CHUẨN KT-KN K6

88 127 0
CHUẨN KT-KN K6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ + Thơ hiện đại Việt Nam - Hiểu, cảm nhận được những nết chính về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ hiện đại Việt Nam có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự (Lượm – Tố Hữu; đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Mưa Trần Văn Khoa). - Bước đầu biết đọc – hiểu các bài thơ theo đặc trưng thể loại - Nhớ được sự giản dị của ngôn ngữ và hình ảnh thơ, nghệ thuật tả người, cách thể hiện tình cảm (Đêm nay Bác không ngủ; Lượm), Sứ trong sáng của ngôn ngữ và cách tả cảnh thiên nhiên (Mưa). - Nhận biết và hiể vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong các bài thơ đã học. - Thuộc lòng những đoạn thơ hay trong các bài thơ được học. - Văn bản nhật dụng - Hiểu cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ mthuaatj của một số văn bản nhật dụng Việt Nam và nước Ngoài đề cập đến môi trường thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa. - Xác định được thái độ ứng xử đúng đắn với các vấn đề trên. - Bước đầu hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. 3.2. Lí luận văn học - Bước đầu hiể thế nào là văn bản và văn bản văn học. - Biết một số khái niệm lí luận văn học dùng trong phân tích và tiếp nhận văn học: đề tài, cốt truyện, tình tiết, nhân vật, ngôi kể. - Biết một vài đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian ( truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn), truyện trung đại, truyện và kí hiện đại. 1 B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỈ NĂNG. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. II- TRỌNG TÂN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức. - Khái niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết trong giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Tìm hiểu chung. - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Con Rồng Cháu Tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu. 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc qua các chi tiết kể về: + Sự xuất thân và hình dáng đặc biệt của Lạc Long Quân, Âu Cơ. + Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt có chung một nguồn gốc tổ tiên. - Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ: + Mở mang bờ cõi (Xuống biển, lên rừng). + Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân phong tục, lễ nghi. b) Nghệ thuật. 2 - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo kể về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. c) Ý nghĩa văn bản. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc Con Rồng Cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. 3. Hướng dẫn tự học. - Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện. - Kể lại truyện. - Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt. BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY. (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, báng giày. II - TRỌNG TÂN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG. 1. Kiến thức. - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa của người Việt. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung. Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. 2. Đọc – Hiểu văn bản. a) Nội dung. - Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước. + Vua Hùng: chú trọng tài năng không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng. + Lang Liêu: Có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dang lên Vua Hùng sản vật của nghề nông. 3 - Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. b) Nghệ thuật - Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý hơn hạt gạo”. - Lối kể chuyện dân gian : theo tình tự thời gian. c) Ý nghĩa văn bản. Bánh chưng, bánh giầy là cau chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trongb việc xây dựng đất nước. 3. Hướng dẫn tự học. - Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện. - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ. - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ Lưu ý. Học sinh đã học về cấu tạo từ ở tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1.Kiến thức. - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Kỹ năng. ` - Nhận diện phân biệt được. + Từ và tiếng. + Từ đơn và từ phức. + Từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1.Tìm hiểu chung. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng - Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Từ phức gồm có: + Từ láy : Từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Từ ghép: từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa. 2. Luyện tập - Nhận biết kiểu cấu tạo của từ láy, từ ghép trong một câu văn cụ thể. - Nhận biết tác dụng miêu tả của một số từ ghép, từ láy trong một đoạn văn cụ thể. 4 - Lựa chọn từ ghép, từ láy phù hợp ở một chỗ trống trong văn bản cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. - Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người. - Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật. GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản. - sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản. - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ. 2. Kĩ năng. - Bước đàu nhận biết về lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ỏe một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt - nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Các khái niệm + Giao tiếp là hoạt động truyền đạt tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. + Văn bản (dung lượng, nọi dung, hình thức thể hiện, sự liên kết). văn bản có thể ngắn (một câu), có thể dài (nhiều câu), có thể là một đoạn hay nhiều đoạn văn; có thể được viết ra hoặc nói ra (khi có sự thống nhất trọn vẹn về nội dung và sự hoàn chỉnh về hình thức); phải thể hiện ít nhất hay một ý (chủ đề) nào đó; không phải là chuổi lời nói, từ ngữ, câu viết rời rạc mà có sự gắn kết (liên kết) chặt chẽ với nhau. + Phương thúc biểu đạt là cách thức kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, cách thức làm văn bản hành chính- công vụ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Có sáu kiểu văn bản : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. 2. Luyện tập. - Nêu tên các kiểu văn bản. - Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần lựa chọn phù hợp từ mọi tình huống giao tiếp cụ thể. 5 - Vận dụng kiến thức đã học, xác định phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. - Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt kiểu văn bản. - Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học. THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bậc về nghệ thuật của Thánh Gióng. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sywj việc được kể theo trình tự thời gian. