trong đó 3 ô tô trọng tải 17 tấn và 2 chiếc trọng tải 35 tấn giúp cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa cho các khách hàng trong tỉnh
5 Đặc điểm về nguồn lực của công ty
Trang 40Doanh nghiệp Hoa Phong có một đội ngũ lao động trẻ với độ tuổi trung bình là 26T , năng động sáng tạo luôn tim tòi cái mới Với bộ máy quản lý gồm 4 phòng ban và 45 nhân viên hoạt động tương đối hiệu quả Trong năm
2007 doanh thu của công ty là 346 (tỷ)VND đây là thành quả của toàn bộ đội ngũ lao động của công ty
Bảng số 4: Bảng số liệu về nguồn lực lao động của công ty
Nguồn : Phòng Kế hoạch công ty Hoa Phong 2008.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được đội ngũ lao động của doanh nghiệp bị thiếu hụt về số lượng và cả chất lượng của đội ngũ lao động của công ty Điều này ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu quả kinh doanh cua doanh nghiệp
Số lượng lao động có trình độ Đại Học và trên đại học tại công ty con hạn chế Chủ yếu là chình độ cao đẳng và chuyên nghiệp Trình độ hạn chế nhất trong lĩnh vực kế toán và kinh doanh của doanh nghiệp
6 Đặc điểm về nguồn vốn của doanh nghiệp
Bảng số 5: Khái quát về nguồn vốn của doanh nghiệp