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương. - Hình tượng nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước. 2 Đọc- hiểu văn bản. a) Nội dung - Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước- Thánh Gióng. + Xuất thân bình dị nhưng cũng rát thần kì. + Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. + Lập chiến công phi thường. - Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc: + Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử. + Dấu tích của những chiến công còn mãi b) Nghệ thuật - Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xam lăng. 6 - Cách thức xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi sóc, tre đằng ngà. c) Ý nghĩa văn bản Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi daayjm của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm hiểu thêm về lễ hội làng gióng - Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật (tranh, truyện thơ,…)hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng. TỪ MƯỢN I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được thế nào là từ mượn - Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II - TRỌNG TAM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức. - Khái niệm từ mượn. - Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng việt - Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng. - Nhận biết được các từ mượn trong văn bản. - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. - Viết đúng những từ mượn. - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn. - Sử dụng từ mượn trong nói và viết. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Tìm hiểu chung. - từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của ngôn ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượn, đặc điểm…mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. - Nguồn gốc từ mượn: + Chiếm số lượng nhiều nhát: tiếng Hán. + Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn từ của các ngôn ngữ khác như tiêng Pháp, tiếng Anh… - Cách viết từ mượn + Đối với các từ mượn đã được việt hóa hoàn toàn thì viết như từ thuần Việt + Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, ta nên dùng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau. 7 - Nguyên tắc mượn từ + Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Giữ gìn bản sắc dân tộc 2. Luyện tập. - Nhận biết các từ mượn, nguồn gốc từ mượn trong một văn bản cụ thể. - Tìm một số từ mượn thường gặp. - Xác định nghĩa của các từ Hán Việt thường gặp. - Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn bản cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Đặc điểm của văn bản tự sự 2 Kĩ năng. - Nhận biết được văn bản tự sự - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc , người kể. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1.Tìm hiểu chung – Đặc điểm chung của phương thức tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuổi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa. -Ý nghĩa: Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ khen, chê. 2. Luyện tập - Đọc một văn bản truyện, chỉ ra sự thể hiện của phương thức tự sự trong văn bản và ý nghĩa của câu chuyện. - Chỉ ra nội dung tự sự trong một văn bản cho trước. - Tái hiện lại trình tự các sự việc của một truyền thuyết đã học. - Phân tích tác dụng của một chi tiết tự sự trong văn bản đã học. - Ý nghĩa các truyện dân gian đã học. 3. Hướng dẫn tự học. - Liệt kê chuổi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học. - Xác định phương thức biểu đạt sẻ sử dụng để giúp người khác hình dung được diễn biến một sự việc. 8 SƠN TINH THỦY TINH (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức. - Nhân vật sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, haong đường. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. - Xác định ý nghĩa của truyện. - Kể lại được truyện. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 Tìm hiểu chung. - Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa. - Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung. - Hoàn cảnh và mục đích của việc vua hùng kén rể. - Cuộc thi tài giữa Son Tinh, Thủy Tinh. + Cả hai người đều có tài cao phép lạ + Kết quả Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mỵ Nương. Điều đó khiến Thủy Tinh nỗi giận, làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh Son Tinh. - Đằng sau câu chuyện mối tình Son Tinh, Thủy Tinh và nàng Mỵ Nương là cốt lỏi lịch sử nằm sau trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực: + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. + Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng bảo vệ cuộc sống của mình. b) Nghệ thuật. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của Son Tinh; tài hô mưa , gọi gió của Thủy Tinh). - Tạo sự việc hấp dẫn:Hai vị Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. 9 c) Ý nghĩa văn bản. Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. 3. Hướng dẫn tự học. - Đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện. - Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo về Son Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh của hai thần. - Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh. Ý NGHĨA CỦA TỪ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là nghĩa của từ. - Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản. - Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lổi dùng từ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. kiến thức. - Khái niệm nghĩa của từ. - Cách giải thích nghĩa của từ. 2. Kĩ năng - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 . Tìm hiểu chung - Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. - Hai cách giải thích nghĩa của từ. + Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu nthij. + Giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó. 2. Luyện tập. -Xác định cách giải thích nghĩa của từ trong một số chú thích ở những truyện đã học. - Giải thích nghĩa của một số từ thông dụng bằng cách trình bày khái niệm hoặc bằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. - Chọn, điền từ thích hợp vào chổ trống trong câu. - Sửa lỗi dùng từ trong một câu văn cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp. 10 . tích, truyện cười, ngụ ngôn), truyện trung đại, truyện và kí hiện đại. 1 B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỈ NĂNG. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Có hiểu biết. HIỆN 1. Tìm hiểu chung. Tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa: làm cho lời văn diễn đạt không chuẩn xác, không đúng ý địng diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu. 2. Luyện tập - Phát

Ngày đăng: 16/06/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan